back to top
33 C
Chư Sê
Thứ Ba, 30 Tháng Tư, 2024
Home Blog Page 3

Sống hạnh phúc hay không là do tâm mình quyết định

Ở đời, gặp nhau là nhân duyên mà không gặp cũng là nhân duyên. Người ở lại hay ra đi cũng khiến cuộc sống bạn ít nhiều giao động. Vậy thì bí quyết sống hạnh phúc là gì?

Ngoại cảnh không có khả năng tạo cho bạn sự hạnh phúc. Bí quyết hạnh phúc là tâm an nhiên có khả năng thích ứng được với điều mình không ưa thích.

Hạnh phúc là điều mà con người sống không thể thiếu. Nhưng không ai đem hạnh phúc ban tặng cho bạn, mà hạnh phúc phải do bạn tự tạo dựng nên.

Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đều đó là tự làm tổn thương đến mình. Có thể, hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được, nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược lại và quanh quẩn bên bạn. Bởi lẽ đó, người ta vẫn thường nói rằng, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ phải trải qua điều đó.

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân.

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân.

Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù doạ con người, mà chính là có ý muốn nhắc nhở, chia sẻ với con người. Đây là chân lý, cho dù bạn có tin hay không tin thì nó vẫn tồn tại, vận hành một cách như nhiên không bao giờ mất đi.

Khi con người muốn tìm nơi bình yên trong tâm hồn, bằng cách tìm đến giáo pháp đức Phật, không phải là để ký thác đời mình  khi mất đi mà là để ứng xử đúng đắn với cuộc đời.

Con người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở thì chọn chỗ mình vừa lòng, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận những người mình ưa thích…

Do vậy một khi gặp điều mình không mong muốn, sẽ không  bằng lòng chấp nhận. Kỳ thực, ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sự như ý vừa lòng, hạnh phúc. Nó chỉ có khi bạn học được cách thích ứng, chấp nhận được với những điều mình không ưa thích thì may ra mới có được niềm hạnh phúc!

Sống trên đời, nếu không giành giựt chính là nhường nhịn khoan dung; không si mê chính là trí tuệ; không tà tâm chính là thanh tịnh; không vướng mắc chính là tự tại; không tham lam chính là bố thí; đoạn tuyệt ác chính là hành thiện. Sửa đổi chính là làm mới; khiêm cung, tha thứ chính là bao dung; biết đủ chính là đầy đủ; lợi người chính là lợi mình…

Nhiều khi chúng ta chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng, phù hoa, nhưng lại không thấy “mạch ngầm thay đổi” đang chuyển động từng phút giây.

Có không ít người biểu hiện bề ngoài giàu có, kỳ thật bên trong họ đang che dấu nỗi nợ khó tả.

Không ít người ngoài miệng thiền ngôn đạo ngữ, nhưng trong lòng bụi trần hoen ố phủ giăng.

Có đôi người thường nhật giản dị đơn sơ, kỳ thực trong tâm như vầng nguyệt soi rạng đêm đen…

Bình luận về nhân sinh, thực ra không quá nhiều điều như vậy; hạnh phúc và an lạc của bản thân không phải ở trong mắt của tha nhân. Người có trí tuệ thường không sống “trong miệng” của người khác, càng lại không sống “trong mắt” của người khác, mà là an trú trong tâm tỉnh lặng của chính mình.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Nếu thấy những cảnh như vậy hiện ra, hành giả chỉ nên bình tĩnh, hễ động tâm mừng giận liền vời ma tới. Hễ cho là chứng Thánh liền nhập quần tà (Kinh Lăng Nghiêm). Khi tu tập, chúng ta phải nắm rõ từng tiến trình, từng góc độ, từng phương hướng, điều gì hiện ra là đúng, điều gì hiện ra là sai để không đi lầm đường lạc lối.

Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhất định có cảnh giới. Với người niệm Phật trì chân ngôn, thì công năng của Phật hiệu và chân ngôn đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới hiện ra rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này là “A lại da biến tướng”.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Về cảnh trong giấc mơ

Nếu do chủng tử ác phát hiện, hành giả hoặc thấy các loài sâu trong mình bò ra, hoặc thấy nơi thân có loại nhiều chân giống như bò cạp, rết, mỗi đêm mình gở ra năm bảy con; hoặc thấy các loài thú ma quái, cảnh tượng rất nhiều không tả xiết được! Đại khái người nhiều nghiệp tham nhiễm, bỏn sẻn, hiểm độc, thường thấy tướng nam nữ, rắn rết, hoặc dị loại sắc trắng. Người nhiều nghiệp sân hận, thường thường thấy cọp beo, hoặc dị loại sắc đỏ. Người nhiều nghiệp si mê, thường thấy loài súc vật, sò ốc, hoặc dị loại sắc đen. Tuy nhiên, đây chỉ nói với tính cách ước lược, không phải tất cả đều nhất định như thế.

Nếu do chủng tử lành phát hiện, hành giả thấy cây cao hoa lạ, thắng cảnh tươi tốt trang nghiêm, mành lưới châu ngọc; hoặc thấy mình ăn các thứ thơm ngon, mặc đồ trân phục, ở cung điện báu, hay nhẹ nhàng bay vượt lên hư không.

Tóm lại, trong tâm của chúng sinh có đủ chủng tử mười pháp giới; chủng tử lành hiện thì thấy cảnh Phật, Bồ Tát, Nhân, Thiên; chủng tử ác hiện, thấy cảnh tam đồ tội khổ. Đại khái người đời trước có tu, khi niệm Phật liền thấy cảnh giới lành. Còn kẻ nghiệp nhiều kém phước đức, khi mới niệm Phật thường thấy cảnh giới dữ; trì niệm lâu ngày ác tướng mới tiêu tan, lần lượt sẽ thấy điềm lành tốt.

Về cảnh trong khi thức

Nếu hành giả dụng công đến mức thuần thục, có lúc vọng tình thoạt nhiên tạm ngưng, thân ý tự tại. Có lúc niệm Phật đến bốn năm giờ, nhưng tự thấy thời gian rất ngắn chừng đôi ba phút. Có lúc đang trì niệm, các tướng tốt lạ hiện ra. Có lúc trong vô ý, tinh thần bỗng nhiên được đại khoái lạc. Có lúc trong một động một tịnh, thấy tất cả tâm và cảnh đều không. Có lúc trong một phen thấy nghe, liền cảm ngộ lý khổ, không vô thường, vô ngã, dứt tuyệt tướng ta và người. Những tướng trạng như thế nhiều không thể tả xiết!

Có Phật tử đang khi thức ngồi trong đêm tối niệm Phật, thoạt thấy dưới đất khắp nền nhà mọc lên hai loại hoa đỏ trắng cao tới thành giường, trên hư không hoa rơi xuống như mưa. Có vị đang khi quì niệm Phật, bỗng thấy trước bàn Phật hiện ra đóa hoa sen đỏ, từ búp lần lần nở tròn, độ mười lăm phút sau liền tan biến. Có một Phật tử đang khi niệm Phật, cảnh giới xung quanh bỗng ẩn mất, trước mắt hiện ra biển nước mênh mang, êm tịnh không sóng gió, trên mặt biển mọc lên vô số hoa sen nhiều màu đóa nào cũng to lớn; kế đó tướng biển ẩn mất, hiện ra cảnh núi non cỏ hoa tươi tốt, cổ thụ sum sê, có một ngôi chùa nguy nga tráng lệ; tiếp theo tướng chùa núi lại ẩn mất, hiện ra cảnh lưới châu, kết lại rồi đứt, đứt rồi lại kết. Đại loại có rất nhiều cảnh tướng như thế, do bút giả đã từng nghe những vị đồng tu trần thuật, nay chỉ kể ra đây ít chuyện để hiển minh.

Có nên vui mừng chấp thánh cảnh hiện ra là thật?

Những cảnh tướng như thế gọi là Tự tâm cảnh giới (hay là Nội cảnh giới), do một niệm khinh an hiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đức niệm Phật trì chân ngôn biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâm lưu luyến. Nếu sinh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêm tốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng công đắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiên cảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyến cảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.

Cảnh giới này có hai phương diện là: tương tự và phần chứng. Cảnh tương tự là tạm thấy rồi biến mất. Cảnh phần chứng là một khi được tất được vĩnh viễn, vì đã chứng ngộ được một phần Chân Như. Không luận Nội cảnh hay Ngoại cảnh, phàm tương tự đều không phải Chân cảnh giới, mà gọi Thấu Tiêu Tức, nghĩa là thông thấu được một phần tin tức của chân tâm. Người thật phát lòng cầu giải thoát, chớ nên đem tướng Thấu Tiêu Tức nhận làm Chân cảnh giới. “Thấu Tiêu Tức” ví như cảnh trời âm u râm tối, hốt nhiên có trận gió thổi làm mây đen tạm phân khai, hé ra một chút ánh thái dương, kế đó mây đen lại che khuất. Lại như người xưa cọ cây lấy lửa, trước khi lửa bật lên, tất có tướng khói phát hiện. “Chân cảnh giới” ví như ánh thái dương sáng suốt giữa trời trong tạnh và như cọ cây đã lấy được lửa. Tuy nhiên, cũng đừng xem thường Thấu Tiêu Tức, vì được tướng này, mới chứng minh xác thật có Chân cảnh giới. Nên từ mức đó gia công tinh tấn, thì Chân cảnh giới cũng không xa.

(Lược trích ấn phẩm: “Niệm Phật thập yếu”)

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

10375091_1498444293703269_5203994100599886145_n

Vì thế ngày nào mà mình có tụng kinh, có niệm Phật, có cúng dường, làm phước thiện v.v… thì ngày đó là ngày tốt, còn nếu mà mình cho rằng ngày tháng tuổi tác trong sách vở là tốt thì mình không cần làm phước, không cần tu tập, vậy thì làm sao phước sanh ra được?

Quý Phật tử có lòng tin sâu chắc vào Tam bảo thì phải biết mình có tạo công đức thì cái phước sanh ra. Còn nếu mình không có tạo, không tu tập thì cái phước không bao giờ đến với mình được hết.

Bản thân mình phải cố gắng tu tập, có tu tập thì sanh ra cái phước, chứ không thể tự nhiên cái phước mà có được.

Quý vị nên cố gắng tìm hiểu Phật pháp để có lòng tin nơi Tam Bảo, từ đó nương theo lời dạy của Đức Phật rồi thực hành trong đời sống hằng ngày để không bị ảnh hưởng những tư tưởng lệch lạc, bị trói buộc bởi ngày giờ thì không nên.

Ngày lành tháng tốt là do mình hay do Thầy?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Theo Duy Thức học, khi những hạt giống thiện lành (niệm danh hiệu Phật, quán tưởng cảnh giới Cực lạc, hình ảnh Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm) được gieo trồng lâu ngày trong tâm thức thì chúng rất dễ dàng thể hiện qua những giấc mơ thấy Phật và Bồ tát. Tuy chỉ là những giấc mơ do các chủng tử trong tâm thức hiện hành, nhưng chúng đã mang lại cảm giác rất bình an, tin tưởng sâu sắc vào Phật pháp nên những giấc mơ này được xem là một trong những thụy tướng, hảo tướng, có tác dụng trợ duyên rất tích cực cho tu tập.

Duy trì sự chú tâm, đem tâm về chánh niệm danh hiệu Phật mỗi khi xao lãng là phương thức tu niệm trong mọi hoàn cảnh.

Duy trì sự chú tâm, đem tâm về chánh niệm danh hiệu Phật mỗi khi xao lãng là phương thức tu niệm trong mọi hoàn cảnh.

Sau khi trải nghiệm qua các giấc mơ thấy Phật và Bồ tát, bạn đã thành tựu niềm tin tưởng vô biên, lòng tin bất động vào pháp môn niệm Phật nên đã cố gắng niệm danh hiệu Phật A Di Đà ở mọi lúc mọi nơi. Hành trang tu tập pháp môn niệm Phật cần phải hội đủ ba yếu tố căn bản đó là Tín-Nguyện-Hạnh. Tín là niềm tin tưởng tuyệt đối vào cảnh giới Cực lạc và năng lực tiếp độ vãng sanh của Phật A Di Đà. Nguyện là sự phát nguyện sanh về Cực lạc. Hạnh là thực hành trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Hiện bạn đã có niềm tin khá sâu sắc vào Cực lạc (Tín), đã thực hành trì niệm danh hiệu Phật (Hạnh), và bạn cần chí thành phát nguyện sanh về Cực lạc nữa (Nguyện). Sự phát nguyện này xuất phát từ tâm nguyện chí thành, chí thiết và bền bỉ của bạn, chọn Cực lạc làm nơi thú hướng duy nhất để sanh về.

Chư Tổ tông Tịnh Độ đã khái quát về yếu chỉ của pháp môn niệm Phật để thành tựu vãng sanh là “Tín thâm, Nguyện thiết và Hạnh chuyên”. Nghĩa là niềm tin phải sâu sắc, tâm nguyện phải chí thành và niệm Phật phải tinh chuyên. Hội đủ ba yếu tố này thì hành giả chắc chắn sẽ thành công trong tu tập, đạt đến nhất tâm bất loạn, thành tựu vãng sanh.

Trong trường hợp của bạn, như đã nói, bạn cần thêm sự thành tâm phát nguyện sanh về cảnh giới Cực lạc của Phật A Di Đà. Sau đó là trì niệm danh hiệu Phật, càng liên tục không gián đoạn càng tốt. Bạn băn khoăn về phương thức niệm Phật trong lúc làm việc là điều cần thiết, bởi niệm Phật cần được thực hiện liên tục. Trước hết, bạn cần thiết lập ít nhất hai thời khóa niệm Phật cố định trong ngày. Có thể là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, mỗi thời niệm Phật trung bình từ 30 phút cho đến 1 giờ. Chính hai thời khóa này là nền tảng quan trọng cho việc gia tăng chánh niệm của công phu niệm Phật trong ngày.

Kế đến, bạn nỗ lực nhiếp tâm niệm danh hiệu Phật trong các sinh hoạt khác cũng như công việc hàng ngày. Tâm của con người thường hay phan duyên, bị chi phối bởi các nhân duyên bên ngoài nên dễ dàng đánh mất chánh niệm về trì niệm danh hiệu Phật. Điều này rất bình thường, không có gì phải lo ngại cả. Quan trọng là bạn phải chú tâm, luôn chú ý tâm của mình để khi tâm khởi niệm xao lãng hướng ngoại thì phát hiện ngay, và lập tức đem tâm trở về với câu niệm Phật.

Nếu bạn kiên trì và nỗ lực không ngừng như trên, thì công phu niệm Phật của bạn ngày càng tăng tiến, khả năng tự chủ ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự ồn náo hay các hấp dẫn của trần cảnh bên ngoài chỉ là khách. Bạn là chủ nên nếu không tiếp thì khách đến rồi đi. Duy trì sự chú tâm, đem tâm về chánh niệm danh hiệu Phật mỗi khi xao lãng là phương thức tu niệm trong mọi hoàn cảnh. Vấn đề ở chỗ là sự bền bỉ và cố gắng không ngừng. Lâu dần, bạn sẽ thấy tâm mình định tĩnh và chánh niệm về danh hiệu Phật được duy trì liên tục, khả năng niệm Phật nhất tâm có thể thành tựu.

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Đức Phật dạy, sở dĩ người tu không ra khỏi sanh tử là vì bệnh ái dục.

Chúng sanh ở cõi Dục, bệnh ái dục là bệnh trầm trọng nhất.

Chúng tu ở đây đa số là người trẻ, mà người trẻ thì bệnh ái dục còn nặng, dễ làm cho sự tu hành trở thành khó khăn, chướng ngại.

Cho nên tôi nhắc kỹ về điều này.

Phật dạy, ái dục có hai thứ: một là ái dục, hai là ái mạng.

Nhân ái dục sanh ra ái mạng, nghĩa là từ ái dục mà có ra những sự tiếp nối.

Những chúng sanh tiếp nối đó, khi có mặt lại yêu mến quý trọng thân mạng của mình.

Cứ như vậy mà ái dục ở trước, ái mạng theo sau.

Hoặc ngược lại, ái mạng có trước, rồi sanh ra ái dục.

Chúng ta có mặt ở đây là do ái dục dẫn dắt.

Ái dục là nghiệp để chúng sanh truyền nối đời đời.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

00

Sanh mạng mọi loài đều do ái dục mà có, như chúng ta đây, có người nào không từ ái dục của người trước mà sanh ra mình không?

Như vậy cho thấy, ái dục là bệnh rất trầm trọng.

Nếu không dùng trí tuệ quán chiếu thì bệnh ái dục không thể trừ được.

Trong kinh Phật dạy rất nhiều cách quán chiếu.

Nếu ái dục nặng quá thì đức Phật dạy quán bất tịnh.

Nghĩa là phải luôn luôn nhìn lại mình, quán sát thân nhớp nhúa, không ra gì này.

Quán đi quán lại cho sâu xa, để mình chán thân mình rồi mới chán thân người khác.

Đó là trừ bệnh ái dục của thân.

Nếu áp dụng quán như vậy mà bệnh ái dục thuyên giảm thì tốt, còn không thuyên giảm thì phải quán năm uẩn không thật như Phật dạy trong kinh Bát Nhã.

Mình đã không thật thì có cái gì mà ái, cái gì là dục?

Bệnh ái dục là trầm trọng số một, bởi vì ái dục là nghiệp truyền giống.

Thế nên các loài chúng sanh đều mang nghiệp ái, để tiếp tục nòi giống, để có mặt trên thế gian này.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói:

“Trong các thứ ái dục, không gì đáng sợ bằng sắc dục.

Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng.

May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có bệnh thứ hai bằng bệnh ái dục như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu đạo được”.

Như vậy, chỉ có ái dục là nặng hơn hết, còn các thứ bệnh kia nhẹ hơn, nên chúng ta mới có thể tu.

Nếu các bệnh khác nặng bằng ái dục thì chắc khó tu được.

Do đó, Phật dạy các thầy Tỳ-kheo khi đi khất thực, chỉ nhìn xuống đất không quá ba thước, tức là nhìn vừa tầm để thấy đường đi mà thôi, chứ không được ngó qua ngó lại, không thấy người này người kia rồi sanh tâm nhiễm ô.

Tôi nhắc cho toàn chúng biết, để dè dặt tránh xa.

Chúng ta đã biết ái dục là bệnh trầm trọng thì đừng nên xem thường.

Đối với phái nữ, phải nên ít tiếp xúc.

Tránh tiếp xúc với người khác phái để khỏi sanh ra bệnh trầm trọng làm trở ngại sự tu hành.

Nhất là tư tưởng đừng nghĩ, đừng nhớ, chỉ chăm chỉ vào sự tu hành dứt niệm.

Bởi có nghĩ tưởng thì ái dục phát sinh, nếu không khởi nghĩ thì ái dục sẽ hết.

Trong kinh Phật nói thí dụ, có một người bị tội tử hình, nhà vua bảo:

“Nếu ngươi bưng một đĩa dầu đầy, đi từ đầu đường đến cuối đường không nhỏ một giọt nào thì ta sẽ tha tội chết cho ngươi. Đi sau ngươi, có một đao phủ cầm đao bén, nếu ngươi làm nghiêng đĩa dầu, nhỏ xuống một giọt thì bị chặt đầu liền”.

Vua tuyên bố như vậy, đồng thời ra lệnh bày hai bên đường nào là nữ sắc, rượu chè, cờ bạc… đủ thứ trò vui.

Nếu anh chàng đó muốn khỏi bị chặt đầu thì phải chăm chăm nhìn đĩa dầu, từ đầu đến cuối không dám ngó lơ thì mới thoát chết.

Toàn chúng nghĩ xem, nếu mình là anh chàng tử tội đó thì có dám lơ là, ngó qua ngó lại, nghe cái này nhìn cái kia không, hay chăm chăm vào đĩa dầu, qua khỏi mọi cạm bẫy đến vạch cuối đường để thoát chết?

Chắc chắn không ai can đảm buông lung!

Tất cả chúng ta sanh ra trên cõi đời này thảy đều bị án tử, không ai thoát khỏi quỷ vô thường, giống như anh chàng tử tội kia.

Chẳng sớm thì muộn, không trẻ thì già… ai cũng phải chết.

Bị án tử rồi mà muốn thoát khỏi, tức là muốn giải thoát sanh tử thì phải chú tâm vào một pháp tu.

Đĩa dầu dụ cho pháp tu.

Làm sao đi đứng nằm ngồi vẫn không lơi lỏng, đó là không để đổ dầu.

Tên lính cầm đao dụ cho quỷ vô thường.

Quỷ vô thường lúc nào cũng chực bên mình, sơ hở một chút là nó giết ngay.

Nếu chúng ta không chăm chú vào pháp tu để qua khỏi đoạn đường sanh tử mà cứ chạy theo ngũ dục, mê những trò vui trên đường để mình bị giết chết, rồi phải lăn lộn kiếp này đến kiếp khác.

Đó là mình ngu xuẩn, không xứng đáng là người phát nguyện cầu giải thoát sanh tử.

Vì vậy, chúng ta tu muốn giải thoát sanh tử thì phải chăm chỉ, đem hết tâm trí, đặt hết tinh thần, chuyên tâm vào đường lối tu của mình.

Ngày đêm miệt mài như vậy mới đủ sức tỉnh giác, mới thoát ly sanh tử được.

Nếu hờ hững lôi thôi qua ngày thì sẽ bị chìm đắm trong sanh tử mãi mãi, không thể ra khỏi.

Tôi mong rằng, quý vị đã có duyên tốt phát tâm tu hành thì phải ráng tinh tấn, chuyên chú vào đường lối tu, đừng nên lơi lỏng, bê trễ.

Như vậy mới không phụ ý chí quyết tâm, liều chết đi trên đường giải thoát.

Nếu nghĩ tưởng xằng bậy thì ái dục càng tăng trưởng; còn tâm không lơi lỏng, tư tưởng không nghĩ nhớ việc xằng bậy thì tất cả ái dục theo đó từ từ suy giảm tiêu mòn.

Mong mỗi vị trong chúng nhìn kỹ, nhớ kỹ để thực hành cho được, tránh khỏi đường luân hồi sanh tử lâu dài.

An yên không là may mắn, mà là lựa chọn

Hôm nay, tôi chọn an yên. Ngày mai, ngày sau cũng thế…

Audio

An yên là ước muốn sâu thẳm trong lòng nhiều người. Không ai có thể cấm cản ta an yên khi ta thật sự chọn an yên.

Ta có thể chạm đến sự an yên bằng cách tự chế tác những niềm vui nho nhỏ; làm những việc ta yêu thích; tự cho phép mình tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên, thưởng thức cuộc sống sau những giờ làm việc chăm chỉ; sống hết mình với mỗi phút giây hiện tại,…

binh an1

Nếu thấy lòng chẳng thể an yên vì lý tưởng, mục tiêu nào đó chưa hoàn thành, ta hãy bình tâm nhìn lại mọi sự, nhất là tương quan giữa thực lực của ta và những mục tiêu, lý tưởng ấy. Hãy dám tự hỏi mình rằng: “Ta có đang đội cái mũ quá rộng so với cái đầu của mình không?”.

Nếu thấy lòng chẳng thể an yên vì mãi bận bịu nghĩ suy bao điều theo kiểu “cỏ ở đồi bên kia xanh hơn đồi bên này”, ta hãy tập cho mình cái nhìn khoan hòa, từ ái, gạt bỏ những so đo.

Bất cứ lúc nào ta muốn an yên thì hãy cho phép mình an yên. Bởi suy cho cùng, an yên là một lựa chọn, không phải là may mắn hay phúc phận.

Ta chớ đổ thừa yếu tố x, y, z nào đó khiến ta không thể an yên, bởi:

Không ai thở thay ta.

Không ai ăn thay ta.

Không ai đau đớn thay ta.

Không ai hạnh phúc thay ta.

Không ai an yên thay ta.

“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”[1], thế nên, ta hãy sống hết lòng với đời, hãy trân quý, giữ gìn những gì đang có, từ những niềm vui nho nhỏ, những kinh nghiệm sống đến những mối liên hệ do “duyên” kiến tạo.

Đời sống có những cặp đối lập như nóng-lạnh, mưa-nắng, khổ đau-hạnh phúc, ánh sáng-bóng tối,…

Trải qua một mùa đông lạnh giá, trải qua những ngày mưa dầm, ta sẽ quý hơn ánh nắng vàng ấm áp.

Trải qua những ngày khô hạn, ta sẽ quý hơn cơn mưa tắm mát ruộng đồng.

Trải qua những khổ đau, ta sẽ thấu hiểu giá trị của hạnh phúc.

Trải qua cảnh tối tăm, ta sẽ nâng niu ánh sáng.

Bất cứ hiện tượng thiên nhiên nào, bất cứ sự việc nào xảy ra trong đời ta,… đều có vai trò, vị trí và giá trị riêng. Ta tồn tại trong đời này cũng có sứ mạng riêng của mình. Khi nào còn biết ơn cuộc đời, khi đó ta còn chạm được đến hạnh phúc và an yên.

Dẫu cuộc đời lắm bão giông thế nào, ta vẫn có thể an yên khi giữ được tấm lòng lương thiện, trái tim biết thương, biết thấu hiểu, và tâm hồn luôn chọn sự an yên.

Nhiều người đã khóc khi chào đời, phàn nàn khi đang sống, và chán chường khi tắt thở. Đừng giống họ, bạn nhé! Người hạnh phúc là người biết thưởng thức những gì cuộc đời trao cho, biết chọn sự an yên và biết con đường nào đưa đến sự an yên vĩnh cửu.

_______

[1] Ca khúc Mưa hồng, Trịnh Công Sơn.

Thiếu phước thì rất khó tu

Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đức và trí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục vun bồi phước đức không khi nào ngừng nghỉ. Từ việc lớn cho đến việc nhỏ, nhỏ như xâu kim giúp người, Thế Tôn vẫn làm.

Khi Tôn giả A-na-luật bị mù, không xâu kim để vá y được, Đức Phật đã đến giúp khiến cho A-na-luật ngỡ ngàng. Không chỉ giúp đệ tử một việc nhỏ nhặt, Thế Tôn còn xác quyết rằng “Người cầu phước ở thế gian không ai hơn Ta” và “Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Đó là sáu điều Như Lai không hề chán bỏ”.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.…Rồi sau A-na-luật vá y phục cũ. Khi ấy mắt đã bị hư và đắc thiên nhãn không có tì vết. A-na-luật dùng pháp thường mà vá y áo, không thể xâu chỉ qua lỗ kim được. Khi ấy A-na-luật liền nghĩ: ‘Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâu kim giúp tôi’.

Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhĩ thanh tịnh nghe được âm thanh này: ‘Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâu kim giúp tôi’. Thế Tôn bèn đến chỗ A-na-luật mà bảo:

– Thầy đưa kim đây Ta xâu cho.

A-na-luật bạch Phật:

– Vừa rồi con gọi các vị muốn cầu phước ở thế gian xâu kim cho con.

Thế Tôn bảo:

– Người cầu phước ở thế gian không ai hơn Ta. Như Lai đối với sáu pháp không chán bỏ. Những gì là sáu? Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Này A-na-luật! Đó là sáu điều Như Lai không hề chán bỏ.

A-na-luật thưa:

– Thân Như Lai là thân của Chân pháp, lại còn muốn cầu pháp nào nữa? Như Lai đã qua khỏi biển sanh tử, lại thoát khỏi ái trước, và nay cố cầu làm phước.

Thế Tôn bảo:

– Đúng thế, A-na-luật. Đúng như lời thầy nói. Như Lai cũng biết sáu pháp này không chán đủ. Nếu chúng sanh biết nguồn cội của tội ác do thân, miệng, ý tạo thì hoàn toàn không đọa trong ba đường ác. Vì chúng sanh chẳng biết nguồn gốc tội phước nên đọa trong ba đường ác.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Các sức mạnh thế gian/Dạo ở trong Trời, Người/ Phước lực là hơn hết/ Do phước thành Phật đạo.Thế nên, A-na-luật! Nên cầu phương tiện được sáu pháp này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 38.Lực [1-Trích],VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.493)

Phước đức hỗ trợ người tu

81336835_2542250776030725_2075299004534489088_n

Lời bàn: 

Pháp thoại này khiến cho những ai thiên về tu tuệ mà xem nhẹ tu phước phải thảng thốt giật mình. Thì ra, phước đức nếu tích lũy được sâu dày sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu trong thế gian, có năng lực đưa hành giả vượt qua mọi chướng ngại để thẳng tiến đến đạo quả.

Nếu tu tập bình thường, chưa thành tựu giải thoát trong đời này, phước đức có năng lực đưa người đệ tử Phật ra khỏi các đường ác, được sinh về các cõi lành.

“Như Lai không hề chán bỏ” việc tu tập như “Thí; dạy dỗ; nhẫn; nói pháp, nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo Vô thượng Chánh chân”, huống gì phước mỏng nghiệp dày như hậu thế chúng ta. Nên ngoài chánh hạnh (một pháp môn thích hợp căn cơ), người đệ tử Phật cần làm thêm các trợ hạnh (tất cả các việc lành) để vun bồi phước đức.

“Do phước thành Phật đạo” là lời dạy quan trọng của Thế Tôn để người tu Phật lưu tâm, tu tập quân bình phước trí đều đủ. Nên song hành với tu tuệ, khi hội đủ nhân duyên thì những việc tu phước dù nhỏ đến mấy cũng làm, quyết không chán bỏ.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

03

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Mạn đồ la là một khu vực hình tròn hoặc hình vuông được phân định theo pháp, dùng để thực hiện các pháp tu của Mật giáo nhằm tránh khỏi sự xâm nhập và nhiễu loạn của ác ma. Hoặc là một đàn tràng bằng đất cát, trên đó vẽ các tôn tượng Phật và Bồ tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Hoặc là một tờ giấy hay tấm vải, trên đó có vẽ hình tượng các Tôn vị.

Theo Đại Nhật Kinh Sớ, Mạn đồ la theo nghĩa Luân viên cụ túc là các Tôn vị vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai để cùng giúp sức với Đại Nhật Như Lai đưa chúng sanh vào giác ngộ, giải thoát.

Mạn đồ la theo nghĩa Tụ tập là trụ xứ của chư Phật, Bồ tát và các hàng Thánh giả. Mạn đồ la luận theo nghĩa phát sinh, có công năng nuôi dưỡng hạt giống Phật và sinh Phật quả. Mạn đồ la còn bao hàm ý nghĩa Diệu vị vô thượng (không mùi vị nào có thể sánh được) biểu thị cho sự vi diệu thuần tịnh của Phật quả. Ngoài ra, tất cả hình tướng, ngôn ngữ, pháp khí hoặc thệ nguyện của các Tôn vị… cũng được gọi là Mạn đồ la.

Theo kinh Kim Cương Đảnh, có bốn chủng loại Mạn đồ la: 1. Đại Mạn đồ la (Tôn hình Mạn đồ la) – Bức vẽ các Tôn vị với đầy đủ dung mạo tướng hảo tương đương với hội Thành thân trong Kim Cương giới Mạn đồ la. 2. Tam muội da Mạn đồ la – Bức vẽ những hình Tam muội da của chư Tôn, tương đương với hội Tam muội da. 3. Pháp Mạn đồ la (Chủng tử Mạn đồ la) – Bức vẽ những chủng tử và chân ngôn các Tôn vị, tương đương với hội Vi tế. 4. Yết ma Mạn đồ la – Bức vẽ về những oai nghi sự nghiệp của chư Tôn hoặc hình tượng các Tôn vị được tạo theo đúng oai nghi, sự nghiệp của các Ngài, tương đương với hội Cúng dường.

Trong mỗi chủng loại Mạn đồ la trên đều có ba cách thể hiện:

(a) Đô hội Mạn đồ la – Các Tôn vị nhóm họp cùng một chỗ, như Mạn đồ la lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm.

(b) Bộ hội Mạn đồ la – Các Tôn vị chia thành từng bộ, như Mạn đồ la Phật đảnh của Phật bộ, Mạn đồ la Thập nhất diện Quán Âm của Liên hoa bộ.

(c) Biệt tôn Mạn đồ la – Lấy một Tôn vị làm trung tâm, như Mạn đồ la Thích Ca, Mạn đồ la Như Ý Luân.

Theo phái Đông Mật, Mạn đồ la gồm hai bộ: Mạn đồ la Kim cương giới và Mạn đồ la Thai Tạng giới.

Mạn đồ la Kim Cương giới còn gọi là Quả Mạn đồ la, Trí Mạn đồ la, Nguyệt luân Mạn đồ la là các hình tướng được vẽ theo kinh Kim Cương đảnh, biểu thị cho Trí pháp thân của Như Lai. Mạn đồ la Kim Cương giới chia làm năm bộ: Phật bộ (lí trí đầy đủ, viên mãn), Kim Cương bộ (trí), Bảo bộ (phước đức), Liên Hoa bộ (lí) và Yết ma bộ (tác dụng giáo hóa chúng sanh). Năm đức Phật Đại Nhật, A Súc, Bảo Sinh, A Di Đà, và Bất Không Thành Tựu là bộ chủ của năm bộ trên.

Mạn đồ la Thai Tạng giới còn gọi là Nhân Mạn đồ la, Lí Mạn đồ la, Đại bi Mạn đồ la biểu thị cho Lí pháp thân của Đại Nhật Như Lai, căn cứ theo kinh Đại Nhật mà lập ra.

Phái Thai Mật, ngoài Đại Nhật Như Lai ở hai bộ Mạn đồ la Kim Cương giới và Mạn đồ la Thai Tạng giới còn có Trung tôn, tức các Tôn vị khác.

Ngoài ra, Mạn đồ la được vẽ khi tu tập pháp Tôn thắng gọi là Tôn thắng Mạn đồ la. Mạn đồ la để làm đối tượng lễ bái, cúng dường gọi là Cúng Mạn đồ la. Hình vẽ các Thánh chúng trong hội Pháp hoa gọi là Kinh pháp Mạn đồ la. Hình vẽ cảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà gọi là Tịnh độ Mạn đồ la…

Lễ khai quang tôn tượng Đức Phật tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Theo Giác Ngộ. 

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Mỗi năm đều có 3 tháng an cư dành cho Tăng Ni, tính từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 (Âm lịch). Vào tháng tư âm lịch là đầu mùa mưa ở Việt Nam, ở Ấn Độ tháng này mưa nhiều. Hồi xưa thời đức Phật còn tại thế, bình thường chư Tăng Ni đi giáo hóa nơi này nơi nọ, ít ở một chỗ cùng nương nhờ chư Thượng tọa, Đại đức có giới hạnh cao thâm nhắc nhở chỉ dạy tu hành.

Đến mùa mưa nước nổi các loài trùng kiến bò ra đường rất nhiều. Chư Tăng, chư Ni đi nay, đi kia sẽ giẫm đạp chúng. Đức Phật vì lòng từ bi chẳng những thương người mà còn thương tất cả các loài trùng kiến nhỏ bé nữa, nên không đành giẫm đạp lên chúng trong mùa nước nổi. Vì vậy, Phật chế ra ba tháng an cư ở yên một chỗ để tránh sát hại côn trùng.

Như vậy, ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành. Nhờ những bậc có kinh nghiệm trên bước đường tu hành đi trước, chỉ dạy lại cho người sau. Do đó, trong đại chúng ai cũng có đủ duyên tu tiến, không trở ngại, không lùi bước.

Giáo hội ban hành Thông bạch hướng dẫn tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2568

01

Ý nghĩa của An cư kiết hạ 

Tóm lại, mùa an cư có hai ý nghĩa: Thể hiện lòng từ bi không nỡ làm tổn hại chúng sinh, đồng thời tập trung việc hướng dẫn dạy dỗ tu học cho Tăng Ni. Nhờ các vị đạo cao đức trọng chỉ dạy trong ba tháng ròng rã, chư Tăng, chư Ni tu hành được tinh tấn và kết quả tốt.

Do đó ngày xưa có những vị Tỳ-kheo qua ba tháng an cư chứng một quả vị. Nếu tu gần tiến lên một quả vị, nhưng tới mãn ngày an cư, các ngài xin Phật cho ở lại tu thêm để đạt được đạo quả như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm…

Như vậy, mùa an cư là mùa chư Tăng, chư Ni cố gắng tu hành để tiến lên những quả vị hay những công hạnh mà trước kia chưa tiến được. Đó là điểm chính yếu mà tất cả Tăng Ni ngày nay phải nhớ.

Hiện giờ đất nước chúng ta đường sá rộng lớn, xe cộ đi lại không phải giẫm đạp trùng kiến như ngày xưa, nhưng thể theo lời đức Phật dạy chúng ta cũng kiết hạ an cư. Thời này mình không thể hiện lòng từ bi như thời đức Phật, chỉ có cùng nhau chung ở một điểm, một khu vực để rồi cố gắng tinh tấn tu hành. Nương nhờ các vị lớn tu trước, hiểu đạo hơn, hướng dẫn chỉ dạy chúng ta cố gắng tu cho có kết quả tốt. Như vậy, trọng tâm an cư ngày nay đặt vấn đề tu học nhiều hơn vấn đề sợ trùng kiến chết. Cho nên ba tháng an cư rất quý báu.

Một năm mười hai tháng chúng ta bận rộn nhiều vấn đề, như giao tiếp Phật tử, hoặc vì những nhân duyên khác mà quý vị đi đây đi kia, không ở một chỗ nỗ lực tu. Đến mùa an cư mọi việc đều gác qua, dồn hết tâm lực cho việc tu học thôi, mong rằng tất cả quý vị phải cố gắng đem hết tâm lực mình tu và học cho được kết quả tốt.

Mùa an cư là mùa chư Tăng, chư Ni cố gắng tu hành để tiến lên những quả vị hay những công hạnh mà trước kia chưa tiến được.

Tuy ba tháng không dài nhưng với ý chí mãnh liệt, với nhiệt tình không bờ bến, chúng ta cũng có thể thực hiện được phần nào kết quả trên đường tu. Đã là tu sĩ Phật giáo, hoặc Tăng, hoặc Ni, không thể nào học theo những việc của người thế tục. Chúng ta không phải là nhà kinh tế, nhà kiến thiết, nhà ngoại giao, hay học giả…mà là hành giả.

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trên đường tu, khi nói tới nỗ lực, tới sự cố gắng tu hành là muốn nói đến việc giải thoát sinh tử của mình. Chúng ta tu là để giác ngộ được tất cả lẽ thật của con người và của muôn pháp. Do đó, ta đặt nặng việc tu cho có kết quả. Người tu không thể có khả năng giỏi làm ra tiền bạc, mà dồn tâm lực vào việc tu hành.

Cho nên, thời gian của chúng ta không thể dồn vào các chuyện khác. Người tu sống chân thật, ôn hòa, không phải là người giỏi giao thiệp. Người giỏi giao thiệp với thế gian thấy như được nhiều lợi lộc, nhưng đó là tư cách của một nhà ngoại giao, không phải của người tu.

Tăng Ni phải làm sao trong đời mình giác ngộ được chân lý, giải thoát được sinh tử, chớ không phải làm cho được lòng mọi người. Nếu người tu cứ chiều chuộng để mọi người được vui, được vừa lòng, đó là vô tình chúng ta trở thành một nhà ngoại giao, không phải là một nhà tu.

Chúng ta học đạo để hiểu, hiểu để tu, chớ không phải là học giả được cấp bằng cao, chức phận này chức phận nọ. Nếu vì cấp bằng, vì chức phận mà học, đó là học giả chớ không phải nhà tu.

Lời Phật dạy rất đúng đắn, đó là chân lý, mà có khi người học đạo còn cạn hẹp nên không hiểu. Vì vậy, phải được những bậc đi trước, những bậc thầy hướng dẫn chỉ dạy để hiểu, hiểu rồi ứng dụng tu, chớ không chạy theo cấp bằng học vị, lấy làm thỏa mãn. Điều này hết sức quan trọng. Như vậy, một nhà tu phải tu như thế nào, phải làm những gì, hôm nay tôi sẽ nhắc cho tất cả Tăng Ni nhớ.