back to top
34.4 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 151

Cách đuổi kiến, muỗi và gián mà không sát sinh

Thứ nhất, gián sợ hương

Người ta nói “không diệt được con gián”, nhưng gián cũng có nhược điểm, đó là sợ hương! Ngày nay chúng ta có thể sử dụng xà phòng để xua đuổi côn trùng: Cắt một miếng xà phòng tắm thành một vài miếng nhỏ, cho vào hộp đựng, đổ nước và đặt trong tủ nơi có gián, trong vòng vài ngày, có thể thấy hiệu quả. Gián không chỉ biến mất, mà còn có nhiều mùi thơm dễ chịu hơn trong tủ.Nếu bạn muốn hiệu quả liên tục, chỉ cần thường xuyên bổ sung nước trong thùng chứa xà phòng.

Thứ hai, kiến sợ chua

Trong nhà đặt đồ ngọt, luôn dễ thu hút kiến, dưới đây chúng tôi chia sẻ một mẹo không độc hại, không ô nhiễm lại an toàn và hiệu quả:Toàn bộ quả chanh tươi, cắt làm đôi, ở nơi bạn có thể nhìn thấy kiến và dòng di chuyển của nó, vắt nước chanh, và lấy mặt cắt một nửa thịt trái cây, bôi dọc theo đường đi, tác dụng thần kỳ sẽ cho bạn xác minh những điều kỳ diệu của thiên nhiên!

Thứ ba, muỗi sợ cay

Nhà trồng nhiều hoa cũng dễ thu hút muỗi, có thể trồng tỏi xung quanh bồn hoa, để mùi vị cay đặc biệt của nó thoang thoảng bay đi.Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng muỗi hung dữ thường ngày đã biến mất, ngay cả những con muỗi quá khổ sẽ xuất hiện sau khi mưa, cũng biến mất!Cho nên, đuổi muỗi ngoại trừ quét dọn môi trường sạch sẽ, loại bỏ cành cây khô lá thối, thì thử trồng tỏi sẽ tuyệt đối là thượng sách.

Phương pháp đuổi muỗi:

  1. Ngâm một vài viên vitamin C và vitamin B2 trong nước, bôi thuốc lên da, tạo ra một mùi khiến muỗi không dám tiếp cận.
  2. Treo rèm cửa màu cam trong nhà, hoặc trên nắp đèn được bao phủ bởi giấy bóng kính màu cam, bởi vì muỗi sợ ánh sáng màu cam, có thể tạo ra hiệu ứng đuổi muỗi rất tốt.
  3. Treo một nắm hành tây dưới ánh đèn, hoặc bọc một vài phần hành tây bằng gạc, tất cả các loại muỗi sẽ không bay đến. Hoặc đặt một hoặc hai chậu hoa nhài, cây mã đề, hoa hồng, hoa dạ yến thảo và các loại hoa khác trong phòng, cũng có thể xua đuổi muỗi.

Một cách tuyệt vời để tiêu diệt gián: 

  1. Dưa chuột tươi xua đuổi gián: Dưa chuột tươi có thể được đặt trong tủ thực phẩm, gián không dám tiếp cận tủ thực phẩm. Dưa chuột tươi sau hai hoặc ba ngày, cắt nó ra để nó tiếp tục tỏa ra mùi dưa chuột, và xua đuổi gián.
  2. Lá đào tươi xua đuổi gián: Đặt lá đào mới hái, đặt ở nơi gián thường lui tới, gián ngửi thấy mùi lá đào liền tránh xa.
  3. Hành tây đẩy gián: Nếu bạn đặt một đĩa hành tây thái mỏng trong nhà, gián ngửi thấy mùi của nó sẽ ngay lập tức chạy đi, trong khi cũng có thể trì hoãn sự hư hỏng của các loại thực phẩm khác trong nhà.

Khóa tu mùa hè – kết tình bạn muôn phương



Bài hát: Khóa Tu Mùa Hè Kết Tình Bạn Muôn Phương
Đồng sáng tác lời: Phật tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán), nhạc sĩ Đỗ Minh
Sáng tác nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Minh
Sản xuất âm nhạc: Thế Phương VBK
—-
Quý vị và các bạn được phép sử dụng bài hát này, tuy nhiên cần giữ đúng giai điệu, lời bài hát và giới thiệu đầy đủ thông tin tác giả của nhạc phẩm.
—-
Lời bài hát:
Veser 1: 
Nếu có những lúc mỏi mệt,
từ tận trong tâm muốn tim yên bình,
nếu muốn soi sáng tâm hồn
thì tạm xa nơi thành phố xô bồ.
Xách balo lên bạn ơi!
Ta gặp nhau khóa tu mùa hè –
từ khắp muôn phương, hướng về đây.


Chorus 1:
Nơi tu tâm dưỡng tính trí giác Phật Đà.
Nơi tâm ta trong sáng giữa đêm trăng ngà.
Nơi cho ta gắn kết với bao bạn bè.
Nơi tim ta lưu luyến vui không muốn về.
Nào cùng nhau hãy đến đây,
cùng nhau kết nối yêu thương – khóa tu mùa hè.
Nào cùng nhau hãy hát vang.
Mùa kết nối muôn phương – khóa tu tình bạn.


Verse 2:
Vẫn nhớ vừa mới hôm nào
ngại ngùng bên nhau chỉ nói câu chào,
đến nay thì đã bao điều,
cùng ngồi bên nhau sẻ chia tâm tình.
Xách balo lên bạn ơi!
Ta gặp nhau khóa tu mùa hè –
từ khắp muôn phương, hướng về đây.


Chorus 2:
Nơi tu tâm dưỡng tính trí giác Phật Đà.
Nơi tâm ta trong sáng giữa đêm trăng ngà.
Nơi cho ta gắn kết với bao bạn bè.
Nơi tim ta lưu luyến vui không muốn về.
Nào cùng nhau hãy đến đây,
cùng nhau kết nối yêu thương – khóa tu mùa hè.
Nào cùng nhau hãy hát vang.
Mùa kết nối yêu thương.


Pre Chorus 3:
Vui bên nhau lúc lắng nghe Pháp Phật,
ta quên sao những lúc bên nhau thiền hành.
Vui khi gắn kết với muôn bạn bè.
Ôi tim ta lưu luyến vui không muốn về.







Các khóa tu mùa hè nuôi dưỡng tâm hồn cho bạn trẻ

Giữa xã hội hiện đại, bộn bề, cha mẹ mong muốn con cái tạm rời xa internet, mạng xã hội, người trẻ cần “detox” tâm hồn. Các ngôi chùa trên khắp đất nước “nắm bắt” được nhu cầu này, tổ chức những khóa tu mùa hè để thanh thiếu niên học về đạo làm người, lối sống tích cực, sống có ích.

Chùa Phước Viên – Chư Sê, Gia Lai

Khóa tu mùa hè nuôi dưỡng thiện tín tại Chùa Phước Viên là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tại Gia Lai, nhằm có được một mùa hè vui chơi, học hỏi thật bổ ích.

Khóa thu mùa hè 2023

Cách Thành Phố Pleiku 60 km, tọa lạc tại vùng núi hướng nhìn hồ hồ Ayun hạ.

Nhiều cha mẹ tin tưởng gửi con tham gia các khóa tu. Khi tham gia, các bé phải tuân thủ đúng những quy định của nhà chùa về cách ăn mặc, giờ giấc, quy tắc và lễ nghi.

Chùa Phước Viên
Chùa Phước Viên

Các bé sẽ được nghe các sư thầy giảng về đạo lý nhà Phật, hướng các em hiếu lễ với bố mẹ, ông bà, không trộm cắp, không lừa đảo, không nói dối, một lòng hướng thiện và đấu tranh chống lại những cái sai trái. Những bé quá hiếu động sẽ được các thầy dạy ngồi thiền để tâm trí được tĩnh hơn.

Các em nhỏ còn được tập ăn chay, tự giặt quần áo, rửa bát của mình sau khi ăn, được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, trao đổi kỹ năng sống,…

Các bạn biết sống yêu thương chan hòa, sẻ chia giúp đỡ, quý trọng những cái mình đang có, hiểu rõ đạo lý làm người thông qua những bài giảng Phật pháp, những buổi pháp thoại của quý thầy. Sống hướng thiện, an nhiên, tu tâm thanh tịnh giải tỏa những khúc mắc về tâm lý, về những những mối quan hệ bạn bè, tình yêu, gia đình…

Khóa Tu Mùa Hè PL.2567 – DL.2023

CHÙA PHƯỚC VIÊN – H’BÔNG – CHƯ SÊ – GIA LAI
Ba ngày, 2 đêm: Ngày 20, 21, 22 tháng 05 âl. (7, 8, 9 tháng 07 dl.)
BAN HOẰNG PHÁP GHPGVN TỈNH GIA LAI TỔ CHỨC
Chủ Đề: CON VỀ QUY KÍNH PHẬT

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Phật tử, chư thiện nam tín nữ cùng các em học sinh, sinh viên thân mến.

Nhân loại ngày nay đang sống trong một thế giới tiện nghi với sự phát triển vượt bậc của khoa học, trí tuệ nhân tạo đưa con người tiến đến sự siêu việt chưa từng có.

Tuy nhiên ngay trong chính sự phát triển, đó là sự mất cân bằng giữa nếp sống tinh thần và vật chất; các giá trị văn hóa, đạo đức xã hội lại xuống cấp, niềm tin vào cuộc sống các giá trị đích của nhân loại đang khủng hoảng trầm trọng.

Nhằm tạo một môi trường đạo đức & thiện lành để các bạn trẻ có cơ hội thực tập sự hiểu và thương trên tinh thần lời dạy của Đức Phật; gieo một hạt giống bồ đề an lạc vào đất tâm của giới trẻ, hướng các em về đức Phật từ bi tạo một không gian tu tập an lành & tri ân các bậc tiền nhân cha mẹ.

Nhân dịp mùa Hè, mùa các bạn trẻ học sinh sinh viên, đoàn sinh GĐPT được nghỉ hè tham gia những chương trình bổ ích và tốt đẹp; Chùa Phước Viên (xã H’Bông, H. Chư Sê, T. Gia Lai) trang nghiêm tổ chức Khóa Tu Mùa Hè Lần Thứ Nhất với Chủ Đề: CON VỀ QUY KÍNH PHẬT với nội dung và chương trình như sau:

Khóa thu mùa hè 2023

Ngày thứ I

(Thứ 6 ngày 20 tháng 05 âl. – dl. 07 tháng 07)

  • 6h00’: Các khóa sinh vân tập nhận thẻ, sắp xếp nơi nghỉ
  • 8h00’: Phổ biến Nội quy khóa tu – Chia chúng sinh hoạt tu tập
  • 9h00’: Khai mạc khóa tu…. Chương trình thính pháp… 
  • 9h30’: Lắng lòng nghe pháp: Chủ đề Tình Bạn, (ĐĐ. Thích Giác Tịnh – Phó Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPG Tỉnh Gia Lai giảng)
  • 11h00’: Thọ trai quá đường (Dùng cơm chánh niệm)
  • 12h00’: Nghỉ trưa (ch. Trình Diễn đàn ru ngủ – Đọc truyện: Quý cô Giáo H. Chư Sê đảm trách).
  • 13h30’: Thọ trì kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ Diễn Nghĩa (chư tôn Thiền đức hướng dẫn)
  • 15h30’: Chương trình trò chơi: Tuổi học trò (Do quý thầy cô giáo H. Chư Sê hướng dẫn).
  • 17h30’: Dược thực (dùng cơm chiều).
  • 19h00’: Hô chuông – 19h15’: Thọ trì kinh chú
  • 20h15’: Văn nghệ: Hát tặng Tu sinh Khóa tu
  • 21h00’: Hô canh – tọa thiền tại nơi ngủ, ngủ nghỉ….

Ngày thứ II

(Thứ 7 ngày 21 tháng 05 âl. – dl. 08 tháng 07)

  • 4h00’: Hô chuông – thức chúng
  • 4h30’: Lễ công phu sáng, niệm Phật kinh hành
  • 5h30’: Chương trình thể dục buổi sáng – Quý thầy giáo thể dục H. Chư Sê… hướng dẫn.
  • 6h30’: Điểm tâm sáng – 7h30’: Chương trình Vệ sinh môi trường
  • 8h30’: Chia sẻ Phật pháp chủ đề khóa tu: Con Về Quy Kính Phật (ĐĐ. Thích Quảng Phước – Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPG Tỉnh Gia Lai giảng)
  • 10h30’: Niệm Phật kinh hành – 11h00’: Thọ trai quá đường
  • 12h00’: Nghỉ trưa (ch. Trình Diễn đàn ru ngủ – Đọc truyện: Quý Cô Giáo H. Chư Sê đảm trách).
  • 13h30’: Thọ trì kinh Vu Lan Báo Hiếu (Chư tôn Thiền đức khóa tu hướng dẫn)
  • 14h30’: Giới thiệu An ninh đường phố, học đường (Công An H. Chư Sê giảng)
  • 16h00’: Sinh hoạt theo nhóm (Chư tôn Thiền đức khóa tu hướng dẫn)
  • 17h30’: Dược thực (dùng cơm)
  • 19h00’: Chương trình Hoa Đăng (thắp nến tri ân Cha Mẹ….. Do chư tôn đức trong Ban Hoằng Pháp T. GL, Đạo Tràng Tịnh Độ Chư Sê & Quý Cô Giáo H. Chư Sê đảm trách).
  • 21h00’: Hô canh – tọa thiền tại nơi ngủ, ngủ nghỉ….

Ngày thứ III

(Chủ nhật ngày 22 tháng 05 âl. – dl. 09 tháng 07)

  • 4h00’: Hô chuông – thức chúng
  • 4h30’: Lễ công phu sáng, niệm Phật kinh hành
  • 5h30’: Chương trình thể dục buổi sáng – Quý thầy giáo thể dục H. Chư Sê… hướng dẫn.
  • 6h30’: Điểm tâm sáng – 7h30’: Chương trình Vệ sinh môi trường
  • 8h30’: Chương trình đố vui Phật pháp – Hái hoa dân chủ, phát thưởng… (TT. Thích Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPG Tỉnh Gia Lai chủ tọa)
  • 10h30’: Lễ Phật, niệm Phật kinh hành – 11h30’: Thọ trai quá đường
  • 12h00’: Nghỉ trưa (ch. Trình Diễn đàn ru ngủ – Đọc truyện: Quý Cô Giáo H. Chư Sê đảm trách).
  • 13h30’: Thọ trì kinh chú, niệm Phật Bổn Sư kinh hành…
  • 14h30’: Chương trình trò chơi: nhảy bao, ngậm nước, đập ấm….(Do Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT chùa Mỹ Thạch & chùa Linh Nhơn hướng dẫn)
  • 16h00’: Bế mạc Khóa tu – Chương tình: Tặng Phẩm khóa tu: Do quý Phật tử……thân tặng) – Liên hoan dùng bánh chia tay.
Khóa thu mùa hè 2023

Chư Sê, ngày 07/06/2023

TM. Ban Tổ Chức, Trưởng Ban

Đại Đức Thích Quảng Phước (kính thông báo)

Hãy niệm Phật khi chúng ta đang còn khoẻ

Tôi nhìn bạn, ái ngại khuyên: Ông nên kiểm tra tổng thể xem phổi phèo ra làm sao, chứ nghe tiếng ho của ông, không bình thường đâu. Bạn tôi cười xoà, đáp: Không sao đâu! Vô tư đi! Tao còn khoẻ chán. Thấy giọng bạn chắc nịch, nên tôi cũng có phần yên tâm.

Cuộc sống sau những ngày học tập từ nước ngoài trở về, rồi hoà mình, vật lộn trong dòng đời lam lũ nơi quê hương khiến bạn tôi càng trở nên già nua, đen đủi. Tôi trả phép vào lúc đứa con thứ 3 của anh, một thằng con trai chào đời vừa tròn một tháng. Vợ chồng anh hoan hỉ lắm. Chả là trên cậu con út là hai “thị mẹt”. Sống nơi thôn quê, nên anh vẫn chưa vượt qua nổi ải “phải có thằng con trai chống gậy”. Thật phước đức, ước nguyện của vợ chồng anh đã viên mãn. Cửa nhà cũng vừa xây cất, cao ba tầng, 5 phòng, rộng thênh thang. Lúc chia tay, tôi dặn bạn: Nhà cửa ổn thoả rồi; có con trai nối dòng rồi; ông hãy lo cho mình một chút. Đừng ham hố quá, kẻo ông ngã ngựa là mấy mẹ con nó ra “đê” hết. Bạn tôi vẫn cười xoà, đáp: Yên trí đi! – Anh giơ bắp tay, làm ra vẻ còn gân lắm, nói – Ông về tôi còn đủ sức để đón và tiếp ông…

Tôi trả phép với niềm tin: bạn tôi sẽ còn “gân” mãi cho những lần tôi về kế tiếp… Nhưng không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được gặp bạn.

Cuộc sống bộn bề nơi đất khách khiến tôi cũng không thường xuyên liên lạc cùng bạn. Thi thoảng phôn cho bạn, hỏi thăm dăm ba câu về sức khoẻ, và cuộc sống. Bạn tôi vẫn cười xoà, đáp: Yên trí đi! Lo kiếm đủ tiền về phép. Tôi và ông sẽ hàn huyên nhiều… Thế rồi năm 2010, trong một lần phôn về thăm bạn, nghe bạn tôi đáp nhát gừng, giọng uể oải như người vừa ốm dậy, thi thoảng lại húng hắng ho. Thấy vậy, tôi vội hỏi bạn:

– Ông không sao chứ? Sao giọng như hết hồn thế? Ho rũ rượi như thế là triệu chứng gì đấy?

Bạn tôi nén cơn ho, úp mở, đáp:

– Không sao! Bị ho chút thôi! Ít bữa là lành mà. Thôi nhé! Hôm nay tao mệt lắm, hẹn bữa khác đi.

Tôi ừ ào, rồi chưa kịp định hình về những lời đối đáp của bạn thì anh đã cúp máy. Thấy không yên tâm, tôi bèn gọi điện cho người nhà, gia đình tôi báo: Nó (bạn tôi) bị ung thư thực quản giai đoạn cuối rồi. Bây giờ đang xạ trị, những khối u chạy tùm lum trong cơ thể, đà này khó qua nổi…

Tôi hơi sững sờ khi nghe tin bạn bị ung thư, và di căn giai đoạn cuối. Sợ gọi điện ngay cho bạn sẽ bất tiện, vả lại xem ý như bạn tôi không muốn nhiều người biết mình bị bệnh nan y. Tôi ráng gác lại tới tuần sau, rồi gọi phôn cho bạn. Lần này chị vợ bạn tôi nhấc máy. Nhận ra tôi, chị nói giọng nghẹt đi vì nước mắt:

– Anh nhà em yếu lắm rồi anh ơi!

Tôi trấn an chị, rồi hỏi:

– Nó bị bao lâu rồi?

Chị đáp:

– Có lẽ lâu rồi anh ạ! Từ bữa anh về, gia đình đã thấy anh ấy yếu rộc đi, lại húng hắng ho suốt, khi ăn uống thì hay bị nghẹn. Gia đình lo lắm, bảo anh ấy đi khám thì cứ đùn đẩy nay lại mai… rồi cứ lo đi kiếm sống. Đến khi kiệt sức, đi khám thì mới biết là bị u ác tính, và ở giai đoạn cuối rồi. Em lo quá! Nếu anh ấy không qua khỏi thì mấy mẹ con em, biết sống làm sao hả anh?

Thú thực khi thấy bạn tôi húng hắng ho khan, tôi nghi anh bị phổi nhiều hơn là ung thư di căn. Không ngờ sự thể lại ập đến nhanh hơn tôi tưởng, khiến anh và vợ con khốn đốn đến vậy. Tôi an ủi vợ bạn, rồi hỏi, liệu bạn tôi còn nói chuyện nổi không? Chị vợ bạn tôi đáp:

– Có đấy! Anh ý mong anh lắm! Anh nói chuyện nhé. Nói rồi chị vội trao máy nghe cho chồng. Bạn tôi chào, tiếng thở thều thào và một tràng ho tưởng vỡ banh lồng ngực.

– Ông sao rồi? Tôi hỏi bạn.

– Yếu lắm rồi! Bạn tôi đáp. Đà này chắc ông về tôi không đón được đâu…

Tôi động viên bạn:

– Gác chuyện đón tôi sang bên đã. Cho tôi biết bệnh tình của ông đi?

Bạn tôi thều thào đáp:

– Kém lắm rồi! Chụp cắt lớp, họ bảo ung thư thực quản ác tính. Xạ trị gần 4 tháng, tốn tiền quá. Mất cả gần trăm triệu rồi, nhưng bị di căn rồi. Khối u chạy khắp vùng bụng rồi. Giờ tôi đã bỏ xạ trị, chuyển sang uống thuốc nam. Nghe người ta mách, có người bị như tôi, uống 5-6 tháng là khỏi. Tôi uống gần hai tháng rồi, chưa thấy biến chuyển gì. Đà này chắc cũng bỏ thôi…

Trong những lần về phép trước, khi trò chuyện cùng bạn, tôi cũng định bụng nếu có cơ duyên sẽ khuyên vợ chồng anh tu theo pháp môn niệm Phật. Nhưng cuộc sống của người lao động nơi quê nhà thực sự lam lũ và vất vả quá. Hình như mọi người chỉ còn lo làm sao kiếm cho thật nhiều tiền, để tạo dựng một cuộc sống vật chất thật hoành tráng, vậy là mãn nguyện. Bạn tôi sau những ngày trở về nước, vật lộn với đủ mọi nghề. Số vốn mang về không đủ để trang trải cho một đại gia đình lại làm nghề nông. Ráng lắm anh mới mua được một mảnh đất, rồi làm căn nhà cấp 4, cho cậu em kế đến ở để giữ nhà. Còn anh lại tiếp tục lặn lội khắp nơi, vừa cứu mình, vừa cứu gia đình. Rốt cuộc, thì anh cũng cưới được vợ và tậu thêm được mảnh đất khoảng 100m2, mở nghề điện nước. Rồi hai cô con gái cũng lần lượt ra đời. Sẵn có nghề cơ khí, nên anh đã chạy chọt đủ nơi, kiếm người kết hợp làm ăn, rồi làm công trình. Quanh năm, suốt tháng nay đây, mai đó, ăn uống vạ vật, lại lo kiếm tiền nuôi vợ con, làm nhà… nên mắc bệnh lúc nào anh cũng chẳng hay… Nghĩ vậy, nên sau nhiều lần đắn đo, tôi đành gác lại ý định khuyên nhủ bạn… Nay bạn tôi đang mắc bệnh thập tử, nhất sinh, tôi nghĩ, có lẽ đó là cơ duyên duy nhất và cũng là thích hợp nhất để tôi khuyên bạn, chí ít cũng là giúp cho bạn có được chút ít bình an để dưỡng bệnh. Sau một hồi hỏi thăm về bệnh án, rồi cách chữa trị, tôi mới lựa được lời để nói với bạn. Tôi nói:

– Bệnh đã mắc rồi! Vấn đề ông phải đối diện là ông phải chấp nhận sự thật. Ông đang mắc bệnh, lại là bệnh nan y. Thứ hai: Ai cũng có bệnh! Không bệnh nọ thì bệnh kia. Thứ ba, bệnh không chừa một ai và không phải chờ tới lúc ông già nó mới hỏi thăm. Tôi dừng lời, thoáng cân nhắc, rồi quyết định hỏi thẳng bạn:

– Ông có sợ chết không?

Bạn tôi cười xoà, nhưng không có tiếng, vì tôi nghe anh thở hổn hển trong máy. Anh đáp:

– Không!

Tôi hỏi lại bạn:

– Có thật không?

Bạn tôi đáp:

– Bệnh thế này, chết quách cho rảnh. Chứ ông tính, tôi cứ xạ trị, rồi lại uống đủ thứ thuốc vào người, đau lồng lộn, muốn chết luôn. Nhưng mà… tôi chết lúc này thì vợ con tôi khổ quá. Nói rồi bạn tôi lặng đi trong máy nghe.

Tôi an ủi bạn:

– Ông phải bình tĩnh, bởi nếu lúc này ông nghĩ quẩn, thật vô phương. Bệnh của ông bác sĩ chê rồi; thuốc ông uống cũng không công hiệu. Bây giờ còn một cách, tôi hỏi thật, ông có muốn thử không?

– Xì… bạn tôi khẽ cười xoà trong máy, đáp – Cách gì thì cách, miễn sao tôi đỡ đau, và chết sớm là được.

Nghe lời vợ anh kể thì những cục di căn chạy trên cơ thể khiến anh đau đớn quằn quại. Đã 6-7 tháng nay bạn tôi chỉ còn uống cháo cầm hơi, vì nhiều khi đồ ăn nuốt vào đều bị ứ nghẹn, khiến anh đau lồng lộn…

Tôi nói với bạn:

– Ông dám chắc không?

Bạn tôi đáp:

– OK đi! Ông cho tôi biết bài thuốc nào, để tôi thử.

Tôi đáp:

– Không phải thuốc, mà là cách đối trị cái đau của ông.

Bạn tôi hỏi gấp:

– Ông bảo sao? Đối trị mà không dùng thuốc thì đối trị kiểu gì? Nhiều người cũng khuyên tôi ngồi thiền, nhưng tôi đau lắm. Cũng thử rồi, không ngồi được. Chỉ nhắm mắt lại thôi là cơn đau nó đã ập đến hành tôi tơi bời rồi. Tôi chịu thôi.

Vậy là con người ta khi mắc bệnh, và bệnh thập tử nhất sinh, vì ham sống, sợ chết nên ai cũng đều tìm mọi cách để sinh tồn cả. Nghe bạn nói vậy, tôi bèn lựa lời, bảo:

– Cách tôi muốn nói với ông, đơn giản hơn ngồi thiền, nhưng cũng đòi hỏi ông phải kiên nhẫn mới làm nổi.

Bạn tôi nói:

– Cách gì thì ông cứ nói đi! Đằng nào cũng chết. Tôi thử hết.

Nghe bạn nói vậy, tôi thấy thương bạn quá. Đời người quả là mong manh. Khi hơi thở gần như cạn kiệt, con người ta có thể bám víu vào tất cả, miễn sao duy trì được sự sống. Dù sao nghe bạn nói, tôi cũng thấy tạm yên tâm, nên dè dặt hỏi bạn:

– Từ trước tới nay vợ chồng ông có bao giờ niệm Phật không?

– Không! Bạn tôi đáp chắc nịch. Thắp nhang cúng Phật chúng tôi còn chưa biết làm bao giờ, làm sao tôi biết niệm Phật được.

Vậy là khó rồi, bạn ơi!… Ý nghĩ đó thoáng vụt nhanh trong đầu tôi. Nhưng để bạn đỡ hoang mang, tôi vội nói:

– Không sao! Chưa biết thì bây giờ, nhân cơ hội ông bị bệnh, ông làm thử xem, nếu có duyên, biết đâu lại chẳng giúp ông vượt qua được bệnh hiểm nghèo?

– Được rồi! Ông nói đi! Bạn tôi đáp. Tôi sẽ ráng làm thử xem.

– Tốt rồi! Tôi nói với bạn – bây giờ ông hãy ngồi xuống, thử theo cách này: Hai mắt nhắm hờ lại; tạm quên mọi chuyện xung quanh; không nghĩ ông đang bị mắc bệnh tật gì cả; cho dù có chuyện gì xảy ra ông cũng tiếp tục làm. Được không?

Bạn tôi đáp:

– Được! Ông nói đi!

Tôi nói nhỏ, đủ để cho bạn nghe thấy:

– Ông nghe thật rõ 4 câu tôi nói nhé! Tôi khẽ niệm vào ống nghe: A Di Đà Phật! Rồi hỏi lại – Ông nghe được không?

Bạn tôi ấp úng đáp:

– Nghe, nghe được!

Tôi nói:

– Ông nhớ 4 câu đó không?

Bạn tôi đáp:

– Nhớ được. Giờ tôi phải làm sao?

Tôi đáp:

– Giờ thì ông cứ ngồi yên đấy, hai mắt vẫn nhắm hờ, thử hít thật sâu từng hơi một; hít ba lần, rồi sau mỗi lần, ông ráng thở ra thật từ từ. Ông hình dung như mình đang đẩy dần những phiền não, những cơn đau ra bên ngoài…

Tôi nghe tiếng bạn làm thử trong máy nghe, nhưng chưa được một hơi thì bạn tôi đã thở dốc, quằn quại, nói:

– Không được đâu! Đau lắm ông ơi! Có cách khác không?

Tôi cảm được cơn đau của bạn qua ống nghe. Rồi nói gấp. Không sao! Giờ ông tiếp tục ngồi yên, mắt nhắm hờ, rồi nhẩm thử 4 câu tôi vừa nói xem sao. Ông nghe tôi làm mẫu: A Di Đà Phật! Tôi thầm niệm chầm chậm vào ống nghe, rồi hỏi bạn – Ông nghe được không?

Bạn tôi đáp:

– Nghe được! Nhưng niệm thế nào?

Tôi đáp:

– Thật chậm rãi! Từng câu một! Niệm tới khi ông cảm thấy nhuần nhuyễn thì thôi.

Bạn tôi nghe lời, cất tiếng niệm, nhưng chỉ được hai ba câu, khi thì mới cất tiếng “A”; khi thì “A Di” và khi thì “A Di Đà” thì anh phải bỏ dở, vì cơn đau đã dồn dập ập đến.

– Đau lắm! Ông ơi! Không được đâu! Cách này tôi cũng chịu thôi.

Nghe bạn kêu đau quá, tôi chực ứa nước mắt. Bạn ơi… tôi thầm nói với chính mình – vậy là Phật pháp đã không thể cứu bạn được rồi. Thấy tôi im lặng, bạn tôi thều thào nói:

– Ông còn đấy không?

Tôi vội đáp:

– Tôi vẫn nghe đây.

Bạn tôi nói nhanh:

– Thôi đi ông! Cả đời tôi chưa bao giờ thắp hương cho Phật, bây giờ bảo tôi niệm Phật, mồm miệng làm sao đó, không thể niệm được. Thôi, để tôi tiếp tục uống thuốc nam xem sao. Nếu đỡ, thì may ra lúc ông về, tôi còn đi đón được; ngược lại, nếu tôi có chuyện gì, ông đừng quên mấy mẹ con nó nhé. Tôi mệt lắm rồi. Phải đi nằm đây…

Nghe bạn tôi nói vậy, vợ anh liền cầm máy, vội chào tôi, rồi dìu chồng vào giường. Bạn tôi đã cầm cự được thêm gần 6 tháng nữa. Trong những lần gọi điện về hỏi thăm, sức khoẻ của anh đã ngày một yếu dần. Anh đã bỏ hẳn uống thuốc và quyết định nằm thoi thóp để chờ chết. Lần cuối cùng tôi gọi điện thăm bạn, vợ anh nhấc máy, giọng mếu máo:

– Anh nhà em chắc chết thôi anh ơi! Mấy tuần nay, chỉ húp vài thìa cháo; Thuốc bỏ không uống nữa; người bây giờ chỉ còn hơn 30kg thôi.

Tôi động viên vợ người bạn, rồi cũng lựa lời, khuyên chị thử niệm Phật, rồi hộ niệm cho chồng, nhưng vừa nghe tôi nói, chị đã vội đáp:

– Em chịu thôi! Nhà em có bao giờ cúng Phật đâu! Thi thoảng lắm tụi em mới đến chùa thắp hương, nhưng cũng chỉ để cầu cho chuyện làm ăn, chuyện con cái, chứ có biết Phật thế nào đâu. Bây giờ bảo em niệm Phật, nó làm sao ấy, em không làm được.

Tôi nói động viên:

– Ngày xưa mình không biết, nên mình không làm. Bây giờ anh chỉ cho cách, em thử làm xem sao? Có mất mát gì đâu?

Chị vợ bạn tôi đáp, giọng thiếu tự tin:

– Em cũng biết thế! Nhưng từ bé đến giờ em và ông xã nhà em chưa thắp một nén hương cúng Phật, bây giờ tự nhiên làm, em thấy nó làm sao ý. Thực lòng em không làm được, anh ạ!

Nghe chị vợ bạn tôi đáp vậy tôi thấy đau xót quá. Câu nói: “Phật không độ người vô duyên” bỗng văng vẳng trong đầu. Thực tình, tôi chỉ muốn giúp bạn, và mong vợ bạn thử nghiệm một phương pháp nhỏ để giúp chồng vượt qua cơn đau của thế xác. Đơn giản vậy thôi, nhưng cả bạn tôi, và người vợ của anh cũng từ chối. Lúc đó tôi thực buồn lắm, nhưng rồi nghĩ lại: Vợ chồng bạn tôi đã rất chân thật khi nói lên những điều mình nghĩ. Nhìn ra xung quanh, trong đó có cả những người thân của tôi, cũng chẳng được mấy người tin và tha thiết với Phật pháp. Hình như mọi người đều nghĩ: Phật và Phật pháp là cái gì đó thuộc về một thế giới viễn tưởng, hay siêu phàm, hay có chăng cũng là để dành cho các ông bà cụ tuổi đã xế chiếu; hay dành để tụng cho những người chết…v.v. Có lẽ vợ chồng bạn cũng nằm trong số đó, vô duyên với Phật pháp, vì thế vợ chồng anh không có đủ lòng tin, không vượt qua khỏi những kiến chấp rất nhỏ nhoi: Cả đời chưa thờ, chưa cúng Phật, tất sẽ chẳng thể niệm Phật được. Đây là một định kiến thực sự sai lầm, bởi nó chẳng khác nào mình tự tay giăng, đắp thành luỹ xung quanh mình, rồi lại tự khẳng định: Mình chẳng thể nào vượt qua nổi thành luỹ đó… Trong nhà Phật gọi đó là vô minh, nhưng làm cách nào để vén, để phá tan bức màn vô minh đó để đến với Phật Pháp, thật không dễ cho mỗi ai. Nghe chị vợ bạn tôi nói vậy, tôi đành chuyển hướng câu chuyện. Tôi nói:

– Anh muốn nói chuyện với chồng em được không?

Chị vợ đáp:

– Anh chờ nhé! Em đưa máy! Anh ấy bây giờ không ngồi dậy được nữa đâu.

Bạn tôi cầm máy, nằm thều thào, nói:

– Mày đấy à?

Tôi đáp nhỏ:

– Ừ, tao đây! Mày sao rồi?

Bạn tôi đáp:

– Yếu lắm rồi! Chắc tao sắp đi thôi! Chán sống lắm rồi! Nếu tao đi, đừng quên mẹ con nó nhớ… nói tới đây thì cơn đau lại ập tới, khiến vợ anh phải nhoài người, lấy ống nghe, rồi nói gấp, như lời tạm biệt giúp chồng:

– Anh à! Chắc nhà em không qua được rồi. Lần tới anh về, chắc anh ấy không đón anh được đâu…

Tôi cúp máy, rồi ngồi chết lặng. Cái cơ hội giúp cho bạn giảm bớt cơn đau bằng cách niệm Phật vậy là tôi cũng không còn cơ hội…

Bạn tôi mất tháng 09.2011 (AL). Người nhà gọi điện báo tin, bạn tôi qua đời. Tôi vội gọi phôn về đúng ngày gia đình đưa anh ra nghĩa địa. Đứa con trai út của anh lúc này vừa tròn một năm tuổi. Ngày bố mất, cậu út không hề biết. Mẹ cu cậu và cả nhà đều giấu, không ai hé nửa lời. Lúc đưa bố ra nghĩa địa, nó cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra xung quanh nên miệng vẫn bi bô, nói nói, cười cười, thật tội nghiệp.

Mùa hè 2013 tôi về Việt Nam thăm người bệnh. Ghé tới nhà bạn thăm chỉ có hai cô con gái và cậu út ở nhà. Thấy tôi đến chơi, con bé lớn liền vội gọi phôn cho mẹ về. Thi trượt đại học, nên hàng ngày con bé ở nhà phụ với mẹ bán hàng và trông hai em.

Căn nhà từ ngày bạn tôi mất trở nên lạnh lẽo và tối hẳn. Ngồi một lát thì chị vợ bạn tôi trở về. Nhận ra tôi, chị cười, nụ cười buồn đầy trong khoé mắt.

Tôi thắp hương cho bạn, rồi trở xuống trò chuyện cùng cả nhà. Lúc ra về, chị vợ bạn tôi giọng bùi ngùi, xót xa nói: Anh nhà em vẫn chưa chịu đi. Hằng đêm em vẫn thấy anh ấy nằm ngủ bên cạnh.

Tôi biết, anh vẫn chưa đi và cũng chưa thể đi, bởi anh chưa chuẩn bị và chưa lý giải được về cái chết của mình…

Người niệm Phật sẽ được chín điều lợi

1. Câu Phật hiệu chỉ có ít chữ, rất dễ niệm, không như kinh, chú rất khó trì tụng.

2. Có thể niệm Phật ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải đối trước bàn thờ Phật.

3. Có thể niệm Phật bất kỳ lúc nào, không nhất thiết phân biệt lúc sớm tối, khi bận rộn hay nhàn rỗi.

4. Ai ai cũng có thể niệm Phật, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ trí người ngu.

5. Người niệm Phật được tăng trưởng phước đức.

6. Người niệm Phật được tiêu trừ tội nặng. Trong kinh dạy rằng: “Chí tâm niệm Phật một tiếng có thể tiêu diệt tám mươi ức kiếp tội nặng trong sinh tử.”

7. Người niệm Phật được chư thiên, các vị thần đều cung kính.

8. Người niệm Phật thì loài quỷ xấu ác đều phải tránh xa.

9. Người niệm Phật khi lâm chung được vãng sinh, nhất định sẽ được đức Phật thọ ký.

Cái gốc của phước đức là gì?

Gốc chính là thập thiện nghiệp đạo, làm sao chúng ta có thể lơ là được? 

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện cũng nói đến điều này, nhưng có khinh trọng khác nhau, là lấy “hiếu thân tôn sư” làm trọng. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo với kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện không hai không khác, nhưng nghiêng nặng về “từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Hai bộ kinh này hợp chung lại xem thì điều thứ nhất của “tịnh nghiệp tam phước” là viên mãn rồi.

Chư Phật Bồ-tát khởi tu từ chỗ này và cũng hoàn thành ở ngay chỗ này. Phát tâm khởi tu, đây chính là Bồ-tát phát tâm trụ. Công đức viên mãn chính là Phật quả cứu cánh. Phật quả cứu cánh chẳng qua là đem mười sáu chữ trong điều một này làm đến thật sự viên mãn mà thôi. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này, sau đó mới biết được tu học như thế nào? Cho nên “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp” là vô cùng quan trọng.

Chúng ta thử nghĩ, thân của chúng ta sinh ra từ trăm ngàn ức nghiệp chướng. Theo như lời trong kinh Địa Tạng nói: “Chúng sanh cõi diêm phù đề khởi tâm động niệm, đều là tội lỗi”, chúng ta là sinh ra từ tội nghiệp. Tại sao có hiện tượng này vậy? Thực ra chúng ta trong kinh giáo trải qua thời gian tu học dài như vậy không phải không hiểu, mà hiểu cả! Tội nghiệp của chúng ta là niệm niệm đều là lợi ích riêng tư. Ý nghĩ lợi ích riêng tư, xưa nay chưa từng nói là một giây, một phút nào buông xả đi, không hề! Niệm niệm đều là lợi ích riêng tư, đây chính là tội! Trong kinh Địa Tạng nói: “Khởi tâm động niệm đều là tội lỗi”.

Phật là phước, là đức. Phật khởi tâm động niệm quyết không vì chính mình. Làm sao biết vậy? Trong kinh Kim Cang nói rất hay: “Phật Bồ-tát vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”; “vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến”. Cho nên, các Ngài thành tựu là vô lượng phước đức. Chúng ta khởi tâm động niệm là lợi ích riêng tư, đây là đầy đủ bốn tướng, toàn là tội lỗi. Đạo lý này hiểu rõ ràng rồi, chân tướng sự thật cũng hiểu rõ rồi, chúng ta phải làm như thế nào đây? Có nên học Phật hay không? Quả báo của Phật, câu phía dưới nói: “Tùng bách thiên ức, phước đức sở sanh”, đây là nhân, dưới đây nói quả là “chư tướng trang nghiêm”. Câu này là nói tổng quát về quả báo.

Phật Đà thị hiện ở trong thế gian này của chúng ta, chúng sanh ở thế gian này phước mỏng, các Ngài luôn luôn hiện cùng loại thân với tất cả chúng sanh, ở trong cùng loại thân nhưng tương đối tốt hơn một chút là “32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp”, tướng tốt ở trong cùng loại thân. Trong kinh tán thán báo thân của Phật, Phật Lô-xá-na ở trong kinh Hoa Nghiêm, Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc là “thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp”, không phải 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Đây là cảnh giới trên quả vị Như Lai, nói với phàm phu chúng ta, phàm phu chúng ta cũng không có cách gì lý giải. Chúng ta có thể đối với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, về mặt tương đối có thể lý giải được một chút, có thể thể hội được một chút.

Kẻ chí sĩ ở thế gian là giống như tôn giả A-Nan, nhìn thấy tướng đẹp sáng ngời của Phật, phát tâm học tập theo Phật. Đây là đem quả báo trưng bày ra. Chúng ta xem thử quả báo này tốt hay không? Nếu như bạn cảm thấy quả báo này tốt, bạn cũng muốn có, vậy bạn cần phải tu nhân giống như Phật Bồ-tát vậy. Nhân tròn thì quả đủ ngay. Bạn không tu nhân thì quả báo chắc chắn không thể có được. Ý nghĩa của đoạn văn này sâu rộng vô cùng. Chúng ta phải rất tỉ mỉ mà thể hội, phải biết tu học như thế nào.

Tuỳ phước mà sống sao cho hợp lý

Tuỳ Phước mà ước mơ.

Nếu Phước ít mà ước mơ cao thì sẽ thất bại, không đạt được ước mơ.

Người trí, nên ước mơ thấp rồi cứ nỗ lực phấn đấu đi lên thì đến ngày nào đó lại đạt được ước mơ cao.

Tuỳ Phước mà đón nhận sự đón tiếp cung phụng từ người khác.

Nếu người Phước ít mà cứ thích được người khác đón tiếp lòng trọng, cung kính thì sẽ bị tụt Phước, cuộc đời thê thảm.

Người trí dè dặt sự đón tiếp lòng trọng.

Tuỳ Phước mà thể hiện hình thức.

Người không giầu có, sang trọng, lúc nào cũng thể hiện giầu có, sang trọng hơn người thì càng bị tụt Phước, cuộc sống sẽ khó khăn.

Người trí luôn sống giản dị, kín đáo không phô trương, thậm trí còn giả nghèo.

Tuỳ duyên mà ăn mặc cho phù hợp, nhưng tránh phô trương.

Tuỳ Phước mà chữa bệnh.

Nhiều người biết bệnh không chữa được mà cứ cố tình chữa, kết quả người mất và cả gia đình khốn đốn, kiệt quệ là không nên.

Bệnh là do nghiệp, cách chữa bệnh lợi ích và rẻ tiền là lạy Phật sám hối, phóng sinh, làm nhiều Phước thiện.

Tuỳ Phước mà nhận chức vụ.

Nếu Phước ít mà cố leo cao, ắt sẽ họa.

Tuỳ Phước mà tu thiền.

Ngồi tu thiền không nên ganh đua ngồi nhiều thời gian, hai ba tiếng đồng hồ, nếu cố theo tâm ganh đua, đến một lúc nào đó không ngồi được nữa.

Tọa thiền Tuỳ theo Phước của mình, cũng phải cố gắng tăng dần thời gian, nhưng quan trọng là giữ chánh niệm, tỉnh giác.

Và không giải đãi.

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão – 2023

Sáng ngày 10/01/2023 (nhằm ngày 19/12/Nhâm Dần), Đại Đức Thích Quảng Phước – Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPG tỉnh Gia Lai, trụ trì chùa Mỹ Thạch, H. Chư Sê, đã trao 11 suất quà tình nghĩa. Và trao một ngôi nhà Tình Nghĩa cho gia đình người đồng bào dân tộc Banar, gia đình anh Ksor Win, tại thôn làng Blut Ró, xã Alba, H. Chư Sê, T. Gia Lai.

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023 - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê

Nhân dịp xuân Quý Mão – 2023 đã về, chùa Mỹ Thạch, H. Chư Sê, T. Gia Lai đã gói những phần quà yêu thương chia sẻ đến những người có hoàn cảnh khó khăn, những người già, người mù. Trên  địa bàn thị trấn Chư Sê, để họ có chút niềm vui trong dịp Tết đến xuân về.

Được biết năm nay Chùa Mỹ Thạch chuẩn bị gần 100 suất quà, được gói cẩn thận đẹp mắt, mỗi phần quà trị giá gần 400 ngàn, với phong bao lì xì 100 ngàn. Tổng trị giá các phần quà khoản 50 triệu đồng.

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023

Đến tham dự buổi lễ gồm có: ông Nguyễn Phấn Tiến Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ huyện Chư Sê; ông Nguyễn Công Thảo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Alabá; ông Nguyễn Thái Doãn, Trưởng công an  xã Alba…. Cùng các cấp chính quyền xã, làng Blut Ró.

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023

Được biết căn nhà do tình nghĩa do Đại Đức Thích Quảng Phước đã vận động nhóm Phật tử Hà Nội cô Trần Thái Phương trưởng nhóm. Cùng các Phật tử chùa Mỹ Thạch kinh phí 40 triệu, gia đình cùng chính quyền địa phương góp vật liệu, góp công thợ. Trị giá 30 triệu. Tổng trị giá căn nhà khoảng 70 triệu đồng.

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023

Đây là việc làm vô cùng thiết thực, ý nghĩa sâu sắc đậm nét Văn hoá Việt, nhất là dịp cuối năm tỏa hơi ấm tình người, trước dịp Tết đến Xuân về.

“Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Lá rách ít đùm lá rách nhiều “

Thành kính niệm ân Đức sâu dày của Đại Đức, cùng các tấm lòng thiện nguyện luôn Lan tỏa truyền năng lượng Từ Bi và Trí Tuệ khắp muôn nơi. Kính chúc Quý Thầy sức khỏe miên trường, Tuệ Đăng thường chiếu, Chúng sanh dị độ, Phật sự viên thành, là cội Bồ Đề cho chúng sanh nương náu.

Kính chúc Quý vị đại diện các Ban ngành các cấp chính quyền địa phương, quý vị các nhà hảo tâm và bà con nhân dân nơi đây, thật nhiều sức khỏe, vô lượng an lạc vô lượng cát tường.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023
Chùa Mỹ Thạch trao nhà trao quà nhân dịp xuân Quý Mão - 2023

Ảnh: Phật tử Quang Hồng