back to top
24.7 C
Chư Sê
Thứ Ba, 21 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 165

Phật tử nên làm gì khi cha mẹ thúc giục lập gia đình?

Hỏi:

Năm nay tôi 31 tuổi, là Phật tử, còn gia đình theo đạo ông bà. Tết nào về thăm nhà thì cha mẹ cũng giục tôi lấy vợ. Tôi tự tìm hiểu cũng như được gia đình mai mối vài nơi nhưng đến nay vẫn chưa tìm được ý trung nhân. Tôi không quá kén chọn nhưng cũng có một số tiêu chí cho người phụ nữ của đời mình, như là biết nữ công gia chánh, lý tưởng hơn là Phật tử để chung niềm tin Tam bảo và cùng nhau tu tập. Hiện tại công việc và cuộc sống của tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm. Tôi nguyện sống tốt với những phẩm chất đạo đức của người Phật tử. Cha mẹ thì hay thúc giục tôi lấy vợ theo ý của cha mẹ lựa chọn. Không chỉ cha mẹ mà anh chị, bà con, họ hàng đều thúc giục khiến tôi bị áp lực. Tôi muốn hỏi quý Báo là: Lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu không? Trong kinh Phật có dạy về đạo làm con phải lập gia đình cho cha mẹ hài lòng không? Dưới sức ép phải lập gia đình, người Phật tử nên làm gì để vui lòng cha mẹ?

Đáp:

Cha mẹ nào cũng thương con, khi con trưởng thành thì mong con sớm thành thân để yên bề gia thất. Bạn đã chớm ngoài 30, công việc cũng tạm ổn, nên việc cha mẹ hối thúc bạn lập gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, sự động viên thái quá hay sốt ruột thúc giục của gia đình và người thân sẽ tạo ra áp lực.

Phật tử nên làm gì khi cha mẹ thúc giục lập gia đình?

Bạn đã thiết lập những tiêu chí cơ bản cho người bạn đời tương lai như biết nữ công gia chánh, là Phật tử để cùng nhau tu học thì hãy kiếm tìm. Đây là mong ước giản dị, chính đáng, thiện lành đồng thời là quyền tự do lựa chọn bạn đời của riêng bạn, mọi người cần tôn trọng. Gia đình trợ duyên mai mối mà phù hợp với tiêu chí của bạn thì càng hay, nếu không hợp thì kết duyên bè bạn.

Vợ (chồng) là bạn đời, hợp duyên thì tiến tới hôn nhân, duyên chưa tròn thì chớ gượng ép. Ý của cha mẹ cũng có cái hay riêng nhưng tiên quyết phải hợp ý của mình. Hôn nhân là việc trọng đại của đời người, chấp nhận kết hôn theo ý của người khác không phải là quyết định hay.

Bạn có “hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm” điều ấy cũng khá bất lợi nhưng không phải là điểm yếu, trong khi điểm mạnh là bạn có đạo đức “nguyện sống tốt với những phẩm chất của người Phật tử”. Nồi nào thì vung nấy, nhiều chị em cần tìm bạn đời có những phẩm chất đạo đức của bạn, quan trọng là nỗ lực và chân thành thì chắc chắn bạn sẽ tìm được người phù hợp.

Vấn đề bạn quan tâm là lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu? Mỗi dân tộc, truyền thống có quan niệm về chữ hiếu khác nhau. Hiếu trong đạo Phật gồm các phẩm chất: kính trọng, phụng dưỡng, thuận hòa và khuyến hóa cha mẹ hướng thiện. Lập gia đình muộn là do duyên chưa đủ chứ không liên quan đến tâm hiếu hay hạnh hiếu bị khiếm khuyết. Ngược lại vội vàng lập gia đình, không tìm hiểu chín chắn, rồi hôn nhân trục trặc, đổ vỡ, con cái chia lìa, khiến cha mẹ hai bên lo buồn mới là bất hiếu.

Kinh Phật có dạy về năm bổn phận làm con: “Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: “Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” (Kinh Trường bộ, số 31, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt). Đoạn kinh cho thấy, người Phật tử không có bổn phận hay trách nhiệm phải lấy vợ (chồng) để cha mẹ hài lòng.

Muốn cha mẹ vui thì trước hết phải làm cho cha mẹ hiểu bạn, hiểu được mới cảm thông. Cha mẹ bạn có thể đang lo bạn bị ế, có vấn đề về giới tính hay còn bông lông, lêu lổng. Bạn phải tìm cách tâm sự với cha mẹ, bày tỏ cho cha mẹ biết bạn cũng đang muốn tìm bạn gái để lập gia đình, đang tìm người vợ đảm đang đồng thời là Phật tử, nhất là bạn không có vấn đề về giới tính hay ham chơi lêu lổng. Mặt khác, bạn hãy giải thích cho cha mẹ biết chuyện kết hôn cần phải hội đủ nhân duyên, thúc ép quá sẽ tăng thêm áp lực, miễn cưỡng sẽ không hạnh phúc. Hiểu được nỗi lòng của bạn rồi, cha mẹ sẽ cảm thông hơn.

Thời điểm kết hôn thì tùy duyên nhưng có bạn gái sẽ là liệu pháp tích cực nhằm hóa giải buồn lo của cha mẹ. Hy vọng bạn cũng hiểu được nỗi lòng của cha mẹ mà nỗ lực, mạnh dạn mở lòng ra để tìm được chiếc vung cho nồi của mình.

Lễ Hằng thuận là ‘ngược lại giáo lý của Đức Thế Tôn’

Tuy nhiên, nhiều bạn của con bảo rằng đó chẳng qua là cách bắt chước theo tôn giáo khác. Nhiều bạn còn bảo thật là phản cảm khi các vị tu hành, giải thích đời là vô thường, tu hành để giảm bớt nghiệp duyên lại tổ chức lễ hằng thuận cho Phật tử vì như thế là lại kết duyên làm cho họ phải tiếp tục đọa vào sinh tử luân hồi, tham đắm, nhìn rất phảm cảm. Làm như thế là đi ngược lại với giới luật nhà Phật. Thật sự con cũng muốn tổ chức lễ hằng thuận cho chính mình ở chùa nhưng lại vô cùng phân vân vì sợ phạm giới luật và đi ngược lại với lời Phật dạy. Vậy xin Sư cho con biết Phật Tử như con có nên tổ chức lễ Hằng thuận ở chùa không? Lễ hằng thuận có đi ngược lại với giới luật nhà Phật không? Con xin vô cùng cảm ơn và kính mong nhận được lời giải đáp của Sư ạ.

Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.
Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.

Đáp:

Trong Phật giáo không có các tổ chức đám cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử tổ chức làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức nầy gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.

Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tư luân hồi, chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận (đám cưới nhỏ) trong chùa? Đó là nói chuyện chùa có chư Tăng Ni tu hành có nguyên tắc nghiêm túc.

Đại luật, giới thứ 5, trong 13 giới tăng tàn:”…làm mai mối cưới gả, đem ý người nam bảo với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam, hoặc thanh hôn lễ, hoặc tư thông, cho đến trong giây lát, phạm tội hữu dư…”

Còn có một số chùa, Trụ trì đứng ra làm sui gia với hàng xóm, cưới vợ cho con trai (tu sĩ) của mình để nối “thạnh dòng pháp?” làm sao cho tài sản không rơi ra ngoài dòng họ khác. Những nơi nầy làm việc truyền thừa đạo nghiệp bằng cách tổ chức cưới vợ cho con trai (tu sĩ). Phải chăng, quý Thầy thị chứng cho hậu duệ bước vào đường sanh tử luân hồi, khổ đau triền miên nơi bến tục?

Ngày nay một số chùa trong nước cũng như nước ngoài, nhất là các chùa ở các nước phương Tây thường tổ chức lễ hằng thuận theo lời thỉnh cầu của Phật tử muốn cho gia đình 2 bên và các con mình có phước báu, nên xin phép Thầy Bổn sư trích quỹ thời gian của chùa, làm lễ “hằng thuận” cho đôi trai gái, xin Bổn sư chứng minh cho con cháu hai họ được an cư lạc nghiệp trăm năm hạnh phúc. Quý Thầy vì phương tiện lợi tha, sáng kiến tổ chức không bị ảnh hưởng các tôn giáo khác, chỉ vì làm lợi lạc chúng sanh trong thế kỷ 21 nên có chấp thuận, nhưng không thành thể thống tập quán theo nguyên tắc tòng lâm quy chế.

Treo cờ Phật giáo thế nào cho đúng?

Nguồn gốc cờ Phật giáo

Lá cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có ý kiến mang đến cho Phật giáo một lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott. Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28 tháng 4, năm 1885.

Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Treo cờ Phật giáo thế nào cho đúng?
Ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Lá cờ 5 sắc là tượng trưng cho Ngũ căn Ngũ lực. Ngũ căn gồm có: tín, tấn, niệm, định, huệ. Còn Ngũ lực chỉ là tăng sức cho ngũ căn thêm lực dụng mạnh mẽ.

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của mỗi màu sắc có sự phân biệt khác nhau.

Màu xanh đậm tượng trưng cho Ðịnh căn, màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

Màu vàng lợt tượng trưng cho Niệm căn vì có Chính Niệm mới sinh Ðịnh và phát Huệ.

Màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn bởi có Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có nhân duyên với chư Phật và nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành.

Màu da cam tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sinh.

Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.
Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.

Treo ngược cờ

Một vấn đề đi kèm theo nữa đó là cách treo có đúng hay không? Màu xanh đậm phải được treo lên trên vì đó tượng trưng cho sự rộng lớn và sáng suốt của nhà Phật. Vậy mà tại một số nơi có treo những lá cờ “ngược” một cách rất tự nhiên, và một hàng cờ có cái xuôi cái ngược, về mặt thẩm mĩ đã là không được, huống chi đây là hình ảnh đại diện cho một tôn giáo.

Cờ Phật giáo bị treo ngược.
Cờ Phật giáo bị treo ngược.

Cứ có là treo mà không hiểu thế nào là đúng, nếu như không chỉnh lại cho chính xác thì lâu dần lá cờ của Phật giáo Việt Nam sẽ “ngược” so với lá cờ chung của cộng đồng Phật giáo thế giới.

Thiết nghĩ các chùa khi treo cờ phải thật sự nghiêm túc, mong rằng quý thầy cô, Phật tử khắp nơi trên thế giới treo cờ, in ấn, băng rôn biểu ngữ cho đúng màu sắc và quy cách, đây là vấn đề tế nhị, rất tiếc cho những không am hiểu đã làm sai lá cờ và ý nghĩa của lá cờ chung của cộng đồng Phật giáo thế giới.

Cờ ngũ sắc Phật giáo có nguồn gốc từ đâu?

Lá cờ ngũ sắc Phật giáo

Cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có sáng kiến hình thành lá cờ Phật giáo là cựu đại tá quân đội Mỹ: Ông Henry Steel Olcoott.

Ông Olcoott đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vào năm 1879, và ngay sau đó ông trở nên hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích Lan và trình lên ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ sáng tạo của ông, dựa vào sáu vòng hào quang của Đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục Đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích Lan vào dịp Phật Đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích Lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới. (Thư viện Hoa Sen – Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc) 20.05.07)

Cờ ngũ sắc Phật giáo có nguồn gốc từ đâu?

Cờ ngũ sắc được dùng ở Việt Nam hay các nước khác có dùng cờ Phật giáo không?

Lá cờ Phật giáo, gồm có năm màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, có 6 sọc, sọc thứ 6 lập lại năm màu, xếp theo chiều ngang. Màu xanh tượng trưng cho thiền định, màu vàng tượng trưng cho chánh tư duy, màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh tâm linh, màu trắng tượng trưng cho niềm tin, màu vàng cam tượng trưng cho trí tuệ, sọc thứ 6 tượng trưng cho không kỳ thị.

Lá cờ Phật giáo biểu tượng của hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác, đã phất phới tung bay trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 24 tháng 2, năm 1951, Hòa Thượng Tố Liên, đại diện ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ nhất tại thủ đô Colombo (Tích Lan) đã đem lá cờ quý báu này về cho Phật giáo Việt Nam.

Những biến cố liên quan đến lá cờ Phật giáo

Ngày 06/5/1963 (2 ngày trước khi tổ chức đại lễ Phật đản), cờ Phật giáo bị chế độ Ngô Đình Diệm cấm treo trong tổ chức đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2507, chư tôn đức lãnh đạo Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phản ứng và đề nghị cho treo cờ Phật giáo tại các lễ đài Phật Đản. Ông Ngô Đình Cẩn thì kêu gọi “không treo cờ trong ngày lễ, ai treo rồi để cho treo hết ngày lễ.”

Cuộc đấu tranh của Phật giáo, sự hy sinh của những người Phật giáo kêu gọi tự do tín ngưỡng, không kỳ thị tín ngưỡng các tôn giáo được chấm dứt sau khi gia đình trị Ngô Đình Diệm sụp đổ vào ngày 01/11/1963.

Có được treo cờ nước không?

Trong các ngày đại lễ như đại lễ Vésak, ở Việt Nam được treo cờ Phật giáo khắp nơi trên cả nước, tại cổng của các lễ đài chính có treo cờ Phật giáo bên phải từ ngoài nhìn vào, cờ tổ quốc Việt Nam, cờ đỏ sao vàng bên trái từ ngoài nhìn vào nhưng lớn hơn 2 phân (theo quy định của Trung Ương GHPGVN). Ngày nay trong các ngày đại lễ Phật Đản, tại các tự viện cũng được treo cờ Phật giáo, cờ tổ quốc trong chùa, treo trước và ngoài cổng chùa, trên các đường phố lớn. Trong các ngày lễ trọng đại của Phật giáo: Lễ Phật Thích Ca thành đạo, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, lễ kỵ Tổ Sư khai sơn cũng được treo cờ Phật giáo

Theo Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tu chỉnh lần V ngày 24/11/2012, chương I, điều 3 nói: Đạo kỳ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có 5 màu, được chia thành 6 ô dọc, 05 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, ô thứ 6 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: tín, tấn, niệm, định, tuệ.

Năm màu biểu tượng ngũ căn

Lá cờ Phật giáo sọc ngang sáu màu

Nội lực trí tuệ lên cao

Biểu tượng soi sáng nhiệm màu lý chơn

Tình người Phật giáo Linh Sơn

Năm màu kết dính thua hơn không màng

Sáu sọc hiện ánh đạo vàng

Tín, tấn, niệm, định, tác thành tuệ môn

Giữ vững giới định tâm không

Làm tăng mạng mạch giống dòng Thích Ca.

Có hay không số phận “an bài” ?

Ví dụ như một người có số mệnh nghèo khổ vậy nếu họ cố gắng phấn đấu như là chăm học chăm làm, v.v… họ có cải thiện được số mệnh của họ hay không, thưa thầy. Nhờ thầy giải đáp giúp con ạ. Con cảm thầy.

Có hay không số phận "an bài" ?

Đáp: 

Con nói vậy là theo thuyết định mệnh an bài rồi, không phải luật nhân quả nghiệp báo mà Đức Phật dạy. Theo luật nhân quả nghiệp báo, mọi người đều có quyền tự do quyết định vận mệnh của mình, tuy nhiên, dù tạo tác để trở thành gì thì cũng phải tuân theo luật nhân quả nghiệp báo cùng với những định luật thiên nhiên, định luật sinh học và định luật tâm lý v.v… nữa mới được.

Có nhiều loại duyên khác nhau trong diễn biến của một sự kiện. Tính ngẫu nhiên và tính tất định đều có mặt khi các yếu tố duyên khởi hợp và tan. Ngẫu nhiên vì nó vận hành tự do chứ không bị ai bắt buộc cả, nhưng dù tự do diễn biến theo hướng ngẫu nhiên như thế nào thì nó vẫn phải tuân theo các quy luật tâm-sinh-vật lý của hướng đó.

Nghiệp chính là hành động tự do tùy hứng của mỗi người, nên có tính ngẫu nhiên, nhưng dù hành động cách nào thì cũng phải tuân theo quy luật nhân quả của nó, nên có tính tất định, vì vậy nghiệp không phải là định mệnh theo nghĩa là một kịch bản bất biến do một Đấng Sáng Tạo an bài cho mỗi người, mà đó là kết quả tất nhiên xuất phát từ hành vi của mỗi người theo luật nhân quả. Chính vì vậy mới nói mỗi người có quyền tự do quyết định vận mệnh của mình trong phạm vi nguyên lý vận hành tự nhiên của pháp.

Cầu nguyện nhiều sao không có được cảm ứng?

Sự cầu nguyện trong cửa Phật, khi tôi mới bắt đầu học Phật, đại sư Chương Gia dạy cho tôi. Ngài nói, chúng ta hướng đến Phật Bồ Tát cầu nguyện, lâu dài không thể hiện tiền, không thể thỏa mãn nguyện vọng, đây là do nghiệp chướng chướng ngại. Chúng ta nhất định phải phản tỉnh, phải quán sát, nghiệp chướng của chính mình đang tồn tại, phải nỗ lực đem nghiệp chướng tiêu trừ, thì sở cầu của chúng ta liền mãn nguyện, liền có thể hiện tiền.

Làm thế nào để nghiệp chướng tiêu trừ? Đại sư nói với tôi, phải “Sám hối”, cùng Bồ Tát Phổ Hiền đã nói “Sám trừ nghiệp chướng” là một ý nghĩa. Tôi hỏi đại sư, cách sám trừ như thế nào? Ngài nói với tôi bốn chữ: “Sau Không Làm Nữa”.Câu nói này nói được dễ dàng, nhưng làm thì thật là khó. Nhà Nho nói: “Bất nhị quá” cũng là cái ý này. Lỗi lầm chỉ có một lần, không thể lăp lại, đây gọi là chân sám hối. Ngài nói với tôi, không cần phải vào chùa thắp hương lễ lạy, đi cầu nguyện, không cần thiết. Vào lúc đó tôi mới học Phật, ngay cả Tam Quy Y cũng chưa thọ. Ngài dạy tôi không cần thiết phải vào trong chùa lạy Phật, quan trọng nhất chính là “thay đổi tự làm mới”. Đây là lời của đại sư Chương Gia dạy tôi.

Nương tựa pháp nương tựa chính mình

Chúng ta nhất định phải phản tỉnh, phải quán sát, nghiệp chướng của chính mình đang tồn tại, phải nỗ lực đem nghiệp chướng tiêu trừ, thì sở cầu của chúng ta liền mãn nguyện, liền có thể hiện tiền.

Chúng ta biết được lỗi lầm của chính mình, phát hiện lỗi lầm của chính mình, đây chính là khai ngộ. Người giác ngộ, sau khi ngộ rồi, đáng quý nhất là phải tu hành. “Tu hành” là gì? Chính là cải lỗi, đem lỗi lầm của chính mình cải đổi lại, đây gọi là tu hành. Cho nên, tu hành là tu sửa lỗi lầm của chính mình, tu sửa hành vi sai lầm của chính mình.

Do đây có thể biết, tu hành không chỉ là niệm Phật tụng kinh, không phải vậy. Việc tụng kinh niệm Phật là phương pháp của tu hành. Người chân thật tu hành phải hiểu được là đem hành vi sai lầm của mình cải đổi lại. Tu từ chỗ nào? Tổ sư đại đức dạy bảo chúng ta “tu từ căn bản”. Cái gì là căn bản? “Khởi tâm động niệm” là căn bản.

Đây là phương pháp tu hành cao minh nhất. Ta nói chuyện sai rồi, lần sau ta cải đổi; ta làm sự việc này sai rồi, lần sau ta không dám làm nữa. Đây là tu từ trên sự, tu từ trên thân, không phải từ căn bản. Căn bản là từ khởi tâm động niệm, từ chỗ này mà cải sửa thì thân khẩu của bạn tự nhiên liền không có lỗi lầm. Cho nên, phải hiểu được ý niệm mới khởi thì có thể quán sát được.

HT. Tịnh Không

Tai nạn lớn bất chợt xảy đến thì phải làm sao đây?

Giả sử “Lửa cháy lớn khắp tam thiên”, “tam thiên” là “đại thiên thế giới”. Giả sử như tai nạn lớn bất chợt xảy đến thì phải làm sao đây ?

Không sao, nhờ oai đức của Phật, tất có thể siêu thoát (“Thừa Phật oai đức tức năng siêu”).

Lúc bấy giờ vẫn phải quyết sanh Tịnh Độ, không cần lo lắng. Khi có kiếp nạn lớn, Phật sẽ hiện thân đến tiếp dẫn quý vị. Nhất định phải có lòng tin, phải thật sự tin tưởng lời Phật nói, bất luận gặp phải tai nạn gì, đều có thể tùy lúc mà vãng sanh.

Đây là Phật đã “thọ ký” cho chúng ta, thật sự ban cho chúng ta, những người niệm Phật một viên “thuốc an tâm”, không phải hoài nghi nữa. Gặp kiếp nạn gì, đều phải nhất tâm niệm Phật, đừng hoảng hốt, đừng sợ hãi…!

Không cần nghĩ đến hiện tại, quá khứ, tương lai, trong tâm chỉ nghĩ đến A Di Đà Phật, kiếp nạn của hiện tại, quá khứ, tương lai đều sẽ không còn nữa.

Trong An Lạc Tập, đoạn này nói rất hay, “nhược năng thường tu niệm Phật tam muội”, thật tâm niệm Phật, “năng trừ tham sân si”, niệm Phật cho đến lúc gạt bỏ được tham sân si mạn nghi. “Vô vấn hiện tại, quá khứ, tương lai, nhất thiết chư chướng tất giai trừ dã”, không cần nghĩ đến hiện tại, quá khứ, tương lai, chỉ nghĩ đến A Di Đà Phật, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, kiếp nạn của hiện tại, quá khứ, tương lai đều sẽ không còn nữa. “Ngu si thiểu trí, tâm tắc hồ nghi”. Niệm Phật trừ si, nghi tình tự đoạn.

A Di Đà Phật

Ngài Liên Trì và Linh Phong nói rằng: “Phật hiệu đầu vu loạn tâm, loạn tâm bất đắc bất Phật”. Liên Trì Đại Sư, Ngẫu Ích Đại Sư, Linh Phong là Ngẫu Ích Đại Sư, Liên Trì là Tổ sư đời thứ 8, Ngẫu Ích là Tổ sư đời thứ 9, là hai vị Đại Sư được kính ngưỡng nhất, được bái phục nhất, họ đều nói đem “Phật hiệu đầu ư loạn tâm”, loạn tâm là gì? Vọng niệm, vọng niệm nhiều không sợ, niệm Phật. Vọng niệm nhiều hơn nữa, cũng không cần để ý đến nó, tập trung tất cả tinh thần của chúng ta vào Phật hiệu, chỉ nghĩ đến Phật hiệu, không nghĩ đến vọng niệm, vọng niệm tự nhiên sẽ ít đi, tự nhiên sẽ không còn nữa, không cần phải sợ vọng niệm.

“Tôi niệm Phật vọng niệm nhiều quá, không dám niệm nữa”, sai rồi, vọng niệm càng nhiều thì càng phải niệm Phật. Nếu niệm Phật rồi mà vọng niệm vẫn nhiều, tôi đã từng dạy học trò, học trò đi làm thí nghiệm, hiệu quả rất tốt. Tôi dùng cách nào? Máy niệm Phật, quý vị đeo tai nghe máy niệm Phật, đừng làm ồn người khác. Quý vị vặn volume to lên, chỉ nghe được bên tai A Di Đà Phật, những vọng niệm khác sẽ không thể len vào. Mở volume to lên, mở to sợ làm ồn người khác, đeo tai nghe, dùng máy niệm Phật. Những âm thanh lớn này sẽ lay động bản thân, đuổi đi những vọng niệm, biện pháp này rất hiệu quả. Đây là cách Tổ Sư bày chúng ta niệm Phật.

Sống một ngày, niệm Phật một ngày – không nên lo sợ tai nạn ngày mai – tâm luôn an định – đó mới là người tự tại!

Thế giới này dù có loạn thế nào, ta cũng không loạn. Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi, người niệm Phật chúng ta ở ngay trong tai nạn vãng sanh là việc tốt, không phải việc xấu.

Người chết ngay trong tai nạn, có người đi đến thế giới Cực Lạc, có người đi đến cõi trời, có người đổi cái thân này lại trở lại, họ lại đầu thai, lại trở lại, có một số người đến ba đường ác.

Cũng đồng là chết ngay trong tai nạn, nhưng chỗ đi không như nhau, cho nên không lo lắng, không khiếp sợ, tâm luôn là an định không nên bị cảnh giới xoay chuyển.

Nơi chúng ta đi thì tốt rồi, nếu như tai nạn đến rồi, kinh hoàng, lo lắng, khiếp sợ, vậy thì khẳng định đến ba đường ác. Chính họ không làm chủ được nên đã bị cảnh giới chuyển.

Cho nên hiện tại chúng ta ở thế gian này, sống một ngày tính một ngày, không nên nghĩ còn có năm tới. Tôi ngay đến ngày mai cũng không nghĩ.

Như vậy chúng ta mới tự tại ! Nghĩ đến ngày mai làm gì? 

Ngày mai vẫn chưa đến, hôm nay có được thời gian của một ngày, cố gắng niệm một ngày Phật, tụng một ngày kinh, bạn nói xem, thật nhiều tự tại.

Đó chính là người đại phước đức, đó chính là người đại tự tại!

>> Kính mời quý vị cùng xem video “Bí mật về một Niệm cuối cùng trước lúc lâm chung” qua bài trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

Vì sao gọi là công phu đắc lực?

Công phu thật sự đắc lực là niệm niệm dập tắt tham sân si, niệm niệm dập tắt thị phi nhân ngã, niệm niệm dập tắt bốn tướng thì công phu này mới gọi là đắc lực. Không những bốn tướng không còn nữa, mà bốn kiến cũng không còn. Kinh Kim Cang nói “ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến”.

Vì sao gọi là công phu đắc lực?

Người dụng công thật sự, trong hai mươi bốn giờ hạ công phu ngay chỗ này, đâu có chuyện công phu dẹp vọng tưởng? Thế nhưng quí vị phải biết, nếu như công phu không đắc lực thì vọng tưởng liền khởi lên, trong Phật pháp gọi là quán chiếu; quán chiếu nếu mất hết rồi, không thể chiếu được nữa thì vọng tưởng liền khởi lên, tạp niệm liền khởi lên.

Chúng ta tự mình thường xuyên soi lại, thường xuyên giác ngộ thì thường xuyên cảm thấy vô cùng hổ thẹn, khởi tâm động niệm vẫn đang tạo nghiệp. Ở trong đời sống thường ngày, chúng ta biết Bồ-tát Phổ Hiền nói rất rõ ràng là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, nhưng chúng ta không thể làm được, vẫn cứ là hằng thuận chính mình, thuận theo tập khí phiền não của mình, thuận theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình. Chúng ta phải giác ngộ, nếu cứ làm việc này thì chắc chắn không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi.

HT. Tịnh Không

Làm sao để dung hòa giữa đạo và đời?

Đáp:

Đời và đạo thì cũng là cuộc sống, bản chất của cuộc sống thì vẫn giống nhau, nếu có khác thì chỉ khác ở thái độ sống.

Cũng trong cuộc sống với hoàn cảnh như nhau nhưng thái độ nhận thức và hành vi của người “đời” thì đem lại khổ đau ràng buộc, còn thái độ nhận thức và hành vi của người “đạo” thì thanh tịnh giải thoát vậy thôi. Như vậy đời và đạo tuy có cái chung cái riêng, nhưng vẫn bổ túc cho nhau chứ đâu có gì trái nghịch.

Làm sao để dung hòa giữa đạo và đời?

Hỏi:

Kính thưa sư, con thường nghe sư giảng cuộc sống thành công hay thất bại tất cả đều phải trải nghiệm qua. Nhưng con cảm thấy đôi lúc có những sự việc con trải nghiệm ra thì nó đã trễ rồi, chỉ còn lại sự tiếc nuối trong con… Hạnh phúc là gì mà con cứ mãi đi tìm nó? Con cám ơn sư.

Đáp:

Chẳng có gì trễ, chẳng có gì sớm, cái gì đến cũng đều đúng lúc cả. Trễ hay sớm là do con nghĩ ra thôi. Hạnh phúc đôi lúc chính là sự tìm kiếm chứ không phải cái tìm kiếm được. Hạnh phúc đôi lúc cũng là chấm dứt sự tìm kiếm bởi vì cái tìm kiếm không ngờ lại là cái đã sẵn có rồi.