back to top
23.7 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 145

Mười công đức ấn tống Kinh và tượng Phật

Ấn tống Kinh, Pháp, Phật tượng được công đức vô cùng thù thắng, nên nhân dịp có lễ chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, cầu tiêu trừ nghiệp chướng, hãy dõng mãnh phát tâm Bồ Đề ấn tống Kinh Pháp để trồng cội phước đức.

Ảnh minh họa.

1. Những nghiệp chướng lỗi lầm từ trước, nặng thì chuyển thành nhẹ, còn nhẹ thì được tiêu trừ hẳn.

2. Thường được các vị Thiện Thần gia hộ, tránh được tất cả tai ương, hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.

3. Vĩnh viễn thoát khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu, oan trái của đời trước cũng như đời này luôn được an ổn.

4. Các Vị Hộ Pháp, Thiện Thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo, tránh xa không dám hãm hại.

5. Tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ an lành, việc làm thuận lợi, kết quả tốt.

6. Chí thành hộ Pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hoà thuận, phước lộc đời đời.

7. Lời nói việc làm, Trời Người hoan hỉ, đến đâu cũng được mọi người kính mến khen ngợi.

8. Si mê chuyển thành trí tuệ, bệnh lành khoẻ mạnh, khốn nghèo chuyển thành giàu sang. Nhàm chán nữ thân, đời sau sẽ được nam thân.

9. Vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy, giàu sang phú quý.

10. Hay vì tất cả chúng sinh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy thành tựu được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.

Ấn tống Kinh, Pháp, Phật tượng được công đức thù thắng như vậy, nên nhân dịp có lễ chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, cầu tiêu trừ nghiệp chướng, hãy dõng mãnh phát tâm Bồ Đề ấn tống Kinh Pháp để trồng cội phước đức, trí huệ giác ngộ cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

Trích Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. 

Ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm nay (2023)

Trong tâm thức người dân Việt, rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn. Vậy ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào?

Trong tâm thức người Á Ðông nói chung đều tín niệm về ngày giờ tốt xấu, cát hung, nhất là trong việc xuất hành, khai trương đầu năm mới.

Vì thế những liên hệ về tuổi tác, ngày giờ tốt xấu để khởi sự công việc làm ăn hay bất cứ việc hệ trọng nào, đối với họ là một trong những mối quan tâm lớn, được ưu tiên.

Chuyện có ngày tốt đích thực hay không đến nay vẫn là cảm nghiệm riêng của mỗi người. Thực sự thì không có ngày nào tốt cho tất cả mọi người, bởi có thể có ngày tốt đối với người này nhưng ngày ấy lại là ngày xấu đối với người kia. Chuyện hai người bán áo mưa và bán quạt ở cạnh nhau nhận xét về ngày tốt xấu là một điển hình. Vì ngày mưa sẽ tốt đối với người bán áo mưa nhưng không tốt với người bán quạt và ngược lại.

Văn cúng (khấn) rằm tháng 7 đầy đủ và chính xác nhất

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt?
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt?

Ngày đẹp cúng rằm tháng 7

Theo lịch, rằm tháng 7 năm 2023 nhằm ngày thứ tư, ngày 30/8/2023 dương lịch. (Tức ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão).

Trong truyền thống dân gian, có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không bắt buộc phải tuân theo ngày chính xác, mà chỉ cần tổ chức trước ngày 15 tháng 7 âm lịch và thực hiện lễ cúng với lòng thành tâm.

Dựa trên quan điểm này, việc cúng đêm rằm tháng 7 có thể được tổ chức từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 (tức là từ ngày mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch).

Trong năm 2023, ngày lễ cúng Rằm tháng 7 được coi là tốt nhất là ngày 28/8 (tức là ngày 13/7 âm lịch). Trong ngày này, các hoạt động cầu tài, khởi hành và mong đạt được nhiều điều may mắn có thể diễn ra thuận lợi.

Giờ tốt để cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 thường được chia thành ba nghi lễ chính: cúng thần linh, cúng tổ tiên và cúng các vong linh (cô hồn). Mỗi nghi lễ cúng có ngày, giờ và phương thức riêng biệt. Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn tham khảo:

Cúng thần linh: Đây liên quan đến việc thờ cúng các vị thần, Phật, Bồ Tát và các linh thần trong tôn giáo Phật giáo và các tôn giáo khác. Cúng thần linh có thể được tổ chức vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, tuy nhiên thường lựa chọn ngày Rằm (ngày 15 tháng 7 âm lịch). Thời gian thích hợp thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

Cúng tổ tiên: Nghi lễ này liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ và các thế hệ tiền nhiệm. Cúng tổ tiên thường nên diễn ra vào ngày 13 tháng 7 âm lịch, ngày được gọi là Đường Phong, đây là ngày tốt để xuất hành, cầu tài và đạt được mọi điều ước mong. Thời gian cúng nên là trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, một khoảng thời gian hợp với hoàng đạo, ít ma quỷ xuất hiện, giúp tổ tiên có thể tiếp tục ban phước.

Cúng vong linh (cô hồn): Nghi lễ này liên quan đến việc thờ cúng cho các linh hồn không có nhà ở, không có người thân sống trên thế gian để thờ cúng. Thường thì cúng vong linh nên diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Lý do là vì các linh hồn thường sợ ánh sáng, nên bắt đầu cúng khi mặt trời đã lặn, điều này giúp họ dễ nhận những thứ mà người thân đã cúng.

Lưu ý, khi cúng vong linh trong đêm Rằm tháng 7, mâm cỗ nên được đặt ngoài trời, trước cửa nhà, tuyệt đối không được đặt ở phía sau nhà. Bất kể bạn chọn ngày nào, việc cúng vong linh phải hoàn thành trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch, vì sau thời điểm này cửa ngục sẽ đóng lại. Do đó, việc lựa chọn ngày cúng vong linh trong đêm Rằm tháng 7 phụ thuộc vào từng gia đình, quan trọng là cúng trước thời hạn trên.

Cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn?

Có nhiều quan điểm liên quan đến việc cúng lễ Vu Lan và Xá Tội Vong Nhân, một số cho rằng nghi thức này bắt nguồn từ Phật giáo, do đó nên thực hiện lễ cúng với mâm cỗ chay. Trong khi đó, một số khác cho rằng mâm cúng cho Phật và vong linh nên dùng cỗ chay, trong khi mâm cúng tổ tiên và thần linh thì có thể dùng cỗ mặn hoặc cỗ chay tuỳ ý.

Thực tế, việc sử dụng cỗ chay hay cỗ mặn không phải là quy định cứng nhắc mà phụ thuộc vào niềm tin, phong tục và hoàn cảnh thực tế của từng gia đình. Trong việc hương khói, yếu tố quan trọng nhất không nằm ở các món ăn trên bàn cúng mà chính là lòng thành tâm của người cúng.

Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), đã trình bày quan điểm của mình về vấn đề này: “Việc chọn chay hay mặn nên tuỳ thuộc vào phong tục và tập quán riêng của từng gia đình, cũng như địa phương. Ví dụ, nếu bạn học Phật và mong muốn cúng chay nhưng các thành viên khác trong gia đình lại không tán thành, việc tranh cãi vì lý do này có thể làm mất đi sự thanh tịnh của buổi cúng. Vì vậy, quan trọng nhất là tôn trọng và cân nhắc trong từng hoàn cảnh. Nếu có sự thuận duyên, bạn có thể cúng bằng cỗ chay để tạo ra một không gian thanh tịnh. Nếu không thuận duyên, bạn cũng có thể lựa chọn các món ăn chế biến sẵn khác để cúng lễ.”

Như vậy, quyết định sử dụng cỗ chay hay cỗ mặn trong lễ cúng là điều linh hoạt và tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và sự tôn trọng của mỗi người đối với truyền thống và niềm tin của mình.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Văn khấn cúng chúng sinh tháng 7 đầy đủ nhất 

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, ngoài việc cúng thần linh cầu siêu cho gia tiên thì người Việt còn có lễ cúng chúng sinh, bố thí cho các vong hồn không nơi nương tựa. Dưới đây là bài văn khấn cúng chúng sinh tháng 7, quý vị có thể tham khảo.

Ý nghĩa của tục cúng chúng sinh

Mâm lễ cúng chúng sinh tháng 7. Ảnh: Chùa Ba Vàng.
Mâm lễ cúng chúng sinh tháng 7. Ảnh: Chùa Ba Vàng.

Trong việc cúng rằm tháng 7, thông thường thì có thêm nghi thức “Cúng chúng sinh“, diễn ra sau 12 giờ trưa.

Ý nghĩa là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng quảy (ví dụ như những người chết mất xác ở bụi bờ sông biển,… mà gia đình không hay biết để thờ cúng).

Theo kinh Tăng Chi, thì chỉ có chúng sanh đọa vào loài ngạ quỷ mới có thể thọ dụng (“hưởng được”) những phẩm vật (thức ăn) do người thân tế tự (cúng). Còn lại các cõi khác như cõi trời, nếu ai được thác sinh lên đây thì họ “không thèm dùng” thức ăn chúng ta cúng đâu. Vì cõi trời có rất nhiều phước báu, họ sống thanh cao sạch đẹp hơn cõi người nhiều. Còn cõi súc sinh (bàng sinh) như trâu heo gà chó cá rùa sâu kiến giun dế… thì chúng… tự kiếm ăn. Còn cõi địa ngục thì họ (vong linh) luôn bị “tra tấn”, canh giữ nghiêm ngặt nên cũng không thể thọ dụng đồ cúng.

Bài văn khấn cúng chúng sinh tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Những lễ vật để cúng chúng sinh

Ngoài chuẩn bị bài cúng chúng sinh, việc chuẩn bị lễ vật cúng chúng sinh cũng cần được coi trọng. Một mâm lễ vật đầy đủ và đúng phong tục sẽ giúp thu về may mắn.” Những vật cúng cần chuẩn bị trước khi đọc bài cúng chúng sinh sẽ gồm những thứ sau:

  • Nước: 3 ly nhỏ
  • 3 cây nhang, 2 cây nến
  • Muối hột, gạo
  • Cháo trắng được nấu lỏng: 12 chén hoặc là 1 tô lớn
  • 12 cục đường thẻ
  • Mía: có thể để nguyên vỏ hoặc chặt từng đoạn nhỏ tầm 15cm
  • Bánh, kẹo, bắp rang.
  • Tất cả những thứ trên nên được đặt gọn vào một chiếc hoặc xếp ngay ngắn trên bàn trước khi làm lễ cúng bái.

Văn khấn cúng chúng sinh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)

*Lưu ý: Khấn ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần Quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn nam, bắc, đông, tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Trò chuyện tâm linh

Có người bạn thân quen được khuyên là nên lập bàn thờ Phật ở nhà, hàng ngày tụng kinh… Bạn ấy hơi phân vân nên nghĩ đến tôi với câu hỏi: Nhà anh có thờ Phật không? Tôi nói là không, nhà tôi chỉ thờ tổ tiên và ông thổ công, theo truyền thống, mà trọng tâm là thờ tổ tiên.

Theo truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, Thần, Phật có trú sở của mình là Đền, Miếu, Đình, Chùa… Vì thế ngày Rằm, mùng Một, lễ tiết quanh năm, dân làng ai có nhu cầu thì đến những nơi đó để cầu cúng. (Miền Trung, nhất là Huế thì khác, trước bàn thờ gia tiên là ban thờ Phật).

Hai nữa, mình không quy y Tam bảo, tức là gia nhập hàng ngũ Phật tử, thực hành tam quy, ngũ giới. Ngũ giới là 5 điều cấm tối thiểu của người theo đạo Phật gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu. Dù là điều cấm tối thiểu nhưng xem ra cũng khó theo, đơn giản nhất là bia rượu khó tránh, sát sinh khó tránh… Mấy cái tối thiểu đó còn không theo được thì thờ Phật, tụng kinh làm gì?!

Thứ ba, trong nội thất nhà thành phố không rộng rãi, có nhiều bàn thờ, hương khói tôi thấy không hay. E rằng âm lấn dương, tâm linh lấn ý chí phấn đấu, học hành, sáng tạo…

Ảnh minh hoạ.

Tôi khuyên anh bạn, nếu thấy mình có nhu cầu tĩnh tâm, bình an trong lòng thì đến những ngôi chùa cổ kính, không cần nổi tiếng, tham quan, lễ Phật, công đức tùy tâm, cầu xin gì cũng được. Phật là vị “Vạn thế sư biểu” người thầy của muôn đời, dạy chúng sinh cách sống sao cho an vui, hạnh phúc, mình tiếp thu được thì tốt cho mình, không tiếp thu được thì thờ hay tụng kinh chả có ý nghĩa gì cả…

Tiện thể bạn ấy hỏi thêm, Rằm tháng 7 nhà anh có đốt vàng mã không? Không.

Ở Hà Nội, tôi có bàn thờ nhưng xác định là cúng vọng tổ tiên, ngày giỗ ông bà thì thường về quê, nên cúng bái đơn giản, cốt thành tâm. Nhưng kể cả ngày 23/Chạp nhà tôi cũng không cúng mũ áo… Vì mình không tin theo niềm tin ngây thơ của các cụ nữa.

Tuy nhiên, mỗi khi về quê giỗ ông/ bà thì tôi thấy các cô, các thím mua bộ quần áo, giày dép cúng ông/ bà, thì tôi lại thấy là một cử chỉ rất đẹp, rất ấm áp, thể hiện tấm lòng nghĩ đến các cụ một cách cụ thể. Đó cũng là nét đẹp văn hóa.

Một chị phân vân, năm nào cũng đốt vàng mã cho các cụ, mấy năm Covid thì không đốt, không đốt có được không, phân vân, áy náy quá!

Tôi khuyên: Nếu không thấy áy náy thì thôi, còn áy náy thì chị mua một xấp đô la cúng các cụ. Các cụ có đô la tùy ý mua quần áo đúng size, đúng màu mình thích, chưa kể tiền có thể mua được nhiều thứ khác… Giải pháp hay quá, bà chị ok luôn, vậy là thay vì đốt đống quần áo nửa tiếng cháy không hết thì bây giờ hóa trong 5 phút.

Xin chia sẻ cùng cả nhà!

Đến Tây Ninh dịp trung thu, vạn trải nghiệm hấp dẫn chờ đón du khách ở núi Bà Đen

Dự Hội Yến Diêu trì cung tại Toà Thánh, lên núi Bà Đen dâng đăng mùa đoàn viên và xem triển lãm nghệ thuật độc đáo – đó là những trải nghiệm không thể bỏ lỡ trong mùa trung thu năm nay tại Tây Ninh.

Đỉnh núi Bà Đen lung linh khi đêm về. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Đỉnh núi Bà Đen lung linh khi đêm về. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Tham dự Hội Yến Diêu trì cung tại Toà Thánh

Hội Yến Diêu trì cung là lễ hội lớn nhất trong năm của đạo Cao Đài được tổ chức vào dịp Tết trung thu hàng năm. Chính lễ diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, nhưng thông thường các tín đồ Cao Đài từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Toà Thánh Tây Ninh trước đó cả tuần.

Tại đây, du khách sẽ được hoà vào không khí vừa trang nghiêm, vừa sôi động với những nghi thức truyền thống đặc trưng của đạo Cao Đài như lễ Rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, Long Mã, Tứ linh (rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng), múa phụng hay đội nhạc sắc tộc diễu hành… Đặc biệt, các tín đồ thuộc các họ Cao Đài cả trong và ngoài tỉnh sẽ trưng bày những phẩm vật cầu kỳ, sinh động gồm tứ linh (long, ly, quy, phượng) được làm từ trái cây – đây là những vật phẩm độc đáo mà bạn hiếm có cơ hội được chiêm ngưỡng ở nơi nào khác ngoài Tây Ninh.

Toà Thánh rộn ràng trong Hội Yến Diêu trì cung. Ảnh: Hà Thế Bảo
Toà Thánh rộn ràng trong Hội Yến Diêu trì cung. Ảnh: Hà Thế Bảo

Mùa Trung thu năm nay, Lễ hội Yến Diêu trì cung sẽ được tổ chức rất lớn, hội tụ hàng ngàn tín đồ Cao Đài trên khắp cả nước về dự tại Tây Ninh. Không khí lễ hội vừa uy nghiêm, vừa lộng lẫy, vừa rộn ràng tại nội ô Toà Thánh sẽ là trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Tây Ninh trong mùa Trung thu này.

Xem biểu diễn nghệ thuật và dâng đăng mừng mùa đoàn viên trên núi Bà Đen

Mùa Trung thu tại Tây Ninh không chỉ tưng bừng tại Toà Thánh Cao Đài, mà còn rộn ràng trên núi Bà Đen với không gian được trang hoàng độc đáo bằng những chiếc đèn kéo quân khổng lồ mang biểu tượng của ngọn núi thiêng cùng hàng trăm chiếc đèn lồng sắc màu rực rỡ. Chương trình nghệ thuật Lễ Hội Trăng Rằm diễn ra vào các buổi sáng ngày 28 và 29/9 (tức 14 và 15/8 âm lịch) sẽ mang đến một mùa lễ hội sôi động với các hoạt động biểu diễn trống hội, múa lân, múa rồng, sáo trúc… đặc sắc.

Nghi thức dâng đăng sẽ được tổ chức vào tối 16/8 Âm lịch trên núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Nghi thức dâng đăng sẽ được tổ chức vào tối 16/8 Âm lịch trên núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Vào buổi tối ngày 16/8 âm lịch, du khách sẽ cùng thực hành nghi thức thả hoa đăng cầu bình an cho gia đình và thắp sáng nguyện ước cho một mùa đoàn viên trọn vẹn. Hàng trăm ngọn đăng lấp lánh trôi trên mặt nước giữa quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cùng 3.500 ngọn đèn led thắp sáng khắp đỉnh núi tạo nên không gian thiêng liêng kỳ ảo cho ngọn núi được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”.

Núi Bà Đen mùa Trung thu cũng là cả một thiên đường hoa rực rỡ sắc màu với hơn 50.000 cây hoa để du khách ngoạn cảnh và check-in. Bên cạnh đó là một miền cổ tích với khu vườn huyền bí được tái hiện với rất nhiều mô hình đèn mặt trăng kích thước khác nhau hội tụ cùng các đèn đom đóm năng lượng mặt trời, tạo nên một không gian vô cùng ảo diệu.

Tham quan triển lãm Phật giáo và Lá sen Việt

Đến núi Bà Đen dịp trung thu năm nay, du khách còn có cơ hội được mục sở thị hơn 50 pho tượng cổ có niên đại lên tới hàng nghìn năm từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam trong triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Triển lãm do Phạm Nghiêm Trai tổ chức tại Trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, và sẽ diễn ra suốt từ dịp Trung thu cho đến đầu tháng 11 dương lịch.

Tôn tượng “Quán âm thuỷ nguyệt” sẽ được trưng bày tại triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Ảnh: Phạm Nghiêm Trai
Tôn tượng “Quán âm thuỷ nguyệt” sẽ được trưng bày tại triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Ảnh: Phạm Nghiêm Trai

Triển lãm trưng bày từ những tôn tượng là quốc bảo của nhiều quốc gia, những cổ vật nguyên bản được Phạm Nghiêm Trai sưu tầm gìn giữ, cho đến những tuyệt tác đương đại từ các nghệ nhân là những đại sư quốc gia nổi tiếng trong làng điêu khắc Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…. Tại đây, du khách còn có dịp thưởng thức nghệ thuật trà đạo giữa không gian Phật giáo thanh tịnh, nơi những tách trà sen thơm ngát và nghệ thuật thưởng trà sẽ mang đến cảm giác thư thái và hạnh phúc thực sự giữa đỉnh núi thiêng.

Triển lãm Lá Sen Việt được tổ chức từ 14/8-25/8 âm lịch trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Lá Sen Việt
Triển lãm Lá Sen Việt được tổ chức từ 14/8-25/8 âm lịch trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Lá Sen Việt

Bên cạnh triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”, từ 14/8-25/8 âm lịch, triển lãm Lá Sen Việt cũng được tổ chức với rất nhiều tác phẩm làm từ lá sen bằng công nghệ xử lý đặc biệt và đầy tính sáng tạo như tranh sen, các sản phẩm lưu niệm, tượng đặt bàn, các sản phẩm nội thất, thực phẩm từ sen… Với triển lãm này, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi mục sở thị các nghệ nhân viết thư pháp trên lá sen, vẽ tranh hoa sen, vẽ tranh chú tiểu và tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên lá sen, hay thưởng thức trà cổ ướp trong bông sen giữa không gian thanh tịnh trên đỉnh núi thiêng.

Theo văn hoá Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hoá hồn nhiên, là tượng trưng cho sự thanh cao vô nhiễm của người tu hành. Triển lãm Lá Sen Việt trên đỉnh núi Bà Đen vì thế sẽ là không gian độc đáo để du khách được sống chậm lại và tìm kiếm sự thư thái, an yên trong tâm hồn trong mùa Trung thu năm nay.

Văn khấn rằm tháng 8 – Tết Trung thu chuẩn nhất

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn rằm tháng 8 cùng chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ theo truyền thống là một trong những nghi lễ quan trọng trong mỗi gia đình mỗi dịp Trung thu về.
Văn khấn rằm tháng 8 cùng chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ theo truyền thống là một trong những nghi lễ quan trọng trong mỗi gia đình mỗi dịp Trung thu về.

Văn khấn rằm tháng 8 chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Lễ vật cúng gia tiên ngày rằm tháng 8

Tết Trung thu rằm tháng 8 âm lịch là tết Đoàn viên, là ngày tụ họp của các thành viên trong gia đình. Vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng chay cũng gia tiên và mâm đồ ngọt để cùng chung vui phá cỗ đêm rằm.

Lễ vật cúng gia tiên ngày rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ. Phật tử nên chuẩn bị: Nhang hương, hoa tươi, quả sạch và bày biện trang nghiêm trên ban thờ gia tiên, cùng chuẩn bị một mâm cơm chay để cúng gia tiên. Cùng đó là bài văn khấn rằm tháng 8 được sẽ mang lại không khí ấm cúng cũng như tỏ bày tấm lòng đối với ông bà gia tổ tiên trong ngày đoàn viên.

Nhiều người Hà Nội sẵn sàng vượt 1.500km đến thủ phủ của bánh tráng, muối tôm

Những gian hàng đông kín khách ghé mua đặc sản. Du khách hào hứng hát đờn ca tài tử, múa trống chhay-dăm cùng nghệ sĩ, làm thơ tặng Tây Ninh. Sau sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội 2023” dịp cuối tuần qua, Tây Ninh đang trở thành “từ khóa hot” và là điểm đến cuối năm đầy hứa hẹn của nhiều du khách.

Hệ thống Chùa Bà với tuổi đời 300 năm là điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Tây Ninh. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Hệ thống Chùa Bà với tuổi đời 300 năm là điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Tây Ninh. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hiệu ứng từ Ngày Tây Ninh tại Hà Nội

Chử Thị Kim Huyền (sinh viên Đại học Quốc gia, Hà Nội) hào hứng chia sẻ tại sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội: “Mình và đám bạn rất mê món bánh tráng Tây Ninh, đã tới gian hàng từ sớm để được ăn món bánh tráng thứ thiệt. Bọn mình cũng từng nghe nói nhiều về Núi Bà Đen, về Tòa Thánh Cao Đài nhưng chưa có cơ hội ghé đến. Đến với sự kiện hôm nay, bọn mình thực sự mê mẩn nét văn hóa của vùng đất này. Chắc chắn cuối năm, bọn mình sẽ lập kế hoạch tới đây tham quan”. 

Người thủ đô hào hứng check in tại không gian sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội'. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Người thủ đô hào hứng check in tại không gian sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội”. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Giống Huyền, rất nhiều bạn trẻ tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật tại phố đi bộ Hồ Gươm trong “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” đều háo hức được đến vùng đất bò tơ bánh tráng để được mục sở thị cảnh đẹp núi Bà Đen vốn được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”, hay đến thăm Tòa Thánh Cao Đài uy nghi, lộng lẫy.

Chị Hoàng Phương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – người đã từng đến núi Bà Đen Tây Ninh hai lần từ ngày còn chưa có hệ thống cáp treo hiện đại cho biết: “Tôi không bao giờ quên hình ảnh từng đoàn người cần mẫn leo bộ lên chùa Bà với lòng thành kính hướng về Linh Sơn Thánh Mẫu. Cuối năm, tôi sẽ quay lại Tây Ninh để được chiêm bái ngọn núi Bà Đen linh thiêng, và tận mắt xem các điệu múa Khmer, các điệu múa trống Chhay dăm do chính người Khmer biểu diễn trên ngọn núi cao nhất Nam bộ”.

Núi Bà Đen - điểm đến mang tính biểu tượng của Tây Ninh. Ảnh: Lê Việt Khánh
Núi Bà Đen – điểm đến mang tính biểu tượng của Tây Ninh. Ảnh: Lê Việt Khánh

Có thể thấy, sức hấp dẫn của Ngày Tây Ninh tại Hà Nội không chỉ là hơn 30 gian hàng với các sản vật trứ danh như bánh tráng, muối tôm, mãng cầu…, và các điểm đến đã trở thành biểu tượng của Tây Ninh như Núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà, Tòa Thánh Cao Đài, Ma Thiên Lãnh…, mà còn là rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất được tái hiện sống động như múa trống Chhay dăm, đờn ca tài tử Nam bộ. Ngày hội Tây Ninh tại Hà Nội đã thực sự mang đến cho người dân thủ đô một không gian văn hoá đậm bản sắc Nam bộ– đó chính là cách Tây Ninh đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt với du khách, và đưa Tây Ninh vào top list các điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Nam bộ.

Những nơi phải đến tại Tây Ninh 

Tây Ninh vốn nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp của vùng đồng bằng, nơi có ngọn núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ nổi lên sừng sững giữa cả một vùng đồng bằng phì nhiêu. Với 95 di tích được xếp hạng, 8 di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là rất nhiều điểm đến tâm linh nổi tiếng và nhiều nét văn hoá đặc sắc giao thoa giữa nhiều dân tộc…, Tây Ninh từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn tại khu vực Nam Bộ.

Đông đảo Phật tử về núi Bà Đen trong dịp Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
Đông đảo Phật tử về núi Bà Đen trong dịp Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh, có 4 điểm khác biệt, 4 địa danh mà chỉ Tây Ninh mới có, đó là Núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài, Căn cứ Trung ương cục Miền Nam và Hồ Dầu Tiếng. Nếu như núi Bà Đen là một trong ba ngọn núi thiêng, huyệt đạo thiêng của cả nước (cùng với núi Chông – Ba Vì, Núi Nưa – Thanh Hoá), gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu được tôn làm Bồ Tát và là biểu tượng của đời sống tâm linh của người Nam bộ, thì Tòa Thánh lại là thánh địa của một tôn giáo nội sinh duy nhất tại Việt Nam và hiếm có trên thế giới – đạo Cao Đài. Chỉ riêng hai điểm đến này đã đủ để đưa Tây Ninh trở thành miền non linh đất phước hút hàng vạn Phật tử, tín đồ và các du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái mỗi năm.

Núi Bà Đen đón hàng ngàn du khách trong dịp Trung thu. Ảnh: Nguyễn Minh Tú
Núi Bà Đen đón hàng ngàn du khách trong dịp Trung thu. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Theo thống kê, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách đến Tây Ninh đạt 4,22 triệu lượt và mục tiêu của cả năm 2023 là hơn 5 triệu lượt khách. Dự đoán, lượng khách có thể đạt từ 7-10 triệu lượt trong năm 2030.

Mới đây nhất, dịp Lễ Hội yến Diêu trì cung tổ chức tại Tòa Thánh Cao Đài vào ngày 15/8 âm lịch, Tây Ninh đã chứng kiến một lượng khách khổng lồ với khoảng 300.000 người là tín đồ Cao Đài trên cả nước và du khách đổ về dự lễ. Không chỉ đổ về khắp các ngả đường xung quanh Tòa Thánh dịp lễ hội quan trọng này, rất đông du khách cũng đã chọn lên núi Bà Đen để hành hương chiêm bái hệ thống chùa Bà với tuổi đời 300 năm tuổi. Tại đỉnh núi, du khách cũng đã được chiêm bái tượng Phật bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi cao nhất Châu Á, đảnh lễ trước Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thăm quan Khu triển lãm Phật giáo với hàng trăm phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển, và dâng hoa đăng lấp lánh để cầu phước lành, bình an cho gia đạo trong mùa trăng tròn.

Đêm Trung thu tại Toà Thánh Cao Đài. Ảnh: Dương Đức Kiên
Đêm Trung thu tại Toà Thánh Cao Đài. Ảnh: Dương Đức Kiên

Anh Trần Ngọc Hữu (Q. Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Mỗi năm tôi đều đến Tây Ninh đôi ba lần, không chỉ để tham gia ngày lễ lớn của đạo Cao Đài, mà còn để lên núi Bà Đen vừa đi lễ, vừa thư thái ngắm cảnh. Núi Bà Đen có một cái lạ là đi bao nhiêu lần cũng không chán, thậm chí mỗi lần lại có một cảm nhận khác. Khi thấy mây bay, khi sương phủ, lúc hoa nở rực rỡ, lúc lại huyền ảo trong hàng trăm ngọn hoa đăng lấp lánh, vô cùng ảo diệu”.

Tây Ninh đang cho thấy một sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trên cả nước, nhất là du khách phía Bắc, bởi những giá trị văn hoá tín ngưỡng độc đáo mà không phải vùng đất nào cũng có. Cùng với các món ăn trứ danh như bánh canh Trảng Bàng hay muốn tôm, cùng với các di sản văn hoá đậm đà bản sắc miền biên, thì các điểm đến du lịch văn hoá tâm linh độc nhất vô nhị chính là sức hút khiến du khách mê mẩn mảnh đất thơ mộng bên bờ Vàm Cỏ Đông này.

TT.Thích Trí Chơn: “Khổ đau do ta mời đến”

“Khổ đau do ta mời đến” là chủ đề thuyết giảng của TT.Thích Trí Chơn, UV HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM tại Pháp đường Chánh Niệm – tu viện Khánh An, hôm 12-11.

Mở đầu, Thượng tọa tán thán hơn 100 Phật tử không vì trở ngại thời tiết, về tu viện tham gia sám hối định kỳ và thính pháp cùng Tăng thân.

Thầy nói, chính nhờ vào sự tín tâm và niềm tin vững chắc vào đức Phật – Pháp – Tăng mà quý Phật tử nỗ lực tinh tấn đi chùa, quay về nương tựa Tam bảo.

TT.Thích Trí Chơn nói về khổ đau và cách chuyển hóa
TT.Thích Trí Chơn nói về khổ đau và cách chuyển hóa

“Mong đại chúng hãy lớn và trưởng thành trong kinh nghiệm, tâm hồn và nhận thức, đừng chỉ lớn về mỗi thể xác bên ngoài. Hãy nương tựa vào Phật – Pháp – Tăng, tinh tấn học tập giáo lý, thực hành theo kim ngôn ngọc ngữ của Đức Phật để mỗi ngày được trưởng thành và lớn mạnh hơn, tự đi bằng chính bước chân của mình, không chống đỡ trước những gian lao thử thách. Bằng việc học Phật, ta biết lánh ác làm lành, khai mở Bồ-đề tâm, tẩy trừ những ô nhiễm nơi thân, tâm, miệng. Chỉ khi Bồ-đề tâm đủ lớn mạnh thì ta mới trưởng thành trong giáo pháp của đức Thế Tôn”, TT.Thích Trí Chơn nói.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống cần phân biệt “nương tựa” khác với “dựa dẫm” là cậy vào, ỷ lại. Thượng tọa đề cập đến hai nội dung là dựa dẫm vào đồng tiền và quyền lực. Qua đó, thầy nhắn nhủ: “Là người đệ tử Phật cần xem tất cả như là phương tiện để phục vụ cho nhu yếu của cuộc sống hằng ngày, làm lợi lạc cho mình và mọi người xung quanh”.

Thầy khuyên Phật tử đừng xem phương tiện như sự cứu cánh của cuộc đời, đừng lấy giá trị của vật chất ra làm thước đo. Vận dụng trí tuệ, năng lực và sự hiểu biết để phụng sự, cống hiến cho đời; đừng dựa dẫm vào nó để trục lợi hay tạo thanh danh thì đó không theo tinh thần thiện lành bi mẫn mà Đức Phật dạy. Mỗi người hãy chiêm nghiệm, quán chiếu tính vô thường của cuộc đời để sống có mục đích, có giá trị và ý nghĩa hơn.

Đặt câu hỏi: “Có thật sự có hạnh phúc hay không?”. Thầy lý giải, hạnh phúc là cái ta đạt được, khiến ta vui và thỏa mãn ta; ngược lại, những gì trái với với mong muốn của ta, ấy chính là khổ đau. Hạnh phúc và khổ đau là hai mặt của một vấn đề, ta cần nhìn nhận một cách đúng đắn để có được bình an đích thực cho mình. Đừng quá mong cầu, đòi hỏi hay kiếm tìm điều gì xa xôi; dính mắc hay buông bỏ là do chính chúng ta lựa chọn.

Thượng tọa nhấn mạnh, với cái gọi là hạnh phúc mình phải hết sức thận trọng: “Khi ta mời gọi hạnh phúc về, đồng nghĩa với việc ta chấp nhận hạnh phúc nắm chặt bàn tay khổ đau đem đến trao cho ta”. Thế nên, khổ đau là do ta mời gọi, phiền phức là do ta mời gọi, chán chường cũng do ta mà ra.

Nhà Phật có từ “hỷ lạc”, ý chỉ niềm vui, niềm hoan hỷ; hoàn toàn khác với dục lạc. “Dục lạc” chỉ sự đam mê, thỏa thích, khao khát tầm cầu, còn hỷ lạc là cảm giác khoan khoái, khinh an ở nội tâm do thực hiện các thiện pháp mà có được. Sống ở đời khó tránh khỏi dục lạc, thế nên mỗi người cần cố gắng tu tập thiện pháp để kiến tạo sự hỷ lạc cho mình. Hỷ lạc càng nhiều, ta càng bình an, tâm càng tĩnh lặng thì hạnh phúc càng có mặt bên ta.

Cuối thời pháp thoại, TT.Thích Trí Chơn căn dặn, mỗi ngày cần thực tập sống chánh niệm nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ý thức một cách tường tận, rõ biết trong từng phút giây, không để cho những độc tố của cảm xúc tự do chi phối, thì lúc bấy giờ tham-sân-si sẽ không có cơ hội khởi lên.

“Khi hạnh phúc tới, ta cần nhận thức được song song với nó sẽ có khổ đau, chỉ cần không bám vào hạnh phúc thì ta sẽ không khổ với khổ đau, giữ tâm an nhiên bất động trước những biến thiên của cảm xúc trong cuộc đời thì ngay giây phút đó mình đã đoạn trừ được khổ đau, phiền não”, Thượng tọa nhấn mạnh.

Cung nghinh Thượng tọa viện chủ và Tăng thân Khánh An quang lâm pháp tòa
Cung nghinh Thượng tọa viện chủ và Tăng thân Khánh An quang lâm pháp tòa

Lễ Phật trước khi thuyết giảng
Lễ Phật trước khi thuyết giảng

Đông đảo Phật tử thính pháp
Đông đảo Phật tử thính pháp

Phật tử trẻ nghe pháp
Phật tử trẻ nghe pháp

Đây cũng là buổi sám hối định kỳ tại tu viện Khánh An
Đây cũng là buổi sám hối định kỳ tại tu viện Khánh An

Hiểu đúng về tục mua muối đầu năm: Có mang lại may mắn, giải vận xui?

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục lâu đời của người Việt. Đầu năm, nhiều người nhất định phải mua muối với mong muốn giải được vận xui để những điều suôn sẻ, may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình.

Vậy thực hư quan niệm này như thế nào, làm thế nào để có một năm may mắn, sung túc, hạnh phúc cho gia đình? Quý vị sẽ có câu trả lời khi đọc bài viết dưới đây.

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là gì?

Những túi muối lộc được nhiều người mua bán trong năm mới (nguồn ảnh: internet)
Những túi muối lộc được nhiều người mua bán trong năm mới (nguồn ảnh: internet)

Theo dân gian, “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm.

Bên cạnh đó, dân gian còn có quan niệm rằng, nếu muốn ăn dè, hà tiện thì cho nhiều muối vào đồ ăn. Cho nên, “đầu năm mua muối” cũng có ý nghĩa dạy con cháu phải biết chi tiêu dè sẻn để tích lũy của cải.

Còn “cuối năm mua vôi” có thể hiểu là để xây nhà. Người ta quan niệm nếu đầu năm, mọi người biết dè sẻn, tích lũy của cải thì cuối năm mới có thể mua vôi để xây nhà được.

Mua muối đầu năm có hóa giải vận xui, mang lại may mắn không?

Trong đạo Phật, chúng ta sẽ luôn đi vào bản chất sự thật của vấn đề. Nếu chúng ta hiểu bản chất quan niệm này chỉ là văn hóa, mua muối cho tình cảm mặn mà, mong cầu những điều tốt đẹp trong tình người thì không xấu. Điều đó là tốt, bởi đây là những mong ước tốt đẹp, muốn mọi người được sống đậm đà, thắm thiết như hạt muối. Nhưng nếu chúng ta cho rằng, muối đem lại may mắn, những điều tốt lành; giải được xui, điều xấu, điều gở thì hoàn toàn sai.

Nhiều người có quan niệm rằng nếu muốn trừ tà thì lấy muối rắc quanh nhà, ngoài cổng để tà ma không đến. Đó cũng là quan niệm sai lầm.

Ví dụ việc ăn trộm cũng là tâm tà. Nếu chúng ta rắc muối ở cổng mà không khóa cửa, để của cải hớ hênh thì kẻ trộm vẫn vào lấy bình thường. Hay đối với người dân làm muối ở vùng biển, họ vẫn có những mất mát, bị bệnh tật, tà ma quấy phá. Do đó, bản chất muối không phải giúp mang đến may mắn, tốt lành mà chỉ có giá trị sử dụng, có ý nghĩa về mặt tình cảm, nhân văn.

Chúng ta có thể đưa quan niệm này thành giá trị văn hóa cũng tốt. Thế nhưng, việc đưa nó trở thành mê tín, cho rằng muối đem lại vận may, trừ tà, đi đâu cũng đeo túi muối trong người thì đó là mê lầm, hay còn gọi là tà kiến. Việc này khiến cho chính mình bị mất phúc lành.

Làm gì để đầu năm được may mắn, sung túc?

Đối với đạo Phật, để giải trừ được những điều xấu, thay vì mua muối thì chúng ta phải tu tập để chuyển hóa. Nếu mỗi người đều có sự tu dưỡng: thân làm việc thiện, khẩu (miệng) nói lời thiện, ý nghĩ thiện thì chúng ta sẽ có phúc báu. Khi có phúc báu, chúng ta sẽ được những điều may mắn, tốt đẹp; hóa giải được xui xẻo và quả báo xấu.

Nếu một người làm toàn việc xấu, lừa đảo thì không thể tồn tại lâu dài, bền vững được. Cho nên, chúng ta muốn phát triển lâu dài thì phải từ sự chân thật, từ đạo đức của con người. Một người có đạo đức sẽ được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trên đây là những giải thích dựa trên quan điểm đạo Phật của Thầy Thích Trúc Thái Minh. Từ đó, chúng ta thấy được, đạo đức mới là gốc của mọi vấn đề. Để một năm được sung túc, may mắn, chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, làm việc thiện; chứ không phải dựa vào việc mua muối đầu năm để hóa giải vận xui, đem lại may mắn.

Chúc các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, để chuẩn bị cho một năm mới nhiều hạnh phúc bên gia đình!