back to top
20.2 C
Chư Sê
Thứ ba, 3 Tháng mười hai, 2024

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Cổ Đại đức thường dạy chúng ta phóng sanh, phóng sanh rất tốt, phóng sanh là bố thí vô úy, quả báo là khỏe mạnh sống lâu.

Phóng sanh nhất định phải ăn chay, không thể phóng sanh mà vẫn còn ăn thịt chúng sanh, không thể nào nói như vậy được. Cho nên chúng ta muốn cầu khỏe mạnh sống lâu không có bịnh tật thì bố thí thuốc men, thường xuyên phóng sanh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước đây khi tôi còn trẻ đã tham gia phóng sanh rất nhiều, có một lần tôi đi cùng Pháp sư Đạo An, Ngài dẫn chúng tôi đi phóng sanh. Chúng tôi ở đầu nguồn dòng nước phóng sanh, cách đó không xa có người đang câu cá, có người nói với lão Hòa thượng: “Thưa lão Hòa thượng, Ngài phóng sanh ở đây, Ngài nhìn xem ở đàng kia có người câu cá bắt cá.” Lão Hòa thượng nói: “Chúng tôi phóng sanh có công đức của chúng tôi, họ câu cá là tội lỗi của họ, không cần để ý đến họ, không nên để trong tâm.”

Đây chính là không có phân biệt chấp trước, mỗi người tạo ra nghiệp cho chính mình thì mỗi người có quả báo của riêng mình, nghiệp nhân quả báo tơ hào không sai. Vì vậy chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo. Cái nguyện vọng này là nguyện vọng của mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai. Chúng ta cùng với chư Phật Như Lai đồng tâm đồng nguyện, bạn nói xem điều này thù thắng biết bao.

Chúng ta mong muốn thành tựu cho chúng sanh thì tuyệt đối không hại chúng sanh, tuyệt đối không gây trở ngại cho chúng sanh. Nếu bạn gây trở ngại cho chúng sanh, cản trở họ, làm hại họ thì hồi hướng phát nguyện tâm của bạn sẽ hoàn toàn trái ngược với chư Phật Như Lai.

Cái tâm mong muốn thành tựu cho chúng sanh này được gọi là tâm từ bi chân thật, trong nhà Phật nói là đại từ đại bi. Đại từ đại bi, chữ “đại” chính là không có điều kiện.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo