back to top
27.4 C
Chư Sê
Thứ Ba, 7 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 159

Lời Phật dạy về Chánh tinh tấn trong Kinh Bồ Đề Vương Tử

Đối với Phật giáo, việc siêng năng, cần cù còn phải kèm theo ý nghĩa chánh đáng, tức siêng năng cần, cù trong những việc đem lại lợi ích thật sự hiện tiền và quả vị an lạc giải thoát. Siêng năng trong Phật giáo là hướng đến mục đích tối thượng, chứ không đơn thuần là những thành công về danh lợi thường tình như số đông con người hướng đến.

Đối với vai trò của tinh tấn trong giải thoát, ở kinh Đại Bát Niết bàn, Đức Phật đã để lại lời di huấn rằng: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ phóng dật” [1]. Chánh tinh tấn là một thành phần trong Bát chánh đạo – con đường thành tựu giác ngộ giải thoát. Đức Phật còn nhấn mạnh tầm quan trọng của Chánh tinh tấn trong rất nhiều bài kinh thuộc hệ kinh tạng Nikāya. Người viết chọn bài kinh Bồ đề Vương Tử (Trung bộ II.85) để phân tích về sự tinh tấn cũng như các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, đối chiếu so sánh với một vài bài kinh để làm rõ ý nghĩa cùng sự vận dụng của tinh cần trong đời sống tu tập hằng ngày.

Lời Phật dạy về Chánh tinh tấn trong Kinh Bồ Đề Vương Tử

Giới thiệu bài kinh  Bồ Đề Vương Tử

Kinh Bồ đề Vương Tử là bài kinh số 85 thuộc kinh Trung Bộ II, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu. Nhân duyên Phật nói kinh này là vương tử Bồ-đề thỉnh Phật đến nhà thọ trai. Sau buổi ấy, Phật đã trả lời câu hỏi của vương tử và giảng dạy về một số vấn đề.

Vấn đề thứ nhất, Đức Phật bác bỏ quan niệm của vương tử Bồ-đề cho rằng: “Lạc được chứng đắc không phải do lạc, lạc được chứng đắc do khổ” [2]. Đây cũng là quan điểm của các Ni-kiền-tử về Nghiệp và sự tu tập, đã bị Phật bác bỏ và phân tích rất kỹ càng trong bài kinh Devadaha (Trung Bộ II. 101). Đối với bản kinh mà bài viết đề cập, Đức Phật chỉ dạy cho vương tử bằng cách nhắc lại những kinh nghiệm tu học của mình. Đức Phật là người đã từng thực hành khổ hạnh đến cùng cực, Ngài nhận ra đây không phải là con đường đưa đến giác ngộ nên đã từ bỏ và chọn con đường Trung đạo. Phật cũng nêu lên việc Ngài đã dạy giáo lý Trung đạo cho năm người bạn đồng tu khổ hạnh, họ đã được giải thoát và trở thành Thánh đệ tử của Ngài. Vương tử Bồ-đề sau đó hỏi Đức Phật về việc sau bao lâu thì “một vị Tỳ kheo chấp nhận Như Lai là vị lãnh đạo, chứng được mục đích tối cao… … và an trú” [3]. Đức Phật trả lời câu hỏi trên, cũng chính là vấn đề thứ hai mà bài kinh đề cập.

Vấn đề thứ hai, bản kinh nói đến năm tinh tấn chi phần trợ đạo cho sự giác ngộ trong thời gian sớm nhất có thể là chiều nghe pháp, sáng ngộ đạo. Nhận thấy vương tử Bồ-đề là một người dòng dõi vua chúa, chắc chắn biết thuật thuần hóa và học cưỡi voi, Phật đã lấy chính việc này làm ví dụ so sánh, nêu ra các đức tính của một người có thể học cưỡi voi, từ đó liên hệ đến năm tinh cần chi, trợ đạo cho một người trên con đường giác ngộ. Năm tinh tấn chi phần được nhắc đến, gồm: Có niềm tin vào sự giác ngộ của Phật, có sức khỏe tốt, trung thực, siêng năng từ bỏ các bất thiện và tu tập thiện pháp, có trí tuệ.

Cuối cùng, vương tử Bồ-đề tán thán Đức Phật khéo thuyết pháp nhưng chưa nói lời quy y Tam bảo. Thanh niên Sañjikāputta nhắc nhở điều này và vương tử đính chính rằng mình từ trong thai mẹ tới bây giờ đã quy y Tam bảo ba lần.

Khái niệm về chánh tinh tấn

Trước khi phân tích năm tinh tấn chi phần được Phật nói đến trong bản kinh, người viết xin nêu lên khái niệm về Chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn, hiểu cơ bản là siêng năng, cần cù, luôn tiến tới thực hiện và thành tựu những gì tốt đẹp. Chánh tinh tấn là một chi phần quan trọng trong Bát chánh đạo, thường được nhắc đến với bốn phương diện chính (Tứ chánh cần: Ngăn ngừa điều ác chưa phát sinh, đoạn trừ điều ác đã phát sinh, phát triển điều lành chưa sanh và giữ gìn làm cho lớn mạnh điều lành đã phát sinh).

Như đã đề cập ở phần mở đầu, đối với Phật giáo, việc siêng năng, cần cù trong mọi công việc đều phải hướng đến mục đích giải thoát cao thượng, mới được xem là Chánh tinh tấn. Nếu chúng ta cũng siêng năng nhưng lại siêng năng với những điều bất thiện thì trái ngược đạo đức xã hội, chắc chắn đem lại hậu quả không tốt đẹp. Tuy nhiên, có những điều siêng năng không vi phạm đạo đức xã hội, nhưng đối với Phật giáo, chúng lại nuôi dưỡng lậu hoặc, những phiền não từ thô đến tế và hành giả tu tập nhiệt tâm để đoạn trừ.

Lời Phật dạy về Chánh tinh tấn trong Kinh Bồ Đề Vương Tử

Tóm lại, Chánh tinh tấn là nỗ lực, siêng năng thực hiện những thiện pháp, đưa đến mục đích chấm dứt khổ đau, đem lại an lạc hạnh phúc cho chính bản thân và tha nhân. Có như vậy mới nên tinh tấn thực hiện, còn không thà không làm gì còn hơn là làm những điều phi nghĩa. Như trong Tương Ưng Bộ kinh nói rằng:

“Không làm, hơn làm dở,

Làm dở sau khổ đau.

Đã làm nên làm tốt,

Làm tốt không khổ đau” [4].

Năm tinh tấn chi trong bài kinh

Trong kinh Bồ đề Vương Tử, Phật nhắc đến năm tinh tấn chi như sau: “Cũng vậy, này vương tử, có năm tinh tấn chi này. Thế nào là năm? Ở đây, này vương tử, vị Tỳ kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai. Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy ít bệnh, ít não, với bộ tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không gian trá, xảo trá, tự mình xử sự như chơn đối với bậc Đạo sư, đối với các vị có trí hay đối với các vị đồng phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần, tinh tấn từ bỏ các bất thiện pháp, làm cho khởi lên các thiện pháp, kiên cố, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt (của các pháp), với sự thể nhập bậc Thánh đưa đến sự chơn chánh đoạn diệt khổ đau” [5]. Nếu áp dụng năm tinh tấn chi này hành giả có thể đạt được sự giác ngộ trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Có niềm tin:

Có niềm tin vào Phật, tức tin vào sự giác ngộ của Như Lai, là bậc trọn vẹn thành tựu với những danh hiệu A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đây là những công hạnh, những đặc tính siêu việt mà một bậc đại giác ngộ có được. Những ai muốn tu tập để hướng đến các giá trị cao tột như vậy, điều chính yếu trước tiên phải có niềm tin vững vàng vào Phật, vào cuộc đời tu tập và sự giác ngộ của Ngài. Có như vậy, chúng ta mới bắt đầu học tập và thực hành Phật pháp. Có lòng tin vững chắc vào đích đến thì mới đủ khả năng bước đi trên con đường, tinh tấn, kham nhẫn, vượt qua những khó khăn vướng phải trên con đường đó.

Việc ứng dụng niềm tin trong đời sống tu tập không chỉ dừng lại ở việc tin vào đấng Đạo sư dẫn đường mà còn là có niềm tin vào chính mình. Kỹ năng xây dựng niềm tin và tạo động lực cho bản thân trên tiến tiến trình tu tập là rất cần thiết. Vậy, phải tin vào những gì của chính mình?

Thứ nhất, tin vào Phật tánh nơi mỗi chúng sanh và chính bản thân. Đức Phật hiện thân là một người bằng xương bằng thịt, con đường tu tập được lịch sử ghi nhận rõ ràng, sự thành tựu giải thoát của Ngài là sự thành tựu giải thoát của một con người mà trở thành, không có gì là huyễn hoặc. Ngài dạy rằng bất kỳ ai đi theo con đường như Ngài, cũng có thể giải thoát khỏi khổ đau luân hồi. Hành giả tu tập xây dựng niềm tin vào Phật, cũng chính là tin vào những lời dạy và người truyền bá lời dạy của Phật (Pháp và Tăng). Hành giả còn phải tin rằng trong tương lai, bản thân sẽ thành bậc giác giả.

Thứ hai, tin vào nỗ lực của chính mình. Trên con đường tu tập giải thoát, chỉ có bản thân mỗi người tự nỗ lực cố gắng mới đạt được kết quả, không một đấng siêu nhiên nào, một bậc Giáo chủ nào đi thay con đường của chính mình cả. Như Phật dạy trong kinh Tương Ưng: “Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỳ kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác” [6]. Hành giả tu tập phải có niềm tin vững mạnh vào chính mình như thế, rồi lấy những gì Phật dạy làm kim chỉ nam, tự mình bước đi trên con đường tu tập một cách tinh tấn thì mới mong đạt được lợi ích cho chính mình. Cũng như kinh Di Giáo dạy rằng: “Như lai như vị lương y, biết tịnh mà chỉ thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người dẫn đường rất tốt, chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường” [7]. Giáo pháp Phật đã chỉ dạy rõ ràng, chúng ta như người bệnh đã được thuốc, kẻ lạc đường được chỉ dẫn, tự thân mỗi hành giả phải lựa chọn con đường phù hợp theo lời dạy của Phật rồi bước đi trên đôi chân của mình là yếu tố quyết định nhất trong việc tu tập.

Như vậy, muốn có được Chánh tin tấn, niềm tin là một nền tảng quan trọng. Cũng chính vì thế, Đức Phật nêu điều này lên trước tiên trong năm chi phần tinh tấn. Trên lộ trình tu tập, hành giả phải xây dựng một niềm tin vững mạnh vào Phật, Pháp, Tăng, từ đó lắng nghe, học hỏi và thực hành những lời dạy của Đức Phật. Việc thực hành đạt đến giải thoát cũng chính yếu phụ thuộc nơi bản thân mỗi người, vì vậy cần tin rằng mình tương lai sẽ thành Phật và sự nỗ lực của tự thân là yếu tố quyết định cho tương lai đó.

Có sức khỏe, ít bệnh:

Chi phần thứ hai trong kinh Bồ đề Vương Tử, Đức Phật đề cập đến vấn đề sức khỏe: “Vị ấy ít bệnh, ít não, với bộ tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng, trung bình, hợp với tinh tấn” [8]. Ngoài đoạn kinh trên, cũng có một vài đoạn kinh đề cập đến vấn đề này. Kinh Tăng chi II, Phật dạy về những điều kiện đúng thời để tinh tấn cũng nhắc đến sức khỏe và ăn uống. Các điều kiện đó bao gồm: Khi còn trẻ, tuổi thanh xuân là lúc sức lực cung mãn nhất của đời người, tinh thần tham học và mong cầu phát triển cũng mãnh liệt nhất trong thời điểm này; Tiếp theo, là điều kiện nhắc lại điều kiện được trích dẫn trên về ít bệnh, ít não; Điều kiện thứ ba, liên quan đến sức khỏe là khi dân chúng được mùa, việc khất thực được dễ dàng và ăn uống đủ đầy, có như vậy mới đảm bảo việc tu tập [9].

Có sức khỏe, ít bệnh là một điều kiện hết sức quan trọng cho việc tinh tấn, không có một chiếc xe hỏng nào có thể chạy an toàn trên đường, không có sự thực hành rốt ráo nào nếu thân thể bệnh tật, thiếu sức sống. Điều này thể hiện rõ nhất qua sự trải nghiệm việc tu khổ hạnh của Đức Phật. Sau khi dốc hết toàn lực tu tập khổ hạnh cùng cực, thân thể Phật dường như không còn chút sức sống, từ đó Ngài nhận ra việc khổ hạnh ép xác chính là cực đoan hết sức nguy hiểm mà người xuất gia nên tránh. Phật diễn tả sự vô ích của khổ hạnh trong kinh Tương Ưng:

“Biết được pháp khổ hạnh,

Được xem là bất tử,

Pháp ấy không lợi ích,

Không đem lợi ích nào,

Như chèo và bánh lái,

Chiếc thuyền trên đất cạn” [10].

Lời Phật dạy về Chánh tinh tấn trong Kinh Bồ Đề Vương Tử

Chèo lái một con thuyền trên cạn là việc làm vô ích, được Phật ví cho việc tu khổ hạnh. Trong khi trước xuất gia, Phật là một Thái tử với sức khỏe tráng kiện, thể chất tuyệt diệu, rất hiếm ai thời bấy giờ có thể sánh kịp. Nhưng việc tu khổ hạnh đã làm cho thân thể trở nên khô cằn yếu đuối, không còn sức sống. Do vậy, Phật nhận ra không thể tu tập giải thoát nếu thân thể không đủ sức lực. Thế nên, để có thể nỗ lực tinh tấn trọn vẹn, sức khỏe là điều rất cần thiết, có sức khỏe mới tinh tấn thực hiện được mọi việc.

Trung thực, không gian trá:

Chi phần thứ ba trong kinh Bồ đề Vương Tử, Phật đề cập đến đức tính trung thực: “Vị ấy không gian trá, xảo trá, tự mình xử sự như chơn đối với bậc Đạo sư, đối với các vị có trí hay đối với các vị đồng phạm hạnh”. Chúng ta có thể phân tích sự trung thực này thông qua hai khía cạnh: Trung thực với người khác và trung thực với chính mình.

Như thế nào là trung thực với người khác? Như trong đoạn kinh trích dẫn ở trên đề cập, trung thực với các bậc Đạo sư, những người có trí hay đồng phạm hạnh là để họ có khả năng biết chính xác những gì chúng ta đang mắc phải, những gì tu tập chưa đạt được. Nhờ vậy, những người có trí bên cạnh có thể hỗ trợ mình trong việc tinh tấn tu tập. Giả như một người sống trong đại chúng, có sự kỷ luật của đại chúng, có sự hướng dẫn của Đạo sư, của bạn trí giúp họ tinh tấn, nhưng luôn tìm cách luồn lách, trách né bằng những lý do thiếu trung thực. Người đó không thể nào tinh tấn hòa theo tinh thần tu tập của đại chúng được.

Thế nào là trung thực với chính bản thân? Khi ở một mình, có những việc mình làm chỉ riêng mình biết. Đôi khi chúng ta biết đó là điều sai quấy, không đem lại lợi ích, nhưng vẫn giả dối với chính mình, tự tìm lý do để biện hộ cho những điều sai quấy đó và tiếp tục thực hiện. Như vậy quả thực rất nguy hiểm, như người biết rõ ràng là vực sâu, là thuốc độc, nhưng vẫn nhảy, vẫn uống mà còn tìm lý do biện hộ cho đó là điều tốt đẹp.

Như vậy, có niềm tin, có sức khỏe, có sự trung thực, hành giả sẽ dễ dàng nỗ lực tinh tấn trong việc tu tập. Tu tập ở đây cốt yếu chỉ là từ bỏ, ngăn ngừa các pháp bất thiện và thực hành, phát triển những thiện pháp.

Siêng năng từ bỏ các bất thiện và tu tập thiện pháp:

Chi phần tiếp theo là từ bỏ bất thiện và tu tập thiện, vậy những gì là bất thiện cần được từ bỏ? Những gì là thiện cần được tu tập? Có rất nhiều bài kinh giải thích phạm trù thiện và bất thiện này, ở đây, người viết xin nêu ra một vài điều cơ bản ứng dụng trong đời sống tu tập hằng ngày.

Kinh Chánh tri kiến (Trung Bộ kinh số 9) nói về những điều thiện và căn bản thiện, những điều ác và căn bản ác: “Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện. Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện” [11]. Những điều được dạy trong đoạn kinh trích dẫn ở trên là những bất thiện có căn bản là tham, sân, si mà hành giả tu tập phải từ bỏ. Từ bỏ những hành động bất thiện như trên chính là thiện với căn bản là vô tham, vô sân, vô si.

Kinh Sāleyya (Trung Bộ kinh số 41) nói về mười thiện và mười bất thiện nghiệp: “Này các gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo; có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo; có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo” [12]. Trong đó ba ác nghiệp thuộc thân là sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh; bốn nghiệp ác thuộc khẩu là vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói lời thô ác và nói lời phù phiếm; ba nghiệp ác thuộc ý là tham, sân và si. Ngược lại với mười bất thiện nghiệp là mười thiện nghiệp. Kinh Khởi thế nhân bổn (Trường Bộ kinh số 27) cũng nhắc đến vấn đề trên. Mười bất thiện nghiệp đem lại khổ đau, gây hại cho mình và người ở hiện tại lẫn đời sau, Đức Phật dạy nên từ bỏ những điều này và hành trì mười thiện nghiệp đem đến ích lợi, giải thoát.

Ngoài ra, còn có kinh Tương Ưng tập 2, V. Mười Nghiệp Đạo [13] đề cập tới vấn đề người làm thiện sẽ đồng thanh tương ứng với người làm thiện, cùng chung hòa hợp với người thiện và ngược lại.

Như vậy, trong toàn bộ lời dạy của Đức Phật nói chung và kinh tạng Nikāya nói riêng, Đức Phật luôn nhắc nhở việc siêng năng đoạn trừ các điều bất thiện và chỉ rõ đâu là điều bất thiện cũng như siêng năng tu tập, phát triển những điều thiện nhằm gạn lọc thân tâm, đưa đến thành tựu con đường Giới-Định-Tuệ, hoàn thành tiến trình tu tập giải thoát. Cốt yếu lời dạy của Phật được tóm gọn trong bài kinh Pháp Cú rất nổi tiếng:

“Không làm mọi điều ác,

Thành tựu các hạnh lành,

Tâm ý giữ trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy”.

(Kinh Pháp Cú 183)

Trong kho tàng văn học Trung Hoa, có một câu chuyện về cuộc đối thoại giữa Bạch Cư Dị và Ô Sào thiền sư có ý nghĩa rằng: Một cậu bé 5 tuổi có thể học thuộc lòng những điều trên nhưng rất nhiều người đến hết cả cuộc đời cũng không thể thực hiện được rốt ráo. Việc cốt yếu của những lời dạy này cũng nhằm vào việc thực hành giáo pháp của Phật như một quả cam ngọt, có nếm thử mới biết mùi vị thế nào, không thể chỉ nghe nói hay nhìn mà trải nghiệm được vị ngọt. Cũng như thế, thực hành tới đâu thì điều ác được loại bỏ, khổ đau được đoạn trừ, điều thiện được phát sinh, hạnh phúc theo tới đó.

Có trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp

Chi phần thứ năm trong bài kinh chính là có trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp. Sự sanh diệt của các pháp là một giáo lý rất quan trọng của Phật giáo, các pháp có sanh, ắt có diệt, cái này sanh cho nên cái kia sanh, cái này diệt cho nên cái kia diệt. Đây là trí tuệ thấu rõ về Duyên khởi, Vô thường, Khổ, Vô ngã của các pháp trong thế gian.

Những khổ đau trong cuộc đời bắt nguồn từ thiếu hiểu biết các bản chất trên của mọi sự mọi vật, từ đó xuất hiện tư duy hữu ngã, muốn các pháp là thường hằng hoặc vận hành theo ý mình. Nhưng các pháp vốn dĩ không thể như vậy, cho nên xuất hiện những điều bất như ý đem lại khổ đau. Thấu rõ được sự sanh diệt của các pháp cũng chính là sự giải thoát khỏi sự ràng buộc của các pháp, không còn tư duy hữu ngã đem lại khổ đau và đạt được sự bình an trước tiến trình sanh diệt này. Khi có trí tuệ về sự sanh diệt của mọi thứ trong cuộc đời, chúng ta không còn tin vào những gì là số phận, định mệnh, không còn mê tín.

Chi phần thứ năm này vừa là nhân, vừa là quả cho sự tinh tấn chính đáng. Có nghĩa rằng, khi bắt đầu nhìn nhận được phần nào bản chất của các pháp, hành giả nhàm chán và phát khởi Tâm Bồ-đề, siêng năng tu tập Phật pháp. Nhờ sự tinh tấn đó mà càng tu tập, các thiện pháp càng phát sinh và thành tựu trí tuệ, càng thấu rõ bản chất của các pháp hơn và đạt đến quả vị giải thoát sau cùng.

Lời Phật dạy về Chánh tinh tấn trong Kinh Bồ Đề Vương Tử

Kinh Bồ đề Vương Tử là bài kinh Phật dạy cho một vương tử có sự nhanh nhẹn trong tư duy. Bằng phương pháp nhắc lại những trải nghiệm của bản thân khi tu tập khổ hạnh, Đức Phật đã chỉ rõ và bác bỏ quan niệm sai lầm của vương tử về sự tu tập. Sau đó, thông qua sự so sánh với người học cưỡi voi, Phật chỉ dạy về năm tinh cần chi, là một phương pháp tu tập phù hợp với vị vương tử trong bài kinh nói riêng và tất cả những hành giả đang trên con đường tìm cầu chân hạnh phúc nói chung.

Chánh tinh tấn được xây dựng trên niềm tin vững chắc với Tam bảo và niềm tin vào khả năng cũng như sự nỗ lực của tự thân là yếu tố quyết định trên lộ trình tu tập. Một điều kiện quan trọng cho việc thực hiện tinh tấn pháp học và pháp hành chính là sức khỏe ổn định, tinh thần minh mẫn. Khi đã đủ điều kiện để hình thành sự tinh tấn, hành giả siêng năng đoạn trừ những điều ác và phát triển những điều thiện. Nhờ sự tinh tấn này mà phát sinh trí tuệ, thấu rõ bản chất sanh diệt của các pháp, thoát khỏi mọi sự ràng buộc trong thế gian, giải thoát khỏi khổ đau.

Chú thích:

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1991), kinh Trường Bộ 1, 16. kinh Đại Bát Niết bàn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.665.

[2] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 2, 85. Kinh Bồ đề Vương Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.121.

[3] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 2, 85. Kinh Bồ đề Vương Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 121.

[4] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1991), kinh Tương Ưng 1 Thiên Có Kệ, Chương II Tương Ưng Thiên Tử I. Phẩm Thứ Nhất, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.113.

[5] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 2, 85. Kinh Bồ đề Vương Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.122-123.

[6] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2013), kinh Tương Ưng Bộ (tập I, V), Phẩm Tự mình làm hòn đảo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.673.

[7] Tỳ kheo Trí Quang (2010), Tổng tập Giới Pháp xuất gia (tập 1 & 2), 1. Kinh Phụng Kinh Dị giáo, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, tr.48.

[8] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 2, 85. Kinh Bồ đề Vương Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.122.

[9] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), kinh Tăng Chi Bộ 2, Chương V Năm Pháp VI. Phẩm Triền Cái, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.412.

[10] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2013), kinh Tương Ưng Bộ (tập I), Chương IV. Tương Ưng Ác Ma, I. Phẩm Thứ Nhất, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.175.

[11] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 1, 9. Kinh Chánh Tri Kiến, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.75.

[12] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2012), kinh Trung Bộ 1, 41. Kinh Sāleyyaka, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.352.

[13] S.ii, tr.167.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện trái cây

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một nam cư sĩ giỏi về trái cây. Truyền thuyết nói rằng, một điền chủ trú ở xá-vệ mời chúng Tăng với Ðức Phật là vị dẫn đầu ngồi trong ngôi vườn của mình, cúng dường cháo và bánh xong, điền chủ bảo ngưồi giữ vườn:

– Hãy đưa các Tỷ-kheo đi bộ trong vườn và cúng dường các loại trái như xoài…

Người làm vườn vâng theo lời dặn, đưa chúng Tỷ-kheo đi bộ trong khu vườn, nhìn lên cây, và biết trái này còn sống, trái này hơi chín, trái này thiệt chín. Ðiều gì kẻ ấy nói đều đúng như vậy. Các Tỷ-kheo thưa với đức Như Lai:

– Bạch Thế Tôn, người giữ vườn này thật giỏi về các loại trái cây. Ðứng dưới đất nhìn lên cây, kẻ ấy biết trái này còn sống, trái này hơi chín, trái này thiệt chín.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ có người giữ vườn này giỏi trái cây. Trong quá khứ, cũng có những bậc hiền trí giỏi về trái cây.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh vào gia đình một triệu phú, khi lớn lên, làm nghề đi buôn với năm trăm cỗ xe. Một thời, Bồ-tát đi đến một ngôi rừng rất lớn, đứng ở đầu rừng, họp đoàn người lại và nói:

– Trong rừng này có những cây độc. Phàm gặp những lá gì, bông gì, trái gì mà trước kia các ngươi chưa từng ăn, chớ ăn trước khi hỏi ta.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện trái cây

Bọn họ vâng theo lời dặn và đi vào rừng. Ðầu rừng có một cửa làng, tại đấy có một cây gọi là cây Kimphala. Thân cây, cành cây, lá cây và trái của cây màu giống như cây xoài. Không những chỉ về màu sắc, hình dạng, mà cả về mùi thơm và vị ngọt, các trái sống và trái chín đều giống như trái xoài. Nhưng nếu ai ăn chúng, thì giống như thuốc độc, lập tức bị chết ngay.

Một số người tham ăn đi trước, tưởng đó là cây xoài, bèn ăn trái. Một số khác quyết định hỏi người trưởng đoàn lữ hành rồi mới ăn, họ cầm trái cây trong tay và đứng chờ. Khi vị trưởng đoàn lữ hành đến, họ hỏi có thể ăn những trái cây ấy không. Bồ-tát biết rằng cây ấy không phải cây xoài, nên nói:

– Cây hình dáng giống cây xoài này là cây độc, chớ ăn!

Sau khi ngăn chận họ, Bồ-tát làm cho những người đã ăn phải nôn ra, và cho họ uống bốn loại mật để chữa họ lành bệnh.

Lúc trước, dưới gốc cây này, đã có những đoàn lữ hành đến tạm trú, ăn những trái cây độc mà họ tưởng lầm trái xoài và mạng chung. Ngày sau đó, dân làng đi ra, thấy những người chết, liền cầm chân họ, quăng vào một chỗ kín, lấy tất cả sở hữu của họ với các cỗ xe rồi đem đi.

Ngay vào ngày đoàn lữ hành này mới đến, dân làng nghe tin có người trúng độc. Lúc trời mới rạng đông, họ vội vàng đi đến gốc cây ấy, và nói với nhau:

– Các con bò sẽ là của ta, cỗ xe sẽ là của ta, hàng hoá sẽ là của ta!

Khi thấy cả đoàn người ấy còn lành mạnh, họ liền hỏi:

– Làm sao các ông biết cây này không phải cây xoài?

Họ trả lời:

– Chúng tôi không biết. Nhưng trưởng đoàn lữ hành của chúng tôi biết.

Dân làng đến hỏi Bồ-tát:

– Thưa bậc hiền trí, làm thế nào ngài biết được?

– Có hai điều báo cho ta biết, Bồ-tát đáp.

Rồi Bồ-tát đọc bài kệ:

Cây này không khó leo,

Không xa làng bao nhiêu,

Do vậy nên ta biết:

Cây này quả không tốt!

Sau khi thuyết pháp cho đại chúng, Bồ-tát đi đến chỗ an toàn.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, như vậy thuở xưa các bậc hiền trí cũng giỏi về trái cây.

Sau khi thuyết pháp thoại này và kết hợp hai mẩu chuyện, bậc Ðạo sư nhận diện Tiền thân như sau:

– Thời ấy, đoàn lữ hành là hội chúng Ðức Phật, còn người trưởng đoàn lữ hành là Ta vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện người vợ khó hiểu

Câu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một nam cư sĩ. Chuyện kể rằng thời ấy tại Xá-vệ có một nam cư sĩ thọ Tam quy và Ngũ giới, là một đệ tử thuần thành của Phật, Pháp, Tăng. Nhưng vợ người này là một nữ nhân độc ác, nham hiểm. Vào những ngày người vợ ấy phạm lỗi lầm, nàng nhu mì nhẫn nhục như một nữ tỳ được mua về với giá một trăm đồng tiền, còn những ngày nàng không phạm tội gì, thì nàng lên mặt bà chủ nhà hay giận dữ và khắc nghiệt. Người chồng không sao hiểu nổi nàng. Nàng cứ làm khổ người chồng đến độ chàng không đến yết kiến Ðức Phật được.

Một ngày kia, chàng mang hương hoa đến, sau khỉ đảnh lễ kính cẩn xong, chàng ngồi xuống thì bậc

Ðạo Sư bảo:

– Này nam cư sĩ, làm sao đã bảy tám ngày qua ông không đến hội kiến Như Lai?

– Bạch Thế Tôn, vợ con có ngày thì dễ bảo như một tỳ nữ mua về với giá một trăm đồng tiền, vào ngày khác thì hay giận dữ khắt khe như một bà chủ. Con không làm sao hiểu vợ con được. Chính vì vợ con làm phiền lòng con đến độ con không đến hầu Ðức Thế Tôn lâu nay.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện người vợ khó hiểu

Khi nghe người ấy nói vậy, bậc Ðạo Sư bảo:

– Này cư sĩ, ông đã được các bậc hiền trí từ xưa nói cho biết rằng thật khó hiểu được bản tính nữ nhân Và Ngài nói thêm:

– Nhưng vì các tiền kiếp đã trở nên lẫn lộn trong trí ông nên ông không nhớ nổi.

Nói vậy xong Ngài kể một câu chuyện quá khứ.

Một thuở nọ, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát làm một vị giáo sư danh tiếng lừng lẫy khắp nơi, với năm trăm thanh niên Bà-la-môn thọ giáo với ngài. Trong số đó có một thanh niên từ phương xa đến, chàng đã yêu một thiếu nữ và cưới người đó làm vợ.

Dù chàng đang sống tại Ba-la-nại, chàng vẫn không thể nào đến hầu sư phụ trong hai ba lần liền, vì vợ chàng là người đàn bà độc ác, hễ ngày nào phạm lỗi lầm thì nàng ra vẻ nhu mì như một tỳ nữ, còn ngày nào không làm gì sai trái thì nàng lên mặt một bà chủ hay nóng giận, khắc nghiệt. Chồng nàng không thể nào hiểu nổi tính nàng ra sao cả, và chán quá, bực mình, khổ sở vì nàng đến độ chàng không đến hầu hạ sư phụ. Bấy giờ, bảy tám ngày sau, chàng lại đến hội kiến ngài, và được Bồ-tát hỏi tại sao lâu nay vắng mặt.

Chàng đáp:

– Bạch sư phụ, nguyên nhân là tại vợ con.

Rồi chàng kể cho Bồ-tát nghe, nàng đã nhu mì ra sao trong lúc làm vẻ như một tỳ nữ, líuc khác lại khắt khe chuyên quyền khiến nàng không sao hiểu nàng được. Và chàng quá phiền muộn khổ sở vì tánh tình thất thường của nàng nên đã vắng mặt như thế.

– Này cậu trai Bà-la-môn, rõ ràng như vậy, vào ngày lầm lỗi, đàm bà tỏ ra khúm núm trước mặt chồng mình và nhẫn nhục như bọn tỳ nữ; còn ngày nào không lầm lỗi, họ tỏ ra cứng đầu bướng bỉnh với cả phu quân. Ðàn bà độc ác nham hiểm như thế đấy, khó mà biết được bụng dạ họ ra sao. Vậy cậu không nên quan tâm đến những sở trường sở đoản của họ làm gì.

Nói vậy xong, Bồ-tát ngâm kệ này để khích lệ đệ tử ngài:

Chàng tưởng má hồng yêu mến chăng?

Này chàng trai hỡi, chớ vui mừng!

Tưởng là nàng chẳng yêu chàng nữa?

Nhẫn nại mà thôi, chớ oán hờn.

Lòng dạ đàn bà ai hiểu được.

Như bầy cá lội nước tung tăng!

Ðó là lời khuyến cáo của Bồ-tát đối với đệ tử ngài, nên từ đó chàng chẳng còn quan tâm đến tính thất thường của nàng nữa. Còn nàng, khi nghe nói nết hạnh kém cỏi của mình đã đến tai Bồ-tát, thì này bỏ ngay thói hư tật xấu kia, không còn tái phạm.

Phần người vợ của nam cư sĩ này tự nhủ: “Người ta bảo là Ðức Phật đã hiểu rõ thói hư tật xấu của mình rồi!”. Từ đó nàng không còn sai phạm lỗi lầm như trước kia.

Khi chấm dứt pháp thoại, bậc Ðạo Sư thuyết giảng các Sự thật, vào đoạn kết thúc bài giảng, vị nam cư sĩ đắc quả Dự lưu. Sau đó bậc Ðạo Sư nêu liên hệ giữa hai chuyện và nhận diện Tiền thân:

– Vào thời ấy hai vợ chồng kia là hai vợ chồng ngày nay, và Ta chính là vị giáo sư ấy

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện khỉ chúa

Câu chuyện này, khi ở tại Trúc Lâm, bậc Ðạo Sư đã kể về âm mưu của Ðề-bà-đạt-đa muốn ám hại Ngài. Lúc bây giờ, khi nghe Ðề-bà-đạt-đa âm mưu ám hại, bậc Ðạo Sư liền nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Ðề-bà-đạt-đa mới âm mưu ám hại Ta. Thuở trước, kẻ ấy cũng đã âm mưu, nhưng không thể làm được.

Sau khi nói vậy, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì xứ Ba-la-nại, Bồ-tát sanh làm con khỉ. Nó to lớn như một con ngựa con, có sức mạnh và sống một mình bên bờ sông. Giữa con sông ấy, có một hòn đảo, trên hòn đảo có nhiều loại cây ăn trái như xoài, mít… Con khỉ mạnh như voi, đầy đủ sức lực.

Mỗi sáng, nó nhảy từ bờ sông bên này đến một hòn đảo ở giữa sông, rồi từ hòn đảo ấy, nó lại nhảy đến hòn đảo. Tại đấy, nó ăn các loại trái, và đến chiều, với phương tiện cũ, nó trổ về, chỗ ở của mình. Ngày qua ngày, con khỉ sống nếp sống như vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện khỉ chúa

Lúc bấy giờ, có hai vợ chồng con cá sấu sống trong sông ấy. Thấy con khỉ đi qua đi lại, vợ con cá sấu đang có thai khởi lên lòng tham muốn ăn thịt quả tim con khỉ, bèn nói với chồng:

– Này chàng, em thèm ăn thịt quả tim con khỉ chúa này quá.

Sấu đực nói:

– Thật lành thay, em sẽ được như ý.

Sấu đực suy nghĩ: “Chiều nay, khi con khỉ từ hòn đảo về, ta sẽ bắt nó!”.

Sấu đực đến nằm chờ trên hòn đá. Con khỉ cả ngày lang thang trên đảo, vào buổi chiều, nó đứng trên hòn đảo, nhìn hòn đá và nghĩ: “Hòn đá hôm nay có vẻ cao hơn, vì lý do gì?”. Bồ-tát luôn luôn khéo đo lường. Nhìn tầm cao của hòn đá và tầm cao của nước, Bồ-tát suy nghĩ: “Hôm nay, nước con sông này không giảm cũng không tăng. Nhưng hòn đá này lại có vẻ to hơn. Rất có thể, con cá sấu đang nằm với mục đích bắt ta tại chỗ ấy”. Ðể tìm sự việc này, con khỉ vẫn đứng tại chỗ ấy, làm bộ như nói với hòn đá, gọi lớn:

– Này bạn hòn đá!

Và khỉ không được trả lời. Khỉ gọi đến ba lần:

– Này bạn hòn đá!

Hòn đá vẫn không trả lời. Con khỉ nói:

– Này bạn hòn đá, sao hôm nay bạn không trả lời ta?

Con cá sấu suy nghĩ: “Như vậy, trong những ngày trước, hòn đá này đã trả lời con khỉ chúa. Vậy nay ta sẽ trả lời nó”. Con sấu nói:

– Này bạn khỉ chúa, cái gì vậy?

– Ngươi là ai?

– Ta là cá sấu.

– Ngươi nằm đó vì mục đích gì?

– Ðể bắt ngươi và ăn quả tim của ngươi.

Con khỉ suy nghĩ: “Ta không có đường đi nào khác. Nay ta phải lừa dối con cá sấu này”. Vì thế khỉ nói:

– Này bạn cá sấu, ta sẽ chịu đầu hàng bạn thôi. Bạn hãy há miệng ra, và khi ta nhảy đến gần, bạn sẽ bắt ta.

Khi con cá sấu há miệng, thì tự nhiên mắt nó nhắm lại. Cá sấu không nghĩ đến mưu kế này, liền há miệng ra, và mắt nó nhắm lại, từ từ nằm xuống. Con khỉ đã biết tình hình như vậy, từ nơi hòn đảo nhảy qua, đạp trên đầu con cá sấu, rồi từ đấu con cá sấu lại nhanh như chớp nhảy qua đứng ở bờ bên kia. Con cá sấu thấy sự kỳ diệu này, nghĩ rằng con khỉ chúa này đã làm một việc hết sức phi thường, nó nói:

– Này, ngài khỉ chúa, ai đầy đủ bốn pháp ở trong đời, sẽ nhiếp phục được kẻ thù. Ta nghĩ rằng ngài có đủ tất cả trong nội tâm.

Nói vậy xong, cá sấu đọc bài kệ này:

Ai đủ bốn pháp này,

Này khỉ chúa, như ngài:

Chân thật và nghĩ xa,

Cương nghị và vô úy,

Ngài có bốn pháp này,

Ðánh bại được quân thù!

Như vậy, con cá sấu tán thán khỉ chúa rồi đi về trú xứ của mình.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Ðề-bà-đạt-đa mới âm mưu ám hại Ta, trong quá khứ, kẻ ấy cũng đã làm như vậy.

Sau khi thuyết pháp thoại này, và kết hợp hai mẩu chuyện, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:

– Lúc bấy giờ, cá sấu là Ðề bà-đạt-đa, vợ cá sấu là Cincamanavika, còn khỉ chúa là Ta vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện rượu mạnh

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một người phá hư rượu. Tương truyền bạn của ông Cấp Cô Ðộc là một người bán rượu. Kẻ ấy dự trữ một số rượu cay mạnh để bán cho quần chúng và họ trả bằng vàng và bạc. Quần chúng tụ họp đông đảo trong quán rượu. Kẻ ấy bảo người đệ tử học việc:

– Này con thân, hãy lấy tiền trước khi giao rượu.

Sau khi ra lệnh như vậy, kẻ ấy đi tắm. Người đệ tử bán rượu cho quần chúng. Khách uống bảo nó đem cho họ muối và đường cục để vừa ăn vừa uống rượu. Thấy vậy, nó liền nghĩ: “Rượu chắc thiếu muối. Ta sẽ bỏ muối vào rượu”.

Nó liền bỏ độ một cân muối vào hủ rượu rồi rót rượu cho họ. Khi họ vừa uống một ngụm đầy miệng, họ liền nhổ ra và hỏi:

– Anh đã làm gì vậy?

– Các anh uống rượu đòi tôi đem muối lại. Thấy vậy, tôi bỏ thêm muối vào.

– Này kẻ ngu kia, chú mày đã làm hư rượu ngon như vậy rồi.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện người nô lệ Nanda

Khách hàng chỉ trích người ấy, rồi lần lượt đứng dậy và bỏ đi. Người buôn rượu đi về, không thấy một người khách nào, liền hỏi những người uống rượu đã đi đâu rồi. Nó tường thuật lại sự việc. Người thầy của nó mắng nó:

– Này kẻ ngu kia, mày đã phá hư rượu rồi!

Và ông đi báo cáo với ông Cấp Cô Ðộc. Ông Cấp Cô Ðộc nghĩ: “Ðây là một câu chuyện hay nên nói”, liền đi đến Kỳ Viên đảnh lễ bậc Ðạo Sư, và thưa lại câu chuyện. Bậc Ðạo Sư nói:

– Này Gia chủ, không phải nay kẻ học việc ấy mới là người phá hư rượu. Thuở trước, nó cũng là người phá hư rượu rồi.

Nói vậy xong, theo lời yêu cầu của ông Cấp Cô Ðộc, bậc Ðạo Sư kể chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh làm người triệu phú ở Ba-la-nại. Nương tựa vào Bồ-tát là một người sống với nghề buôn rượu. Sau khi tích trữ một số rượu mạnh, kẻ ấy bảo người đệ tử tên là Kondanna bán rượu rồi đi tắm. Trong khi người buôn rượu đi khỏi, người đệ tử đổ muối vào rượu, và vì vậy, liền đã phá hư rượu. Thầy của nó về, biết được nguyên nhân, liền báo cho người triệu phú rõ. Người triệu phú nói:

– Người thiện không làm hại, còn người ngu, dầu muốn làm điều tốt, lại làm điều có hại.

Và đọc thêm bài kệ này:

Bậc thiên không làm hại,

Làm lành đem đến lạc,

Người ngu hại điều lành

Thật giống Kon-dan-na

Ðổ muối vào bình rượu.

Bồ-tát thuyết pháp với bài kệ này.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này Gia chủ, không phải nay nó mới là người phá rượu. Thuở trước, nó cũng là người phá hư rượu.

Sau khi nói xong, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

– Thuở ấy, kẻ làm hư rượu là kẻ làm hư rượu bây giờ còn vị triệu phú Ba-la-nại là Ta vậy

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện bình rượu đầy

Câu chuyện này khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về rượu thuốc độc. Một thời ở Xá-vệ, một số người nghiện rượu họp nhau lại và bàn với nhau.

– Tiền mua rượu của chúng ta đã khô cạn, vậy làm sao bây giờ?

Một tay bợm rượu nói:

– Chớ lo. Ðã có cách.

– Cách gì vậy?

– Cấp Cô Ðộc thường đeo nhẫn, mặc áo đẹp đi chầu vua. Chúng ta đổ thuốc mê vào trong bình rượu, dựng một quán rượu, ngồi tại đấy.

Khi Cấp Cô Ðộc đi về, hãy mời vị đại triệu phú vào và cho uống rượu ấy. Khi lão già ấy bị mê say, chúng ta lấy nhẫn, lấy áo và chúng ta sẽ có tiền mua rượu.

Chúng chấp thuận đề nghị ấy, làm theo như vậy, và khi vị triệu phú đi về, chúng đến gặp và nói:

– Thưa ngài đại triệu phú, chúng tôi có rượu rất ngon. hãy uống một chút rồi đi.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện bình rượu đầy

Cấp Cô Ðộc nghĩ: “Thánh đệ tử đã chứng quả Dự lưu làm sao uống rượu được. Dấu không muốn uống, ta cũng sẽ phát hiện âm mưu của bọn nghiện rượu này”. Nghĩ vậy, Cấp Cô Ðộc đi vào quán rượu, nhìn chúng làm, biết rằng rượu ấy đã bị chúng pha thuốc mê vào, Ông quyết định sẽ làm cho chúng bắt đầu từ nay phải trốn biệt. Ông nói:

– Này bọn nghiện rượu ác ý kia, các ngươi để thuốc mê vào trong bình rượu, khiến những người qua lại uống, làm cho họ say mê rồi cướp của. Các người dựng lên một quán bán rượu, ngồi tại đấy, chỉ tán thán rượu này.

Nhưng không một người nào trong bọn người dám uống. Nếu rượu này không có pha thuốc mê, thì các ngươi hãy uống trước đi.

Cấp Cô Ðộc làm cho bọn nghiện rượu hoảng sợ, khiến chúng chạy trốn rồi đi về nhà. Nghĩ rằng việc làm của những tên nghiện rượu cần phải trình lên đức Như Lai, Cấp Cô Ðộc đi đến, và thưa rõ sự việc.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này gia chủ, lần này, các người nghiện rượu lừa dối gia chủ. Trong quá khứ, chúng cũng đã lừa dối các bậc hiền trí.

Nói vậy xong, với lời yêu cầu của vị gia chủ, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì nước Ba-la-nại Bồ-tát sanh làm người triệu phú ở Ba-la-nại. Lúc bấy giờ, những người nghiện rượu này, sau khi bàn bạc với nhau, đã pha rượu với thuốc mê, chờ người triệu phú Ba-la-nại đi đến, chúng đón ông và nói những lời tương tự. Người triệu phú, dầu không muốn uống, cũng muốn phát giác chúng, nên đi vào, nhìn chúng làm, biết chúng có mưu mô gì, quyết định làm cho chúng phải trốn chạy, nên nói:

– Này các bạn uống rượu, nếu uống rượu xong rồi mà đi đến cung vua, thật không thích đáng. Ðến chầu vua xong, khi trở về, tôi sẽ tính việc này. Các ngươi hãy ngồi tại đây.

Người triệu phú đi vào chầu vua rồi trở về. Các người nghiện rượu mời ông vào. Vị triệu phú đi vào, nhìn những bình rượu bị pha thuốc mê, liền nói như sau:

– Này các bạn uống rượu, việc các bạn làm ta không ưa thích. Các bình rượu của các bạn vẫn còn đầy tràn. Các bạn chỉ có tán thán rượu, nhưng không uống một giọt. Nếu như rượu này ngon thiệt, thì các bạn đã uống rồi. Rượu này đã được các bạn pha thuốc mê vào.

Và để đánh tan ý định của chúng, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Bình rượu đầy như vậy,

Rượu đâu có đổi khác,

Vì lý do ta biết,

Rượu này không phải tốt.

Bồ-tát trọn đời làm các ông đức như bố thí…, rồi đi theo nghiệp của mình.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy những người nghiện rượu kia là những người nghiện rượi ngày nay, và vị triệu phú Ba-la-nại là Ta vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc đạo Sư đã kể về một tà mạng ngoại đạo. Theo truyền thuyết, một thiện nam nữ ở thôn quê hỏi cưới cho con trai mình cô con gái một gia đình ở Xá vệ, và hẹn ngày cưới.

Khi đến ngày ấy, ông hỏi một kẻ tà mạng ngoại đạo thân tín với gia đình:

– Thưa Tôn giả, hôm nay chúng tôi sẽ làm một lễ phù hợp ngày lành, vậy các vì sao có tốt không?

Vị này tức giận suy nghĩ: “Người này không hỏi ta trước, đã quyết định ngày, nay mới hỏi ta. Ta hãy cho nó một bài học”. Vị ấy nói:

– Hôm nay, các vì sao không tốt. Chớ nên làm lễ hôm nay. Nếu làm lễ, sẽ có nạn diệt vong lớn.

Các người trong gia đình ở thôn quê tin vị ấy, và không đi rước dâu trong ngày ấy. Trong khi ấy, những người thuộc gia đình nhà gái ở thành thị đã sửa soạn tất cả để làm lễ cưới. Thấy các người kia không đến, họ nói:

– Chính họ quyết định ngày hôm nay, và họ không đến, chúng ta đã phí tổn rất nhiều. Họ là hạng người gì? Chúng ta sẽ gả con gái chúng ta cho một người khác.

Rồi họ gả con gái cho một người khác và làm lễ cưới như đã sửa sọan. Vào ngày sau, đám người thôn quê đi đến và xin rước dâu. Những người ở thành Xá vệ nói:

– Các ông gia chủ sống ở thôn quê là những người độc ác. Chính các ông đã quyết định ngày, lại khinh thường chúng tôi không đến. Các ông hãy về lại theo con đường các ông đã đến. Chúng tôi đã gả con gái cho người khác rồi.

Họ mắng những người kia như vậy. Những người kia cũng mắng lại, rồi cuối cùng đi về theo con đường họ đã đến.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao

Bấy giờ, các Tỳ-kheo biết được toàn bộ câu chuyện ấy và thầm trách kẻ tà mạng ngoại đạo ấy đã làm trở ngại lễ ngày lành của những người kia. Các Tỷ-kheo ngồi hội họp trong Pháp đường nói:

– Này các hiền giả, kẻ tà mạng ngoại đạo kia đã làm trở ngại ngày lành của gia đình ấy.

Bậc Ðạo Sư đi đến và hỏi:

– Này các Tỷ-kheo hôm nay, ở đây các ông ngồi hội họp bàn chuyện gì?

Khi được biết câu chuyện ấy, baäc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay kẻ tà mạng ngoại đạo ấy mới làm trở ngại ngày lành của gia đình kia. Thuở trước, kẻ ấy tức giận họ và cũng làm trở ngại ngày lành.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, những người dân ở thành phố xin cưới cô con gái ở thôn quê, đã định ngày cưới và hỏi một kẻ tà mạng ngoại đạo, bạn của gia đình:

– Thưa Tôn giả, hôm nay chúng tôi định làm lễ ngày lành. Vậy các vì sao có tốt đẹp không?

Người tà mạng ngoại đạo tức giận suy nghĩ: “Những người này đã quyết định ngày theo sở thích của mình, nay mới hỏi ta. Vậy ta sẽ làm trở ngại ngày lành của họ”. Kẻ ấy nói:

– Hôm nay các vì sao không tốt. Nếu các ông làm lễ, các ông sẽ gặp nạn diệt vong lớn.

Họ tin kẻ ấy, nên không đi đến. Những người ở thôn quê biết được họ không đến liền nói với nhau:

– Nay họ đã định ngày, nhưng lại không đến. Họ là hạng người gì đối với chúng ta?

Và họ gả con gái cho người khác. Những người ở thành phố đến vào ngày sau và xin đón con dâu.

Những người ở thôn quê nói:

– Các ông, những người ở thành phố, là những gia chủ không có liêm sỉ. Chính các ông đã định ngày, nhưng không đón con dâu. Vì các ông không đến, chúng tôi đem gả con cho người khác rồi.

– Chúng tôi hỏi nột vị đạo sĩ, biết được các vì sao không tốt, nên chúng tôi không đến. Hãy cho chúng tôi rước dâu.

– Vì các ông không đến, chúng tôi đã gả nó cho người khác rồi! Nay làm sao lại có thể dắt nó về được?

Trong khi họ đang cãi nhau như vậy, một người hiền trí ở thành phố đi đến thôn quê vì một công việc gì đó, nghe kể lại câu chuyện ấy, liền nói:

– Có nghĩa lý gì là các vì sao? Ðược người con gái đâu có phải nhờ các vì sao?

Rồi người hiền trí đọc bài kệ này:

Chờ đợi các vì sao

Kẻ ngu hỏng điều lành,

Ðiều lành chiếu điều lành,

Sao trời làm được gì?

Các người ở thành phố cãi lộn xong, không rước dâu được, đành ra về.

Bậc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay kẻ tà mạng ngoại đạo này mới làm trở ngại ngày lành của gia đình ấy, thuở trước cũng đã làm rồi.

Sau khi kể pháp thoại, bậc Ðạo Sư kết hợp hai mẩu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:

– Thời ấy, kẻ tà mạng ngoại đạo là kẻ tà mạng ngoại đạo hôm nay, các gia đình ấy là một. Nguời hiền trí nói kệ là Ta vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện khối vàng

Câu chuyện này, khi ở tại Xá-vệ, bậc Ðạo sư kể về một Tỷ-kheo. Theo truyền thuyết, một thiện nam tử ở Xá-vệ, sau khi nghe theo bậc Ðạo Sư thuyết pháp, gởi cả tâm tư vào Ba ngôi báu, và xuất gia. Hai vị sư trưởng và giáo thọ sư dạy về Giới:

– Này Hiền giả, đây là giới, một loại, hai loại, ba loại, bốn loại, năm loại, sáu loại…nhiều loại. Ðây là tiểu giới, đây là trung giới, đây là Ðại giới. Ðây là giới hộ trì giới bổn, đây là giới hộ trì các căn, đây là giới thanh tịnh mạng, đâ là Giới sử dụng các đồ vật.

Tỷ-kheo trẻ ấy suy nghĩ: “Giới này thật quá nhiều. Với chừng ấy giới được chấp thuận, ta không thể nào giữ trọn. Không thể giữ trọn đủ giới, thì xuất gia có lợi ích gì? Ta hãy trở lại làm gia chủ, làm các công đức như bố thí…và nuôi dưỡng vợ con!” Nghĩ vậy, Tỷ-kheo thưa:

– Thưa các Tôn giả, con không có thể giữ Giới. Không thể giữ Giới, thì xuất gia có lợi ích gì? Con sẽ hoàn tục. Xin các Tôn giả hãy lấy lại y bát.

Sư trưởng nói:

– Nếu sự việc là như vậy, thì Hiền giả hãy đến đảnh lễ bậc Ðạo sư.

Các vị ấy đưa Tỷ-kheo đến Pháp đường, gặp bậc Ðạo Sư. Thấy vậy, Ngài nói:

– Này các Tỷ-kheo, sao các ông đem một Tỷ-kheo đến đây mà vị ấy không muốn?

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo này nói không thể giữ Giới, trả lại y bát, nên chúng con dẫn vị ấy đến đây.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện hiền giả cái cuốc

– Này các Tỷ-kheo, sao ông lại nói quá nhiều Giới cho Tỷ-kheo này? Bao nhiêu giới vị ấy có thể giữ được, vị ấy giữ từng ấy giới. Bắt đầu từ nay, các ông chớ nói nữa. Ở đây, ta sẽ biết những gì nên nói.

Rồi bậc Ðạo Sư nói với Tỷ-kheo ấy:

– Hãy đến, này Tỷ-kheo! Lo gì đến nhiều giới vậy? Ông có giữ được ba giới không?

– Con có thể giữ được bạch Thế Tôn.

– Vậy bắt đầu từ nay, ông hãy giữ ba cửa, cửa về thân, cửa về lời, cửa về ý. Chớ làm điều ác về thân, về lời, về ý. Hãy tinh tấn lên, chớ hoàn tục! Chỉ giữ ba giới này thôi.

Cho đến như vậy, Tỷ-kheo ấy hết sức hoan hỷ và nói:

Sau khi đảnh lễ bậc Ðạo sư, Tỷ-kheo ấy đi về với vị sư trưởng và Giáo thọ sư của mình, giữ gìn đầy đủ ba giới ấy. Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Giới được vị sư trưởng và Giáo thọ sư nói với ta. Vì tự mình không phải là Phật, các vị ấy không thể làm cho ta hieåu được từng ấy giới. Bậc Chánh Ðẳng Giác, vì tự mình khéo giác ngộ Chánh Giác, là vị Pháp vương vô thượng. Ngài tóm thâu bao nhiêu giới trong ba cửa và bảo ta gìn giữ chúng. Bậc Ðạo Sư thật sự là một hỗ trợ cho ta vậy”.

Tỷ-kheo ấy phát triển Thiền quán và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Biết được tin này, các Tỷ-kheo họp tại pháp đường, ngồi nói về công đức của bậc Ðạo Sư:

– Này các Hiền giả Tỷ-kheo này không thể giữ Giới, muốn hoàn tục. Bậc Ðạo Sư tóm thâu tất cả Giới vào ba phần, bảo Tỷ-kheo ấy giữ chúng, và giúp vị ấy đạt được quả A-la-hán.

Bậc Ðạo sư đến và hỏi các Tỷ-kheo đang ngồi nói chuyện gì. Ðược họ cho biết về đề tài câu chuyện, Ngài nói:

– Này các Tỷ-kheo, một vật hết sức nặng, nếu được chia thành từng phần, cũng trở thành nhẹ. Thuở xưa, các bậc hiền trí được một khối vàng lớn, không thể nhấc lên nổi, đã chia thành từng phần, rồi nhấc lên nổi và đem vàng đi.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì xứ Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra lầm người cày ruộng tại một ngôi làng. Ngày kia, Bồ-tát đang cày trên một thửa ruộng. thửa ruộng nầy trước đây là một ngôi làng bị bỏ hoang, vì trong làng có một vị triệu phú đã chết và chôn tại đó một đống vàng, lớn bằng bắp vế người và cao đến bốn khuỷu tay. lưỡi cày của Bồ-tát mắc phải đống vàng ấy nên đứng khựng lại. Nghĩ rằng đó là rễ tỏa rộng của cây, Bồ-tát đào đất lên, nhưng lại thấy được khối vàng. Bồ-tát chùi đất thật sạch và cày tiếp cho xong ngày ấy.

Khi mặt trời lặn, để ách và cày một bên, Bồ-tát nghĩ đến phương cách đem khối vàng đi. Nhưng Bồ-tát không nhấc nó lên được. Bồ-tát ngồi và nghĩ: “Ðể phần như vậy, ta sẽ nuôi sống bản thân của ta. để phần như vậy, ta sẽ chôn giấu. Ðể phần như vậy, ta sẽ làm các công việc. Ðể phần như vậy, ta sẽ làm các công đức như bố thí…”

Rồi Bồ-tát chia thành bốn phần. Khi được Bồ-tát chia như vậy, khối vàng ấy trở thành nhẹ. Bồ-tát nhấc vàng lên được, đem về nhà, chia thành bốn phần. Bồ-tát trọn đời làm các công đức như bố thí cùng nhiều thiện sự khác và đi theo nghiệp của mình.

Khi kể câu chuyện này xong, bậc Chánh Ðẳng Giác đọc bài kệ:

Người với tâm hoan hỷ,

Với ý cũng hoan hỷ,

Tu tập theo thiện pháp,

Ðạt an ổn khổ ách,

Và tiếp tục chứng đạt

Ðoạn diệt mọi kiết sử.

Rồi sau khi hướng lời thuyết pháp lên đỉnh cao là quà A-la-hán, bậc Ðạo sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy, người được khối vàng là Ta vậy.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện ba pháp

Câu chuyện này, khi ở Trúc Lâm, bậc Ðạo Sư đã kể về âm mưu ám hại.

Thuở xưa, khi vua Brahnadatta trị vì ở Ba-la-nại, Ðề-bà-đạt-đa sanh ra làm con khỉ, ở gần dãy Hy-mã- lạp Sơn, lãnh đạo một đoàn khỉ toàn do nó sanh ra. Vì sợ chúng lớn kên sẽ tranh giành quyền lãnh đạo đàn khỉ này, con khỉ đầu đàn liền dùng răng cắn và thiến chúng, khiến hột giống bị hoại diệt.

Lúc bấy giờ, Bồ-tát cũng do duyên con khỉ ấy, nhập thai vào bụng một con khỉ cái. Con khỉ cái biết thai đã thành, muốn bảo vệ thai của mình, bèn đến một ngôi rừng dưới chân núi. Khi thai đến đúng ngày, nó sinh ra Bồ-tát. Bồ-tát lớn lên, đến tuổi trưởng thành, đầy đủ sức mạnh phi thường. Một hôm, Bồ-tát hỏi mẹ:

– Thưa mẹ, cha con đâu?

– Này con thân, cha con đang sống lãnh đạo đàn khỉ dưới chân núi.

– Thưa mẹ, hãy đưa con đến gần cha con.

– Này con thân, mẹ không thể đưa con đến gần cha con được. Cha con, vì sợ các khỉ con sẽ tranh giành lãnh đạo đàn khỉ, nên dùng răng cắn và thiến chúng, khiến hột giống hoại diệt.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện ba pháp - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê

– Thưa mẹ, hãy đưa con lại đấy. Con sẽ có cách!

Khi mẹ liến đem khỉ con đến gần khỉ cha. Vừa thấy con trai mình, con khỉ cha nghĩ rằng rồi đây con mình sẽ không cho mình lãnh đạo đàn khỉ, nay mình cần phải giết con bằng cách giả ôm hôn, rồi siết con thật chặt cho đến chết. Nghĩ vậy, nó nói:

– Hãy đến, này con thân, lâu nay con ở đâu?

Nói vậy, nó ôm hôn và siết khỉ con thật chặt. Nhưng Bồ-tát, với sức mạnh như voi đã siết chặt trở lại, khiến các xương khỉ cha như gãy nát. Khỉ cha suy nghĩ: “Con này, khi lớn lên sẽ giết ta. Với phương tiện nào, ta hãy giết nó trước đã! À, cách đây không xa, một hồ nước có quỷ là La-sát ở. Tại đấy, ta sẽ cho quỷ La-sát ăn nó!”. Nghĩ vậy, khỉ cha nói:

– Này con thân, ta nay đã già. Ta sẽ giao cho con lãnh đạo đàn khỉ này. Hôm nay, ta sẽ phong vương cho con. Tại chỗ nọ, có một hồ nước, trong hồ có hai loài hoa súng, ba lọai hoa sen xanh, năm loại hoa sen trắng. Hãy đi hái và đem các hoa ấy về.

Bồ-tát nói:

– Lành thay, cha thân. Con sẽ mang hoa lại.

Nói xong, Bồ-tát ra đi, nhưng không xuống hồ gấp. Xung quanh hồ, Bồ-tát quan sát có dấu chân, chỉ có dấu chân xuống, không có dấu chân lên, Bồ-tát suy nghĩ: “Cái hồ này phải có quỷ La-sát trú ẩn! Cha ta không thể tự mình giết ta, muốn quỷ La-sát ăn thịt ta. Ta sẽ không đi xuống hồ này, vẫn lấy được hoa như thường”.

Bồ-tát đi đến một chỗ không có nước, lấy đà, nhảy từ bờ bên này, hái hai cái hoa mọc cao trên mặt nước, mà không dính nước, rồi hạ xuống bờ bên kia. Rối từ bờ bên kia, Bồ-tát nhảy đến bờ bên này, theo phương thức trước, bẻ hai cái hoa. Cứ như thế, từ cả hai bên bờ, Bồ-tát hái được nhiều hoa, chất thành hai đống, nhưng vẫn không xuống chỗ trú xứ của quỹ La-sát.

Ðến khi không thể nhảy qua hồ nưóc hai hoa được nữa, Bồ-tát gom lấy các hoa ấy, chất thành đống, để tại một chỗ. Con quỹ La-sát kinh ngạc suy nghĩ: “Lâu nay, chưa bao giờ ta thấy một người nào sáng suốt, kỳ diệu như vậy. Các hoa sen được con khỉ này hái như ý muốn, mà nó vẫn không xuống trú xứ của ta”. Rồi quỷ La-sát rẽ nước đi lên, đến bên Bồ-tát và nói:

– Này khỉ chúa, trong hồ này, ai có được ba pháp, vị ấy sẽ chiến thắng kẻ thù. Ta nghĩ rằng tất cả pháp ấy ngài đếu có đủ.

Quỷ La-sát đọc bài kệ:

Ai đầy đủ ba pháp,

Này khỉ chúa như ngài,

Thiện xảo và anh hùng,

Ðầy đủ cả trí tuệ,

Ngài đủ ba pháp ấy,

Ðánh bại được kẻ thù.

Như vậy, quỷ La-sát trong hồ ấy đã tán thán Bồ-tát với bài kệ này và hỏi:

– Ngài lấy các hoa này làm gì?

– Cha ta muốn phong vương cho ta, do lý do này, ta lấy hoa.

– Một bậc sáng suốt như ngài không nên hái hoa và mang hoa, tôi sẽ hái và mang cho ngài.

Rồi nó nhổ hoa lên và mang hoa đi theo sau lưng Bồ-tát. Con khỉ cha ở đằng xa thấy Bồ-tát, liền nghĩ:

“Ta giục nó đi để quỷ La-sát ăn thịt nó. Nay nó lại an toàn trở về với quỷ La-sát mang hoa cho nó! Ta bị nguy hại rồi”.

Nghĩ đến đó, quả tim nó vỡ thành bảy mảnh và nó mạng chung tại chỗ. Ðàn khỉ còn lại hội họp và tôn Bồ-tát lên làm vua.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:

– Lúc bấy giờ, chúa của đàn khỉ là Ðề-bà-đạt-đa, còn con trai của chúa đàn khỉ là Ta vậy.