back to top
22.1 C
Chư Sê
Thứ Tư, 15 Tháng Năm, 2024

Sắc tức là không

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Có học Tăng thỉnh vấn Thiền sư Triệu Châu: “Sắc tức là không, không tức là sắc, lý này giải thích như thế nào?” 

Audio
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thiền sư Triệu Châu đáp: Nghe ta nói kệ. 

Chỗ ngăn không có tường vách 

Chỗ thông không có chỗ trống Nếu người hiểu như thế Không sắc xưa nay đồng. 

Học Tăng nghe xong vẫn chưa hiểu, Thiền sư Triệu Châu lại nói: 

Phật tánh hiển hiện rõ ràng Trụ tánh hữu tình khó thấy Nếu ngộ chúng sanh vô ngã Mặt ta sao giống mặt Phật. 

Học Tăng lại không rõ, hỏi: “Thiền sư, con xin hỏi Ngài là: “Sắc tức là không, không tức là sắc”. Đạo lý ấy thế nào?” Thiền sư Triệu Châu mở hai mắt tròn xoe nói: “Thì sắc tức là không, không tức là sắc”. Học Tăng cuối cùng đại ngộ. 

Tất cả các vật chất được thấy ở thế gian, Phật pháp gọi đó là sắc, tất cả sắc pháp đều là nương theo nhân duyên điều kiện mà thành, đều không thể đơn độc tồn tại, nhân đây mà nó vốn không có tự tánh có thể được. Cái không thể được nầy tức là không, cho nên nói: “Sắc tức là không”; nhưng không chẳng phải là cái không tuyệt đối, lìa khỏi sắc pháp để tìm không tướng thì thật không thể được, cho nên nói: “Không tức là sắc”. 

Lý luận “Sắc tức là không, không tức là sắc”. “Sắc không” là thuyết lý đặc biệt của nhà Phật, và cũng là cái sở tại tột cùng của việc nghiên cứu khoa học thời hiện tại. 

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn