Người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước báu? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu.
Hãy giữ gìn phước báu
Dân gian có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành. Đời sống xã hội hiện đang bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn độc hại, ngâm tẩm hóa chất; nhiều cơ sở sản xuất ngang nhiên xả những chất độc hại ra môi trường…
Những kẻ vô đạo đức, táng tận lương tâm chỉ vì muốn làm giàu trên nỗi đau khổ của người khác đang hàng ngày, hàng giờ đầu độc đồng bào, gián tiếp phạm tội “sát sinh”, tạo nghiệp bất thiện thì làm sao được phước báu?
Theo đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện.
Vậy muốn được phước báu chúng ta phải làm gì?
– Phải tích phước và (tiết) kiệm phước!
Có một ông thầy tướng số nói với tôi rằng: “Phàm những ai giàu sớm mà không biết tạo phước, tích phước thì thường chết sớm, hoặc cuối đời không đâu vào đâu cả!”. Tôi hỏi tại sao? Thầy cười bảo: “Lúc trẻ sung sướng, cái gì trên đời cũng có cũng hưởng hết rồi mà không tạo ra được phước mới thì làm gì mà không chết sớm hoặc cuối đời phải chịu khổ cực!”.
Theo Phật pháp thì đó gọi là tự đánh mất phước báu của mình! Dân gian có câu: “Đại phú do trời, tiểu phú do (chuyên) cần”. Có người sinh ra trong nhung lụa, có người cả đời sống trong khốn khó. Khi sinh ra, con người không thể chọn được mình là người thế nào! Sướng hay khổ, sang hay hèn…, tất cả đều do có được hưởng hay không được hưởng phước báu mà thôi! Phước báu có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt! Vậy làm thế nào để có được phước báu và phước báu được tăng trưởng?
Người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí.
Tích phước hành thiện
Doanh nhân người Mỹ Bill Gates biết làm từ thiện ngay từ khi kiếm được những đồng đô la đầu tiên từ phần mềm máy tính. Khi tài sản của ông chưa thấm vào đâu so với giới tỷ phú Mỹ lúc bấy giờ, Bill đã nổi tiếng với việc năng làm từ thiện, không dùng đồ đắt tiền và không tiệc tùng nhậu nhẹt! Đến nay, tài sản của Bill tăng dần từ vài tỷ lên đến hơn cả trăm tỷ USD! Không một ai vượt qua được Bill trong suốt vài thập niên vừa qua! Và đến nay ông vẫn làm từ thiện đều đều. Ông tỷ phú này biết cách tích phước, biết cho đi để được nhận lại…
Theo đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện và nên chia làm 4 phần sử dụng vào các việc sau đây:
1. Một phần để sử dụng cho việc kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày.
2. Một phần để dự phòng khi đau ốm hoặc có việc đột xuất.
3. Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc còn nghèo khó.
4. Và một phần để làm từ thiện, công đức, cúng dường.
Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình
Hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu.
Như vậy, có tới 2 phần là để làm từ thiện, để cho đi! Không biết ông Bill Gates có phải là Phật tử không, mà lại làm đúng như vậy? Điều có vẻ “ngược đời” là muốn giữ được phước báu, thì lại phải cho đi (bố thí) thật nhiều!
Nghèo… nhưng vẫn có thể hành thiện
Vậy người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước báu? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu. Người đem tiền hoặc quần áo cho người nghèo, giáo lý nhà Phật gọi việc bố thí bằng tiền của là tài thí.
Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ví dụ, người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí. Lại có cụ già, trẻ nhỏ đứng lo lắng bất an không dám sang đường đông xe cộ qua lại, ta đến dắt tay họ dẫn sang đường được an toàn, đó là vô úy thí.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2016
Thanh Tùng
Tìm hiểu thêm Video: Tầm quan trọng của phước báu – Thầy Thích Đồng Thành