31.4 C
Chư Sê
Thứ Ba, 6 Tháng 5, 2025

Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Chủ đề của đại lễ Vesak năm nay: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, đã khẳng định rõ vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, từ xung đột đến khủng hoảng nhân đạo, từ biến đổi khí hậu đến bất bình đẳng xã hội.

Tham dự đại lễ có sự hiện diện của hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, Hòa thượng Phra Brahmapundit – Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak (ICDV) – cùng nhiều vị giáo phẩm cao cấp các nước đã cùng tề tựu, biểu trưng cho tinh thần “nhất thể trong đa dạng” của cộng đồng Phật giáo toàn cầu.

Về phía lãnh đạo Việt Nam, lễ khai mạc có sự tham dự của Chủ tịch nước Lương Cường, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cùng nhiều vị Ủy viên Bộ Chính trị và lãnh đạo cấp cao khác. Sự hiện diện này khẳng định sự đồng hành và trân trọng của Nhà nước Việt Nam đối với các giá trị tinh thần, nhân văn và hoà bình mà Phật giáo lan toả.

Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt
Chủ tịch nước Lương Cường và Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Ảnh: Nhật Thịnh
Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Trí Quảng – Đức Pháp chủ Hội đồng chứng minh Trung ương GHPGVN – cho biết: “Đây là lần thứ tư, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam, và là lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM… Chúng ta vô cùng diễm phúc được cung thỉnh xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia Ấn Độ và là bảo vật thiêng liêng vô giá của nhân loại. Đồng thời, chúng ta cũng có đầy đủ nhân duyên đảnh lễ trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức; ấn quyết xác lập sự tu chứng mầu nhiệm của Hòa thượng Thích Quảng Đức (1897-1963), vị Bồ tát cả một đời sống vị tha, hiện hữu vì lợi ích lớn lao cho đạo pháp và dân tộc”.

Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt
Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Đại lão hòa thượng Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc. Ảnh: Đăng Huy 

Theo Hòa thượng Thích Trí Quảng, nhân loại đang sống trong một thế giới đầy biến động khó lường do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và nghèo đói. Chiến tranh và xung đột làm cho con người phải sống trong nỗi bất an, sợ hãi. Vì thế, “hơn bao giờ hết, chúng ta càng trân kính, nỗ lực thực hành những lời dạy quý báu của Đức Thế tôn và thắp sáng lên tinh thần ngọn lửa thiêng liêng của Bồ tát Thích Quảng Đức trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, nhân văn, đạo đức và phát triển bền vững vì hạnh phúc con người”.

Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN, Chủ tịch Ủy ban tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 phát biểu. Ảnh: Đăng Huy 

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN, Chủ tịch Ủy ban tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 – nhấn mạnh: “Chủ đề của Vesak năm nay chính là thông điệp cấp thiết hơn bao giờ hết, mang ý nghĩa nhân văn, sâu sắc và đầy tính thời đại mà cộng đồng Phật giáo muốn gửi đến toàn thế giới. Trong một thế giới còn nhiều bất ổn, con người luôn phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, chúng ta cần khơi dậy tinh thần đoàn kết và bao dung, lấy con người làm trung tâm của mọi hành động. Đức Phật có dạy rằng ‘Tất cả chúng sinh đều có phật tính’. Đó chính là lời khẳng định về giá trị và phẩm giá bình đẳng của mọi con người, không phân biệt màu da, tôn giáo, quốc tịch hay địa vị xã hội… Ngài cũng đã khẳng định ‘Tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hay hành động với tâm thanh tịnh, an lạc sẽ theo ta như bóng với hình’.

Tinh thần đoàn kết và bao dung không chỉ là lời dạy của Phật giáo, mà còn là nguyên lý cốt lõi của Liên Hợp quốc. Chính vì vậy, từ hội trường này, chúng ta cùng nhau kêu gọi hãy gác lại những khác biệt để xây dựng một cộng đồng toàn cầu đoàn kết. Hãy dùng ánh sáng của trí tuệ để hóa giải vô minh và bạo lực. Hãy lấy con người làm trung tâm, tôn trọng phẩm giá, không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển bền vững”.

Trước thềm đại lễ, hàng loạt hoạt động văn hóa – nghệ thuật đã được tổ chức, như lễ thượng đại kỳ Phật giáo rộng 500m², lá cờ Phật Giáo lớn nhất thế giới, triển lãm thư tịch cổ, trưng bày bảo vật quốc gia, và các chương trình biểu diễn nghệ thuật đến từ nhiều nền văn hóa: Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…Vesak – ngày Tam hợp linh thiêng (Đản sanh, Thành đạo, Nhập Niết-bàn của Đức Phật) – đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận từ năm 1999. Từ đó đến nay, ngày Vesak không chỉ là lễ hội tôn giáo mà đã trở thành nhịp cầu giao lưu văn hóa, gắn kết con người trên nền tảng trí tuệ và từ bi.

Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 diễn ra từ ngày 6 – 8/5 với sự tham dự của 2.700 đại biểu; trong đó có 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: Đăng Huy 
Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt
Vesak 2025: Rạng rỡ trên đất Việt

Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, việc tổ chức Đại lễ Vesak 2025 không chỉ là niềm tự hào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà còn là dấu ấn lớn trong hành trình hội nhập văn hóa tâm linh của đất nước trên bản đồ thế giới.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn