Trung đạo là điều Đức Phật hay nói đến trong các bài giảng của ngài, nhưng làm sao ta có thể sống trung đạo được.
Ta có thể hiểu trung đạo là con đường giữa. Ta không đi hai bên mà ta đi ở giữa. Thế nào là ở giữa? Không nghiêng qua bên trái và cũng không nghiêng qua bên phải chỉ ngay chỗ giữa mà đi.
Năng lượng trong ta mỗi ngày có lúc lên và khi xuống. Nếu cho năng lượng khi lên là bên trái, khi xuống là bên phải. Thì năng lượng khi lên sẽ làm ta phấn chấn, vì phấn chấn nên ta vui thích và muốn giữ lại nó.
Rồi khi năng lượng ta xuống ta cảm thấy mệt mỏi, bực bội và ta không muốn nó có mặt đó nữa. Vì thế ta muốn đẩy nó đi.
Giữ lại điều ta thích và đẩy điều ta không thích đi là ta đã rơi vào hai bên là ta đã rời xa trung đạo.
Không sống được ở trung đạo, ta sẽ luôn động và luôn bất an. Và trên hành trình tâm linh, muốn tiến bộ thì phải ngay trung đạo mà sống.
Đến đây ta bắt đầu hiểu trung đạo thêm một chiều kích mới.
Phật dạy: Luôn lấy trung đạo làm chính mới thành tựu
Như vậy sống ngay trung đạo là sống như thế nào?
Cái biết năng lượng đang lên hay đang xuống, sống ngay cái biết đó là sống ngay trung đạo. Và đây cũng là tinh tuý của thiền.
Khi bạn sống được ngay trung đạo (tức ngay BIẾT) mà sống tâm thức bạn tự động trở nên tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng này vượt ngoài động và tĩnh như cách tâm trí hiểu.
Ngay trung đạo bạn thấy hạnh phúc như hạnh phúc và khổ đau như khổ đau mà không còn ý niệm về hạnh phúc hay khổ đau. Hay nói cách khác bạn sống trung đạo thì tự động bạn sẽ nhìn thấy vạn vật vốn như chính nó là mà không thêm, không bớt.
Khi bạn nhìn vạn vật có thêm hay bớt là bạn đã rời xa trung đạo rồi.
Và rồi sự tĩnh lặng sâu thẳm, trạng thái trạm nhiên bất động của tâm thức bắt đầu hiển lộ trong bạn. Bạn nhận ra “nơi” các bậc giác ngộ trong quá khứ, hiện tại và vị lai “an trú”.
không lấy cũng không bỏKhông dính kẹt hai bênĐường ở giữa thênh thangĐạo mầu nay thông tỏ