back to top
22.8 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 173

Hóa độ rộng lớn và cùng khắp của Đức Phật

Sự hóa độ của đức Phật thật nặng nề và khó khăn. Nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, nhờ lòng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triệt để.

Và nhờ ý chí dũng mãnh không thối chuyển. Mà Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một cách viên mãn.

Chúng ta vẫn thường nghe Đức Phật(1) tùy phương tiện chế lập ra tám vạn bốn ngàn pháp môn. Để phù hợp mà đối trị căn tánh, nghiệp lực sai khác của chúng sanh. Chính để mỗi chúng sanh để có thể cảm nhận được pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp. Như cây cỏ tùy lớn tùy nhỏ được thấm nhuần những giọt mưa tươi mát mà trong khi hóa độ. Ngài đã dựa theo ba nguyên tắc sau đây:

Hóa độ theo lớp căn cơ

Khi bắt đầu đi truyền đạo. Ý nghĩ trước tiên của Ngài là đi vườn Lộc Uyển tìm thấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp. Các người bạn ấy là các ông: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thấp Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy là Tứ Diệu Đế. Năm vị này điều được khai ngộ và trở thành năm đệ tử đầu tiên của Ngài. Kế đó, Ngài thuyết pháp trong 3 tháng cho 55 người này đều xin quy y theo Ngài. Và họp với 5 người trong nhóm ông Kiều Trần Như thành 60 đệ tử. Sáu mươi đệ tử này, sau khi giữ đúng giới luật. Được Ngài thọ ký cho đi truyền đạo khắp nơi.

Ngài rời Lộc Uyển đi về phía nam đến xứ Ưu Lầu Tần Loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của đạo Thờ Lửa. Đó là ông Ma Ha Ca Diếp và hai em ông.

 Khi bắt đầu đi truyền đạo, ý nghĩ trước tiên của Ngài là đi vườn Lộc Uyển tìm thấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp.
Khi bắt đầu đi truyền đạo, ý nghĩ trước tiên của Ngài là đi vườn Lộc Uyển tìm thấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp.

Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần Bà Xa La, Ngài đi đến xứ Ma Kiệt Đà vào thành Vương Xá để độ cho vua. Vua Tần Bà Xa La gặp lại Ngài vui mừng khôn xiết, truyền xây tịnh xá Trúc lâm để thỉnh Phật và chúng Tăng ở lại thuyết pháp độ sanh.

Trong lúc Phật ở tại tịnh xá Trúc Lâm, thì vua Tịnh Phạn nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ giả đi thỉnh Ngài về thành Ca Tỳ La Vệ. Nhưng chín lần chín sứ giả ra đi đều biệt tăm, không trở lại. Thì ra những người này khi đến Trúc Lâm nghe Ngài thuyết pháp, đã say mê quên sứ mạng của mình và xin thọ giới xuất gia.

Lần thứ mười, Tịnh Phạn Vương sai một cận thần thân tín là Ưu Đà Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương Xá trở về Ca Tỳ La Vệ, đức Phật đã thuyết pháp độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi ấy, Ngài cũng cảm hóa tất cả dòng họ Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan Đà, A Nan Đà, A Nâu Lâu Đà, La Hầu La…

Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền đạo. Ngài đi đến thành Xá Vệ là kinh đô nước Kiều Tát La, thuộc quyền thống trị của vua Ba Tư Nặc. Ở thành này, có một đại thần tên là Tu Đạt Đa, giàu lòng bố thí cho kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Cấp Cô Độc Trưởng Giả. Ông rất ngưỡng mộ đức Phật nên đã trút tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái Tử Kỳ Đà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.

Được ít lâu, nghe vua Tịnh Phạn đau nặng, sắp băng hà, đức Phật vội vã trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bệnh, Phật thuyết về “Lẽ vô thường, khổ, không, vô ngã” cho vua nghe. Nghe xong, vua liền dứt hết phiền não, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái.

Sau khi Tịnh phạn Vương mất. Bà mẹ nuôi của Phật là Ma Ha Ba Xà Ba Đề và bà Da Du Đà La. Cùng nhiều người bên nữ giới họ Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong đạo Phật, lần đầu tiên có hàng Tỳ Kheo Ni.

Đức Phật giảng giải bát kỉnh pháp và chấp nhận cho người nữ xuất gia
Đức Phật giảng giải bát kỉnh pháp và chấp nhận cho người nữ xuất gia

Đức Phật cũng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo. Đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo gương của ông Cấp Cô Độc lập tịnh xá, cất giảng đường để Ngài thuyết pháp độ sanh.

Như thế, chúng ta thấy đức Phật đã tuần tự hóa độ và kết nạp đệ tử, từ những hạng người đủ căn trí dễ hiểu thấu giáo lý của Ngài rồi mới rộng ra những người khác; lập Tỳ Kheo trước, rồi Tỳ Kheo Ni sau.

Hóa độ tùy phương tiện

Trong suốt thời kỳ thuyết pháp độ sanh, lắm khi Ngài cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược. Do lòng đố kỵ của ngoại đạo, tà giáo, hay lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra.

Nhưng lúc nào Ngài cũng tùy phương tiện để cảm hóa họ và đưa họ về đường ngay lẽ phải. Chẳng hạn, khi thì Ngài bị cô gái con của ngoại đạo độn bụng giả có chửa. Đến giữa đạo tràng để vu oan cho Ngài. Khi thì Ngài bị anh chàng Vô Não đuổi theo quyết giết Ngài. Để lấy ngón tay góp thêm cho đủ số 1000 ngón mà nó đã giết người để lấy.

Vì theo thuyết tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả. Khi thì Ngài bị Đề Bà Đạt Đa, người anh em họ hung ác, âm mưu hãm hại Ngài. Bằng cách thả bầy voi say cho chạy đến chà đạp Ngài. Hay lăn đá to từ trên núi cao xuống đè Ngài.

  Devadatta (Đề-bà Đạt-đa) mưu toan làm hại Đức Phật bằng cách cho con voi Nalagiri uống rượu mạnh đến say rồi xua nó chạy ngay vào Đức Phật. Khi voi Nalagiri trở nên rất dữ tợn chạy vồ đến gần, thì Đại Đức A-nan-da, chạy ra đứng chặn trước, định hy sinh cho voi đạp mình để cứu nguy Đức Phật. Nhưng Đức Thế Tôn ngay lập tức đã dùng tâm “Từ ” (Metta) cảm hóa voi say.
Devadatta (Đề-bà Đạt-đa) mưu toan làm hại Đức Phật bằng cách cho con voi Nalagiri uống rượu mạnh đến say rồi xua nó chạy ngay vào Đức Phật. Khi voi Nalagiri trở nên rất dữ tợn chạy vồ đến gần, thì Đại Đức A-nan-da, chạy ra đứng chặn trước, định hy sinh cho voi đạp mình để cứu nguy Đức Phật. Nhưng Đức Thế Tôn ngay lập tức đã dùng tâm “Từ ” (Metta) cảm hóa voi say.

Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, vì oai đức uy danh và trí tuệ của Ngài bảo bọc Ngài, không một hành động xấu xa nào có thể thắng Ngài được. Ngài có đủ phương tiện khôn ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hướng dễ dàng, hoán cải được tất cả những nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng, kẻ khinh ghét Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống Ngài trở lại phục Ngài; kẻ ngoại đạo trở thành Phật tử. Bằng chứng là: Đề Bà Đạt Đa cũng được Ngài thọ ký, anh chàng Vô Não cũng được quy y, bầy voi say cũng được sám hối, vua A Xà Thế cũng hối cải và quay về đường ngay.

Nói tóm lại, đức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những ai mà Ngài đã gặp trên đường truyền đạo của Ngài. Không phải chỉ ngoài đời, mà ngay trong Giáo Hội của Ngài, Ngài cũng tùy theo căn cơ; tâm lý của mỗi đệ tử mà áp dụng phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như đối với ông Nan Đà, mặc dù thân đã xuất gia mà tâm vẫn muốn ngao du, luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đưa ông lên cõi trời xem những cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục mục kích những hình phạt đau đớn rùng rợn, hãi hùng để ông so sánh hai cảnh đời trái ngược mà tự chọn lựa lấy một đường.

Còn đối với ông A Nan, người học rộng nghe nhiều, nhưng vì nghiệp duyên còn nặng, nên mắc nạn “Ma Đăng Già truật, thì Phật lại đem giáo lý thâm sâu là kinh Lăng Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A Nan thấy rõ được cái quý giá của chân tâm mà lo tu luyện, chứ không giong ruổi theo giả cảnh nữa.

Xem như thế thì đức Phật đã dùng phương tiện để tùy duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bệnh cho thuốc, chứ không nhứt thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Đối với kẻ thân, người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu, người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo Ngài.

Hóa độ theo tinh thần bình đẳng

Tinh thần triệt để bình đẳng là một điểm son quý giá nhất trong giáo lý của đức Phật, cũng như trong tâm hồn của Ngài. Ngay từ khi còn ấu thơ, tinh thần ấy đã được bộc lộ trong những cử chỉ cứu giúp những kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn.

Khi thành đạo, tinh thần bình đẳng ấy lại bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Ngài đã có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thước ngọc. Như khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn Độ, người này sợ làm lây ô uế cho Ngài, thì Ngài phán bảo: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật”.

Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Như ông Ưu Ba Ly một đệ tử có tiếng tăm của Ngài về phương diện giới luật, là một người thuộc giai cấp hạ tiện Chiên Đà La, làm nghề gánh phân.

Sự thâu nhận ấy đã làm cho các vị vua chúa bất mãn. Chính vua Ba Tư Nặc đã bạch Phật: “Đấng Chí Tôn thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng Tăng đồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?”.

Phật dạy rằng:

“Người hèn hạ mà biết phát tâm Bồ Đề, xuất gia tu hành, chứng được quả Thánh, thì quý báu vô cùng, chẳng khác gì hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho”.

“Một người sinh ra không phải liền thành Bà La Môn (giai cấp trên hết) hay Chiên Đà La (giai cấp thấp nhất), mà chính vì sở hành của người ấy, tạo thành Chiên Đà La hay Bà La Môn”.

Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận hòn đất sét mà đứa bé đã nắn để dâng Ngài, thọ lãnh bữa cơm cuối cùng do một người đốt than nghèo nàn dâng cúng.

Đức Phật hóa độ tất cả những ai hữu duyên với Ngài, từ hàng vua chúa, bà la môn cho đến hạng bần cùng quét rác, đổ phân
Đức Phật hóa độ tất cả những ai hữu duyên với Ngài, từ hàng vua chúa, bà la môn cho đến hạng bần cùng quét rác, đổ phân

Chính vì sự hóa độ bình đẳng như thế, mà kinh Đại Niết Bàn đã tán thán

“Đức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho các hạng người quyền quý như vua Bạt Đề Ca. Mà cũng thuyết pháp cho hạng người bần cùng như ông Ưu Ba Ly.

Không riêng thọ lãnh sự cúng dường của những người giàu có như ông Tu Đạt Đa. Mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông Thuần Đà.

Không riêng cho phép xuất gia các hạng không có tánh tham như Ngài Ca Diếp. Mà cũng cho phép xuất gia những người có nhiều tánh tham như ông Nan Đà

Không những thuyết pháp cho hạng người an tịnh không dự việc đời. Mà cũng thuyết pháp cho vua Tần Bà Ta La trong lúc đang bận rộn việc nước.

Không những thuyết pháp cho hạng thanh niên trẻ tuổi. Mà cũng thuyết pháp cho bà Hoàng hậu Mạt Ly, mà thuyết pháp cho dâm nữ Liên Hoa”.

HT. Thích Thiện Hoa

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn

Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Đó là bà mẹ và ông bố. Tại sao? Bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.

Quan điểm trái chiều cho rằng Đức Phật chưa thật sự hiếu thảo với đấng sinh thành

Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, Thái Tử Tất Đạt Đa – lúc nầy được gọi là Đức Phật – sống đời tu sĩ, và ngài thành lập Tăng đoàn, cùng tu tập với nhau trong tu viện, sống đời độc thân, không sắc dục, họ cùng thực hành theo sự giảng dạy của ngài (nghĩa là Phật Pháp).

Như vậy, mặc dù Phật Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng và sự hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái, và các giá trị này được thể hiện rõ ràng ở các xã hội Phật giáo ngày nay, nhưng qua tiểu sử của chính Đức Phật, và các tu viện mà ngài thành lập, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc về cuộc sống gia đình trong Phật giáo, bao gồm những mối quan hệ gần gũi giữa những ông bố và con cái.

Nhưng nhìn xa hơn, chúng ta lại thấy chính bản thân Đức Phật lại là tấm gương chí hiếu chí kính đối với cha mẹ. Sau khi tỉm ra con đường đưa tới sự an lạc giải thoát, Ngài quay trở về quê hương hóa độ cho cha của mình, tức là vua Tịnh Phạn, cùng hàng ngàn thân quyến, giúp cho họ thấy được diệu pháp đưa tới thoát ly sanh tử khổ đau. Điều này liệu Ngài có thể làm được nếu khi xưa không quyết chí ra đi tìm đạo, ngậm ngùi để lại sau lưng người cha già, vợ trẻ, con thơ ngày đêm mong nhớ. Sự giải thoát khổ đau cuộc đời thật sự mới là sự báo hiếu chân thật mà người con nên dâng lên cha mẹ để đáp đền ân đức sanh thành. Và đối với thân mẫu của mình, Đức Phật đã vì người mà lên cung trời Đao Lợi thuyết giảng Phật Pháp, giúp người cũng nếm được pháp vị nhiệm mầu, hạnh phúc. Sự báo hiếu ấy chính là hiếu đạo mà người học Phật nên thấm nhuần và noi theo.

Đức Phật với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn.
Đức Phật thuyết pháp cho vua cha trước lúc vua mệnh chung

Đức Phật dạy năm cách người con trai nên chăm sóc bố mẹ của mình

Mặc dù mối quan hệ mâu thuẫn của Đức Phật với bố của ngài, và người con trai của ngài, giáo lý của ngài miêu tả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng cho trật tự xã hội. Trong Sigalaka Sutta (Kinh Thi-Ca-La-Việt), Đức Phật đã dạy: “Có năm cách mà người con trai nên săn sóc bố mẹ … [Người con nên suy nghĩ rằng:] “Bao năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng tôi, nay tôi giúp đỡ cho bố mẹ. Tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình với bố mẹ. Tôi sẽ tiếp tục truyền thống gia đình. Tôi sẽ chứng tỏ là người xứng đáng với di sản của tôi. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi sẽ phân phối quà tặng thay cho họ.” Và cũng thế, có năm cách thức mà các bậc cha mẹ … sẽ giúp cho con: cha mẹ sẽ khuyên con tránh làm điều ác, khuyến khích con nên làm điều lành, dạy con nghề chuyên môn, tìm người vợ thích hợp cho con, rồi, theo đúng thời điểm đã hoạch định, giao gia tài lại cho con mình”

(Bodhi 2005, 117).

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp

Đức Phật nhấn mạnh đến bổn phận của con cái đối với bố mẹ.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã nói, “Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.” ‎Tuy nhiên, con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp:”. “[Một] đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan – nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm.” (Bohdi 2005,119).

Đức Phật được ví như người cha hiền từ cứu giúp chúng sanh

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật được miêu tả như là “ông bố của tất cả chúng sinh” (Cole năm 2005, 115). Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó ông bố sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy. Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

Suốt hơn 40 năm hoằng pháp lợi sanh, chỉ với đôi bàn chân trần, Đức Phật đã đem giáo pháp giải thoát nhiệm mầu truyền hóa khắp các nơi trên đất nước Ấn Độ, khiến cho ai ai cũng được nếm pháp vị dịu ngọt hạnh phúc giữa cuộc đời. Tình thương của Ngài chỉ có thể miêu tả như tình phụ tử, thương đàn con trầm luân trong nhà lửa tam giới, mà không quản lao nhọc cứu giúp.

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê

“Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.”

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật Tông) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là “tantras bố.” Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa guru(đạo sư) và đệ tử bằng những từ-ngữ liên-hệ-đến-bố. Ở Tây Tạng, người ta xem vị Thầy tâm linh như là ông bố, và đã được thể hiện qua việc thực hành guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư), và các tổ chức của các vị Lạt Ma tái sinh (những vị Thầy tâm linh).

Tình Của Bố Trong Đạo Phật – Source-

Nguồn: what-when-how.com

Hạnh nhẫn nhục của tôn giả Xá Lợi Phất, bậc tướng quân chánh pháp

Tại sao ta nên thực hành nhẫn nhục

“Có khi nhẫn để bình an

Có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng.”

Nhẫn, hay còn được gọi là hạnh nhẫn nhục, là đức tính đẹp đẽ của một người học Phật. Đức hạnh này không chỉ đem lại cho người thực hành sự bình an, yên vui mà còn đem lại nhiều điều lợi ích, như trong kinh tạng có đề cập:

Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, thiên giới. Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.

(Tăng Chi BK II, Ch.V :215,tr 719-720)

Tôn giả Xá Lợi Phất, bậc tướng quân chánh pháp, là một tấm gương toàn diệu về đức hạnh nhẫn nhục. Sự nhẫn nhục của Ngài nhiều lần được chính Đức Thế Tôn tán dương và nhắc nhở tăng chúng học theo. Lấy chuyện xưa mà suy xét ngày nay, người đệ tử Phật chúng ta ít nhiều cũng sẽ học được đức tánh ấy qua những câu chuyện của Ngài.

Im lặng cảm hóa vị Bà La Môn(1) hung dữ

Xung quanh Kỳ Viên tịnh xá và cả thành Xá Vệ người ta bàn tán nhiều về những đức tính cao thượng của tôn giả Xá Lợi Phất. Người ta bảo rằng, tôn giả là người đã làm chủ hoàn toàn, đầy đủ các trạng thái tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả; là người không còn ngã mạn, kiêu căng, không còn tham ái, đố kỵ, bất bình, nóng giận…

Im lặng cảm hóa vị Bà La Môn hung dữ
Im lặng cảm hóa vị Bà La Môn hung dữ

Có một ông bà-la-môn gia chủ đi ngang qua, nghe được, chỏ miệng vào:

– Ai là người không còn nóng giận đâu, chỉ cho tôi coi nào?

Mọi người bảo:

– Ðó là tôn giả Xá Lợi Phất, vị đại đệ tử của sa-môn Cồ Đàm đó.

– À! Có phải là cái ông độ nọ cùng đến đây với trưởng giả Cấp Cô Ðộc xây dựng tịnh xá đó phải không?

– Chính vị ấy.

Ông bà-la-môn gia chủ kia mỉm cười:

– Các bạn lầm rồi. Không nóng giận là vì không có ai khiêu khích, chọc tức. Ðã là con người trên đời này thì ai cũng có lúc phải nóng giận cả, không nóng giận là đồng với gỗ, đá, đất, cát hay sao? Nếu mà gặp tay tôi, tôi sẽ làm cho ông Xá-lợi phất ấy nóng giận cho các bạn xem! Tôi rất sành về phương cách chọc giận người ta mà!

Ông bà-la-môn nói huyên thuyên vậy, nhưng cách chọc giận của ông ta cũng bình thường. Ông rình khi tôn giả Xá Lợi Phất đang đi khất thực trên đường phố, bất thần từ phía sau, ông lấy gậy đánh lên lưng ngài một cái rất mạnh. Tôn giả Xá Lợi Phất bất cứ đâu, bất cứ lúc nào ngài cũng chánh niệm, tỉnh giác, đôi lúc ngài trú “không định” nên cái đánh kia không ảnh hưởng gì tới ngài. Vẫn với bước chân chậm rãi, từ tốn, với đôi mắt thản nhiên, thanh bình, tôn giả vẫn không hề quay lại.

Cảm thấy vô cùng hối hận, ông bà-la-môn quăng gậy, quỳ mọp xuống dưới chân tôn giả để tạ tội. Ngài ngạc nhiên, dịu dàng hỏi:

– Có gì vậy hở ông bà-la-môn? Hãy đứng lên rồi nói chuyện.

– Vì muốn thử lòng nhẫn nhục của ngài, vì muốn xem ngài có nổi nóng không nên tôi đã mạo phạm lấy gậy đánh ngài. Xin ngài tha thứ tội lỗi cho tôi.

– Ðược rồi! Vậy là ta đã tha thứ cho ông rồi!

– Nếu ngài tha thứ cho tôi thì bắt đầu từ bây giờ, xin ngài hãy đến nhà tôi khất thực để cho tôi được dịp cúng dường.

Nói xong, ông bà-la-môn cúi đầu, cung kính nâng cái bát của tôn giả. Ngài cũng nhẹ nhàng thuận trao cho, rồi đi theo ông ta về nhà.

Cả khu phố bu quanh, chứng kiến tận mắt một câu chuyện đẹp mắt: Kẻ chọc giận người lại được người nhiếp phục! Thế nhưng, chuyện đến tai cận sự nam nữ trong thành phố lại khác: Có một ông bà-la-môn tên vậy, tên kia, ở khu phố nọ, đã dùng gậy đánh ngài Xá Lợi Phất bị thương nặng! Không mấy lúc, cả hàng chục người với gậy và đá cầm tay đến bao vây căn nhà của ông bà-la-môn với quyết tâm là giết chết kẻ hung ác.

Nghe xôn xao, tôn giả Xá Lợi Phất bước ra, ông bà-la-môn hai tay trịnh trọng ôm bát theo sau.

Nhóm cận sự nam nữ la lên:

– Bạch ngài! Ngài có sao không?

– Thưa tôn giả! Tôn giả hãy đứng qua một bên.

– Ông bà-la-môn hung ác kia! Hãy bước ra đây!

Tôn giả Xá Lợi Phất nhìn mọi người, hỏi:

– Này các đạo hữu! Này các cư sĩ tại gia! Có chuyện gì vậy?

Họ trả lời:

– Tên bà-la-môn đê tiện, độc ác kia đã dùng gậy đánh ngài, đánh lén sau lưng khi ngài đi trì bình khất thực.

– Chúng con đến đây là để trị tội đích đáng, hắn đã xâm phạm đến trưởng lão, bậc thầy nhân ái của chúng con.

– Dùng gậy trả lại gậy. Hãy đánh cho chết hắn ta đi!

Tôn giả Xá Lợi Phất mỉm cười cho đám đông yên tâm, xua tay rồi nói:

– Các đạo hữu hãy an tâm! Một chuyện hiểu lầm nho nhỏ thôi

– Bạch ngài! Nhưng chính ngài đã bị đánh!

– Ðúng vậy! Ông ta đánh bần đạo chớ có đánh các đạo hữu đâu. Và ông ta đã sám hối. Ta cũng đã chấp nhận sự sám hối ấy rồi. Các ngươi xem! Ông ta đã ôm bát một cách kính cẩn sau khi đã cúng dường vật thực cho ta! Từ rày hãy coi ông ta như một bạn đạo.

Ðám đông nhìn, thấy, hiểu tự sự nên họ đã tự động giải tán.

– Noi gương hỷ xả của trưởng lão, chúng tôi tha thứ cho cái mạng của ông đấy, ông bà-la-môn! Ráng mà tu hành cho đàng hoàng!

Ông bà-la-môn sợ quá, lắp bắp:

– Vâng, vâng, tôi sẽ đàng hoàng!

Tôn giả Xá Lợi Phất thản nhiên, ôm bát lặng lẽ trở về Kỳ Viên tịnh xá.

Tối đến, trên pháp tòa, câu chuyện ấy được đức Thế Tôn kể lại để giáo giới cho đại chúng. Ai cũng tấm tắc khen ngợi đức hạnh nhẫn nhục vô song của tôn giả Xá Lợi Phất

Coi tâm mình như Đất, gió, lửa, miếng giẻ rách, … bao dung, chấp nhận vạn vật mà nhẫn nhục

Hôm nọ, cuối mùa mưa, sau khi an cư xong, một số rất đông tỳ-khưu đến chào từ giã tôn giả Xá Lợi Phất để lên đường. Theo thông lệ, ngài hay ưu ái gọi các vị tỳ-khưu bằng tên của gia đình họ đặt, gọi tên theo giới hạnh hoặc pháp hạnh của vị ấy. Ví dụ:

– Này hiền giả Maṅgalo! Hiền giả an vui chứ?

– Này con của bà Dhanī, có khỏe không?

– Vị Ðại Hoan Hỷ đây rồi!

– Ðại đức tinh thông Tạng Luật đây rồi!

– Thượng tọa Ðộc Cư Khổ Hạnh đây rồi!…

Thấy tôn giả, bậc Tướng quân Chánh pháp niềm nở, vui vẻ, thân tình với tất cả mọi người như vậy, ai cũng hoan hỷ, ai cũng cảm thấy mình được quan tâm, được biết tiếng. Và họ hãnh diện về điều đó. Có một vị tỳ-khưu trẻ, mà hoàn toàn tôn giả Xá Lợi Phất thấy lạ hoắc, không biết gọi tên sao, nên ngài đành phải bỏ qua.

Nhưng vị tỳ-khưu ấy không bỏ qua, cảm thấy buồn bã, cảm thấy bực tức, bất mãn, tự nghĩ:

-“Ngài khinh thường ta, coi thường ta; ngài đã thiên vị, đã không đối xử thân thiện với ta như những vị khác”.

Bất đồ, lúc ấy tôn giả Xá Lợi Phất đứng dậy, bước qua, chéo y của ngài phất đụng vị tỳ-khưu trẻ nọ. Lòng bất mãn càng tăng, vị tỳ-khưu trẻ qua Ðại Giảng Ðường bạch Phật:

– Bạch đức Thế Tôn! Tôn giả Xá Lợi Phất khi không ngài lại đánh con! Chắc hẳn tôn giả ấy nghĩ rằng mình là một vị đại đệ tử oai phong lẫm liệt nên muốn làm gì thì làm sao! Xin đức Thế Tôn hãy phân xử cho công minh. Tôn giả Xá Lợi Phất đã đánh con một bạt tai, đến nỗi tai con như bị bỏng, bị điếc! Sau khi làm vậy rồi, ngài chẳng tỏ vẻ gì là hối lỗi, thản nhiên bước đi không thèm đếm xỉa gì con cả! Xin đức Thế Tôn hãy công bằng phân xử, oan con lắm!

Tăng chúng được quy tụ trở lại Ðại Giảng Ðường. Câu chuyện ấy tức khắc được lan truyền rất nhanh qua cửa miệng của nhiều người. Lúc ấy Ðại Mục Kiền Liên và đại đức A Nan Đa biết rõ là đã có một sự cáo oan xảy ra cho huynh trưởng của mình. Nhưng không sao, cả hai tôn giả đều rất vui, đã tuyên bố trước hội chúng tỳ-khưu của mình:

-“Này chư hiền! Hãy cố gắng tụ họp ở Ðại Giảng Ðường cho đông đủ! Hãy đến đấy mà nghe! Khi sư huynh của ta, tôn giả Xá Lợi Phất ở trước mặt đức Đạo Sư, đối diện với kẻ đã cáo gian, cáo dối mình, chư hiền mới cảm nhận được, thấy được, nghe được thế nào là tiếng gầm rống của môt con mảnh sư”.

Trước cả hàng ngàn tỳ-khưu có mặt, đức Thế Tôn mỉm nụ cười trong tâm, tự nghĩ: “Ừ, đây là phải thời để con trai trưởng của ta giáo giới đến chư tỳ-khưu!” Bèn hỏi:

– Này Xá Lợi Phất! Có phải như vậy chăng? Có phải ông đã thô bạo đánh vị tỳ-khưu này một bạt tai làm điếc cả lỗ tai rồi bỏ đi mà không thèm đếm xỉa đến y ra sao, nỗi đau của y ra sao?

Mọi người hồi hộp trước lời chất vấn của đức Ðạo Sư. Tôn giả Xá Lợi Phất tâm ý linh thông, biết ý của đức Đạo Sư nên ngài chẳng chấp nhận cũng chẳng chối từ tội, cất giọng trầm hùng vang vang như chuông ngân:

– Bạch đức Thế Tôn! Khi một thiện gia nam tử xuất ly cần cầu an ổn mọi khổ ách, y đã từ bỏ gia sản, vinh hoa phú quý thì đối với y chỉ có một mục đích duy nhất là giải thoát mọi khổ đau trên trần thế. Khi một sa-môn tấn tu phạm hạnh, đã đứng vững chắc trong đạo quả, kẻ ấy hoàn toàn làm chủ được chính mình, hoàn toàn với tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả khi cần thiết, khi cần sử dụng phương tiện để giáo hóa chúng sanh.

Bạch đức Thế Tôn! Những người như vậy có thể nào làm đau đớn cho đồng đạo của mình rồi bỏ đi thản nhiên không một lời xin lỗi?

Tôn giả Xá Lợi Phật nghỉ hơi một lát. Cách trả lời, cách đặt vấn đề, nội dụng khởi đề của ngài làm cho hội chúng im lặng như tờ. Có một cái gì đó nữa, sâu nhiệm hơn ẩn trong câu chuyện này. Mọi con mắt đều mở lớn ra, mọi lỗ tai đều căng lên…

Tôn giả Xá Lợi Phất nói tiếp:

– Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà trong tâm không còn sân hận, ác độc, hiềm hại ai; kẻ ấy bao giờ cũng có được đức tính trầm lặng, khiêm nhu, nhẫn nại; tâm vị ấy như mặt đất, mặc cho ai chà, ai đạp, ai bước tới, bước lui, quăng lên đấy tất cả mọi dơ uế bất tịnh; ai đại tiện, tiểu tiện lên đấy cũng được hết!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như nước, thì nước ấy mặc tình ai uống, ai tắm, ai rửa đồ dơ dáy; nước ấy cũng không vui, không buồn, vẫn bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như lửa, thì lửa ấy mặc tình người ta thắp để cúng, để thờ; mặc tình người ta lấy để đốt tử thi, nấu ăn, đốt cỏ rác, đốt đồ dơ uế; lửa ấy cũng chẳng vui, chẳng buồn, vẫn bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi mà tự coi tâm mình như gió, thì gió ấy đâu phải vì qua tha ma, mộ địa mà chồn chân; gió ấy đâu phải vì qua chỗ phú quý, cao sang mà dừng lại? Dơ, sạch gió ấy không phân biệt; buồn, vui gió ấy có biết đâu. Muôn đời nó vẫn bình lặng và an nhiên như thế!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự coi mình như miếng vải chùi chân, thì ai chùi chân cũng được cả; nó chẳng bao giờ phàn nàn sao lau vật này mà không lau vật kia! Miếng vải chùi chân là cái thân của vị ấy, cái tâm của vị ấy, ở chỗ dơ uế nhất nào dám khinh khi ai, ác ý với ai, sân hận với ai? Không! Bao giờ nó vẫn như vậy, bình lặng và an nhiên!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự coi mình như một hạng người thấp kém nhất trong xã hội, như một gã chiên-đà-la cùng đinh, hạ liệt, thì ai muốn đánh, muốn chửi; cho chí họ có giết chết cũng vô tội, người đó luôn luôn ý thức giá trị thấp hèn của mình dầu có bị đối xử thế nào, vẫn không than van bao giờ!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví mình như một con bò rụng sừng, thì nó rất sợ đụng chạm đến vật cứng, nó không bao giờ dám gây hấn với ai, báng húc ai. Sống, nó muốn thu rút cái sừng của mình lại, đó là cái thân của vị ấy, là cái tâm của vị ấy!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví mình như con rắn mang cái xác nặng nề, trườn tới trườn lui không ra khỏi cái xác. Cũng vậy, người ấy đã tự thấy rõ cái thân này gồm ba mươi hai thể trược bất tịnh, lại chứa sẵn bao nhiêu bệnh tật ở trong, lại còn ốm đau, già chết; vị ấy chỉ mong cầu tu tập để sớm quẳng bỏ cái xác nặng nề, hôi hám ấy, có đâu còn rảnh thì giờ để cho khi mạn, ác ý phát sanh lên đem đến phiền não cho người!

Bạch đức Thế Tôn! Một người, khi đã tự ví tâm mình như chén mỡ đặc thì chén ấy còn đựng được gì? Có thể nào chén mỡ đặc lại đựng thêm được tham, nộ, si, ganh ghét và thù oán?

Bạch đức Thế Tôn! Chín điều ấy là con, con chính là chín điều ấy. Tất cả mọi phẩm hạnh, mọi đức tính của một sa-môn mà đức Tôn Sư hằng giáo giới, dẫu con chưa thành tựu vẹn toàn nhưng con vẫn đang đi từng bước một, vững chắc và ổn định. Từ khi thấy đạo, thấy quả đến nay, con chưa hề hổ thẹn một điểm nào về giới luật để đến nỗi phải tự khiển trách chính mình.

Xin đức Thế Tôn và cả đại địa minh chứng cho con sự thật ấy.

Khi tôn giả Xá Lợi Phất nói xong, địa cầu dày bốn mươi do tuần rung chuyển như chấn động. Ðại Giảng Ðường lặng ngắt như tờ. Có rất nhiều vị tỳ-khưu cảm động quá đến chảy nước mắt. Người mà khiêm tốn đến cùng tận như vậy thì thế gian không có người thứ hai.

Chợt nhiên, vị tỳ-khưu trẻ sợ hãi, bước tới, quỳ mọp xuống chân đức Ðạo Sư:

– Bạch đức Thế Tôn! Chính con là kẻ nói dối! Chính con đã tự dựng nên câu chuyện để nói xấu đến bậc Tướng quân Chánh pháp. Ðấy là lỗi lầm không thể tha thứ của con.

Ðức Phật nói:

– Này Xá Lợi Phất! Ông hãy bi mẫn tha lỗi cho ông tỳ-khưu ngu si này; nếu không, cái đầu của ông ta sẽ vỡ tan thành bảy mảnh.

Tôn giả Xá Lợi Phất trả lời:

– Bạch đức Thế Tôn! Tự nhiên là đệ tử đã tha thứ cho vị tỳ-khưu này rồi.

Rồi với hai bàn tay chấp lại, ngài hướng đến vị tỳ-khưu trẻ, nói rằng:

– Ngoài ra tôi cũng xin hiền giả hoan hỷ xá lỗi cho tôi nếu tôi vô tình có làm điều gì đó mếch lòng hiền giả.

Tiếng rống của con sư tử và những hành động sau đó của tôn giả Xá Lợi Phất đã làm cho tăng chúng ai nấy cũng đều cảm phục.

Họ bàn luận với nhau:

– Này huynh đệ! Hãy xem những đức tính siêu việt của bậc Tướng quân Chánh pháp. Ðối với vị tỳ-khưu vu khống mình, đầy ác tri, ác ngữ như thế kia mà ngài không tỏ vẻ gì là nóng giận hay oán ghét ông ta.

– Vị Ðại Trưởng Lão của chúng ta thật là tuyệt vời! Vị tỳ-khưu kia có lỗi, thay vì phải quỳ xuống ôm chân bụi của ngài mà sám hối trước; ở đây, trưởng lão của chúng ta lại chấp tay, cung kính xin lỗi mặc dầu ngài không có lỗi.

– Huynh đệ có nghe rõ tiếng rống của ngài trước đức Thế Tôn và tăng chúng không? Ôi! Quả đất kia không chịu đựng nổi giới đức của ngài nên phải rung động đến từng mảy vi trần cát bụi.

Ðức Thế Tôn nói với đại chúng:

– Này các thầy tỳ-khưu! Dĩ nhiên con trai trưởng của Như Lai đã chấm dứt trọn vẹn lòng sân hận, bực tức, bất mãn; chấm dứt trọn vẹn mọi luyến ái trên cuộc đời này. Tâm hồn con trai trưởng của Như Lai ổn định như quả đất vĩ đại, vững chắc như những trụ cột của một tòa cổ thành và yên lặng như một hồ nước trong không gợn sóng. Với một con người như vậy, giới đức thanh tịnh như vậy, định tĩnh tựa Tu Di sơn như vậy thì Ma Vương không còn tìm thấy dấu vết và vòng luân hồi tử sanh chẳng còn mảy may hiệu lực gì đối với vị ấy.

Trích từ tác phẩm: Một cuộc đời một ngôi sao – TT Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Bài học cuộc đời - Nhẫn nhục
Bài học cuộc đời – Nhẫn nhục

Bài học cuộc đời

Trong cuộc sống, ta có thể nhiều lần bị đánh đập, chửi rủa, vu cáo cho những việc sai trái mình không làm. Những khi đó, liệu ta có thể vẫn giữ được chánh niệm và bình thản giải quyết mọi việc ổn thỏa không?

Tôn giả Xá Lợi Phất đã làm như vậy, dù bị đánh kẻ ác đánh một cách bạo tàn, tâm ngài vẫn rộng mở và tha thứ không chút oán hờn. Ngài cũng sẵn lòng bao dung cho vị tỳ kheo trẻ vì một chút bồng bột mà vu oan cho Ngài.

Có lẽ chúng ta không thể ngay lập tức thực hành thiện hạnh này một cách siêu việt như Tôn giả, nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ những điều nhỏ bé và dần dần mở rộng tâm mình ra để bao dung nhiều điều to lớn hơn. Như khi ta bỏ một nắm muối vào một ly nước, nước trong ly liền  mặn chát không thể nào uống được.

Nhưng cũng nắm muối ấy, ta bỏ xuống biển hay hồ, vị  nước trong biển hay hồ ấy dường như không thay đổi. Ta không cảm nhận được vị mặn không phải vì nước không chứa muối mà là vì nước của biển, hồ quá to lớn nên chỉ một nắm muối không tạo nên sự khác biệt.

Cũng như vậy, tâm ta có người như một ly nước nhỏ hẹp  hay như biển hồ rộng lớn có thể dung chứa những nắm muối cuộc đời to nhỏ khác nhau.

Nhưng điều ta nên hiểu rằng ta có thể mở rộng tâm của mình đến vô cùng. Từ những vấn đề nhỏ nhặt như tranh luận, ganh đua, ta chấp nhận và hóa giải và rồi ta sẽ mở rộng tấm lòng mình hơn để có được sự an bình vũng chãi giữa những cơn sóng gió của cuộc đời.

Nắm muối không hề mặn

Với lượng cả dòng sông

Lỗi lầm kia bé nhỏ

Với cõi lòng mênh mông.

Trích sách “Hiểu về trái tim”

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Đức Phật Nói

Có vị Thiên nhân nghĩ đến nỗi khổ của thế gian nên đến thỉnh vấn Đức Thế Tôn về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của con người sống ở trên đời.

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời
Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Với lòng thương tưởng chúng sinh, Phật(1) lần lượt đưa ra những lời giải đáp, nêu rõ các nguyên nhân khiến con người rơi vào cửa bại vong. Bao giờ cũng thế, lời Phật giản dị nhưng rất thực tế và bổ ích, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ và học tập:

Vị Thiên nhân

Về bại vong con người,

Con hỏi Gotama!

Con đến hỏi Thế Tôn,

Cửa vào của bại vong?

Đức Thế Tôn

Thật dễ hiểu thành công, 

Thật dễ hiểu bại vong,

Ưa mến pháp, thành công,

Thù ghét pháp, bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ nhất về bại vong,

Thứ hai, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ai mến kẻ bất thiện,

Không ái luyến bậc thiện,

Thích pháp kẻ bất thiện,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ hai về bại vong,

Thứ ba, mong Ngài nói, 

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ngưới tánh ưa thích ngủ,

Thích hội chúng, thụ động,

Biếng nhác, thường phẫn nộ,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy chúng con rõ,

Thứ ba về bại vong,

Thứ tư, mong Ngài nói,

Cửa vào cửa bại vong?

Thế Tôn

Ai với mẹ hay cha,

Già yếu, tuổi trẻ hết,

Tuy giàu không giúp đỡ,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ tư về bại vong,

Thứ năm, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ai nói dối lường gạt,

Sa-môn, Bà-la-môn, 

Hay các khất sĩ khác,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vây, chúng con rõ,

Thứ năm về bại vong,

Thứ sáu, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người giàu có tài sản,

Có vàng bạc thực vật,

Hưởng  vị ngọt một mình,

Chính cửa vào bại vong?

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ sáu về bại vong,

Thứ bảy, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong. 

Thế Tôn

Người tự hào về sanh,

Về tài sản giòng họ,

Khinh miệt các bà con,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ bảy về bại vong,

Thứ tám, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người đắm say nữ nhân,

Đắm sau rượu, cờ bạc,

Hoang phí mọi lợi sắc,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ tám về bại vong,

Thứ chín, mong ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Không vừa đủ vợ mình,

Được thấy giữa dâm nữ,

Được thấy với vợ người,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ chín về bại vong,

Thứ mười, xin Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người trẻ tuổi đã qua,

Cưới cô vợ vú tròn,

Ghen nàng không ngủ được,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ mười về bại vong,

Thứ mười một, xin nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Đàn bà, hay đàn ông,

Rượu chè, tiêu hoang phí,

Được địa vị quyền thế,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy chúng con biết,

Thứ mười một bại vong,

Thứ mười hai, xin nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Tài sản  ít, ái lớn,

Sanh gia đình hoàng tộc,

Ở đây muốn trị vì,

Chính cửa vào bại vong.

Bại vong này ở đời,

Bậc trí khéo quán sát,

Đầy đủ với chánh kiến,

Sống hạnh phúc ở đời.

Lời Phật dạy – Những lời vàng ngọc của Đức Phật

Lời Phật dạy – Những lời vàng ngọc của Đức Phật truyền dạy, chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm để giác ngộ cuộc sống và hành xử có văn hóa.

Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”
Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”

Lời Phật dạy

[ssredlist]
  • Kinh Đại Thừa Nghĩa: “Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu.”
  • Kinh Tâm Địa Quán: “Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì.”
  • Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”
  • Kinh Tiểu Địa Quán: “Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
  • Kinh Trung A Hàm: “Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo phạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành.
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành.”
[/ssredlist]
Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
Kinh Tiểu Địa Quán: “Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
[ssredlist]
  • Kinh Lăng Nghiêm: “Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin.”
  • Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị): “Vì muốn đến niết bàn, nên tin Phật pháp, cần phải nghe mới được trí huệ, chẳng phải buông lung mà thông suốt; được như vậy thì lo gì đời nầy không vào được cảnh giới cao tột.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Lòng tin làm nhơn cho nghe pháp, nghe pháp làm nhơn cho lòng tin.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội: “Đến bạn lành, được nghe pháp mầu nhiệm là được pháp các bậc thánh tôn yêu quí. Đức Như Lai trí tuệ hơn hết, trùm khắp hư không, nói ra giáo pháp, duy có Phật mới có thể hiểu thấu được. Vậy nên các ngươi cần phải nghe nhiều hiểu rộng chánh pháp, mới tin nổi lý chơn thiệt chánh pháp của Ta. Được làm thân người trong cõi người rất khó, mà được gặp giáo pháp Như Lai lại càng khó hơn. Vậy nên nghe được giáo pháp phải tinh tấn tu trì.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nhơn duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhơn duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhơn duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp.”
  • Luận Khởi Tín: “Nói lòng tin có 4 món: một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như; hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí; ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo; bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật.”
  • Kinh Niết Bàn: “Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Nếu có chúng sanh rõ tin Phật trí cho đến thắng trí, rồi tu các công đức để hồi hướng lòng tin. Những chúng sanh này ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh: xếp bằng mà ngồi trong chừng giây lát, thân thể sáng rực, trí tuệ công đức như các Bồ tát đầy đủ trọn vẹn.”
  • Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
  • Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm: “Nếu cầu Bồ đề để làm lợi ích chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết vậy; hạng nầy còn không thể so sánh huống là bậc trên nữa. Vậy nên đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường sanh tâm vui pháp sẽ được đại phước không lường và mau được chứng đạo vô thượng.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Hoặc có người nói: Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, do lòng tin làm nhơn. Thật ra chánh nhơn của bồ đề (tức chánh đẳng giác) tuy còn nhiều vô lượng, nhưng nếu nói lòng tin, tức đã bao quát hết rồi vậy.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí. Bồ đề Tâm là con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà. Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh pháp đều viên mãn. Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa sạch tất cả dơ bẩn phiền não. Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch.Bồ đề Tâm là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các đức Phật.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: ” Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Trăng Bồ đề trong mát, soi rốt ráo hư không, chúng sanh tâm nước sạch, bóng Bồ đề hiện ngay.”
[/ssredlist]
Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
[ssredlist]
  • Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Văn Ba-lị): Đức Phật biết mở giây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối với thần nhơn, chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn, là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ cao cả vậy.
  • (Cũng kinh này) Tỳ kheo nương Phật pháp mà sanh lòng tin: tin Đức Như Lai là: Thế Tôn, đẳng Chánh giác, Minh hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng Phu, Thiên nhơn sư. Ngài chứng quả an lành không bệnh; tu nhẫn nại và tinh tấn mức trung đạo, chứng quả chẳng hư ngụy, chẳng mê hoặc. Đúng như thật đối trước các bậc sư chủ: Chỉ rõ đạo nghĩa, an trụ tinh tấn, bỏ pháp bất thiện, phát khởi thiện pháp, nương thiện pháp mà quyết định gắng gỗ bền chắc. Thế mới thành tựu bậc trí huệ chứng Vô thượng trí vậy.
  • Kinh Tiểu A Hàm: “(Văn Ba lị) Ta, tuy trong một nháy mắt, cũng chẳng rời trí lực sâu sắc của Phật Đà mà tỏ rõ nói pháp; nói pháp không ái và không phiền não của Phật Đà; với kẻ khác không còn so sánh. Ta chẳng phân biệt ngày, đêm, lấy con mắt tâm xem thấy hết. Ta tự tin rằng thoạt qua là hết đêm, cho nên trong giây lát chẳng bỏ rời. Ta tin và thích, tâm và niệm, khiến ta quy y Phật giáo vậy. Những người trí huệ cao cả như thế chẳng luận là nơi chỗ nào ta cũng vẫn đến quy y. Dầu cho thân ta già, sức ta yếu, không thể đi đến chỗ ấy được, nhưng tâm ta quyết định thường đi đến chỗ ấy. Thế thì tâm ta và tâm kẻ ấy phù hợp vậy.”
  • Kinh Pháp Hoa: “Hết lòng muốn thấy Phật, chẳng tiếc gì thân mạng, khi Ta và chúng Tăng, đồng đến núi Linh Thứu.”
  • Kinh Đại Bửu Tích: “Phật dạy: Nếu có Bồ Tát đem vui thắng ý, đến chỗ Ta phát khởi ý nghĩ như gặp cha, người kia sẽ được vào trong hàng ngũ Như Lai, như Ta không khác gì.”
  • Kinh Trung A Hàm: “(Văn Ba lị) Thưa Thế Tôn: Nếu pháp này chỉ có Thế Tôn thành tựu, mà Tỳ kheo chẳng đặng thành tựu, hay Tỳ kheo đặng thành tựu mà Tỳ kheo ni chẳng đặng thành tựu; hoặc Tỳ kheo ni đặng thành tựu mà các người tại gia Ưu bà tắc, Ưu bà di và các người còn dục lạc chẳng đặng thành tựu, thời pháp ấy chẳng được hoàn toàn. Nhưng pháp này đức Thế Tôn được thành tựu, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đều được thành tựu. Hơn nữa, những người tại gia nam nữ và các kẻ còn dục lạc thảy đều được thành tựu, cho nên ta tin pháp này là hoàn toàn.”
[/ssredlist]
Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
[ssredlist]
  • Kinh Tạp A Hàm: “(Văn Ba lị) Vì muốn đến Niết Bàn, tin, vâng các Thánh pháp, nghe, cầu được trí huệ, tinh tấn hay thông suốt.”
  • Kinh Phạm Võng: “Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy.”
  • Kinh Đại Trang Nghiêm: “Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
  • Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa: “Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Bồ tát đối sanh tử, khi đầu tiên phát tâm, một bề cầu Giác đạo, bền chắc chẳng khá lay. Kia một niệm công đức, sâu rộng không ngằn mé, Như Lai phân biệt nói, trọn kiếp không thể hết.
  • Tất cả tâm chúng sanh đều phân biệt hết, tất cả cõi vi trần hãy còn tính được số; mười phương cõi hư không, mảy lông cũng lường được, Bồ Tát sơ phát tâm, rốt ráo chẳng lường được.
  • Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm: “Như đấng Đại Phước rất cao kia, chẳng bằng phần mười sáu Đạo tâm; nếu muốn cầu phước như Tu Di, như cát sông Hằng ở cõi Phật, thảy đều tạo chúa, xây các tháp chẳng bằng Đạo tâm mười sáu phần.”
  • Kinh Đại Bảo Tích: “Công đức Bồ Đề tâm, nếu có chất hẳn hỏi, khắp cả cõi hư không, không thể dung chứa hết.”
[/ssredlist]
Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
[ssredlist]
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng: Nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng nhảy nhót, cho đến một niệm. Phải biết người ấy ắt được lợi lớn. Ấy là đủ công đức cao tột.”
  • Đức Phật dạy: Nghe pháp hay chẳng quên, thấy kinh được rất mừng, ấy bạn lành ta vậy.
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Ví như vàng Diêm phù đàn, chỉ thua ngọc Như ý, hơn tất cả các ngọc. Bồ Đề tâm như vàng Diêm phù đàn, cũng như vậy, chỉ thua Nhất thế trí, hơn tất cả các công đức.”
  • Ví như chim Ca lăng tần già, khi còn nằm trong trứng, đã có thế lực mạnh, các loài chim chẳng bằng. Vị Đại Bồ tát cũng như vậy. Còn ở trứng sanh tử, đã phát tâm bồ đề, công đức rất thế lực, hàng Thanh văn Duyên giác làm gì so sánh kịp.
  • Ví như hoa cây Ba Lợi Chất Đa, xông áo một ngày, hoa Chiêm Bồ, hoa Bà Sư, tuy xông ngàn năm, chẳng hay sánh nổi. Hoa Bồ đề tâm cũng lại như vậy, đem công đức xông một ngày, mùi thơm thấu mười phương cõi Phật, hàng Thanh văn Duyên giác, dùng trí vô lậu xông các công đức đến trăm ngàn kiếp cũng chẳng làm sao kịp được.
  • Nghe Pháp khởi lòng tin, vui mừng không nghi ngại, chóng thành Đạo vô thượng; ngang hàng các Như Lai. Tâm trong sạch như đồ đựng nước, hình bóng thường hiển hiện. Nhưng tâm chúng sanh nhơ bẩn như đồ bị nứt, thì chẳng thấy hình bóng Như Lai Pháp Thân. Nếu hay tin, biết trừ kiêu mạn, phát tâm liền được thấy Như Lai, nếu còn dua vậy tâm chẳng sạch, ức kiếp tìm cầu khó gặp thay.
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Kiêu mạn, si tệ, biếng nhác, khó tin nổi pháp này, nhờ đời trước thấy Phật, như vậy ưa nghe Pháp.”
[/ssredlist]

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Phật Dược Sư(1) Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?
Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
  1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
  2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
  3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
  4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
  5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
  6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
  7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
  8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
  9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
  10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
  11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
  12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Trì tụng và thờ cúng  Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Tranh tượng của Phật Dược Sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Về công phu trì niệm hồng danh Đức Phật Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm. Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:

Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.

Công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn.

Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Được sinh Cực lạc hay các sự chuyển sinh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sinh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sinh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sinh về các thế giới an lành.

Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sinh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.
Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật – Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật là aiLời người dịch bài viết

Bài viết này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “101 điều về Giáo lý” (Dharma 101) – là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương.

Những câu hỏi như Đức Phật là ai? Đức Phật ở đâu?Niềm tin quan trọng ra sao?tại sao chúng ta phải cúi chào? Bạn là ai? Nghiệp là gì? ….có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) của Phật giáo tại Á Châu có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng.

Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi các tông phái của ba truyền thống này đang phân phát bên cạnh nhau, chúng ta nhận cả ba thừa đều gợi lên những câu hỏi chung và những giáo lý căn bản cũng ứng dụng cho tất cả. Bản dịch này được thực hiện để tưởng nhớ 10 năm sau ngày mất của người bạn đạo, đó là đạo hữu Rick Fields (1942-1999) vốn là một biên tập viên của tạp chí Tricycle (Tam Thừa) và tạp chí Yoga Journal.

Dịch giả liên lạc với ông Rick Fields từ năm 1996 đến lúc ông qua đời vào năm 1999 vì bệnh ung thư phổi. Ông Rick Fields đã gởi tặng cho người dịch nhiều tài liệu về Phật giáo thế giới, trong đó có tập sách mà chính ông là tác giả, đó là quyển “Lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ” (How the Swans came to the Lake, A Narrative History of Buddhism in America) (Shambhala, 1981), trong đó “Đức Phật là ai ?” cũng được trích dịch từ tập sách dày 450 trang này.

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm(1) (sau này là Đức Phật) ra đời năm 624 trước Tây Lịch tại một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Ngài trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện. 

Đức Phật là ai - Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật - Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật là ai – Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật – Thích Ca Mâu Ni

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học. Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Ngày nay chúng ta có thể nói là Ngài là người có tất cả mọi thứ trên đời, nhưng Ngài cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, và chính điều đó đã lôi kéo Ngài ra khỏi những bức tường của cung điện. Ở ngoài đó, trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu. Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc, Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa. Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.

Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC).

Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát. Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, từ những vị theo chủ nghĩa duy vật, cho đếnnhững người theo chủ nghĩa lý tưởng và phái ngụy biện. Từ rừng núi đến thị thành, đâu đâu cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận và triết lý. Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), đang có ba trăm đệ tử theo tu học.

Với vị này, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng sau đó dù Đạo SưArada Kalama mời Ngài ở lại để dạy đạo như một người đồng đẳng với ông, nhưng Ngài thấy đây không phải là pháp giải thoát tối hậu, nên Ngài đã ra đi. Ngài đến học với vị thầy thứ hai là Đạo SưUddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất), người đang có 700 đệ-tử theo học. Sau vài ngày tu học, Ngài đã chứng được tầng thiền Phi-tưởng phi-phi-tưởng. Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này.

Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương. Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha. Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa. Ngài thiền tọa bất động và cương quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra, trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu ra rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian này. Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: “Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Trong bảy tuần lễ sau đó, Đức Phật thọ hưởng pháp lạc tự tại giải thoát của chính mình. Lúc đầu Ngài không có ý định nói về sự chứng ngộ của mình, vì Ngài thấy đây là điều khó hiểu đối với phần lớn loài người, nhưng khi Phạm Thiên (Brahma), vị vua của ba ngàn thế giới, thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, vì cũng có những người :’’mắt chỉ bị mờ một chút mà thôi”. Đức Thế Tôn đã chấp thuận.

Hai vị thầy của Đức Phật, Udaka và Ramaputra đều đã qua đời trước đó mấy ngày, vì vậy Ngài đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh mà trước kia đã rời bỏ mình. Khi thấy Ngài đi tới Vườn Nai ở thành Ba La Nại (Benares), họ làm lơ với Ngài, vì Ngài đã không tiếp tục thực hành khổ hạnh với họ. Nhưng rồi họ thấy có một cái gì tỏa sáng trong sự hiện diện của Ngài, họ đứng lên, sửa soạn chỗ ngồi và lấy nước cho Ngài rửa chân, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp. Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Đức Phật đã nói bài pháp Tứ Diệu Đế cho các vị này.

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật, chân lý thứ nhất, Khổ đế, nói rằng bản chất của cuộc đời này là đau khổ và không thỏa mãn, ngay cả những lúc hạnh phúc cũng có mầm móng của khổ đau nếu chúng ta bám giữ vào chúng, hay khi chúng đã đi vào ký ức, chúng vẫn bóp méo hiện tại vì tâm trí của chúng tacố gắng dựng lại quá khứ một cách tuyệt vọng. Giáo lý của Đức Phật dựa trên sự quan sát trực tiếp đời sống, và là lời phê bình cấp tiến đối với lối suy nghĩ mơ mộng cũng như vô số những lối thoát ly, như chủ nghĩa không tưởng chính trị, môn tâm lý trị liệu, chủ nghĩa hưởng lạc, hay thuyết cứu rỗi hữu thầncủa thần bí học, đây là điểm chính yếu phân biệt giữa Phật giáo với đa số những tôn giáo khác trên thế giới.

Khổ là chân lý thứ nhất và là nền móng để hiểu một cách trọn vẹn chứ không phải để trốn tránh hay để giải thích. Kinh nghiêm về sự khổ, về sự hoạt động của tâm trí, đưa đến chân lý thứ hai là nguyên nhân của Khổ (Tập Đế), thường được mô tả là tham muốn lạc thú, nhưng cũng được giải thích một cách căn bản hơn là bám giữ vào sự sống hoặc sự không hiện hữu, tức chấp có và chấp không.

Việc nghiên cứu tính chất của sự tham muốn này dẫn đến tâm điểm của chân lý thứ hai, đó là ý tưởng tự ngã hay cái ta, với tất cả những điều mong cầu và những điều lo sợ của nó, và chỉ khi nào hiểu đúng về tự ngã này và thấy nó không có tự tính, không có thật một cách vĩnh cữu), thì mới có thể hiểu chân lý thứ ba, sự diệt khổ (Diệt Đế).

Năm tu sĩ nghe bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Vườn Nai trở thành hạt nhân của cộng đồng các tu sĩ Phật giáo, tức là Tăng đoàn (Sangha), là những người đi theo con đường mà Đức Phật đã trình bày trong chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự diệt khổ (Đạo Đế), đó là Bát Chánh Đạo, chân chánh trong tám phương diện: ý kiến, ý nghĩ, lời nói, hành vi, nghề nghiệp, nỗ lực, ý thức và thiền định.

Các tu sĩ Phật giáo, tức Tỳ kheo (Bikkhu), sống rất đơn giản, chỉ có một bình bát, một cái áo, một cây kim, một cái lọc nước, một con dao cạo đầu, đó là dấu hiệu của sự ly gia cắt ái. Họ đi khắp miền đông bắc Ấn Độ, hành thiền một mình hay trong những nhóm nhỏ và khất thực.

Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật không chỉ dành cho đoàn thể các tu sĩ, Ngài đã dạy họ truyền bá giáo lýcho mọi người “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường, đi khắp nơi vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người”.

Trong bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi qua những thôn làng và những thành phố của Ấn Độ, nói bằng ngôn ngữ phổ thông, dùng những lối nói giản dị mà ai cũng có thể hiểu. Ngài dạy dân làng thực hành chánh niệm trong khi kéo nước giếng, và khi một bà mẹ đau khổ ôm xác một đứa con đến xin Ngài cứu cho nó sống lại, Ngài đã không làm một phép lạ mà bảo bà ta mang về cho Ngài một nắm hạt cải của một nhà nào đó không có ai chết trước đó. Sau khi đi tìm, bà ta trở về tay không, nhưng hiểu ra một sự thật rằng cái chết đến với tất cả mọi người.

Khi được nghe nói đến Đức Phật, từ phú gia đến các bậc vua chúa đều phát tâm cúng dường những khu vườn ngự uyển để xây dựng tinh xá. Đức Phật tiếp nhận những khu vườn này, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sống như mình đã từng sống từ năm hai mươi chín tuổi: một tu sĩ khất thực và thiền định dưới gốc cây. Bây giờ chỉ có một điều khác là gần như mỗi ngày sau khi thọ trai vào giữa trưa Ngài thuyết pháp. Không có một bài pháp nào được ghi chép lại trong khi Ngài còn tại thế.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm. Trong số những người tu tập bên cạnh Đức Phật có những người đau buồn. Đức Phật nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải để ngửa lót dưới mặt, tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.

Ngài nhắc với các đệ tử rằng mọi vật đều vô thường và khuyên họ hãy nương tựa vào chính mình và vào giáo pháp. Ngài hỏi có ai muốn hỏi điều gì lần cuối cùng thì hỏi. Sau đó Ngài nói lời di chúc cuối cùng: “Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Vào mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt, năm trăm đệ tử Tỳ kheo hội họp tại một hang núigần thành Vương Xá để ôn tụng lại những lời dạy của Ngài. Tại cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất này, Tôn giả A Nan, vốn là thị giả của Đức Phật, được mời nói lại tất cả những bài thuyết pháp của Phật mà mình đã nghe. 

Tôn giả Ưu Ba Ly ôn tụng lại các giới điều của tu sĩ, còn Ngài Đại Ca Diếp thì nhắc lại Luận Tạng, gồm những điều nói về tâm lý và siêu hình học Phật Giáo. Ba loại sưu tập này được viết trên lá bối vài thế kỷ sau đó và được gọi là “Tripitaka” tức là Tam Tạng Kinh Điển, đã trở thành những giáo lý cốt lõi cho tất cả những giáo điển nhà Phật ngày nay.

Dịch giả Thích Nguyên Tạng

Nói thêm về Đức Phật

Đức Phật trong lịch sử, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama), sống cách đây khoảng 2.500 năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài không phải là đức Phật đầu tiên, và sẽ không phải là đức Phật cuối cùng. Ngài thuyết giảng rằng trong thời đại này (eon – một khoảng thời gian rất dài, có thể so sánh với thời gian từ lúc hình thành của vũ trụ mà chúng ta biết), sẽ có 1.000 vị Phật toàn giác thuyết giảng về Phật giáo (sau khi Phật giáo đã bị hoàn toàn lãng quên). Theo các kinh sách Phật giáo, Đức Phật thứ nhất, thứ hai, thứ ba là Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kanakamuni), Ca Diếp Phật (Kashyapa), sau đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), Đức Phật trong lịch sử sống cách đây khoảng 2.500 năm, và Đức Phật tiếp theo sẽ là Đức Phật Di Lặc (Maitreya).

Một vị Phật khác với “Chúa trời”, “thần linh” hay “đấng tối cao”… theo cách hiểu của các tôn giáo Ki tô, Do Thái, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác ở chỗ, Đức Phật không phải là đấng sáng tạo ra vũ trụ, không phải là đấng toàn năng có thể ban phúc giáng họa cho con người. Trái lại, Phật là người đã giác ngộ, thấu đạt được sự thật – chân lý – và mang chân lý đó truyền giảng lại cho những người khác, giúp chúng sinh nhờ thực hành tu tập, trưởng dưỡng tâm linh mà cũng thành tựu giác ngộ được như vậy. Nhờ năng lực giác ngộ, một vị Phật có hiểu biết toàn tri, thấu đạt vạn pháp và có thể bằng cách đó đem lại lợi ích to lớn cho các chúng sinh khác. Như vậy, mọi chúng sinh đều tự chủ về cuộc sống cũng như khả năng thành tựu giác ngộ của bản thân, đều có thể đạt đến trạng thái Phật quả (mặc dù có thể phải mất nhiều kiếp). Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, nhưng không ai khác ngoài mỗi người phải tự mình tiến bước trên hành trình tâm linh của chính mình.

Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Quán Thế Âm Bố tát, gọi tắt là Chú Đại Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).

Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý”, để hiểu biết công năng của câu Kinh và câu Chú gọi là phần hiển.

Ví dụ phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” – câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.

Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.

Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi
Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.

Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng Chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.

Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?

Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng.

Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.

Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi
Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi

Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh

Trong một năm, thường sẽ có 3 dịp đều là ngày Vía của Quán Thế Âm Bồ tát (AVALOKITESVARA BODHISATTVA ):

19-2 Âm lịch: Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh (The Birth of Avalokitesvara Bodhisattva).

19-6 Âm lịch : Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm thành đạo (The Enlightenment of Avalokitesvara Bodhisattva).

19-9 Âm lịch: Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia. (The Renunciation of Avalokitesvara Bodhisattva).

Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh
Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh

Quán Thế Âm Bồ tát thường được gọi là vị bồ tát của đại từ bi. 

Trong tiếng Phạn [ Sanskrit] thì “AVALOKITESHVARA” có nghĩa là vị cứu giúp , quán chiếu thế giới với lòng từ bi. 

Người Hoa thì gọi ngài là “KUAN SHIH YIN” hoặc  QUAN YIN. Ngài đã phát thệ nguyện cứu khổ cứu nạn các chúng sanh.

Trong kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) đã nói rằng nếu một chúng sanh đang thống khổ mà nghe được hồng danh của Quán Thế Âm Bồ tát và kêu danh ngài, thì Quán thế Âm Bồ tát sẽ nghe được tiếng kêu và cứu chúng sanh này thoát khổ ách, tai nạn.

Thần chú Mani (Mani Mantra), câu thần chú  hộ thân rất phổ biến của ngài là : OM MANI PADME HUM hay chú Đại bi (The Great Compassion Mantra) khá quen thuộc với các phật tử trong các nghi lễ Phật giáo.

Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh
Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh

GREAT COMPASSION MANTRA [ Sankrit]

1. Namah Ratnatrayaya.[Nam mô hắc ra đát na dạ da]

2. Namo Arya- [ Nam mô a rị da]

3. VaLokitesvaraya.[ Bà lô kiết đế thước bát ra da]

4. Bodhisattvaya [ Bồ đề tát đỏa bà da]

5. Mahasattvaya.[ Ma ha tát đỏa bà da]

6. Mahakaruniakaya.[ Ma ha ca lô ni ca da]

7. Om.

8. Sarva Rabhaye. [ Tát bàn ra phạt duệ]

9. Sudhanadasya. [ Số đát na đát tỏa]

10. Namo Skrtva i Mom Arya-  [ Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da]

11. Valokitesvara Ramdhava.[ Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà]

12. Namo Narakindi.[ Nam mô na ra cẩn trì]

13. Herimaha Vadhasame.[ Hê rị ma ha bàn đà sa mế]

14. Sarva Atha. Dusubhum. [ Tát bà a tha đậu du bằng]

15. Ajeyam. [ a thệ dựng]

16. Sarva Sadha.[ tát bà tát đa]

17. Namo Vaga.[ nam mô bà dà]

18. Mavadudhu. Tadyatha. [ Ma phạt đạt đậu. Đát điệt tha]

19. Om. Avaloki.[ Án. A bà lô hê]

20. Lokate.[ lô ca đế]

21. Karate. [ ca ra đế]

22. Ehre. [ di hê rị]

23. Mahabodhisattva. [ ma ha bồ đề tát đỏa]

24. Sarva Sarva. [ tát bà tát bà]

25. Mala Mala [ ma ra ma ra]

26. Mahe Mahredhayam.[ ma hê ma hê rị đà dựng]

27. Kuru Kuru Karmam.[ cu lô cu lô yết mông]

28. Dhuru Dhuru Vajayate.[ độ lô độ lô phạt xà da đế]

29. Maha Vajayate.[ ma ha phạt xà da đế]

30. Dhara Dhara.[ đà ra đà ra]

31. Dhirini.[ địa rị ni]

32. Svaraya.[ thất phật ra da]

33. Cala Cala. [ giá ra gia ra]

34. Mamavamara. [ mạ mạ phạt ma ra]

35. Muktele. [ mục đế lê]

36. Ehe Ehe. [ y hê di hê]

37. Cinda Cinda.[ thất na thất na]

38. Arsam Pracali.[ a ra sâm phật ra xá lợi]

39. Vasa Vasam [ phạt sa phạt sam]

40. Prasaya. [ phạt ra xá da]

41. Huru Huru Mara.[ hô lô hô lô ma ra]

42. Huru Huru Hri. [ hô lô hô lô hê rị]

43. Sara Sara.[ ta ra ta ra]

44. Siri Siri.[ tất ri tất ri]

45. Suru Suru.[ tô rô tô rô]

46. Bodhiya Bodhiya.[ bồ đề dạ bồ đề da]

47. Bodhaya Bodhaya.[ bồ  đà dạ bồ đà da]

48. Maitriya.[ di đế rị da]

49. Narakindi.[ na ra cẩn tri]

50. Dharsinina.[ địa lị sắc ni na]

Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh
Kỷ niệm Bồ tát Quán Thế Âm đản sinh

51. Payamana. [ ba dạ ma na]

52. Svaha.[ ta ba ha]

53. Siddhaya.[ tất đà da]

54. Svaha. [ ta bà ha]

55. Maha Siddhaya.[ ma ha tất đà dạ]

56. Svaha.[ ta bà ha]

57. Siddhayoge [ tất đà du nghệ]

58. Svaraya.[ thất bàn ra dạ]

59. Svaha.[ ta bà ha]

60. Narakindi [ na ra cẩn tri]

61. Svaha. [ ta bà ha]

62. Maranara. [ ma ra na ra]

63. Svaha. [ ta bà ha]

64. Sirasam Amukhaya.[ tất ra tăng a mục kha da]

65. Svaha.[ ta bà ha]

66. Sarva Maha Asiddhaya [ ta bà ma ha a tất đà da]

67. Svaha. [ ta bà ha]

68. Cakra Asiddhaya. [ giả kiết ra a tất đà dạ]

69. Svaha. [ta bà ha]

70. Padmakastaya. [ ba đà ma yết tất đa da]

71. Svaha.[ ta bà ha]

72. Narakindi Vagaraya.[ na ra cẩn tri bàn đà ra da]

73. Svaha [ ta bà ha]

74. Mavari Samkraya. [ma ba rị thắng yết ra da]

75. Svaha.[ ta bà ha]

76. Namah Ratnatrayaya.[ na mô hắc ra đát na dạ da]

77. Namo Arya- [ nam mô a rị da]

78. Valokites- [ bà lô kiết đế]

79. Varaya [ thước bàn ra dạ]

80. Svaha [ ta bà ha]

81. Om Siddhyantu [án, tất điện đô]

82. Mantra [ mạn đà ra]

83. Padaya.[ bạt đa da]

84. Svaha. [ ta bà ha]

Như bao phật tử khác, Miss La Sen cũng cung kính chuẩn bị ngày vía của Đức Quán Thế Âm bồ tát. Cô lau dọn bàn thờ, dâng cúng hoa, nến, trái cây.

Để mừng ngày vía của Ngài, Miss La Sen cũng phóng sinh chim.

Miss La Sen