back to top
29 C
Chư Sê
Thứ Tư, 1 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 3

Phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp

“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi Bà la môn Màtaposaka đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn: Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, sau đó tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy có đúng trách nhiệm không?

Audio

Này Bà la môn, ông làm như vậy là đúng trách nhiệm. Này Bà la môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, sau đó nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức.

Thế Tôn nói kệ: 

Người nào theo thường pháp

Nuôi dưỡng mẹ và cha

Chính do công hạnh này

Đối với cha với mẹ

Nhờ vậy bậc Hiền Thánh

Trong đời này tán thán

Sau khi chết được sanh

Hưởng an lạc chư Thiên.

Khi được nghe như vậy, Bà la môn Màtaposaka bạch Thế Tôn:

Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ, phần Màtaposaka, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.398)

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lời bàn: 

Phụng dưỡng cha mẹ là một trong những bổn phận quan trọng của con cái. Không chỉ phụng dưỡng, người con hiếu còn phải thuận thảo, thương yêu và kính trọng cha mẹ với tất cả chân thành. Phước báo phụng dưỡng cha mẹ, theo tuệ giác Thế Tôn, hiện tại được người đời tôn vinh ca ngợi và tương lai được sanh về Thiên giới hạnh phúc an vui.

Tuy nhiên, điều quan trọng mà Thế Tôn muốn nhấn mạnh ở đây là những phẩm vật phụng dưỡng, kính thờ cha mẹ phải trong sạch, là thành quả sự lao động chân chính (theo thường pháp). Ngay đây, tinh thần hiếu đạo được nhìn nhận qua một lăng kính khác sâu sắc hơn là truy tìm nguyên nhân của tất cả những thành quả mà người con đạt được đem phụng dưỡng cha mẹ có thật sự trong sáng, đúng đắn hay không.

Nếu những thành tựu vật chất trong hiện tại là kết quả của việc làm ăn phi pháp như tranh đoạt, trộm cướp, lừa gạt, trốn thuế, hối lộ, tham nhũng… rồi đem phụng dưỡng cha mẹ thì chẵng những không được phước mà cha mẹ có thể bị liên lụy theo. Quán chiếu sâu vào vấn đề này để chúng ta tự định hình, điều chỉnh phương cách ứng xử đạo hiếu cho chính mình. Mới hay, thương kính và hiếu thảo với cha mẹ đích thực chính là sự hoàn thiện nhân cách, làm ăn chân chính, sống đạo đức, luôn hướng về lẽ thiện lành.

Trong bối cảnh mưu sinh đầy cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thiết nghĩ cần suy ngẫm thật sâu sắc về lời dạy của Thế Tôn để sống thiện lành và hiếu thảo trọn vẹn với những bậc sanh thành. Bởi hơn ai hết, những bậc cha mẹ chẳng bao giờ mong con làm ác và lại càng không mong muốn con cái làm ác vì mình.

Sự có mặt của tình thương

Sự có mặt của tình thương là sự có mặt của đức Phật, sự có mặt của đức Phật là sự có mặt của tình thương, của an vui và hạnh phúc.

Đức Phật thị hiện trên cõi đời này: Tất cả cũng chỉ vì tình thương yêu chúng sanh, vì muốn cho chúng sanh hiểu rõ nhân quả, biết được, đâu là tà, đâu là chánh, đâu là giả, đâu là thật; đâu là con đường nên đi, đâu là con đường không nên đi. Nói cách khác, Ngài đến đây để đem chất liệu của sự hiểu biết và thương yêu cho nhân loại. Nơi nào cần thì Ngài đến, nơi nào gọi thì Ngài đi, không từ nan khó nhọc. “Phật tâm vô xứ bất từ bi” (không một nơi nào mà tình thương của Phật không trải đến). Nơi nào thiếu chánh pháp thì nơi đó có dấu chân đức Phật đi qua, nơi nào còn bóng tối thì nơi đó có ánh sáng của Phật soi đến, nơi nào còn đau khổ thì nơi đó có dòng suối từ bi tắm mát. Hơn bao giờ hết, thẳm sâu trong tận đáy lòng của mình, lúc nào Thế Tôn cũng mong muốn cho chúng ta có được đời sống thật sự tràn đầy bình an và hạnh phúc.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

* Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, phẩm Một Người đã nói lên điều đó: “Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện luôn đem hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác”. 

Như chúng ta biết, đức Phật có mặt ở cõi đời này, Ngài chỉ biết hy sinh cho chúng sanh, chứ Ngài không bao giờ nghĩ lợi về mình. Trước khi thành Phật, Ngài là một thái tử sống trong ngai vàng, gấm lụa, đầy quyền uy và thế lực; nào là vợ đẹp, con ngoan; nào là cung phi, mỹ nữ; nào là đàn ca, hát xướng; nào là hoa tươi, trái ngọt; nào là cao lương, mỹ vị; nào là nệm ấm, chăn êm, muốn gì có nấy. Đời sống của Ngài tột đỉnh giàu sang và sung sướng không ai bằng.

* Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị, tr. 259 – 260:

Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị.

Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương.

Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.                         

Tuy đời sống sung túc và đầy đủ như thế, nhưng Ngài cảm thấy không hạnh phúc khi thấy nhân loại còn đau khổ. 

Ngài không thể sống trên ngai vàng khi nhìn thấy chúng sanh vẫn còn chìm đắm trong biển ái sông mê, không biết đường đi, lối về.

Ngài không thể sống sung sướng trong nhung gấm lụa là khi bóng đêm sanh, già, bệnh, chết vẫn còn bao phủ kiếp người. 

Ngài không thể sống được khi chưa tìm ra chân lý, chưa tìm ra nguyên nhân đem đến khổ đau và con đường đoạn diệt khổ đau cho chúng sanh.

Khi vua cha không cho đi tu, Ngài đã cương quyết đặt ra những câu hỏi thật là cảm động và đáng kính như sau:        

1. Cha ơi! Cha có thể làm cho con và tất cả muôn loài chúng sanh sống mãi không chết, không cha?        

2. Cha ơi! Cha có thể làm cho con và tất cả muôn loài chúng sanh trẻ mãi không già, không cha?        

3. Cha ơi! Cha có thể làm cho con và tất cả muôn loài chúng sanh mạnh khỏe mãi không bệnh, không cha?        

4. Cha ơi! Cha có thể làm cho con và tất cả muôn loài chúng sanh hạnh phúc mãi không khổ đau, không cha? 

Với những ưu tư, khắc khoải nặng trĩu tình thương cho chúng sanh như thế, cuối cùng, Ngài rủ bỏ tất cả để đi tìm con đường giải thoát cho chúng sanh. 

Ngài đến đây mở trường đại học để đào tạo ra những con người thật sự có đạo đức, thật sự có ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và cho cả thế giới.

Những con người này phải luôn mang trong mình những chất liệu của sự hiểu biết, thương yêu, từ bi, hỷ xả, bao dung, độ lượng, lắng nghe, thấu hiểu, thương yêu, thông cảm, tha thứ và hơn thế nữa là luôn biết hạ mình, hy sinh, chịu đựng để làm lợi ích cho tha nhân.

Hạnh phúc thật sự không phải ở xe hơi, nhà lầu, vợ đẹp, con ngoan, chức quyền và thế lực mà hạnh phúc ở những tâm niệm như sau:        

1. Chúng ta có biết sống thương yêu và làm lợi ích cho mọi người hay không?         

2. Chúng ta có biết thăng hoa cuộc sống của mình hướng theo chân, thiện, mỹ hay không?        

3. Chúng ta có biết làm cho tâm hồn mình được thanh thản, nhẹ nhàng, tinh khiết, an vui hay không?         

4. Chúng ta có biết sống làm chủ tất cả mà không bị lệ thuộc vào ngũ dục giả tạm của thế gian hay không? 

Nếu chúng ta sống mà luôn chánh niệm, tỉnh thức nhìn lại chính mình, luôn biết mình là ai như vậy mới là hạnh phúc thật sự.

Nếu chúng ta sống trên đống vàng, mà trong khi đó chúng ta không biết đường đi, lối về, không biết tu tập, tâm hồn đầy ắp nỗi khổ niềm đau, âu lo, sợ hãi, hận thù, hơn thua, phải quấy, phiền não, đố kỵ, ganh tỵ, nhỏ mọn, ích kỷ, thấp hèn thì đời sống chúng ta chỉ là hố sâu đầy thảm họa và chông gai mà thôi.

Đức Phật là tấm gương sáng, là lẽ sống thực cho chúng ta. Ngài đến với cuộc đời này, chỉ biết cho mà chưa bao giờ biết nhận. Ngài đến đây không phải vì danh, vì lợi cho riêng mình, mà Ngài đến đây tất cả cũng chỉ vì chúng sanh, vì tình thương, vì hạnh phúc, vì an lạc cho đa số.

Ở đây, chúng ta học được nơi Ngài một đạo lý thâm sâu: “Bỏ tất cả rồi sẽ được tất cả, ôm tất cả rồi sẽ mất tất cả”.

Đức Phật là tấm gương thiết thực đã sống đúng theo đạo lý trên. Nếu ngày xưa, Ngài chỉ ôm chặt địa vị vương quyền, sống trong ngai vàng gấm lụa thì bây giờ không ai biết đến Ngài. Với túc căn sẵn có, Ngài nhận thức được cuộc đời giả tạm, mạng sống mong manh, nên Ngài đã rủ bỏ tất cả để đi tu. Chính sự buông bỏ dứt khoát ấy, bây giờ ai ai cũng biết và hướng theo con đường của Ngài.

Sống ở đời, nếu chúng ta biết hy sinh vì chánh pháp và hết lòng làm lợi ích cho tha nhân, thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mình một cách tự nhiên. Như câu: “Hoa không mời ong bướm, hoa thơm thì ong bướm tự tìm đến”.      

Đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”.

Ngài đến đây giảng đạo, thuyết pháp có phải vì lợi dưỡng cho riêng mình hay không? 

* Kinh Trung Bộ 3, kinh Như thế Nào, trang 55-56 đã trả lời như sau:      – Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?             

– Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: “Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp”.             

– Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: “Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp… vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp”. Vậy này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào?             

– Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: “Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp”.?

Qua đoạn kinh này, chúng ta mới thấu hiểu được trái tim của đức Phật dành cho chúng sanh thật là nồng thắm và mát dịu. “Tất cả cũng vì từ tâm, vì lòng từ, vì tình thương, vì lợi tha cho chúng sanh mà Ngài thuyết pháp”.       

Nhân đoạn kinh này, chúng ta học được nơi Thế Tôn một đạo lý cao cả: “Sống ở đời là chúng ta phải sống bằng cả trái tim từ tâm và lợi tha”.

Trái tim từ tâm: là một trái tim vĩ đại, một tình thương cao cả, rộng lớn, bình đẳng, không phân biệt, không ích kỷ, nhỏ mọn, so đo, chấp trước, tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ, ganh tỵ, hơn thua, hận thù, thấp hèn, mà trái tim này luôn chứa đựng những hạt giống: hiểu biết, thương yêu, từ bi, hỷ xả, bao dung, độ lượng, lắng nghe, thấu hiểu, thương yêu, thông cảm, tha thứ và luôn biết hạ mình, hy sinh, chịu đựng để làm lợi ích cho muôn loài chúng sanh.

* Kinh Từ Tâm đã day:“Thế Tôn thuyết giảng những lời, liên quan tu tập nên người từ tâm. Là người rất đỗi ân cần, thương yêu trải khắp kẻ gần người xa. Tấm lòng nhân ái bao la, thật là thuần khiết, thật là cao thâm. Hướng về tất cả chúng sanh, người từ tâm trọn quên mình mà thương. Không vì ái luyến vấn vương, không vì mong đợi chút đường lợi danh, không vì ân nghĩa riêng đành, không vì cân nhắc với mình lạ quen. Thương người quen lẽ tất nhiên, cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ, xóa đi ngăn cách thân sơ, xóa đi ngần ngại hững hờ bấy lâu. Tình thương lan tỏa đến đâu, giúp xây nơi ấy nhịp cầu cảm thông. Người từ tâm đủ bao dung, đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu. Với người mưu hại đủ điều, bất nhân ác cảm gây bao hận thù. Người từ tâm trước như sau, trải lòng ra mãi, đậm sâu thương người. Với người oán ghét bao đời, nguồn thương yêu ấy làm vơi tỵ hiềm. Chuyện không hay chẳng trách phiền, cho vơi bớt những nghiệp duyên với người. Người từ tâm trước muôn loài, đem lòng thương xót cảnh đời không may. Thương người sống kiếp đọa đày, làm thân cầm thú nghiệp gây chẳng lành. Hoặc loài ngạ quỷ vô hình, hoặc trong địa ngục, tội tình vương mang. Từ tâm như ánh trăng ngàn, dịu dàng soi thấu mọi đường trầm luân. Ở đâu có chúng hữu tình, thì nơi ấy có từ tâm hướng về, như tàng lá mát rộng che, chúng sanh vô lượng, tâm từ vô biên. Tâm từ như suối triền miên, thấm vào mạch sống mọi niềm an vui. Tâm từ làm gốc vun bồi, cho người cao thượng, cho đời vinh hoa. Thấy người khổ nạn khó qua, lòng mình đau xót như là khổ chung. Thấy người hạnh phúc thành công, lòng mình sung sướng như cùng vui theo. Thấy người lầm lỗi ít nhiều, lòng mình tha thứ mến trìu càng hơn. Người từ tâm sống vẹn tròn, thương yêu bình đẳng, sắt son bền lòng”.

Đức Phật dạy, một người luôn sống với trái tim từ tâm thì sẽ được tám lợi ích:              

1. Ngủ đươc an lành.             

2. Tâm hồn luôn được thư thái và an vui.             

3. Đi đâu ai cũng thương và quý mến.             

4. Được các loài phi nhơn hộ trì.             

5. Được chư thiên tán thán và gia hộ.             

6. Không có hiểm nạn não hại.             

7. Được sinh lên cõi trời.             

8. Vững vàng trên lộ trình giác ngộ, giải thoát.

Trái tim lợi tha: là một trái tim luôn đem lợi ích và niềm vui đến cho tất cả muôn loài.

Trái tim lợi tha được nuôi sống và lớn lên bởi sáu dòng máu đỏ như sau:

1. Dòng máu bố thí: là dòng máu luôn biết hy sinh, nhịn ăn, nhịn uống để đem hết tài sản được làm ra từ mồ hôi, nước mắt của mình mà nuôi sống cho tất cả chúng sanh. Dòng máu bố thí này không chỉ giúp đỡ, san sẻ về ngoại tài như: tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, thuốc men, giường nằm, nệm ấm, chăn êm mà còn giúp đỡ, san sẻ luôn nội tài như: tim gan, máu huyết, phổi thận, mắt tai, mủi lưỡi, thân mạng cho tất cả muôn loài.

2. Dòng máu trì giới: luôn luôn lưu thông và thanh lọc những chất cặn bả, nhơ bẩn như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, ích kỷ, nhỏ mọn, so đo, chấp trước, tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ, ganh tỵ, hơn thua, phải quấy, hận thù, thấp hèn ra ngoài, để tái tạo một dòng máu tươi tốt, trong sạch, luôn chuyên chở những chất liệu từ bi, hỷ xả, bao dung, độ lượng, lắng nghe, thấu hiểu, thương yêu, thông cảm, tha thứ để nuôi sống mình và cho tất cả chúng sanh.

3. Dòng máu nhẫn nhục: là dòng máu luôn xem mình như đất, cát, sỏi, đá, thậm chí cũng xem mình là khùng, là điên, là câm, là ngọng, là điếc, là đui, ai muốn nói gì thì nói, ai muốn đổ gì thì đổ mà không hề buồn phiền và trách móc. Dòng máu nhẫn nhục này luôn chịu đựng những nghịch cảnh trái ngang và luôn hóa giải mọi nỗi khổ niềm đau để tạo ra một dòng máu mát lạnh, tươi tốt, ôn hòa, đoàn kết, thương yêu cho tất cả muôn loài

4. Dòng máu tinh tấn: là dòng máu không bao giờ ngơi nghỉ, luôn siêng năng, chuyên cần, tinh tấn tu tập hướng theo điều thiện, loại bỏ điều ác và nhắm đến lý tưởng, con đường giác ngộ, giải thoát thành Phật. 

5. Dòng máu thiền định: là dòng máu luôn chảy về nội tâm, luôn nhìn lại chính mình để vệ sinh cho tâm hồn được sạch sẽ, mạnh khỏe, trong sáng. Chính dòng máu thiền định này là định lực, là sức mạnh làm chất xúc tác cho các dòng máu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn phát triển mạnh.

6. Dòng máu trí tuệ: là dòng máu được kết tinh từ năm dòng máu trên. Chính vì thế mà dòng máu này đã thấu suốt tất cả chân tướng của vạn pháp và vũ trụ. Chính dòng máu trí tuệ này mới thật sự soi sáng và mang lại hạnh phúc, an lạc cho tất cả muôn loài.

Như vậy, trái tim lợi tha được sống mãi và làm lợi ích cho tất cả muôn loài âu cũng là nhờ sáu dòng máu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.      

Sự có mặt của tình thương là sự có mặt của đức Phật, sự có mặt của đức Phật là sự có mặt của tình thương, của an vui và hạnh phúc.

Như kinh Lòng từ, thuộc kinh Tiểu Bộ, tập 1, trang 28 đã dạy như sau:

“Mong tất cả những ai,

Hữu tình có mạng sống

Kẻ yếu hay kẻ mạnh

Không bỏ sót một ai,

Kẻ dài hay kẻ lớn,

Trung, thấp loại lớn, nhỏ,

Loài được thấy, không thấy,

Loài sống xa, không xa,

Các loài hiện đang sống,

Các loài sẽ được sanh,

Mong mọi loài chúng sinh

Sống hạnh phúc an lạc.

Mong rằng không có ai,

Lường gạt lừa dốí ai,

Không có ai khinh mạn

Tại bất cứ chỗ nào,

Không vì giận hờn nhau

Không vì tưởng chống đối

Lại có người mong muốn

Làm đau khổ cho nhau.

Mong mọi loài chúng sanh

Được an lạc an ổn.

Mong chúng chứng đạt được

Hạnh phúc và an lạc.”

Không được nghe Pháp, không biết tu hành là khổ nạn lớn

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.

Khi Thế Tôn thuyết pháp ở đời thì mình đang bị đày ải, trầm luân nơi địa ngục (1), ngạ quỷ (2), súc sanh (3), hoặc tiêu diêu nơi cõi trời Trường Thọ (4), hoặc sống nơi biên giới (5), hoặc sống ở trung tâm đất nước mà bị tật nguyền (6), hoặc bị tà kiến chướng ngại (7) hoặc gặp thời không có Chánh pháp (  nên không thấy nghe Phật pháp. Rơi vào tám trường hợp ấy Thế Tôn gọi là tám nạn.

“Một thời Phật ở một nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Người phàm phu không nghe, không biết thời tiết thuyết pháp. Tỳ-kheo nên biết! Có tám thời không được nghe pháp, người không được tu hành. Thế nào là tám?

-Nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi được đến Niết-bàn, là việc làm của Như Lai, nhưng chúng sanh này ở trong địa ngục, không nghe, không thấy. Đó là nạn đầu tiên.

-Lại nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, mà chúng sanh này ở trong loài súc sanh không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ hai.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở trong ngạ quỷ, không nghe, không thấy. Đấy là nạn thứ ba.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở cõi trời Trường Thọ không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ tư.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này sống ở biên địa, phỉ báng Hiền Thánh, tạo các tà nghiệp. Đó là nạn thứ năm.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, nhưng sáu căn không đầy đủ, lại cũng không phân biệt được pháp thiện ác. Đó là nạn thứ sáu.

-Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, sáu căn đầy đủ không có khuyết tật, mà tâm thức tà kiến; cho rằng người không thí, người không thọ, cũng không có quả báo thiện ác, không đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, đời không có Sa-môn, Bà-la-môn v.v… có thành tựu quả A-la-hán, tự thân chứng được để tự an lạc. Đó là nạn thứ bảy.

-Lại nữa, lúc Như Lai không xuất hiện ở đời, Như Lai cũng không thuyết pháp đưa đến Niết-bàn, tuy chúng sanh này sống ở trung tâm nước, sáu căn đầy đủ, kham nhẫn thọ pháp, thông minh tài cao, nghe pháp hiểu liền, tu hành chánh kiến, biết có vật, có thí, có người thọ, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, ở đời có Sa-môn, Bà-la-môn v.v… tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là nạn thứ tám, chẳng được tu hành Phạm hạnh.

Này Tỳ-kheo, đó gọi là tám nạn chẳng được tu hành Phạm hạnh. Ở đây, này Tỳ-kheo! Có một thời tiết cho người tu hành phạm hạnh. Thế nào là một? Đó là lúc Như Lai xuất hiện ở đời, rộng nói giáo pháp được đến Niết-bàn, và người này sinh ở trung tâm của nước, thế trí biện thông, thấy vật đều rõ biết, tu hành chánh kiến, cũng hay phân biệt các pháp thiện ác, biết có đời này, đời sau, đời có bậc Sa-môn, Bà-la-môn tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là người phạm hạnh tu hành một pháp được Niết-bàn.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42, Bát nạn 1 [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.82)

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

117119491_790719861738219_5204395767754115656_n

Lời bàn: 

Vì sao ‘không được nghe pháp, không biết tu hành’ lại là khổ nạn? Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là ở chỗ nếu không biết Phật pháp, không rõ đạo lý nhân quả để tích công bồi đức thì chúng ta sẽ xài hết phước cũ mà không tạo thêm phước mới, khi phước báo cạn kiệt ắt bị khổ nạn.

Mặt khác, nếu biết phát huy chánh kiến, tin sâu Phật pháp, thâm tín với các bậc chân tu thành tựu giải thoát để nỗ lực thực hành giáo pháp thì chúng ta sẽ có cơ hội thành tựu phạm hạnh, đạt đến giải thoát sinh tử, an trú Niết-bàn.

Thế mới biết, hàng đệ tử Phật chúng ta vẫn còn nhiều phước duyên. Dẫu Thế Tôn không còn ở đời nhưng Chánh pháp vẫn lưu truyền, chư Tăng Ni vẫn đang miệt mài hoằng hóa. Nguyện cho Chánh pháp trường tồn, nhân sinh an lạc.

Bản tin Khất sĩ ra số đầu tiên

Ban Thông tin – Truyền thông Hệ phái Khái sĩ vừa ra mắt ấn phẩm Bản tin Khất sĩ, 54 trang, khổ 20.5 x 29cm, in 4 màu, do Thượng tọa Giác Nhường, trưởng ban làm chủ biên, Nxb Tôn giáo cấp phép ấn hành tháng 4/2024.

Audio
Bìa Bản tin Khất sĩ số đầu tiên do họa sĩ Tống Viết Diễn thiết kế

Bìa Bản tin Khất sĩ số đầu tiên do họa sĩ Tống Viết Diễn thiết kế

Nói về tâm nguyện thực hiện ấn phẩm này, Thượng tọa chủ biên cho biết, Hệ phái Khất sĩ có rất nhiều hoạt động Phật sự, từ khóa lễ, khóa tu, thăm viếng, từ thiện… nhân dịp đại lễ của Phật giáo cũng như các ngày lễ trong Hệ phái.

“Hiện tại, Hệ phái Khất sĩ có ấn phẩm Đuốc Sen, tuy nhiên không đăng tải hết các hoạt động Phật sự sôi nổi của chư tôn đức giáo phẩm, Tăng Ni Hệ phái. Do vậy, Bản tin Khất sĩ ra đời mỗi quý một số sẽ tổng hợp các tin tức Phật sự xuyên suốt 3 tháng của các giáo đoàn, tự viện trực thuộc, như một tư liệu lưu lại, làm quà tặng”, Thượng tọa Giác Nhường chia sẻ.

Theo đó, ngoài tin tức, Bản tin Khất sĩ còn có các bài vở như góc nhìn, bình luận thời sự, tư liệu lịch sử cùng những pháp ngữ giá trị của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, chư vị Tổ sư, giáo phẩm lãnh đạo Hệ phái…

Ở số đầu tiên, Bản tin Khất sĩ dành phần lớn dung lượng cho tin tức tưởng niệm 70 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Ngoài ra, còn có các bài đáng đọc khác, tâm điểm như Tăng Ni sinh hoạt trong thời đại truyền thông (TT.Giác Nhường), Ý nghĩa cúng dường (Nhị tổ Giác Chánh), Kết nối tâm linh từ cuốn “Minh Đăng Quang pháp giáo” (Viên Anh), Sợi dây Chơn Lý nhiệm mầu (Hòa thượng Giác Toàn)…

Được biết, Hệ phái Khất sĩ còn có một website cập nhật tin tức Phật sự hàng ngày ở địa chỉ daophatkhatsi.vn – phản ánh nhanh chóng, đầy đủ các hoạt động Phật sự của Hệ phái.

Bản tin Khất sĩ số 2 sẽ ra mắt vào đầu tháng 7/2024, ngay khi kết thúc quý 2.

Lời thưa của Ban Biên soạn Bản tin Khất sĩ

Lời thưa của Ban Biên soạn Bản tin Khất sĩ

Bài phiên tả đạo từ của Hòa thượng Giác Toàn - Thiết kế & trình bày: Tống Viết Diễn

Bài phiên tả đạo từ của Hòa thượng Giác Toàn – Thiết kế & trình bày: Tống Viết Diễn

Bài tâm điểm của Thượng tọa Giác Nhường

Bài tâm điểm của Thượng tọa Giác Nhường

Empty
Trang tin tức được trình bày trang nhã - Thiết kế & trình bày: Tống Viết Diễn

Trang tin tức được trình bày trang nhã – Thiết kế & trình bày: Tống Viết Diễn

Ấn phẩm số đầu tiên gồm 54 trang với nhiều nội dung đáng đọc

Ấn phẩm số đầu tiên gồm 54 trang với nhiều nội dung đáng đọc

Tập buông bỏ cho nhẹ lòng

Rất nhiều người trong số chúng ta thường luôn cảm thấy bản thân không được vui vẻ, không hạnh phúc, nhưng chúng ta quên mất mấu chốt của vấn đề nằm ở việc khống chế tham vọng, chấp ngã của bản thân. 

Audio
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đây vốn dĩ là thế giới mà mỗi giây mỗi phút đều tràn đầy tham vọng, cuộc sống là một đại dương mà mỗi giây mỗi phút đều tràn đầy tham vọng, mỗi ngày mỗi người chúng ta mỗi giây mỗi phút đều lo lắng để tâm đến muôn vàn các tham vọng khác nhau.

Tham vọng bên trong và bên ngoài con người, tham vọng về vật chất, tham vọng về tinh thần….từng cái từng cái chồng chéo lên nhau mà ta không bao giờ cho là đủ.

Người ta nói trẻ con luôn vui vẻ, bởi vì chúng suy nghĩ vô cùng đơn giản.

Tâm địa đơn giản, đơn thuần đối đãi với bản thân và người khác, suy nghĩ đơn thuần về thế giới, bạn sẽ thấy quan hệ giữa người với người vô cùng đơn giản.

Con người khi đã đơn giản hóa thì dễ đạt được niềm vui và thỏa mãn với cuộc sống. Thỏa mãn với cuộc sống sẽ có được niềm vui và hạnh phúc từ trong tâm tưởng của bản thân.

Ấm lạnh tình đời

Dù gặp chuyện gì, người với người nên bao dung, nhưng đừng bao che; Đối với tình cảm nên chân thành nhưng đừng mê muội.

434160141_469288339092183_2250140318461809074_n

Thật lòng đối đãi, tình nghĩa sẽ đậm sâu

Khi thành công có bao nhiêu người vây quanh, lúc thất bại thì chẳng ai hỏi đến, đó chính là cuộc đời!

Người lâu ngày không gặp nhưng vẫn quan tâm hỏi han, mới thật sự ấm áp; Dù bận rộn vất vả vẫn nhớ nghĩ đến bạn, nên trân trọng giữ gìn.

Người thân cận không rời, dù gặp chuyện gì cũng đừng nên cô phụ; Kẻ lúc nóng khi lạnh thì không đáng quan tâm. Tình cảm trên đời là vậy, giả ý sẽ nhận lại hư tình, chân thành mới cảm được người khác

Khi hoạn nạn mới thấy được ấm lạnh tình đời; Lúc cần đến mới nhìn thấu thật ân giả nghĩa.

Dù gặp chuyện gì, người với người nên bao dung, nhưng đừng bao che; Đối với tình cảm nên chân thành nhưng đừng mê muội.

Nếu không được hoan nghênh, nên khéo léo rút lui; Nếu không được trân trọng, cần học cách quay lưng. Phong cảnh không ngắm được cũng không sao, tình cảm không hồi đáp thì cũng đừng cố chấp.

Thời gian, không nên lãng phí vào việc vô nghĩa; Tình cảm, nhớ đừng gửi gắm những nơi không xứng đáng! 

5 chữ ‘đừng’ để sống thanh thản

Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây để cuộc sống không phải vướng bận điều gì nữa!

Audio

Cái đừng thứ nhất: Có tiền đừng keo kiệt

Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.

Trong dân gian có câu nói: “Không sợ kiếm ít tiền, chỉ sợ chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cái đừng thứ hai: Có phúc đừng chờ đợi

Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.

Cái đừng thứ ba: Có tình yêu đừng buông bỏ

Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa.

Cái đừng thứ tư: Tức giận đừng để trong lòng

Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.

Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.

Bạn bè chính là công cụ “thông tức khí” tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn.

Cái đừng thứ năm: Có thù hận đừng ghi nhớ

Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.

Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh tật.

Hãy rèn luyện những điều này để sống thật vui vẻ nhé!

Nghỉ lễ 30/4: Núi Bà Đen thành thiên đường trốn nóng và khám phá đặc sắc văn hoá bản địa

Xem show diễn nghệ thuật độc đáo, check-in tại không gian đẹp tựa tiên cảnh hay tham dự lễ dâng đăng thiêng liêng, đó là vài trong số rất nhiều trải nghiệm khiến núi Bà Đen, Tây Ninh hút hàng ngàn lượt khách trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

mây 10 - Minh Tú

Nắng nóng gay gắt khắp các tỉnh thành khiến những điểm đến mát lạnh như biển hay núi cao được du khách săn lùng cho kỳ nghỉ lễ năm nay. Tại Nam Bộ với nhiều nơi nhiệt độ lên đến 38-39 độ C, thì đỉnh núi Bà Đen nằm ở độ cao 986m có nhiệt độ thấp hơn thành phố từ 8-10 độ C là điểm đến trốn nóng lý tưởng.

mây bên tượng Di Lặc - MInh Tú

Không chỉ mát lạnh xứng danh với danh xưng “tiểu Đà Lạt” của miền Đông Nam Bộ, núi Bà Đen còn hấp dẫn du khách bởi nhiều hiện tượng mây kỳ thú như mũ mây, biển mây xuất hiện liên tục trong thời gian này. Rất nhiều người chọn đến núi Bà Đen trong dịp lễ năm nay để được mục sở thị hiện tượng mây đĩa bay hiếm gặp trên thế giới, nhưng lại khá phổ biến tại núi Bà Đen trong tầm tháng 4, tháng 5. 

viết đăng

Du khách hào hứng chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới, viết lời nguyện ước lên các ngọn đăng dâng lên chư Phật.

triển lãm

Dịp này, triển lãm Cây bồ đề Cát Tường “SRI-MAHA BODHI” tại khu vực quảng trường Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, chiêm bái. Triển lãm do Công ty Cổ phần Mai Vàng Rồng Việt phối hợp cùng Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain tổ chức từ ngày 30/04/2024 đến hết ngày 02/09/2024.

Cây bồ đề

Trung tâm của triển lãm là Cây Bồ Đề được mạ vàng 24K, cao 3,6m là kiệt tác sản xuất bằng phương pháp thủ công, được Sách kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận “Cây Bồ Đề Đại Cát Tường bằng đồng mạ vàng 24K lớn nhất Việt Nam”.

Múa trống Chhay dăm 3

Không khí lễ hội sôi động trên đỉnh núi Bà Đen với show diễn nghệ thuật độc đáo được tổ chức liên tục vào các buổi sáng trong kỳ nghỉ lễ. Du khách đặc biệt thích thú với các màn trình diễn các di sản văn hoá phi vật thể cùng nếp sống sinh hoạt bình dị của người dân Tây Ninh.

Trải nghiệm ẩm thực tại nhà hàng buffet với sức chứa 1.500-2.000 khách cũng tấp nập du khách đến thưởng thức các món ăn đa dạng hương vị và được set up độc đáo mừng ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Tại đây, lần đầu tiên du khách được hoà vào không khí sôi động, trẻ trung và đầy hứng khởi của Loảng xoảng Show – show diễn nghệ thuật tương tác lấy ý tưởng từ âm thanh bếp núc gần gũi, tiếng loảng xoảng của “nồi niêu bát đĩa” kết hợp với giai điệu rộn ràng cùng các điệu nhảy vui nhộn. 

nhạc nước

Rất nhiều người chọn ở lại núi Bà Đen vào buổi tối để tận hưởng khí hậu se lạnh khi nhiệt độ xuống chỉ còn hơn 20 độ C. Buổi tối cũng là thời điểm du khách hào hứng xem show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, với các hiệu ứng nước, ánh sáng, âm thanh… vô cùng sống động và ảo diệu lần đầu tiên có tại Tây Ninh.

dâng đăng

Trải nghiệm ý nghĩa nhất vào buổi tối tại đỉnh núi Bà Đen là nghi thức dâng đăng để du khách gửi lời ước nguyện may mắn, bình an. Nghi thức dâng đăng được tổ chức vào tất cả các tối Thứ 7 hàng tuần trở thành lý do để du khách tìm đến với ngọn núi cao nhất Nam bộ. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ năm nay đúng vào thứ 7, vì vậy hàng ngàn du khách đã tạo nên một đêm dâng đăng vô cùng lung linh và thiêng liêng trên núi Bà.

Đỉnh núi đông khách

Theo dự đoán, núi Bà Đen sẽ tiếp tục đón hàng chục ngàn du khách mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ năm nay. Bà Đào Thị Việt – PGĐ Sun World Ba Den Mountain cho biết: “Liên tục làm mới các show diễn nghệ thuật, đầu tư cảnh quan và cả dịch vụ ẩm thực để gia tăng trải nghiệm trong dịp lễ, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến một kỳ nghỉ lễ thật ý nghĩa và đáng nhớ cho du khách”.  

dâng đăng 1

Được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”, núi Bà Đen những năm gần đây không chỉ cuốn hút  du khách bởi không gian đẹp tựa tiên cảnh mà còn hấp dẫn bởi vô số các trải nghiệm độc đáo và một loạt các sự kiện lễ hội diễn ra quanh năm. Ngay sau dịp lễ 30/4 năm nay, núi Bà Đen sẽ bước vào mùa Đại lễ Phật Đản với nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa và đại lễ dâng đăng lớn chưa từng có, hứa hẹn đón hàng ngàn Phật tử và du khách thập phương tìm về với ngọn núi thiêng hàng đầu Nam bộ. 

Sống hạnh phúc hay không là do tâm mình quyết định

Ở đời, gặp nhau là nhân duyên mà không gặp cũng là nhân duyên. Người ở lại hay ra đi cũng khiến cuộc sống bạn ít nhiều giao động. Vậy thì bí quyết sống hạnh phúc là gì?

Ngoại cảnh không có khả năng tạo cho bạn sự hạnh phúc. Bí quyết hạnh phúc là tâm an nhiên có khả năng thích ứng được với điều mình không ưa thích.

Hạnh phúc là điều mà con người sống không thể thiếu. Nhưng không ai đem hạnh phúc ban tặng cho bạn, mà hạnh phúc phải do bạn tự tạo dựng nên.

Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đều đó là tự làm tổn thương đến mình. Có thể, hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được, nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược lại và quanh quẩn bên bạn. Bởi lẽ đó, người ta vẫn thường nói rằng, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ phải trải qua điều đó.

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân.

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân.

Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù doạ con người, mà chính là có ý muốn nhắc nhở, chia sẻ với con người. Đây là chân lý, cho dù bạn có tin hay không tin thì nó vẫn tồn tại, vận hành một cách như nhiên không bao giờ mất đi.

Khi con người muốn tìm nơi bình yên trong tâm hồn, bằng cách tìm đến giáo pháp đức Phật, không phải là để ký thác đời mình  khi mất đi mà là để ứng xử đúng đắn với cuộc đời.

Con người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở thì chọn chỗ mình vừa lòng, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận những người mình ưa thích…

Do vậy một khi gặp điều mình không mong muốn, sẽ không  bằng lòng chấp nhận. Kỳ thực, ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sự như ý vừa lòng, hạnh phúc. Nó chỉ có khi bạn học được cách thích ứng, chấp nhận được với những điều mình không ưa thích thì may ra mới có được niềm hạnh phúc!

Sống trên đời, nếu không giành giựt chính là nhường nhịn khoan dung; không si mê chính là trí tuệ; không tà tâm chính là thanh tịnh; không vướng mắc chính là tự tại; không tham lam chính là bố thí; đoạn tuyệt ác chính là hành thiện. Sửa đổi chính là làm mới; khiêm cung, tha thứ chính là bao dung; biết đủ chính là đầy đủ; lợi người chính là lợi mình…

Nhiều khi chúng ta chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng, phù hoa, nhưng lại không thấy “mạch ngầm thay đổi” đang chuyển động từng phút giây.

Có không ít người biểu hiện bề ngoài giàu có, kỳ thật bên trong họ đang che dấu nỗi nợ khó tả.

Không ít người ngoài miệng thiền ngôn đạo ngữ, nhưng trong lòng bụi trần hoen ố phủ giăng.

Có đôi người thường nhật giản dị đơn sơ, kỳ thực trong tâm như vầng nguyệt soi rạng đêm đen…

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân. Người có trí tuệ thường không sống “trong miệng” của người khác, càng lại không sống “trong mắt” của người khác, mà là an trú trong tâm tỉnh lặng của chính mình.