back to top
33.6 C
Chư Sê
Chủ Nhật, 19 Tháng Năm, 2024

Tăng đoàn có nhất định là người xuất gia?

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Tăng đoàn là gì? Bốn chúng đệ tử đều là tăng đoàn. Ngày nay mọi người vừa nghe nói tăng đoàn đều nghĩ đến người xuất gia, không hề nghĩ đến người tại gia. Tăng trong tiếng Phạn là tăng già, nghĩa gốc của tăng già là “Hòa hợp chúng”, chúng ta nhất định phải hiểu.

“Chúng” là nghĩa gì vậy? Dùng cách nói hiện đại mà nói, chính là hội đoàn thể. Trong xã hội, hội đoàn thể rất nhiều. Hội đoàn thể này có thể tuân thủ lời giáo huấn của Phật, tu sáu giới điều, sáu phép hòa, thì đoàn thể này gọi là hòa hợp chúng, thì gọi là tăng già, là tăng đoàn, cho nên tăng đoàn không nhất định là người xuất gia.

Trong Kinh Phật nói, bốn người trở lên, người tại gia cũng được, bốn người tại gia, như các bạn ở nhà có gia đình, bạn có con cái hoặc là cha mẹ, nhà bạn có bốn người, bốn người có thể tu sáu phép hòa kính thì gia đình này của bạn chính là tăng đoàn.

Bạn buôn bán mở tiệm, ông chủ và nhân viên có bốn người trở lên, tất cả đều tuân thủ lời giáo huấn của Phật, tu sáu phép hòa kính, thì tiệm này của bạn chính là tăng đoàn. Ở trong đã là hòa hợp chúng thì nhà của bạn chính là đạo tràng, cái tiệm này của bạn cũng là đạo tràng, chư Phật hộ niệm, Long Thiên ủng hộ.

Tính chất thanh tịnh và hoà hợp phát triển tăng đoàn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cho nên, “hòa hợp chúng” này hoàn toàn không chỉ dành riêng cho người xuất gia. Tuy không dành riêng cho người xuất gia, nhưng người xuất gia phải cùng tất cả đoàn thể khác, thậm chí tất cả hội đoàn thể hòa hợp, phải làm mẫu mực, phải làm tấm gương tốt, để những hội đoàn thể khác đều có thể bắt chước làm theo, học tập theo chúng ta, thế là bạn thành công. Ý nghĩa này chúng ta phải hiểu rõ, phải ghi nhớ.

Ở trong nhà Phật, những hình tượng này chúng ta phải thật sự xem trọng, vì ngày nay hầu như cả thế giới, chúng ta đến bất kỳ một nơi nào, gặp được đại chúng xã hội, khi nhắc đến đều nảy sinh sự hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng đối với Phật giáo chúng ta. Việc này rất tai hại. Sự hiểu lầm như vậy đã dẫn đến sự coi thường, họ xem chúng ta là tôn giáo, hơn nữa trong tất cả tôn giáo, họ xem chúng ta là tôn giáo cấp thấp, là đa thần giáo, phiếm thần giáo, thần gì cũng lạy.

Tôn giáo cấp cao là chỉ có một thần, thần minh vô thượng chỉ có một. Họ xem chúng ta là tôn giáo cấp thấp, thần nào cũng lạy, bạn thấy có oan uổng không? Ai đã tạo nên hiện tượng xã hội này? Chúng ta tạo nên, không nên trách người khác. Ta chưa làm hết trách nhiệm của một người đệ tử Phật, ta chưa thể giải thích rõ ràng, diễn thuyết sáng tỏ với mọi người về chân tướng của Phật pháp, cho nên dẫn đến sự hiểu lầm của mọi người như vậy, tội lỗi ở chính mình, không ở người khác.

Ta cần phải nên sám hối, phải rửa sạch tội lỗi của mình, phải nghiêm chỉnh nỗ lực tu hành, ta phải cố gắng đem chân tướng sự thật của Phật pháp nói rõ ràng, nói minh bạch với tất cả đại chúng, hơn nữa chúng ta phải làm tấm gương tốt để cho người ta nhìn thấy. Đây chính là biển hiệu của chúng ta, đây chính là điều mà Quang Anh Bồ Tát muốn đại biểu.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn