back to top
32.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 2

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối…gọi là Tùy phiền não.

Ngũ dục, chỉ cho năm món nhiễm gồm: sắc dục, tiền của, quyền danh, ăn mặc, ngủ nghỉ. Lục trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong lục trần đã thâu nhiếp ngũ dục, nhưng sở dĩ lập riêng danh từ ngũ dục, là muốn nêu ra năm món nhiễm nặng của chúng sanh trong cảnh lục trần. Lục trần nói với tính cách bao quát, ngũ dục với tính cách đặc biệt. Nơi đây nói thêm lục trần là để chỉ cho các thứ nhiễm khác mà trong ngũ dục không có như: thích âm nhạc ca hát, mê tiểu thuyết nhảm nhí v.v…

Khi tâm tham nhiễm ngũ dục lục trần khởi động, cách đối trị tổng quát, là nên quán sát thuần thục bốn lý: Bất Tịnh, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã.

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. “Bất Tịnh” là chỉ cho thân không sạch, tâm không sạch, và cảnh không sạch. Thân không sạch, là phải quán xét thân ta và người bên ngoài nhờ có lớp da che giấu, bên trong chỉ toàn những thứ hôi tanh nhơ nhớp như: thịt, xương, máu, mủ, đờm, dãi, phẩn, nước tiểu v.v… Đã thế mà các thứ nhơ nhớp bên trong còn bài tiết ra cửu khiếu bên ngoài. Suy xét kỹ, sắc thân của chúng sanh không có chi đáng ưa thích. Tâm không sạch, là khi tâm sanh tham nhiễm tất nó đã thành xấu xa nhơ bợn, chẳng khác chi hồ nước trong bị cáu bùn làm bẩn đục. Hồ nước đục không thể soi bóng sắc cây núi trời mây, tâm nhơ bợn mất hết thần thông trí huệ. Nên nhớ câu:

“Biết tu hành chớ phí uổng công.

Tâm bình tịnh thần thông trí huệ!”

Người đã phát nguyện bước lên đường tu, phải lập chí lần lần dứt trừ tâm phiền não nhiễm dục từ thô đến tế. Cảnh không sạch, là cảnh giới cõi ngũ trược này dẫy đầy bùn đất, đá sỏi, chông gai, lại dung chứa vô số chúng sanh từ thân đến tâm đều nhơ bợn. Cho nên cảnh Uế Độ này không có chi đáng say mê tham luyến.

2. “Khổ” là chỉ cho thân khổ, tâm khổ và cảnh khổ. Thân khổ, là thân này đã nhơ nhớp, lại bị sự sanh già bịnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vả cực nhọc chi phối, làm cho khổ sở không được tự tại an vui. Tâm khổ, là khi tâm ta khởi phiền não, tất bị lửa phiền não thiêu đốt, giây phiền não trói buộc, roi phiền não đánh đuổi sai khiến, khói bụi phiền não làm tăm tối nhiễm ô. Cho nên người nào khởi phiền não tất kẻ đó thiếu trí huệ, vì tự làm khổ mình trước nhứt. Cảnh khổ, là cảnh này nắng lửa mưa dầu, chúng sanh vất vả trong cuộc mưu sinh, mỗi ngày ta thấy trước mắt diễn đầy những hiện trạng nhọc nhằn bi thảm.

3. “Vô Thường” là thân vô thường, tâm vô thường và cảnh vô thường. Thân vô thường là thân này mau tàn tạ, dễ suy già rồi kết cuộc sẽ phải đi đến cái chết. Người xưa đã than:

“Nhớ thuở còn thơ dong ngựa trúc.

Thoát trông nay tóc điểm màu sương”.

Mưu lược dõng mãnh như Văn Chủng, Ngũ Tữ Tư; sắc đẹp dễ say người như Tây Thi, Trịnh Đán, kết cuộc:

“Hồng nhan già xấu, anh hùng mất.

Đôi mắt thư sinh cũng mỏi buồn”.

Tâm vô thường, là tâm niệm chúng sanh thay đổi luôn luôn, khi thương giận, lúc vui buồn. Những niệm ấy xét ra huyễn hư như bọt nước. Cảnh vô thường, là chẳng những hoàn cảnh xung quanh ta hằng đổi thay biến chuyển, mà sự vui cũng vô thường. Món ăn dù ngon, qua cổ họng rồi thành không; cuộc sum họp dù đầm ấm, kết cuộc cũng phải chia tan; buổi hát vui rồi sẽ vãng; quyển sách hay, lần lượt cũng đến trang cuối cùng.

4. “Vô Ngã” nghĩa là không có ta, không tự thể, tự chủ. Điều này cũng gồm có thân vô ngã, tâm vô ngã và cảnh vô ngã. Thân vô ngã là thân này hư huyễn không tự chủ, ta chẳng thể làm cho nó trẻ mãi, không già chết. Dù cho bậc thiên tiên cũng chỉ lưu trụ được sắc thân trong một thời hạn nào thôi. Tâm vô ngã, chỉ cho tâm hư vọng của chúng sanh không có tự thể; như tâm tham nhiễm, niệm buồn giận thương vui thoạt đến rồi tan, không có chi là chân thật. Cảnh vô ngã là cảnh giới xung quanh ta như huyễn mộng, nó không tự chủ được, và bị sự sanh diệt chi phối. Đô thị đổi ra gò hoang, ruộng dâu hóa thành biển cả, vạn vật luôn luôn biến chuyển trong từng giây phút, cảnh này ẩn mất, cảnh khác hiện lên.

Khi quán xét từ thân tâm đến cảnh giới đều bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã, hành giả sẽ dứt trừ được tâm tham nhiễm. Bởi chúng sanh thiếu mất trí huệ, thường sống trong sự điên đảo, không sạch cho là sạch, khổ cho là vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, rồi sanh ra mê say đắm nhiễm, nên đức Phật dạy phải dùng bốn pháp này để quán phá bốn sự điên đảo đó.

Chẳng hạn như phẩn uế, ta cho là thối tha nhơ nhớp, nhưng loài chó lợn vì nghiệp mê nhiễm, thấy là thơm sạch ngon, nên đua nhau tranh giành. Sự dục nhiễm ở nhân gian, loài người cho là vui sạch đáng ưa thích, nhưng chư thiên cho là hôi tanh nhơ nhớp, chẳng khác chi ta thấy loài chó lợn ăn đồ ô uế. Sự dục nhiễm của chúng sanh rất si mê điên đảo đại khái là như thế, nên người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ.

Một-con-người

Đời người không có chướng ngại nào là không thể vượt qua. Mỗi người đều có những niềm vui và nỗi buồn cần chuyển hóa, những hạnh phúc và niềm đau cần đối diện. Sanh, là chuyện đã rồi; sống, là mình phải chọn. Hiểu được đạo lý này bạn sẽ có cách thích ứng của riêng mình.

434744106_1160725425100148_2280151387883398046_n

Những câu chuyện nói hoài không xong, thì nay đã hết; những ấm áp từng có, bây giờ là chuyện xưa; những cảm xúc đã qua, chỉ còn trong quá khứ.

Không phải người trở mặt vô tình, cũng chẳng phải mình qua cầu rút ván, chỉ là giữa chúng ta không còn những kiểu ước hẹn âm thầm như trước nữa!

Tôi cũng tin rằng, con người ai cũng có mặt ích kỷ và một khoảng độ lượng nhất định. Một người rơi lệ là vì đau, một người đau là bởi họ quan tâm, một người quan tâm là do có tình cảm, một người có tình cảm vì họ là một – con-người!

Có tình cảm, có quan tâm, từng đau và rơi lệ, chứng tỏ bạn là một con người hoàn chỉnh. Nên nếu thấy mỏi mệt, hãy tha thứ cho mình. Vì chúng ta cũng chỉ là một người bình thường, không cần phải tỏ ra mạnh mẽ đến bất khả xâm phạm.

Đời người không có chướng ngại nào là không thể vượt qua. Mỗi người đều có những niềm vui và nỗi buồn cần chuyển hóa, những hạnh phúc và niềm đau cần đối diện. Sanh, là chuyện đã rồi; sống, là mình phải chọn. Hiểu được đạo lý này bạn sẽ có cách thích ứng của riêng mình.

Này con, hãy sống cho trọn vẹn một kiếp người

Trích “Thả trôi phiền muộn”. 

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Cổ Đại đức thường dạy chúng ta phóng sanh, phóng sanh rất tốt, phóng sanh là bố thí vô úy, quả báo là khỏe mạnh sống lâu.

Phóng sanh nhất định phải ăn chay, không thể phóng sanh mà vẫn còn ăn thịt chúng sanh, không thể nào nói như vậy được. Cho nên chúng ta muốn cầu khỏe mạnh sống lâu không có bịnh tật thì bố thí thuốc men, thường xuyên phóng sanh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước đây khi tôi còn trẻ đã tham gia phóng sanh rất nhiều, có một lần tôi đi cùng Pháp sư Đạo An, Ngài dẫn chúng tôi đi phóng sanh. Chúng tôi ở đầu nguồn dòng nước phóng sanh, cách đó không xa có người đang câu cá, có người nói với lão Hòa thượng: “Thưa lão Hòa thượng, Ngài phóng sanh ở đây, Ngài nhìn xem ở đàng kia có người câu cá bắt cá.” Lão Hòa thượng nói: “Chúng tôi phóng sanh có công đức của chúng tôi, họ câu cá là tội lỗi của họ, không cần để ý đến họ, không nên để trong tâm.”

Đây chính là không có phân biệt chấp trước, mỗi người tạo ra nghiệp cho chính mình thì mỗi người có quả báo của riêng mình, nghiệp nhân quả báo tơ hào không sai. Vì vậy chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo. Cái nguyện vọng này là nguyện vọng của mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai. Chúng ta cùng với chư Phật Như Lai đồng tâm đồng nguyện, bạn nói xem điều này thù thắng biết bao.

Chúng ta mong muốn thành tựu cho chúng sanh thì tuyệt đối không hại chúng sanh, tuyệt đối không gây trở ngại cho chúng sanh. Nếu bạn gây trở ngại cho chúng sanh, cản trở họ, làm hại họ thì hồi hướng phát nguyện tâm của bạn sẽ hoàn toàn trái ngược với chư Phật Như Lai.

Cái tâm mong muốn thành tựu cho chúng sanh này được gọi là tâm từ bi chân thật, trong nhà Phật nói là đại từ đại bi. Đại từ đại bi, chữ “đại” chính là không có điều kiện.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Trong 54 năm lưu lạc khắp nơi, sự lưu lạc khắp nơi này cũng có lợi ích, không có nhà để trở về, đối với ý niệm về “nhà” đều không có. Đây là việc tốt, không có ý niệm về “nhà”, bất luận là ở nơi nào, trạng thái của chúng tôi giống như ở quán trọ vậy, nơi này có duyên thì ở vài hôm, qua mấy hôm thì lại đi đến nơi khác, chẳng chút lưu luyến, nên buông bỏ cũng rất dễ dàng, đơn giản.

Chúng tôi ở Úc Châu có xây một đạo tràng, hiện tại thì giao cho các thầy có chữ Ngộ, những người trẻ này tự quản lí, tôi không nghe không hỏi đến, nên rất dễ buông xả. Trước đây chúng tôi ở nước Mỹ cũng xây một đạo tràng, ở Đài Loan cũng xây một đạo tràng, chúng tôi buông bỏ, một chút lưu luyến cũng không có. Đây chính là ưu điểm của việc lưu lạc lâu dài, nên dễ dàng buông bỏ.

Hai lý do chính khiến người niệm Phật không thể vãng sanh

41992242_310097819800428_3857442130062475264_n

Mọi thứ đều phải buông bỏ, nhất định không nên chấp trước. Lúc trẻ, tôi rất thích sử dụng máy ảnh, tôi đã sử dụng qua những máy chiếu phim loại nhỏ, nhưng thời gian không lâu, đại khái là khoảng 5-10 năm thì buông bỏ tất cả, đối với với những thứ này đã hiểu rõ ràng thông suốt rồi, nên không dùng chúng nữa.

Đặc biệt là những năm về già, cuối đời, thời gian vãng sanh càng lúc càng đến gần, tức là càng lúc càng phải buông bỏ, không nên có một chút lưu luyến nào, có một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại.

Cho nên hiện tại phải xả bỏ tất cả, phải xả cho thật sạch sẽ. Cho nên phải nhớ là chúng ta làm nhiều việc tốt, đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, làm tư lương cho việc vãng sanh của chúng ta, thành tựu thiện nghiệp, lúc lâm chung cảm ứng Phật Bồ-tát đến tiếp dẫn.

Hãy đi cho đời tự do

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia thời Thế Tôn là du hành, không ở cố định một nơi mà thường xuyên thay đổi. Chính đặc điểm của đời sống du hành với ba y và một bát đã trợ duyên rất nhiều cho thành tựu phạm hạnh, hạn chế đến tối đa tham ái, chấp thủ và dính mắc.

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Thế nào là năm?

Đồ dùng nhiều, cất chứa nhiều đồ dùng; nhiều dược phẩm, cất chứa nhiều dược phẩm; nhiều công việc phải làm, không khéo léo trong những công việc phải làm; sống lẫn lộn với gia chủ, tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi bỏ trú xứ ấy, ra đi với sự luyến tiếc.

Này các Tỷ kheo, đó là năm nguy hại nếu sống quá lâu tại một chỗ. Có năm lợi ích này, này các Tỷ kheo, nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ. Thế nào là năm?

Đồ dùng không nhiều, không cất chứa nhiều đồ dùng; dược phẩm không nhiều, không cất chứa nhiều dược phẩm; không nhiều công việc phải làm, khéo léo trong những công việc phải làm; không sống lẫn lộn với gia chủ, không tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi bỏ trú xứ ấy, ra đi không với sự luyến tiếc. Này các Tỷ kheo, đây là năm lợi ích nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Du hành dài, phần Sống quá lâu [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.724)

Du hành sau mùa an cư

42155107_1903212973092817_1725804806850740224_n

Lời bàn: 

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia thời Thế Tôn là du hành, không ở cố định một nơi mà thường xuyên thay đổi. Chính đặc điểm của đời sống du hành với ba y và một bát đã trợ duyên rất nhiều cho thành tựu phạm hạnh, hạn chế đến tối đa tham ái, chấp thủ và dính mắc.

Ngày nay, phần lớn các Tỷ kheo không sống du hành mà thường ở cố định nơi chùa viện của mình. Do vậy, những cảnh báo của Thế Tôn về những dính mắc liên quan đến danh lợi, công việc và tình cảm là điều mà người tu chúng ta phải suy ngẫm. Đơn cử như việc nhập chúng an cư, bổn phận quan trọng của người xuất gia, nhưng không phải ai cũng hội đủ duyên lành để thực hiện.

Dù những lý do đưa ra như chùa neo người, chùa đang xây dựng, phải đáp ứng nhu cầu nghi lễ cho tín đồ v.v… để lý giải cho việc không tham dự an cư tập trung là hoàn toàn chính đáng, song những điều ấy lại biểu hiện rõ nét sự dính mắc. Và một khi đã dính mắc thì chắc chắn khó có thể tránh được nguy hại.

Vì thế, nhập chúng an cư ngoài ý nghĩa tu tập còn là cơ hội thay đổi môi trường sống, làm gián đoạn các nhân duyên tham ái đã tác tạo nơi trụ xứ. Dẫu biết rằng, những đạo tràng an cư phần lớn không tiện nghi, phù hợp với thói quen của mình nhưng kham nhẫn và tùy duyên, tùy hỉ được với hiện tại đã chứng tỏ một phần sự không dính mắc, giải thoát.

Do vậy, những ai thực hiện phận sự an cư, chỉ xét về phương diện “sống đồng đều tại mỗi chỗ” thôi cũng đã gặt hái được nhiều lợi ích.

Nói về ngũ uẩn

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Hàng ngày sau mỗi bài kinh, các Phật tử thuộc lòng: ..”Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.”

Nghĩa là, Bồ Tát Quán Tự Tại (Thế Âm) đi sâu thể nhập vào tuệ giác bát nhã soi rõ như thật năm uẩn đều không có tự tánh, nên vượt thoát tất cả mọi nỗi khổ đau trong thế gian. 

Khi nói ngũ uẩn là nói bản chất duyên sinh của con người (thân và tâm) gồm 5 nhóm, 5 tổ hợp hình thành, vốn không có tự ngã, không có tự thể. 

Ngũ uẩn bao gồm:

1. Sắc uẩn

2. Thọ uẩn

3. Tưởng uẩn

4. Hành uẩn

5. Thức uẩn

Ngũ uẩn (chữ Hán五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha,

Cũng gọi là Ngũ ấm (Năm ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. 

Khi nói ngũ ấm là nói đến tính chất, công năng che mờ chân tâm, chướng ngại tu đạo, ngăn trở diệu dụng trí tuệ giác ngộ. 

Quán chiếu ngũ uẩn

426741393_727434922823563_5870128461951065766_n

– Sắc uẩn 色; sa., pi. rūpa), chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay sáu căn, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn nguyên tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu giác quan tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Thế nào gọi là sắc? Vì bị thay đổi, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi nên gọi là sắc.)

Sắc uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã,

Thọ uẩn ( 受, sa., pi. vedanā), tức chỉ toàn bộ các cảm giác, cảm xúc cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính. ( Thế nào gọi là thọ? Được cảm thọ, nên gọi là thọ. Cảm thọ gồm những gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ xả

Thọ uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Tưởng uẩn 想, sa. saṃjñā, pi. saññā) là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia…[Thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, nên gọi là tưởng.

Tưởng uẩn là duyên sanh, là tánh không, là vô ngã

Hành uẩn ( 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác. (Gồm thân hành, khẩu hành, ý hành) (Thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành các pháp hữu vi nên gọi là hành.

Hành uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Thức uẩn (識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ ghi nhớ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi…

Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng. 

Thức uẩn là duyên sanh, là tính không, là vô ngã

Từ điểm nhìn này, con người chúng ta nói đơn giản hơn thì gồm thân thể của chúng ta là ‘ nhóm Sắc’; còn các nhóm Thọ, Tưởng, Hành, Thức là phần Tâm. Khi hiểu rõ như thật về phần thân và phần tâm cũng tức là hiểu rõ như thật về con người. 

Kinh ngũ ấm thí dụ nói:

Sắc như bọt nước tán tụ, thống khổ sinh diệt như bong bóng nước, ý tưởng như cái nóng của mùa hè, hành động trống bọng như thân cây chuối, ý thức như những ảo thuât, chư Phật nói như vậy. 

(Sắc như chùm bọt nổi,

Thọ như bong bóng nước,

Tưởng giống như quáng nắng,

Hành như thân cây chuối,

Thức là pháp huyễn hóa,

Đấng Tối thắng nói vậy.

Tư duy điều này xong,

Quán sát hết các hành,

Thảy trống không, vắng lặng;)

Ví dụ ngũ uẩn như cây chuối có 5 bẹ lớn, khi lột từng bẹ, từng bẹ lột hết ra, cuối cùng nhìn thấy bên trong không có gì cả. 

Tóm lại ai quan sát như thật về thân mình, quan sát như thật về tâm mình, thấu rõ năm uẩn (thân và tâm) là duyên sanh, là tính không, là vô ngã sẽ không còn bị vướng mắc, chấp thủ năm uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì tự mình sẽ vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong kiếp nhân sinh mà còn giúp được nhiều người, nhiều chúng sinh bớt khổ. 

Nói ngũ uẩn

Sắc, Thọ Tưởng

Hành và Thức uẩn

Duyên sinh vô ngã

Thoát khổ sầu. 

Vui buồn rồi cũng sẽ đi qua

Hôm nay Thầy muốn nói tới một khía cạnh khác của sự thực tập. Thầy đề nghị phương pháp thực tập là khi có một tâm hành buồn chán, lo âu, không có hạnh phúc, thì mình hãy ôm lấy tâm hành buồn chán, tâm hành lo âu đó.

Đừng vội tìm cách xua đuổi mà hãy ôm lấy nó. Mình hỏi: “Tâm hành của ta ơi, ngươi có phải là sự đau khổ không?” Chúng ta đừng có vội vàng tìm cách đày ải nó, trái lại chúng ta ôm ấp, mời nó ở lại. “Này tâm hành buồn chán của ta ơi, ta biết ngươi có đó. Ngươi ở lại chơi với ta một thời gian đi. Ngươi có phải là sự đau khổ thật sự không?”. Chúng ta nên có một cái nhìn khác.

Tâm tư ta buồn chán hay lo âu là chuyện rất thường. Cũng như bầu trời. Bầu trời có khi xanh trong, nhưng có khi cũng có mây. Tại sao ta phải lo lắng quá sức về chuyện thời tiết. Nếu ở trong trời đất có thời tiết thì trong tâm hồn ta cũng có thời tiết. Nhiều người than phiền rằng con người hay thay đổi, nhưng ông trời cũng vậy thôi. Nhà thơ Nguyễn Bính nói rằng mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo cả đến ông trời cũng đổi thay. Nếu ông trời có lúc trong, có lúc đục, thì tại sao ta không cho phép ta có lúc trong, có lúc đục? Vì vậy có một tâm hành buồn buồn, chán chán, lo lo, đó là chuyện rất dĩ nhiên. Ta phải chấp nhận sống với cái đó và ta mỉm cười với nó.

“Tâm hành buồn chán của ta ơi ta biết người có đó.” Và ta phải sống hạnh phúc với tâm hồn đó, trong lúc tâm trạng đó đang có thật. Tâm trạng buồn chán lo lo có thật, đúng phải không? Nhưng ta còn có thêm cái khác nữa, đó là sự thực tập; tâm trạng của ta, thái độ mới của chúng ta đối với tâm hành này. Ta ôm lấy nó, làm bạn với nó, thân thiết với nó thì tự nhiên nó trở thành rất dễ chịu. Một niềm đau nho nhỏ, một nỗi buồn nho nhỏ, hay là sự lo âu nho nhỏ, đều trở thành rất dễ chịu. Điều này là một điều rất quan trọng. Chúng ta đừng tưởng hạnh phúc thực sự là sự vắng mặt của tất cả những đau khổ. Nếu chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta chưa hiểu hạnh phúc là gì?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chúng ta không cần phải đày ải tất cả đau khổ ra khỏi ta thì ta mới có hạnh phúc. Chúng ta vẫn có thể có hạnh phúc như thường nếu những đau khổ vẫn còn ở trong ta. Cũng như khi làm vườn, nếu là một người làm vườn giỏi, làm theo kiểu biologic (hữu cơ), thì mình biết rằng khu vườn của mình thế nào cũng có hoa và có rác. Tại vì có hoa thì thế nào cũng phải có rác, người làm vườn giỏi không bao giờ đem rác mà đốt, hoặc thả đi chỗ khác. Người làm vườn giỏi luôn luôn giữ rác đó lại để ủ thành phân và phân đó sẽ làm hoa trái ở trong vườn tốt thêm.

Chúng ta cũng vậy, là người tu, chúng ta cũng là một người làm vườn. Những tâm hành gọi là buồn chán, lo âu, bực bội đó phát hiện ra là chuyện rất dĩ nhiên. Chúng ta muốn có rau, có trái mà chúng ta không có muốn có rác thì đâu có được. Chúng ta hái những trái mướp, những trái cà, những trái đậu hay những lá xà lách thì thế nào cũng còn giữ lại những gốc rễ, những lá úa để biến chúng thành phân xanh nuôi dưỡng những hoa trái của tương lai. Là người thực tập cũng giống như một người làm vườn. Chúng ta biết rằng khu vườn là cái tâm của chúng ta. Tâm ta bao gồm những tâm hành tích cực, dễ chịu và cả những tâm hành tiêu cực, không dễ chịu. Là một người làm vườn giỏi ta phải có trái tim lớn, có hiểu biết lớn. Ta chấp nhận được cả phần hoa và phần rác ở trong khu vườn của ta. Mỗi khi thấy rác ta không giận, không buồn tại ta biết rằng rác thế nào cũng thành hoa. Do đó cho nên thao thức vội vã muốn chuyển hóa tâm hành đó, muốn đày ải tâm hành đó, muốn thay chốt liền chưa chắc đã là tốt.

Một khi tâm hồn mình có sự u ám như là bầu trời không trong sáng thì mình nên đem lòng ưu ái trở về với tâm hành đó và làm quen với nó. Tâm hành của ta ơi, ngươi có phải là sự đau khổ không? Ta biết ngươi là bạn của ta. “Ngươi đã là bạn của ta trong quá khứ, ngươi là bạn của ta trong hiện tại và ngươi cũng sẽ là bạn của ta trong tương lai. Chúng ta phải biết sống chung với nhau, với an lạc, với hòa bình và nhất là với thái độ bất nhị.” Tại vì muốn có hoa mà không có rác, đó là chuyện không tưởng. Muốn có hạnh phúc mà không có khổ đau, đó cũng là một chuyện không tưởng. Chính vì nhờ những giây phút khổ đau, cho nên mình mới biết được giá trị của những giây phút hạnh phúc. Có những ngày trời mưa âm u kéo dài thì khi nắng lên bầu trời trong, mình mới thấy được tất cả những cái đẹp, mầu nhiệm của bầu trời trong. Vì vậy cho nên chấp nhận những ngày mưa là rất quan trọng.

Khi trời mưa, chúng ta không buồn phiền, không đau khổ. Chúng ta có những phương pháp của chúng ta, đối xử với trời mưa. Trời mưa thì ta không đi ra ngoài ăn cơm. Trái lại, ta đóng cửa cho kĩ để mưa gió đừng có lọt vào và ta đốt lò sưởi lên, cho có sự ấm cúng ở bên trong. Trời nắng thì ta mở cửa ra và ta đi ra ngoài bãi cỏ, ta ngồi xuống, uống trà, ăn cơm. Tâm hành của ta cũng vậy. Khi bầu trời của tâm tư ta nó trong, ta làm chuyện khác mà khi bầu trời tâm tư của ta nó đục, có mây thì ta làm chuyện khác. Ta không lo sợ. Trong thì trong, đục thì đục, ta không chống đối và đó là thái độ của người tu.

Sau khi ngồi với tâm hành u ám của chúng ta với tất cả thái độ ưu ái và thương tưởng thì chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được nó. Chúng ta sẽ nói tâm hành u ám của ta ơi, ngươi rất cần thiết cho ta. Chính nhờ ngươi, ta mới có khả năng thấy được những tâm hành tốt đẹp của ta. Ta không muốn đày ải ngươi đâu, ta biết rằng ngươi rất cần thiết cho sự biểu hiện và lớn lên của những tâm hành tích cực. Khi mình biết nắm tay cùng đi thiền hành chung với tâm hành u ám của mình, không có ý muốn xua đuổi nó, chỉ muốn cầm tay nó, nhìn kĩ vào nó và tỏ lòng thân thiện với nó thì tự nhiên tình cảnh trở nên dễ chịu vô cùng. Khi đó mình có thể chấp nhận một ngày mưa, một ngày gió rất dễ dàng, mình có thể có hạnh phúc ngay trong ngày mưa và ngày gió đó. Đó là sự thực tập của Thầy. Sự thực tập này được căn cứ trên nhận thức gọi là nhận thức bất nhị.

Có một hôm Thầy hỏi một sư em rất nhỏ, rất trẻ, hỏi rằng có khi nào tâm hồn của con u ám như là bầu trời ngày hôm nay không? Thì sư em trả lời, dạ có. Sư em còn trẻ lắm nhưng mà cũng có thể có những ngày tâm hồn u ám. Thầy hỏi trong những trường hợp đó, con làm sao, nói cho Thầy nghe. Trong câu chuyện chứng tỏ rằng sư em không lo sợ, tại vì tuy sư em còn nhỏ nhưng đã có kinh nghiệm trong quá khứ, là những giờ phút tâm hồn u ám bao giờ cũng đi qua để nhường chỗ cho những tâm hành trong sáng và nhẹ nhàng. Cái đó không làm gì nó cũng qua, không cần thực tập nó cũng qua. Sư em nghĩ như vậy và thấy như vậy cho nên sư em không lo lắng về những tâm hành u ám. Tuy nhiên niềm vui đi tới tại vì trong sư em có những hạt giống của niềm vui. Các sư chị, các sư anh cũng có những hạt giống của niềm vui. Do đó khi tiếp xúc thì tự nhiên những hạt giống của niềm vui được tưới tẩm, được tiếp xúc và biểu hiện ra và tâm hành u ám kia, buồn phiền kia biến mất.

Nhưng mà hôm đó, Thầy chưa có dịp dạy sư em về phương pháp nắm tay tâm trạng u ám, buồn chán đó để đi thiền hành để tỏ lòng ưu ái của mình và biết ơn của mình đối với nó. Chúng ta biết ơn hoa nhưng mà chúng ta cũng biết ơn rác. Tại vì nhờ có rác cho nên mới có hoa; tại vì có hoa thế nào cũng phải có rác. Và ta chấp nhận đó như là một sự thật.

Một vị Ni sư nổi tiếng ở đời Lý là Ni sư Diệu Nhân đã làm một bài kệ rất hay. Ni sư nói rằng: “Sinh lão bệnh tử là cái thường nhiên, tại sao phải đi cầu tìm cái chuyện giải thoát. Nóng nảy đi tìm chuyện giải thoát khỏi sinh lão bệnh tử thì tự nhiên bị sinh lão bệnh tử nó cột mình.” (Sinh lão bệnh tử, tự cổ thường nhiên, dục cầu xuất ly, giải phược thiêm triền.) Đó là một vị Ni sư ở đời Lý. Nếu mình nắm tay sinh lão bệnh tử, mình cười với nó, chơi với nó, không sao hết. Nếu mình cố ý muốn chạy, muốn đày ải, muốn tiêu diệt sinh lão bệnh tử thì mình sẽ bị bỏ cuộc. Tại vì trong thái độ tranh đấu, trốn chạy đó có cái nhìn lưỡng nguyên, cho nên mình bị cột.

Do đó phương pháp mình đề cập tới sáng hôm nay là đừng mang theo thái độ lưỡng nguyên đó ở trong sự thực tập của mình. Mình phải tìm cách nhìn những tâm hành tiêu cực của mình với cặp mắt bất nhị, với sự thương tưởng và mình làm bạn với nó. Thành ra nếu chúng ta, nếu các bạn chúng ta hiện bây giờ đang có những nỗi khổ niềm đau thì đừng quá thao thức, đừng quá hành hạ, chống phá, tranh đấu, đày ải và chạy trốn những niềm đau nỗi khổ đó. Trái lại mình phải biết mời niềm đau nỗi khổ đó ngồi xuống với mình và hỏi niềm đau của ta ơi, nỗi khổ của ta ơi, bản chất của ngươi là gì? Hỏi câu hỏi đó và mình sẽ nắm tay niềm đau, nắm tay nỗi khổ của mình đi thiền hành và cùng ngồi thiền với mình. Mình biết rằng chính niềm đau nỗi khổ đó sẽ giúp cho mình thấy được, kinh nghiệm được an lạc, giải thoát, hạnh phúc. Mình phải tỏ lòng cám ơn niềm đau nỗi khổ đó, vì nếu không có những niềm đau nỗi khổ thì không cách nào chúng ta lớn lên được mà có thể chúng ta chỉ có khả năng tiếp nhận được niềm vui của giải thoát, của an lạc mà thôi. Cho nên thái độ trốn chạy, đập phá, đày ải, nỗi khổ niềm đau của chúng ta không phải là một thái độ khôn ngoan.

Có một lần trong khi đi thiền hành, Thầy thực tập ôm lấy tâm trạng đó và Thầy hỏi: “Tâm trạng đó ơi, ngươi có phải là sự đau khổ thật hay không?”. Và Thầy thấy nó không phải thật sự lao khổ, nó chỉ là một chuyện rất thường, cũng như hễ có trời nắng thì thế nào cũng có trời mưa. Nắng thì làm ra mưa, mưa thì sẽ làm ra nắng. Thầy thấy rất rõ điều đó nên không cần phải đày ải nó. Thì tự nhiên đó không còn là một mối đe dọa, là một nỗi khổ đau cho mình nữa và mình sống với nó rất tự nhiên, rất mầu nhiệm. Xin mời đại chúng thực tập và đại chúng sẽ thấy phương pháp này rất hay.

Một khi tâm kính trọng không còn

Như chúng ta biết, hầu hết tất cả các mối quan hệ thân thiết giữa những con người chúng ta với nhau khi sống ở trên đời, sở dĩ chúng bền chặt là do hai bên có sự kính trọng, quý mến nhau.

Một khi tâm kính trọng, yêu mến, thương quý nhau không còn nữa thì sự đổ vỡ sẽ xảy ra, đây là điều không sớm thì muộn mà thôi.

Ví dụ:

1. Chồng không quý trọng vợ, vợ xúc phạm xem thường chồng;

2. Cha mẹ không yêu quý con cái, con cái bất hiếu, chửi mắng cha mẹ; 

3. Anh em ruột xem thường nhau, xúc phạm nhau; 

4. Bạn bè thân hữu chê bai, khinh thường, xúc phạm, không ưa, nói xấu nhau; 

5. Đệ tử coi thường Sư Phụ, xúc phạm Sư Phụ vì nghe theo người xấu ác; 

……

Và còn vô số các mối quan hệ khác cũng giống như thế.

Do đó, một khi quý vị nhận thấy những người quen thân, gần gũi với mình mà họ đã có tâm không còn thương quý, tôn trọng hay quan tâm đến mình nữa. Thì chúng ta có thể dự đoán được rằng, mối quan hệ này đã gần hết duyên, sắp sửa chắc phải chia tay, đường ai nấy đi rồi. Đây là điều diễn ra hết sức tự nhiên, mà đôi khi chúng ta có muốn níu kéo cũng chẳng được.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vì vậy, khi hiểu được điều này, với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống (dù là người thân hay người ngoài) ta đều giữ tâm tôn trọng họ, không ghét hay xúc phạm ai cả, để cho các mối quan hệ được bền lâu hơn.

Hai là, khi không may, hai bên đã hết duyên khiến cả hai không còn gần gũi, không còn ở chung, sống chung hay chơi chung với nhau nữa…thì chúng ta cần bình thản, vui vẻ đón nhận, vì biết rằng duyên nợ với nhau chỉ đến đó, mà không thể nào làm khác đi được.

Người tu nào luôn biết sống với tinh thần kính trọng này là người thực sự biết trân quý các mối nhân duyên trong đời, và cũng là người luôn thanh thản, tự tại trước sự hợp, tan vô thường…của các mối quan hệ.

Ta với người

Thời gian luôn thay đổi, ai rồi cũng sẽ khác đi, có một số việc không cần giải thích. Bởi người hiểu bạn thì cần chi phải nói, còn đã không hiểu thì giảng giải cũng chẳng để làm gì. Cứ sống hết lòng, người có tâm, ắt sẽ cảm nhận được.

Audio

Trời mưa, mới biết ai che dù cho bạn; gặp chuyện, mới hiểu người nào đối xử thật lòng với mình.

Có một số người, chỉ biết chia sẻ thành công, mà không thể đồng hành trong hoạn nạn

380275236_1045377133484892_2692988670264639469_n

Hãy là một người điềm tĩnh và sống một đời lương thiện

Có một số kẻ, chỉ thích châm dầu vào lửa, chưa từng nghĩ đến chuyện thẳng thắn thật lòng.

Hoa nở rồi sẽ tàn, thời gian trôi qua thì không thể trở lại. Hãy trân trọng những người xứng đáng, thực hiện việc cần làm, đừng để ý quá nhiều đến những chuyện vô nghĩa lý!

Lời nói dù hay đến đâu mà không thực hiện, cũng thành vô nghĩa; tình cảm dù sâu nặng thế nào, nếu không khéo giữ gìn, cũng trở nên phù phiếm.

Ở đời, con người vì nhân duyên mà hội họp, vì tình cảm mà ấm áp, vì không biết trân trọng mà đi đến ly tan.

Sống, nên đối xử với bản thân tốt một chút, đừng để mình trở thành nốt nhạc trầm trong cuộc đời của ai đó.

Bất kể là mối quan hệ gì, đã đến thì nên nhiệt tình đón nhận; muốn đi, hãy bình thản buông tay. Vật không thuộc về mình thì đừng mong chờ; quà người ta tặng không thật lòng, cũng đừng nên trông đợi.

Thời gian luôn thay đổi, ai rồi cũng sẽ khác đi, có một số việc không cần giải thích. Bởi người hiểu bạn thì cần chi phải nói, còn đã không hiểu thì giảng giải cũng chẳng để làm gì. Cứ sống hết lòng, người có tâm, ắt sẽ cảm nhận được.