Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy
No Result
View All Result
Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy
No Result
View All Result
Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
No Result
View All Result
Home Đức Phật Nhân vật Phật giáo

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Nhuận Tâm by Nhuận Tâm
21/02/2020
in Nhân vật Phật giáo, Đức Phật
0
Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

161
SHARES
54
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

You might also like

Lễ thỉnh an vị tôn thượng Phật Bồ Tát chùa Phước Viên

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Danh mục

  1. Phật Dược Sư Như Lai là ai?
    1. You might also like
    2. Lễ thỉnh an vị tôn thượng Phật Bồ Tát chùa Phước Viên
    3. Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?
    4. Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo
  2. Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?
    1. 12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai
    2. Trì tụng và thờ cúng  Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
    3. Về ý nghĩa Thánh hiệu
  3. Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai

Phật Dược Sư(1) Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?
Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
  1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
  2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
  3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
  4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
  5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
  6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
  7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
  8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
  9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
  10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
  11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
  12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Trì tụng và thờ cúng  Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Tranh tượng của Phật Dược Sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Về công phu trì niệm hồng danh Đức Phật Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm. Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:

Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.

Công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn.

Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Được sinh Cực lạc hay các sự chuyển sinh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sinh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sinh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sinh về các thế giới an lành.

Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sinh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.
Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Rate this post
Tags: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như LaiDược Sư Lưu Ly Quang Như LaiDược Sư Lưu Ly Quang PhậtĐức Phật Dược SưKim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như LaiPháp Hải Lôi Âm Như LaiPháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như laiPhật Dược SưPhật Dược Sư là aiPhật GiáoThiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Share1Tweet1Pin158Share
Nhuận Tâm

Nhuận Tâm

Recommended For You

Lễ thỉnh an vị tôn thượng Phật Bồ Tát chùa Phước Viên

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Khóa Tu Mùa Hè Chùa Phước Viên Lần Thứ Nhất

Được sự gia trì của Tam Bảo, sự phát tâm của quý Phật tử thiện nam tín nữ gần xa, sau gần ba năm phát tâm kiến lập...

Read more

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Tam bảo là chỗ về nương tựa của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ bên...

Read more

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát tượng trưng cho lòng từ bi vĩ đại. Trong kinh điển Phật giáo, hình tượng Bồ Tát Quán Thế...

Read more

Voi điên tấn công Đức Phật: bài học quý báu về cách nhìn

by Thích Nhuận Lộc
07/10/2020
0
Voi điên tấn công Đức Phật: bài học quý báu về cách nhìn

Có lần Đức Thế Tôn cùng 500 vị A-la-hán và Đại đức A Nan vào thành khất thực, thì một con voi điên lao tới có ý hại...

Read more

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Nếu chúng ta tự biết đủ thì tự khắc sẽ tạm đủ, còn nếu ai chưa biết đủ thì cứ mải miết đi tìm. Đối với nhu cầu...

Read more
Next Post
Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”

Lời Phật dạy - Những lời vàng ngọc của Đức Phật

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related News

Một ngày bình thường của Đức Phật diễn ra như thế nào?

02/03/2020
Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại. Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

21/04/2020
Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

21/04/2020

Danh Mục

  • Cẩm Nang Sống
  • Đức Phật
  • Hướng Dẫn Tu
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân vật Phật giáo
  • Những Câu Chuyện
  • Tâm tư Người con Phật
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Chính sách
  • Liên hệ
Liên hệ: Bí Thư Ban Truyền thông [email protected]

© 2012 - 2022 Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê.

  • Login
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy

© 2012 - 2022 Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In