back to top
34.2 C
Chư Sê
Thứ Tư, 10 Tháng Tư, 2024

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Đó là bà mẹ và ông bố. Tại sao? Bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.

Quan điểm trái chiều cho rằng Đức Phật chưa thật sự hiếu thảo với đấng sinh thành

Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, Thái Tử Tất Đạt Đa – lúc nầy được gọi là Đức Phật – sống đời tu sĩ, và ngài thành lập Tăng đoàn, cùng tu tập với nhau trong tu viện, sống đời độc thân, không sắc dục, họ cùng thực hành theo sự giảng dạy của ngài (nghĩa là Phật Pháp).

Như vậy, mặc dù Phật Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng và sự hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái, và các giá trị này được thể hiện rõ ràng ở các xã hội Phật giáo ngày nay, nhưng qua tiểu sử của chính Đức Phật, và các tu viện mà ngài thành lập, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc về cuộc sống gia đình trong Phật giáo, bao gồm những mối quan hệ gần gũi giữa những ông bố và con cái.

Nhưng nhìn xa hơn, chúng ta lại thấy chính bản thân Đức Phật lại là tấm gương chí hiếu chí kính đối với cha mẹ. Sau khi tỉm ra con đường đưa tới sự an lạc giải thoát, Ngài quay trở về quê hương hóa độ cho cha của mình, tức là vua Tịnh Phạn, cùng hàng ngàn thân quyến, giúp cho họ thấy được diệu pháp đưa tới thoát ly sanh tử khổ đau. Điều này liệu Ngài có thể làm được nếu khi xưa không quyết chí ra đi tìm đạo, ngậm ngùi để lại sau lưng người cha già, vợ trẻ, con thơ ngày đêm mong nhớ. Sự giải thoát khổ đau cuộc đời thật sự mới là sự báo hiếu chân thật mà người con nên dâng lên cha mẹ để đáp đền ân đức sanh thành. Và đối với thân mẫu của mình, Đức Phật đã vì người mà lên cung trời Đao Lợi thuyết giảng Phật Pháp, giúp người cũng nếm được pháp vị nhiệm mầu, hạnh phúc. Sự báo hiếu ấy chính là hiếu đạo mà người học Phật nên thấm nhuần và noi theo.

Đức Phật với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn.
Đức Phật thuyết pháp cho vua cha trước lúc vua mệnh chung

Đức Phật dạy năm cách người con trai nên chăm sóc bố mẹ của mình

Mặc dù mối quan hệ mâu thuẫn của Đức Phật với bố của ngài, và người con trai của ngài, giáo lý của ngài miêu tả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng cho trật tự xã hội. Trong Sigalaka Sutta (Kinh Thi-Ca-La-Việt), Đức Phật đã dạy: “Có năm cách mà người con trai nên săn sóc bố mẹ … [Người con nên suy nghĩ rằng:] “Bao năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng tôi, nay tôi giúp đỡ cho bố mẹ. Tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình với bố mẹ. Tôi sẽ tiếp tục truyền thống gia đình. Tôi sẽ chứng tỏ là người xứng đáng với di sản của tôi. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi sẽ phân phối quà tặng thay cho họ.” Và cũng thế, có năm cách thức mà các bậc cha mẹ … sẽ giúp cho con: cha mẹ sẽ khuyên con tránh làm điều ác, khuyến khích con nên làm điều lành, dạy con nghề chuyên môn, tìm người vợ thích hợp cho con, rồi, theo đúng thời điểm đã hoạch định, giao gia tài lại cho con mình”

(Bodhi 2005, 117).

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp

Đức Phật nhấn mạnh đến bổn phận của con cái đối với bố mẹ.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã nói, “Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.” ‎Tuy nhiên, con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp:”. “[Một] đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan – nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm.” (Bohdi 2005,119).

Đức Phật được ví như người cha hiền từ cứu giúp chúng sanh

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật được miêu tả như là “ông bố của tất cả chúng sinh” (Cole năm 2005, 115). Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó ông bố sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy. Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

Suốt hơn 40 năm hoằng pháp lợi sanh, chỉ với đôi bàn chân trần, Đức Phật đã đem giáo pháp giải thoát nhiệm mầu truyền hóa khắp các nơi trên đất nước Ấn Độ, khiến cho ai ai cũng được nếm pháp vị dịu ngọt hạnh phúc giữa cuộc đời. Tình thương của Ngài chỉ có thể miêu tả như tình phụ tử, thương đàn con trầm luân trong nhà lửa tam giới, mà không quản lao nhọc cứu giúp.

Tâm hiếu của Đức Phật đối với đức vua Tịnh Phạn - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê

“Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố.” L‎ý do tại sao như thế? “bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời.”

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật Tông) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là “tantras bố.” Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa guru(đạo sư) và đệ tử bằng những từ-ngữ liên-hệ-đến-bố. Ở Tây Tạng, người ta xem vị Thầy tâm linh như là ông bố, và đã được thể hiện qua việc thực hành guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư), và các tổ chức của các vị Lạt Ma tái sinh (những vị Thầy tâm linh).

Tình Của Bố Trong Đạo Phật – Source-

Nguồn: what-when-how.com

5/5 - (6 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn