Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ “Từ bi”, bên phải đắp chữ ” Hỷ Xả”.
Tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả là bốn cái tâm rộng lớn vô lượng (Tứ vô lượng tâm) trong Phật giáo mà các đệ tử nỗ lực tu tập.
Đức Phật và các vị đại Bồ Tát thành tựu trọn vẹn bốn tâm rộng lớn vô biên này dùng để hoá độ cứu giúp muôn loài chúng sanh.
Người Phật tử, dù xuất gia tu hành hay tại gia cư sĩ Phật tử cũng phải thường xuyên vun đắp tu tập bốn tâm rộng lớn này.
Trong bốn tâm này, tâm xả, hạnh xả có vị trí vô cùng quan trọng không thể thay thế.
Người tu hành mà không tu tập phát triển tâm xả, thực hành hạnh xả thì khó mà có thành tựu lớn được.
Trong Tứ vô lượng ( 四無量, sa. catvāryapramāṇāni, pi. catasso appamaññāyo), là “bốn trạng thái tâm thức rộng lớn vô lượng, thì Xả vô lượng (sa. upekṣāpramāṇa, pi. upekkhā-appamaññā) có vai trò quan trọng.
Những điều cần buông xả để có hạnh phúc
Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì, khi nhận ra và từ bỏ tham lam ích kỷ, vọng tâm, kiêu ngạo khi tự coi mình là trung tâm, đề cao giá trị bản thân. Thân tâm giữ vững trước sự vô thường thế gian, thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân; đời là bể khổ mà vẫn ung dung, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước cảnh thuận nghịch thế gian.
Biết buông xả là một loại trí tuệ, có buông xả mới có hạnh phúc. Không biết buông xả sẽ khổ nhiều.
Buông xả là một loại khả năng vì không phải ai cũng có khả năng buông xả. Vì họ cố chấp nhiều hơn.
Buông xả là một loại bản lĩnh vì không phải ai cũng có bản lĩnh này.
Buông xả là một pháp tu, vì phải thực hành đúng pháp mới có khả năng buông xả.
Buông xả 1 phần được 1 phần hạnh phúc, ai xả 5 phần được 5 phần hạnh phúc, ai xả 9 phần được 9 phần hạnh phúc…
Cố chấp tỉ lệ thuận với khổ đau
Buông xả tỉ lệ thuận với an lạc
Xả nghĩa là bao dung, độ lượng buông bỏ không cố chấp dính mắc thù ghét mọi người, mọi chuyện.
Xả bắt đầu từ chuyện nhỏ nhặt dễ xả bỏ nhất
Mỗi ngày buông xả một chút
Xả những thứ chẳng can hệ gì đến ta mà ta vẫn dính mắc, vẫn chấp
Xả đến những việc những không hài lòng hằng ngày
Xả tiếp những người chúng ta chỉ hơi khó chịu
Xả những người ta đã ghét một thời gian
Ví dụ ta ôm chấp một lời nói xấu của người khác một ngày ta khổ một ngày; ta ôm chấp 1 năm ta khổ một năm; ta ôm chấp cả đời không xả ta khổ cả đời.
Cũng lời nói xấu ta đó, ta xả ra ngay lập tức, ta hết bực mình khó chịu ngay lập tức
Xả luôn những người ta thù hận ghét bỏ
Xả những ân oán tình thân có liên quan huyết thống
Muốn xả được phải tập quán xét, suy nghĩ hằng ngày là;
Ta chấp là ta khổ, ta xả là ta bớt khổ
Ta chấp là gia đình ta khổ, ta xả là gia đình ta bớt khổ
Ta chấp là người thân ta khổ, ta xả là người thân ta bớt khổ
Ta muốn sống an vui hạnh phúc, ta phải tập phép xả hằng ngày
Ta xả vì ta hiểu lời Phật dạy.
Hạnh xả là một loại tâm lý đạo đức cao thượng
Buông xả không chấp là hành vi đạo đức
Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được
Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.
Tùy theo trí tuệ, nhận thức, điều kiện, tình hình thực tế hiện tại của chính mình, mình biết mình buông xả cái gì có thể giúp cho bản thân sống tốt hơn, bớt khổ bớt sầu hơn; cái nào cần thiết phải buông xả trước, cái nào buông xả sau.
Quan trọng là phải hiểu người đời, phàm phu chưa thể buông xả hoàn toàn như các bậc Thánh được; Phật tử cư sĩ tại gia chưa thể học các pháp buông xả như các vị Tăng Ni đã xuất gia được. Nếu không sẽ phản tác dụng.
Buông xả không chấp là pháp tu giải thoát
Ta xả vì ta biết rõ luật quy vô thường, quy luật nhân quả, chân lý duyên khởi
Tứ.vô lượng
Tu tâm xả
Xả là trí tuệ
Xả là bản lĩnh
Xả giải thoát