back to top
23.1 C
Chư Sê
Thứ Ba, 23 Tháng Bảy, 2024

Bản hoài ra đời của Đức Phật

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Kinh Pháp-Hoa nói: “Chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một nhân duyên lớn mà hiện ra đời. Xá-Lợi-Phất! Sao gọi là chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một nhân duyên lớn mà hiện ra đời?”

“Ðó là các Ðức Như-Lai vì muốn cho chúng-sanh mở mang tri-kiến-Phật để được thanh tịnh mà hiện ra đời. Vì muốn chỉ bày tri-kiến-Phật cho chúng-sanh mà hiện ra đời. Vì muốn cho chúng-sanh tỏ ngộ tri-kiến-Phật mà hiện ra đời. Vì muốn cho chúng-sanh chứng vào tri-kiến-Phật mà hiện ra đời”.

Ðại ý đoạn kinh trên, chư Phật ra đời với bản hoài muốn cho tất cả chúng-sanh đều thành Phật. Có thành Phật mới đi đến chỗ độ mình độ người một cách viên mãn. Nhưng xét lại trong hàng Phật-tử xuất-gia, tại-gia, phần đông sự phát tâm hướng đạo đã sai với mục đích căn bản ấy.

Có kẻ đi đến chùa để cầu cho gia quyến bình yên, làm ăn phát đạt. Có người cúng dường tu phước để cầu sự vui ngũ dục đời sau.

Có kẻ gặp cảnh duyên trắc trở, mượn câu kinh tiếng kệ để an ủi tâm hồn. Có người vì tránh nạn duyên, hoặc mến cảnh chùa tịch mịch, hay muốn an hưởng thanh nhàn, nên mới nương cửa Phật.

Đức Phật bên trong

347400572_1485039218980566_6261249481246395206_n

Tóm lại, nhân duyên vào đạo tuy nhiều, nhưng ít ai thiết thật xa lìa danh lợi cầu quả giải thoát để độ mình độ người. Tuy rằng đối với phàm-phu, đôi khi nghịch cảnh cũng là bước đầu dẫn đến Niết-bàn, hay chắp tay trước thánh tượng, niệm một tiếng nam-mô, cũng là gieo nhân giải thoát, nhưng người đã nương về Tam-bảo, cũng nên chuyển hướng tâm nguyện và hành vi cho đúng với bản hoài của Phật.

Lộ trình giải thoát với tiêu điểm lợi mình lợi người, rất trắc trở khó khăn, nếu chẳng phải là người có chí kiên nhẫn, đức dũng tiến, tất không thể đi đến nơi đến chốn. Cho nên quan niệm tu hành theo lối cầu an như: “Ðã đem mình đến am mây. Tuổi nầy gởi với cỏ cây cũng vừa”, thật đã sai lầm, không những trái với bản tâm của Phật, còn lạc với thật nghĩa hướng đạo của mình.

Bản hoài ra đời của chư Phật đại để là thế. Tuy nhiên, vì căn cơ chúng-sanh có muôn vàn sai khác, nên các Ðức Thế-Tôn khi xuất hiện đều dùng vô số phương tiện dẫn dắt kẻ hữu duyên đi từ bậc thấp đến cao. Giáo pháp của Phật tuy nhiều, nhưng có thể chia làm ba bậc, hay ba thừa, tức là Tiểu-thừa, Trung-thừa và Đại-thừa. Hay gọi cách khác là hạ, trung, thượng-thừa.

Nếu nói rộng ra thì có đến năm thừa là: Nhơn, Thiên, Thanh-Văn, Duyên-Giác, và Bồ-Tát thừa. Ðây là kể năm thừa theo lối thông truyền. Theo kinh Ðại-Thừa-Trang-Nghiêm-Công-Ðức, cách phu diễn năm thừa có hơi khác qua thứ lớp như sau: Bồ-Tát-thừa, Duyên-Giác-thừa, Thanh-Văn-thừa, Chủng-chủng-tánh-thừa và Nhơn-Thiên-thừa. Ðể diễn tiến theo tuần tự thấp đến cao, từ cạn đến sâu, những chương và thiên sau, bút giả sẽ lần lượt trình bày khái quát về những giáo pháp ấy.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn