back to top
23.5 C
Chư Sê
Thứ Ba, 14 Tháng Năm, 2024

Suy ngẫm về lời dạy “Ai thấy Pháp, người ấy thấy Phật”

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Đức Phật đã nhập Niết Bàn gần 26 thế kỷ, nhưng lời dạy của Ngài vẫn còn in đậm trong tâm thức của tất cả những người con Phật nói riêng và toàn nhân loại trên thế giới nói chung. Bởi lẽ những lợi lạc mà Ngài đã mang lại cho chúng sanh quá lớn lao, vĩ đại.

Trong tất cả những sự kiện cuộc đời của đức Phật, có lẽ ngày đức Phật nhập Niết-bàn đem lại cho chúng ta thật nhiều lắng đọng và trầm mặc nhất. Bởi vào ngày này, một con người vĩ đại, một tấm lòng đại bi vô lượng, một bậc đại trí tuệ hiểu rõ căn cơ chúng sanh, chỉ dẫn con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sanh đã không còn hiện hữu trên thế gian này.

Đức Phật đã nhập Niết Bàn gần 26 thế kỷ, nhưng lời dạy của Ngài vẫn còn in đậm trong tâm thức của tất cả những người con Phật nói riêng và toàn nhân loại trên thế giới nói chung. Bởi lẽ những lợi lạc mà Ngài đã mang lại cho chúng sanh quá lớn lao, vĩ đại. Có thể nói rằng, suốt 49 năm thuyết pháp hoằng hóa độ sanh, những dòng sữa pháp tươi mát đã đem đến sự hạnh phúc và an lạc cho muôn người trên vũ trụ này.

Nhân tưởng niệm ngày nhập vô dư Niết Bàn của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng con chợt nhớ đến lời dạy của Ngài trong câu chuyện về Tôn giả Vakkali thuộc Kinh Tương Ưng Bộ. Khi tôn giả Vakkali đang bị bịnh nặng, sắp lâm chung, dù lòng rất muốn diện kiến dung nhan và đảnh lễ đức Thế Tôn lần cuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được. Thế nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mình ở. Khi đã đến nơi, Đức Thế Tôn nói với tôn giả rằng: “Này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta, ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp.”

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

01

Chúng ta có thể hiểu lời dạy này theo hai ý. Ý nghĩa thứ nhất Ngài muốn trao truyền cho chúng ta, Ngài là con người như bao nhiêu con người khác, do vậy thân thể của Ngài cũng giống như bao nhiêu thân thể khác, cũng cần có sự ăn uống, ngủ nghỉ, cũng có trạng thái bịnh hoạn ốm đau và bài tiết. Nếu chúng ta có cho rằng, Phật và chúng sanh khác nhau, sự khác nhau đó cũng chỉ là sự khác biệt về nhận thức. Người đã giác ngộ không còn những loại khổ về mặt tâm lý, nhưng khổ về mặt tự nhiên vẫn còn, như nóng lạnh, đau bệnh… Ý nghĩa thứ hai, Vakkali là người sống nặng về tình cảm, quá chú trọng về mặt hình thức bên ngoài của Như Lai, không thấy cái giá trị đích thực từ bên trong mà Ngài đã giác ngộ. Giá trị cao quý nơi đức Thế Tôn là chân lý, không phải là 32 tướng tốt hay 80 vẻ đẹp. Pháp mà đức Phật đề cập ở đây chính là “Lý Duyên Khởi”- chân lý mà Ngài chứng ngộ được dưới cội cây Bồ đề.

Duyên khởi là nguyên tắc vận hành của con người và vũ trụ, không phải do đức Phật tự mình sáng tạo ra. Không có một cái gì, một người nào vận hành ngoài qui luật này, cho nên giáo lý duyên khởi được gọi là chân lý. Từ đây, đức Phật chỉ ra bản chất con người không có cái gì gọi là ngã hay linh hồn trường tồn, các sự vật luôn ở trạng thái chuyển đổi, không có một pháp nào đứng yên, sự chuyển dịch đó gọi là vô thường. Sắc đẹp, tiền tài, địa vị, chức quyền…. dù chúng ta có cố giữ đến đâu, rồi cũng phải đổi thay ở một lúc nào đó. Vì lòng thương chúng sanh trầm luân trong đau khổ, đức Phật tùy theo căn cơ và trình độ khác nhau của mỗi loại chúng sanh, dùng mọi phương tiện khác nhau chỉ cho chúng sanh thấy được chân lý này, để họ được giác ngộ và giải thoát.

Trong những lời dạy cuối cùng của Đức Phật có đoạn: “Này các thầy Tỳ kheo! Tất cả các pháp hữu vi đều không chắc thật, không bền vững. Tất cả pháp hữu vi đều bị sự tác động của vô thường, biến hoại, thay đổi.” Có sanh ắt có diệt, đó là quy luật vô thường tất yếu của cuộc sống. Pháp hữu vi là các pháp có hình tướng, do tạo tác, nhân duyên mà thành. Nếu ai nhìn Phật qua hình tướng sẽ thấy Phật có sanh có diệt, có đản sanh có Niết Bàn. Nếu ai nhìn thân Phật qua Pháp thân thì rõ ràng Ngài không có sanh diệt. Cho dù chúng ta nhìn Phật ở góc độ nào, Pháp thân hay Kim thân ngũ uẩn, có nhập diệt hay không nhập diệt thì suốt 49 năm hoằng pháp độ sanh không mệt mõi, Ngài vẫn là tâm gương sáng về lòng từ bi và trí tuệ cho đời. Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là gương sáng cho đệ tử Phật mà còn cho tất cả mọi người.

Là người đệ tử Phật, hãy luôn luôn ghi nhớ những lời dạy của Ngài “Lấy giới luật làm thầy, tự thắp đuốc lên mà đi, hãy lấy Pháp của Phật làm đuốc, hãy theo Pháp của Phật mà tự giải thoát, đừng tìm sự giải thoát ở một ai khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài chính mình. Mọi vật ở đời không có gì quý giá, thân thể rồi sẽ tan rã, chỉ có chân lý của đạo Phật là bất di, bất dịch, hãy tinh tấn lên để giải thoát.”

Nói tóm lại, nhân ngày lễ kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn, chúng ta tưởng niệm công đức cao vời của Đấng Giác Ngộ, qua đó tự nhắc nhở mình và khuyến khích những người con Phật hãy học theo gương sáng của Ngài, thực hiện những lời phó chúc của Ngài trước để tự độ mình và sau là đem lại an lạc cho nhiều người. Đức Phật đã nhập diệt nhưng Giáo pháp và Tăng đoàn của Ngài vẫn còn đó. Ngày nay, tuy chúng ta không được diện kiến kim thân của Ngài, nhưng qua học Pháp, hành Pháp, đi trên con đường Ngài đã từng đi, Pháp thân Phật vẫn mãi hiện hữu trong tâm thức mỗi chúng ta.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn