back to top
34.7 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 152

Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp được hưởng phúc lành

Chú Đại Bi cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mang tới những nhân duyên vô cùng tốt lành: Chúng sinh yên vui; Trừ mọi tai bệnh; Sống lâu khỏe mạnh; Giảm trừ tai nạn; Diệt trừ nghiệp ác; Xa rời chướng ngại; Tăng cường công đức; Củng cố thiện căn; Lánh xa uế tạp; Thỏa mãn mong mỏi.

Trì tụng Chú Đại Bi mang tới công đức vô biên, nên thực hiện trong các trường hợp: trước khi qua đời; mở mang đất thờ Phật; gặp điều ác đức; hóa độ chúng sinh; tích cực tu hành; sám hối; gặp nguy nan bĩ cực.

Cũng có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần Chú Đại Bi cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện; cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác; tổn thương người khác để có lợi cho mình.

Tụng Chú Đại Bi có thể làm chứng, tiêu trừ hết thảy tội nghiệt, hết thập ác, ngũ nghịch, hại người, hại pháp, phá trai, phá giới, phá tháp, phá chùa, trộm cắp, ô uế. Thành tâm thành ý mà niệm thì tận diệt đại ác, tất cả tiêu tan. Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh Tăng.

Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp được hưởng phúc lành
Bài Chú Đại Bi thường được trì tụng trong khóa lễ, nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo Phật giáo Đại thừa như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

Nếu niệm Chú Đại Bi từ tâm thì không bao giờ phải sợ 15 cái chết: chết vì đói khổ, chết vì đánh đập, chết vì bị oan, chết vì chiến trận, chết vì thú dữ, chết vì rắn độc, chết vì nước lửa, chết vì trúng độc, chết vì hãm hại, chết vì cuồng loạn, chết vì rơi xuống núi, chết vì kẻ ác, chết vì quỷ thần, chết vì ác bệnh, chết vì không an phận.

Tụng Chú Đại Bi, cầu tới cửa Quan Âm BồTát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái. Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.

Tụng Thần Chú Đại Bi, tiêu tai giải nạn

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh Tăng. Chú Đại Bi là bài chú sinh ra từ tâm từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát đối với chúng sinh, muốn chúng sinh đều được hưởng an lạc, thái hòa, tiêu trừ khổ nạn.

Mỗi khi bài chú cất lên là người tụng niệm như buông bỏ được tham, sân, hận, xa lìa chưởng nạn, tiễu trừ nghiệp ác, tiêu tan sợ hãi, tu tâm an nhiên. Bài Chú Đại Bi thường được trì tụng trong khóa lễ, nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo Phật giáo Đại thừa như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp được hưởng phúc lành
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh Tăng.

Thần Chú Đại Bi bản tiếng Việt chuẩn nhất

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

Quý bạn đọc xem video Tụng Chú Đại Bi 84 câu 21 biến Có chữ chạy – Thượng tọa Thích Trí Thoát tụng tại đây:

Thần chú Đại Bi có công năng gì?

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập 2, tr.1218), thần chú Đại Bi, Phạn ngữ Mahàkàrunikacitta-dhàrani, Hán dịch Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Thần Chú, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đại Bi Tâm Đà La Ni, là thần chú nói về công đức nội chứng của Bồ tát Quán Thế Âm.

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành:

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền, 

2. Thường sinh vào nước an ổn, 

3. Thường gặp vận may,

 4. Thường gặp được bạn tốt, 

5. Sáu căn đầy đủ, 

6. Tâm đạo thuần thục, 

7. Không phạm giới cấm, 

8. Bà con hòa thuận thương yêu, 

9. Của cải thức ăn thường được sung túc, 

10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ, 

11. Có của báu không bị cướp đoạt, 

12. Cầu gì đều được toại ý, 

13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ, 

14. Được gặp Phật nghe pháp, 

15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

– Không bị 15 thứ hoạnh tử:

1. Chết vì đói khát khốn khổ, 

2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 

3. Chết vì oan gia báo thù, 

4. Chết vì chiến trận, 

5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 

6. Chết vì rắn độc, bò cạp, 

7. Chết trôi, chết cháy, 

8. Chết vì bị thuốc độc, 

9. Chết vì trùng độc làm hại, 

10. Chết vì điên loạn mất trí, 

11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm, 

12. Chết vì người ác trù ếm, 

13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại, 

14. Chết vì bệnh nặng bức bách, 

15. Chết vì tự tử.

Chú đại bi: Những lợi ích khi trì tụng, Chú đại bi tiếng Việt và tiếng Phạn

Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành. Tuy nhiên, thần chú này được các nhà Phật học dịch khác nhau về tên kinh cũng như chương cú. Đơn cử như bản dịch chú Đại Bi của ngài Bồ Đề Lưu Chi có 94 câu, bản dịch của ngài Kim Cương Trí có 113 câu, bản dịch của ngài Bất Không có 82 câu…

Chú đại bi: Những lợi ích khi trì tụng, Chú đại bi tiếng Việt và tiếng Phạn

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền,

2. Thường sinh vào nước an ổn,

3. Thường gặp vận may,

4. Thường gặp được bạn tốt,

5. Sáu căn đầy đủ,

6. Tâm đạo thuần thục,

7. Không phạm giới cấm,

8. Bà con hòa thuận thương yêu,

9. Của cải thức ăn thường được sung túc,

10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ,

11. Có của báu không bị cướp đoạt,

12. Cầu gì đều được toại ý,

13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ,

14. Được gặp Phật nghe pháp,

15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử

1. Chết vì đói khát khốn khổ,

2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập,

3. Chết vì oan gia báo thù,

4. Chết vì chiến trận,

5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại,

6.Chết vì rắn độc, bò cạp,

7. Chết trôi, chết cháy,

8. Chết vì bị thuốc độc,

9. Chết vì trùng độc làm hại,

10. Chết vì điên loạn mất trí,

11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm,

12. Chết vì người ác trù ếm,

13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại,

14. Chết vì bệnh nặng bức bách,

15. Chết vì tự tử.

Ngoài ra, theo Kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành. Tuy nhiên, thần chú này được các nhà Phật học dịch khác nhau về tên kinh cũng như chương cú. Đơn cử như bản dịch chú Đại Bi của ngài Bồ Đề Lưu Chi có 94 câu, bản dịch của ngài Kim Cương Trí có 113 câu, bản dịch của ngài Bất Không có 82 câu…

Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.

Chú Đại bi bản tiếng Việt

Đây là bản chú đại bi dịch từ Âm Phạn, Âm Hán, Âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại:

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (Tụng 3 lần khi trì biến cuối cùng).

Chú Đại bi bản tiếng Phạn

Namo ratnatràyàya.

Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.

Om sarva rabhaye sunadhàsya.

Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.

Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.

Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.

Tadyathà: om avaloki lokate karate.

Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.

Mahi hrdayam kuru kuru karman.

Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.

Dhara dhara dhirini svaràya.

Cala cala mama vimala muktir.

Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.

Basha basham prasàya hulu hulu mara.

Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.

Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.

Maitreya narakindi dhrish nina.

Bhayamana svaha siddhaya svàhà.

Maha siddhàya svaha.

Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.

Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.

Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.

Padma kastàya svaha.

Nirakindi vagalàya svaha.

Mavari śankaraya svāhā.

Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.

Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.

Mời các bạn theo dõi video Chú Đại Bi 84 câu 21 biến Có chữ chạy – TT. Thích Trí Thoát tụng:

Nguồn gốc của Chú Đại Bi và sự linh ứng khi đọc tụng

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở cõi Ta Bà, mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, và cầu nguyện Ngài.

Trong Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, đức Phật Thích Ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ “Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni”, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma Ha Ca Diếp, A Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó, bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe”, cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn, đã được ghi lại ở trong kinh.

Hướng đến sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau:

Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh, nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này, để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai.

Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa, khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”.

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt, trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát, mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ, tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà Phạm Đạt Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường, dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…

Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại Bi:

1. Không bị chết vì đói khát, khốn khổ.

2. Không bị chết vì gông, tù, đòn roi.

3. Không bị chết vì oan gia thù nghịch.

4. Không bị chết vì chiến trận tương tàn.

5. Không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại.

6. Không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp.

7. Không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu.

8. Không bị chết vì trúng phải độc dược.

9. Không bị chết vì cổ độc tác hại.

10. Không bị chết vì điên loạn, mất trí.

11. Không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp.

12. Không bị chết vì kẻ ác thư ếm.

13. Không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại.

14. Không bị chết vì ác bệnh triền thân.

15. Không bị chết vì tự sát, tự tử.”

Nội dung chú Đại bi:

“Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

Nam mô a rị da

Bà lô yết đế thước bát ra da

Bồ Đề tát đỏa bà da

Ma ha tát đỏa bà da

Ma ha ca lô ni ca da

Án

Tát bàn ra phạt duệ

Số đát na đát tỏa

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

Nam mô na ra cẩn trì

Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

Tát bà a tha đậu du bằng

A thệ dựng

Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)

Na ma bà dà

Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

Án. A bà lô hê

Lô ca đế

Ca ra đế

Di hê rị

Ma ha bồ đề tát đỏa

Tát bà tát bà

Ma ra ma ra

Ma hê ma hê rị đà dựng

Cu lô cu lô yết mông

Độ lô đồ lô phạt xà da đế

Ma ha phạt xà da đế

Đà ra đà ra

Địa rị ni

Thất Phật ra da

Giá ra giá ra

Mạ mạ phạt ma ra

Mục đế lệ

Y hê di hê

Thất na thất na a

Ra sâm Phật ra xá lợi

Phạt sa phạt sâm

Phật ra xá da

Hô lô hô lô ma ra

Hô lô hô lô hê rị

Ta ra ta ra

Tất rị tất rị

Tô rô tô rô

Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

Bồ đà dạ bồ đà dạ

Di đế rị dạ

Na ra cẩn trì

Địa rị sắc ni na

Bà dạ ma na

Ta bà ha

Tất đà dạ

Ta bà ha

Ma ha tất đà dạ

Ta bà ha

Tất đà dũ nghệ

Thất bàn ra dạ

Ta bà ha

Na ra cẩn trì

Ta bà ha

Ma ra na ra

Ta bà ha

Tất ra tăng a mục khê da

Ta bà ha

Ta bà ma ha a tất đà dạ

Ta bà ha

Giả kiết ra a tất đà dạ

Ta bà ha

Ba đà ma kiết tất đà dạ

Ta bà ha

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

Ta bà ha

Ma bà rị thắng yết ra dạ

Ta bà ha

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

Nam mô a rị da

Bà lô kiết đế

Thước bàn ra dạ

Ta bà ha

Án. Tất điện đô

Mạn đà ra

Bạt đà gia

Ta bà ha”.

Tụng Chú Đại Bi cứu mẹ thoát khỏi tay bọn cướp

Lý Thân là cư dân Hương Cảng, một lòng kính tin Tam Bảo, hằng ngày trì tụng Kinh Kim Cang và Chú Đại Bi.

Chiều tối năm 1984, anh đang ngồi tĩnh tọa, đột nhiên cảm thấy tim đập dữ, cảm giác khó thở như có điềm chẳng lành, anh đoán có thể mẹ mình đang gặp chuyện chẳng lành (vì trước đây hễ mẫu thân xảy ra chuyện gì là Lý Thân lại có linh cảm này).

Thế là anh lập tức đến lễ trước tượng Quan Âm Bồ Tát, tụng to Chú Đại Bi, cầu Ngài gia hộ, che chở cho mẹ mình.

Tụng được mười biến, cảm thấy lồng ngực dần nhẹ nhàng hơn, Lý Thân mới dừng…. Tối đó mẫu thân trở về, bà kể:

“Vào lúc hoàng hôn, tại nơi bến đò, bà đã bị bốn tên côn đồ truy đuổi, chúng hét to bảo rằng nếu bà không bỏ tiền lại thì sẽ ra tay không nương tình… Đang trong lúc nguy cấp, bà lách mình được vào cái hốc của một tòa cao ốc và trốn được, mấy tên côn đồ chạy ngang qua chẳng phát giác ra chỗ ẩn nấp của bà, cứ như thể bà đang tàng hình vậy…”.

Lý Thân lúc này mới kể lại với mẹ mình, anh nói rằng:

“Chính nhờ đức Quan Âm Bồ Tát che chở cho mẹ, nên mẹ mới thoát khỏi tay bọn côn đồ một cách kì diệu”.

Từ đó về sau, mẹ Lý Thân ngày càng có niềm tin sâu dày và nhiệt thành thực hành Phật pháp…

Trích “Quan Âm Kinh Chú – Phụ Lục Người Thật Việc Thật Hương Cảng”

Cách trì tụng chú Đại Bi tại nhà chuẩn nhất

Tụng trì chú Đại Bi như thế nào là đúng pháp?

Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.

Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng. Tóm lại, “Giữ gìn trai giới, ở nơi tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan đốt đèn, dùng hương hoa cùng thực phẩm cúng dường, buộc tâm một chỗ”, đó là tất cả những điều kiện lý tưởng để hành giả trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại sở làm, tại nhà… Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng để cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bởi vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng thần chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh.

Bàn thờ:

Hành giả nên có một phòng riêng yên tỉnh để lập bàn thờ Bồ tát. Bàn thờ nên có hình tượng Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có thì có thể sử dụng bất cứ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nào mà mình hiện có. Hình tượng Bồ Tát nên để day mặt về hướng Tây. Trên bàn thờ tuy không bắt buộc nhưng nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang, nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ. Có thể sử dụng chuỗi hạt gỗ để trợ lực khi trì tụng.

Cách thức ngồi, lạy:

Mỗi người nên có một tọa cụ, hoặc đơn giản hơn, một miếng vải sạch hay khăn bông xếp lại để làm chỗ tọa thiền. Hành giả nên ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu gặp khó khăn thì có thể ngồi theo cách thức bán già (ngồi xếp bằng, chân phải gác lên chân trái hay ngược lại), lòng bàn tay để ngửa hướng lên trên, bàn tay mặt để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt nên mở hé, nếu nhắm hẳn thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm, nếu mở lớn thì khó định tâm.

Lạy là nghi thức biểu lộ sự cung kính, tôn trọng. Mỗi thời đại có một cung cách khác nhau để biểu lộ sự tôn trọng. Lối lạy kiểu cũ theo cách thức của người Trung Hoa có nhiều điểm rất bất tiện, không thích hợp cho không khí thiền đường. Trước hết, với kiểu lạy này, khi hành lễ mỗi người chiếm một khoảng diện tích đáng kể đủ để có thể đứng và qùy xuống lạy, gây trở ngại cho những thiền đường nhỏ. Việc đứng lên qùy xuống gây ra những tiếng động của động tác, tiếng sột soạt của quần áo, những động tác này cũng có thể làm phóng ra những bụi bặm, vi trùng mà ta mang trên quần áo, những mùi hôi của cơ thể – nhất là trong những xứ khí hậu nóng nực, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ta cần có để thở. Chưa kể là việc đứng lên qùy xuống lộn xộn trong những tư thế rất khó coi… Cho nên, chúng ta có thể thực hành một cách lạy tương đối đơn giản trong khi hành lễ, là thiền sinh cứ ngồi theo tư thế hành thiền, kiết già hay bán già, khi lạy chỉ cúi gập đầu xuống sàn phía trước, kéo dài tư thế này một khoảng thời gian ngắn đủ để niệm một câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, xong ngồi dậy.

Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi:

Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.

Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có mười công đức sau đây:

Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh

Thiên ma hoảng sợ.

Tiếng vang khắp mười phương

Ba đường hết khổ

Tiếng đời chẳng lọt vào tai

Lòng không tán loạn

Dõng mãnh tinh tấn

Chư Phật vui mừng

Tam muội hiện ra trước mắt

Vãng sanh Tịnh Độ

Thật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.

Cách tụng chú Đại Bi tại nhà đúng cách 

Chư Tổ bảo: “Chú Đại Bi trăm vạn kiếp khó gặp. Người chẳng có duyên sâu với Phật, e rằng đến tên chú còn chẳng được nghe, nói chi đến có phước mà trì tụng.” Nay bạn có phước được thân người, lại duyên may gặp được Chú, nếu chẳng phát tâm trì tụng, thật uổng phí một kiếp làm người.

Người tại gia thân vướng lưới thế gian. Cuộc sống còn mưu sinh với trăm mối lo toan, ngàn nẻo buộc ràng. Lại gia quyến cháu con bận buộc, muốn trì tụng chú đại bi tại nhà đúng như pháp, thật cũng không dễ dàng gì. 

Tuy thế, pháp quý ở nơi chí tâm trì tụng, nếu tinh tấn hành trì, thì chỉ cốt yếu nhất ở nơi dụng tâm chí thành cung kính; còn hình tướng ở bên ngoài, gắng thanh tịnh được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Bạn cần phải nhớ rằng: Pháp tụng chú phải đọc tụng ra tiếng, không to không nhỏ; tiếng rõ ràng, không nhanh, cũng không nên quá chậm. Bởi tụng to quá dễ bị tổn khí, tụng nhỏ thì chúng sanh xung quanh khó nghe; tụng nhanh dễ thành tụng dối, mà tụng chậm thì dễ bị trệ, tạp niệm sanh khởi nhiều.

Tụng chú Đại Bi tại nhà bao gồm 6 bước.

Phát nguyện:

Bạn chắp tay rồi phát nguyện tụng chú như sau:

“Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát(03 lần). Nay con vì khắp pháp giới chúng sanh, vì linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con và hết thảy các chúng sanh có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay mà trì tụng chú Đại Bi. Con cầu nguyện Bồ Tát từ bi phóng quang, gia hộ cho hết thảy cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát(03 lần).”

Tiếp theo bạn đọc bài kệ phát nguyện: 

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau độ các chúng sanh,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được qua biển khổ,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau được đạo giới định.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau về nhà vô vi.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,

Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,

Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,

Địa ngục liền mau tự tiêu diệt,

Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.

Ngạ quỷ liền được tự no đủ,

Nếu con hướng về chúng Tu La,

Tu la tâm ác tự điều phục,

Nếu con hướng về các súc sanh,

Súc sanh tự được trí huệ lớn.

Niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Bạn chắp tay niệm: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (khoảng 30 câu)

Niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật.

Bạn chắp tay niệm: Nam mô A Di Đà Phật. (khoảng 30 câu)

Tụng:

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (03 lần)

Bạn kiết Tam Muội Ấn:

Tay trái đặt dưới tay phải, các ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón cái chạm vào nhau. Sau đó tụng ít nhất 5 biến chú theo bản chuẩn ở trên. ( Bắt đầu từ câu: Thiên thủ thiên nhãn)

Hồi hướng công đức

Sau khi đã tụng bao nhiêu biến chú ấy rồi, bạn cần hồi hướng công đức để viên mãn thời khóa, bằng cách chắp tay đọc như sau: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (03 lần). Con nguyện hồi hướng công đức tụng chú Đại Bi này cho Pháp giới chúng sanh, cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; và cho hết thảy các chúng sanh có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Nguyện cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (03 lần).

Những câu chuyện tụng chú Đại Bi được linh ứng

Nói về sự mầu nhiệm và Linh ứng chú Đại Bi thì không bút nào có thể tả được. Chuyện linh ứng cổ kim đến nay nhiều vô lượng vô biên. 

Nguyện người hữu duyên đọc được bài này, xin hãy chia sẻ cho nhiều người biết. Để nơi nơi, hoặc người phát tâm tự tụng chú, hoặc phát qua máy nghe nhạc cũng được, để lợi lạc cho khắp pháp giới chúng sanh. Âm đức tích được vô cùng lớn!

Linh ứng chú Đại Bi:

Hiển đạt – Giầu sang

Theo Cảm Ứng Thiên Đồ Thuyết, vào đời Thanh, Tào Thành Tú gặp một vị Tăng bảo: “Nếu ngươi có thể kiêng thịt bò, thịt chó, sẽ có thể hiển đạt”.

Ông Tú nói: “Tôi là hạng bắn cung, cỡi ngựa tầm thường, sao dám mong cầu công danh?”

Vị Tăng bảo: “Nếu có thể sáng tối tụng chú Đại Bi, lo gì chẳng đạt được phước báo ấy?”

Thành Tú bèn giữ giới, tụng chú không gián đoạn. Vào chốn quan trường, dường như có thần giúp, không đầy mấy năm, làm quan đến chức Thiên Tổng. Tự ghi vào năm Càn Long 12 (1747).

Theo Linh Nghiệm Ký, Hứa Nguyên Cát ở Huy Châu nghèo khổ muốn tự trầm. Một cụ già ngăn lại bảo hãy kiền thành tụng chú Bạch Y của Đại Sĩ thì trời sẽ giáng phước. Ông ta liền tụng chú không ngừng, bèn được giàu to, ấn tống càng rộng. Dời nhà sang Dương Châu, con cháu hiển vinh, thịnh vượng.

Lửa không thể chạm

Theo Tín Tâm Lục. Ông Thái Tư Tương được cử giữ chức Thôi Tào Vận (kiểm soát vận chuyển đường thủy). Ông thuê nhà dân để làm công sở, bốn phía không có tường, ở sát với nhà dân. Chợt hàng xóm bốc lửa, mọi nhà đều lo cứu đồ đạc, ông Thái ngồi yên không động đậy. Kẻ hầu nhiều lần van nài ông Thái hãy lánh nạn, nhưng ông ta chẳng đoái hoài.

Lửa cháy lan tới, vượt qua công sở của ông Thái, còn cháy thêm mấy nhà nữa rồi mới tắt. Người ta hỏi ông có thuật gì, ông đáp: “Tôi kiền thành tụng chú Đại Bi”. Người ta bảo: “Thần chú cố nhiên linh nghiệm, lỡ vạn nhất không ứng nghiệm, thì há chẳng phải là chết uổng một mạng ư?” Ông Thái nói: “Nhà tôi nhiều đời trì tụng. Những sự linh ứng chú Đại Bi như thoát khỏi những ách nạn đao binh, nước lửa, nạn gấp v.v… chẳng thể kể xiết.

Còn như tôi trì chú Đại Bi đã hai mươi năm, phàm gặp phải nạn gấp, hễ cảm đều thông. Trong thời Càn Long, khi tôi sống ở kinh đô. Nhà hàng xóm ở phía Nam bốc lửa. Lại gặp trận gió nồm, lửa càng cháy mạnh, dọn chạy đồ đạc không kịp. Tôi tụng chưa xong một biến chú này, gió đã đổi chiều. Lửa cháy ngược lại phía Nam, riêng nhà tôi không sao.

Vì thế, biết sâu xa chú này được chư thần ủng hộ, gìn giữ, có thể chuyển biến ách nạn. Nếu lòng tin không chân thành, làm sao dám coi thường hiểm nạn cho được? Nhưng phải sám hối tội trước, tận lực làm chuyện lành. Mỗi ngày sáng tối kiền thành tụng chú năm bảy lượt thì sở cầu không chi chẳng được toại ý!”.

Linh ứng chú Đại Bi:

Không chết đuối

Theo Thương Túc Am Tùy Bút, vào đời Thanh. Thái Thú quận Phổ Nhĩ là Trần Đình Dục thờ Đại Sĩ hết sức kiền thành, hằng ngày tụng chú Đại Bi. Trong niên hiệu Đạo Quang, ông Trần theo ngả Giang Hán về kinh, sảy chân té xuống sông.

Khi ấy, gặp cơn gió mạnh, trong chớp mắt đã cách thuyền cả dặm. Kỳ lạ là ông thấy nước chỉ ngập tới gối, hai chân như có vật gì nâng đỡ không bị chìm, chỉ có áo bào bay phần phật trên mặt sóng mà thôi. Ông bèn vội tụng chú Đại Bi. Chưa được ba lượt, đã có người đến cứu, phần trên thân trọn chẳng bị ngấm ướt.

Tăng thọ

Theo Tịnh Độ Thánh Hiền Tục Lục, vào đời Thanh. Ngô Doãn Thăng ở Hổ Khâu, lúc bé, gặp một vị Tăng bảo: “Ngươi có thiện căn, tiếc là năm hai mươi chín tuổi sẽ gặp thủy tai. Chỉ có cách từ nay trở đi hãy kiêng giết, phóng sanh. Mỗi ngày kiền thành niệm Phật, trì chú Đại Bi, may ra sẽ thoát được!”

Ông Thăng tin nhận, phụng hành. Lại còn đem chuyện này khuyên người khác. Đến năm hai mươi chín tuổi, từ đất Hàng ngồi thuyền về thăm nhà. Thuyền đang đi bỗng sông nổi sóng rất nguy hiểm. Ông vội chắp tay niệm Phật. Thuyền lật, rơi xuống nước, trong lúc mơ màng nghe có tiếng nói: “Ngô Doãn Thăng có công khuyên người niệm Phật, được thoát khỏi nạn này”. Mở mắt ra nhìn quanh thì thân đã ở trên bờ, đã được dân chài cứu lên rồi!

Thoát khỏi ma mèo

Theo Báo Ứng Lục, vị tăng đời Nguyên là Huệ Cung bị bệnh bao tử, không ăn uống được. Một đêm sư mộng thấy một con mèo chui vào bụng. Từ đó bệnh ngày càng nặng, lại thèm ăn cá. Sư tự biết là nghiệp báo, nên phát tâm niệm thánh hiệu Đại Sĩ trăm vạn câu. Hằng ngày trì thêm chú Đại Bi 108 biến. Về sau sư mộng thấy đồng tử áo xanh xách giỏ đựng một con gà tới, con mèo bèn từ miệng sư Huệ Cung vọt ra. Sư kinh hãi tỉnh giấc thì đã lành bệnh.

Linh nghiệm dị thường

Theo Báo Ứng Lục, đời Đường, Ngô X… làm lính đi đánh dân thiểu số. Dọc đường nhóm lính bắt được con rùa trắng, liền làm thịt rồi cùng nhau ăn. Mấy năm sau người ông bị mọc ghẻ lở loét, rụng lông mày. Ngón chân, ngón tay đều rụng cả. Ông ta chẳng biết làm gì để sống nên đi ăn xin ở chợ An Nam.

Một hôm có vị Tăng nhìn thấy bảo: “Nếu ngươi niệm Quán Âm Đại Bi Chân Ngôn ắt sẽ được thiện báo”, rồi truyền dạy chú Đại Bi. Người lính ấy tin sự linh ứng của chú Đại Bi nên nhất tâm niệm tụng. Một thời gian sau vết thương dần dần lành. Kỳ lạ nhất là ngón chân, ngón tay lại mọc ra. Về sau cảm ân bồ tát, ông xuất gia làm tăng, hiệu là Trí Ích.

Kệ chữa bệnh mắt

Theo sách Đồ Thuyết. Tăng Xử Thao người Thai Châu mắc bệnh mắt. Ông ta chữa nhiều năm không khỏi. Về sau nghe nói chú Đại Bi linh ứng nên thường trì tụng. Một đêm mộng thấy Đại Sĩ truyền dạy cho cách chữa mắt: Mỗi sáng lấy một chén nước sạch, niệm bảy biến chú rồi dùng nước ấy để rửa mắt. Lại truyền cho bài kệ rằng:

Cứu khổ Quán Thế Âm.

Cho con đại an lạc.

Và ban đại phương tiện.

Diệt trừ ngu si ám.

Hiền kiếp các chướng ngại.

Các tội ác vô minh.

Ra khỏi nhà tăm tối.

Khiến con thấy ánh sáng.

Tôi nay nói cách rửa.

Sám hối, gỡ tội mắt.

Khắp phóng quang minh sạch.

Nguyện thấy tướng vi diệu”.

Bài kệ này được truyền tụng, những người làm theo phần nhiều đều linh nghiệm.

Theo Quán Thế Âm Bồ Tát Cảm Ứng Tụng

Thắc mắc trong việc đọc chú đại bi

Câu hỏi:

Kính thưa sư thầy, con có một thắc mắc về việc đọc chú đại bi, mong thầy từ bi giải đáp. Con có đọc trong ‘Mật Tông vấn đáp’ là chú có những lợi ích to lớn, nên cũng đi kèm với những tác hại. Có những người trì chú lâu ngày rồi hóa điên, bị tẩu hỏa nhập ma do tác dụng phụ của chú. Nên khi tu theo Mật tông, cần có thầy chỉ dẫn, nếu tự đọc sách thấy hay rồi làm thì lợi bất cập hại, như người mù chơi dao. Hiện tại con đọc Chú đại bi là chính, kèm với Chú chuẩn đề và Chú dược sư. Con muốn mình tiến bộ nhanh trên con đường tu tập nên kết hợp đọc chú thêm vào Thiền và niệm Phật. Con nghĩ 3 bài chú này là phổ biến nên việc đọc nó là vô hại. Còn những bài chú tối mật hơn, cần bắt ấn thì cần phải có thầy chỉ dẫn.

Trả lời:

Trong Tam Tạng nguyên thuỷ nhất không thấy đức Phật dạy bài chú nào. Nếu có chỉ do Chư Thiên Hộ Pháp cho để khi có hoạn nạn nguy hiểm gì đọc lên để kêu họ đến giúp thôi.

Chú phần lớn tìm thấy trong các bộ Kinh do hậu nhân biên soạn như là phương tiện thiện xảo được vận dụng cho căn cơ đức tin – giống như những bài thuốc mẹo để chữa bệnh – do đó lợi hại khó lường, nếu không sử dụng đúng mức sẽ trở thành tai hoạ.

Thay vì đọc các chú mà con nói, con nên đọc Bát Nhã Tâm Kinh, trong đó cũng có bài chú cao nhất trong các chú sẽ lợi ích hơn nhiều. Hoặc chỉ hành thiền chánh niệm tỉnh giác trong đời sống hàng ngày thôi. “Nhất nghệ tinh” tốt hơn là kết hợp lung tung sẽ “Dục tốc bất đạt”.

Theo: Trung tâm Hộ tông