Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.
Kinh A Di Đà nói thế giới Cực Lạc thường có các loài chim kỳ diệu như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mạng chi điểu. Các loài chim này đêm ngày sáu thời hót ra âm thanh hòa nhã, diễn xướng các pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Đề phần, bát Thánh đạo phần,… Chúng sinh ở nước Cực Lạc nghe được âm thanh ấy, liền sinh ra tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng…
Con chim này được gọi là cộng mệnh điểu, mệnh mệnh điểu, sinh sinh điểu, jivajivaka, jivamjiva, jivajiva, jivakajivaka. Tên của nó được nhắc đến trong trường ca Ấn Độ Mahabharata, và một số kinh điển Phật giáo.
Thế giới Cực lạc là thành tựu cho chính mình
Theo Tạp chí Nghiên cứu Phật học.