19.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

Quan điểm thọ ký của Phật giáo là thế nào?

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Thọ ký (ryakarama) là danh từ chuyên dụng của Phật giáo, là một trong 12 bộ kinh. Ý nghĩa của thọ ký là dự báo chúng sinh phát tâm bồ-đề, nhất định sẽ thành Phật.

Ngày xưa, trong thời đại chế độ quân chủ, người con trai đầu tiên của vua phần lớn được chọn làm Thái tử gọi là thọ ký. Trong buổi lễ, ở Ấn Độ thường lấy nước bốn đại dương rưới lên đầu. Thái tử (gọi là Quán đỉnh), nhằm tuyên cáo cho thiên hạ biết Thái tử nhận lễ Quán đỉnh sẽ thống trị đất nước và nhân dân trong bốn biển.

Trong kinh Phật, thọ ký là Phật dự báo thời gian các đệ tử của Ngài sẽ thành Phật, chứng đạo Bồ-đề. Thí dụ, trong kinh “Pháp Hoa” có một phẩm gọi là “phẩm thọ ký”. Trong phẩm này Phật thọ ký cho 500 vị A-la-hán sẽ thành Phật. Thậm chí, cả Đề-Bà-Đạt-Đa, tội ác tày trời cũng được thọ ký. Tư tưởng thọ ký của Phật pháp là ai ai cũng được thành Phật. Không kể người nào, nếu tu hành theo Phật đạo, thì đều căn cứ vào căn tính và pháp môn tu hành của người đó, thái độ siêng năng hay lười nhác mà phán đoán người đó sẽ thành Phật nhanh hay chậm.

Ai có đủ tư cách để được Phật thọ ký? Chắc chắn đó phải là vị Bồ Tát đã đạt trình độ bất thoái. Trong kinh “Pháp Hoa”, các vị A-la-hán được Phật thọ ký thực ra đều là các vị Bồ Tát đại thừa. Nhưng những người theo Đại thừa, những người tu theo Tiểu thừa chứng quả Thánh từ Sơ quả trở lên cũng được thọ ký sẽ thành A-la-hán. Đã chứng sơ quả (Tu Đà Hoàn) thì sau bảy lần sinh tử luân hồi sẽ chứng quả A-la-hán.

Lòng thành cúng mảnh vải thừa được thọ ký thành Phật

istockphoto-467592547-612x612

Nếu chứng quả Thánh thứ ba thì chỉ lên cõi Trời một lần rồi chứng quả A-la-hán, ở đấy không còn ai trở lại nhân gian nữa. Vì vậy, Phật có thể thấy tâm hành và lịch trình tu hành của tất cả chúng sinh rõ ràng như trong lòng bàn tay. Khi hành giả đạt được quả vị bất thoái, thì tiến trình tương lai đã rất rõ ràng và Phật có thể thọ ký cho hành giả đó.

Thọ ký không phải là dự báo, không phải là suy đoán, cũng không phải là định mệnh. Người thọ ký cũng như người hướng dẫn, cũng như người giáo sư có thể tuyên bố với học sinh mới vào học, học xong mấy năm thì sẽ tốt nghiệp. Trong chuyện này, không có chút gì thần bí cả.

Thiền tông Trung Quốc, trước đây không có chuyện thọ ký và nghi thức thọ ký. Nhưng gần đây, trong tùng lâm tu viện để chọn người kế vị trụ trì chùa hay tu viện sau khi chọn lựa xong cũng tiến hành theo nghi thức thọ ký. Vì ngày xưa, việc truyền pháp thọ ký thực ra là truyền tâm pháp, lấy tâm ấn chứng tâm, không cần có nghi thức, cũng không cần có văn tự chứng minh. Mà người được truyền tâm pháp cũng không nhất định phải lãnh chức trụ trì tu viện. Những năm về sau này, trong thiền lâm Trung Quốc, khi thọ ký, có ban giấy tờ chứng chỉ, những người được thọ ký cũng không nhất thiết là những người có kinh nghiệm chứng ngộ. Mục đích của thọ ký là để hợp thức hóa vị trụ trì của người được lựa chọn. Có thể nói, phần lớn là được thọ ký trên danh nghĩa, không phải là thọ ký thực sự, đã mất đi ý nghĩa ban đầu là truyền tâm pháp.

Một vài vị tu hành có kinh nghiệm thần bí thường tổ chức nghi thức thọ ký cho người khác. Nếu chỉ là việc dự báo những việc xảy ra trong sinh hoạt bình thường thì đó chỉ là việc làm của bọn linh môi, ông đồng, bà cốt không phải bàn ở đây. Nếu có người thọ ký cho các đệ tử của mình thành Phật hay A-la-hán. Thì đó là đại vọng ngữ, họ không phải là Phật, sao lại có thể thọ ký cho người khác thành Phật, hay là thánh A-la-hán được?

Nếu họ tự xưng mình là Phật nhưng trong kinh Phật không thấy Đức Phật Thích Ca dự báo trước khi Đức Phật Di-Lặc xuất hiện, có một vị Phật nào khác giáng sinh ở thế gian này. Đức Phật Thích Ca đã không thọ ký cho anh ta thì làm sao anh ta có thể thọ ký cho người khác được? Hiện nay, có nhiều người tự xưng là Phật hay Đại Bồ Tát. Họ cũng biểu hiện thái độ từ bi và cứu vớt chúng sinh, nhưng trong thân tâm của họ là một khối ngã mạn lớn. Kỳ thực họ đã phủ định giáo pháp của Phật Thích Ca, do đó không phải là Phật giáo chánh tín, thực lòng quy ngưỡng Tam Bảo, cần phải biết phân biệt điều đó.

Các bậc đại tu hành chân chính phải sống với thân phận như những người phàm phu bình thường. Nếu không thì rất có thể làm bạn với ma, quỷ, thần. Đức Phật Thích Ca thường nhấn mạnh vai trò của Phật hoạt động với thân người, và trong thế giới loài người. Đó là vị Phật lấy nhân cách làm bổn vị, có nhân cách kiện toàn. Vì lý do đó, đại sư Thái Hư đề xướng thuyết “Nhân thành tức Phật thành”. 

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo