back to top
23.3 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 2

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: “khuất động thiêu đốt” làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Pháp thân huệ mạng ta bị phiền não phá hại, nên cũng gọi nó là phiền não ma.

Có những Phật tử tuy ăn chay, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, nhưng chỉ chú ý về hình thức, không quan tâm đến việc dứt trừ phiền não vọng duyên. Nên biết, nếu phiền vọng tăng một phần, tất đạo tâm phải thối một phần, dù có tụng kinh niệm Phật cũng không được thanh tịnh. Cho nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ đã bảo:

“Người mê tu phước chẳng tu đạo

Bảo rằng tu phước ấy là đạo

Bố thí cúng dường phước không lường

Nơi lòng ba ác vẫn còn tạo”.

Chữ Đạo của đức Lục Tổ nói, chỉ cho chân tâm thanh tịnh. Tất cả đường lối tu hành đều là phương tiện trở về chân tâm ấy. Chứng được chân tâm mới hoàn phục tánh bản giác, thoát nỗi khổ luân hồi, mà điểm căn bản để tu chứng, là phải dứt trừ phiền não vọng niệm.

Lão thật niệm Phật tiêu nghiệp vãng sanh thành Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật cũng dạy:

“Bậc sa môn hành đạo đừng giống như con trâu kéo chiếc cối xay, thân tuy hành đạo mà tâm đạo chẳng hành. Nếu tâm đạo được hành, cần gì dùng thân hành đạo?”

Niệm Phật, sám hối, ngồi thiền, lễ bái, kinh hành, đều là phương tiện phá trừ vọng nghiệp, mở rộng chân tâm. Nếu thân, miệng áp dụng hình thức ấy, mà lòng còn dẫy đầy nghiệp chướng tham, sân, si, thì đâu gọi là hành đạo? Trái lại, tuy không dùng hình thức đó, nhưng tâm vẫn luôn luôn trong sáng như gương nguyệt hồ thu, mới thật là người hành đạo.

Khi xưa vua Hương Chí hỏi Tổ Bát Nhã Đa La rằng: “Các vị tu hành khác đều tụng kinh, sao Ngài lại không tụng?”

Tổ đáp: “Bần tăng hơi thở ra không tiếp xúc các duyên, hơi thở vào không ở trong ấm giới, thường chuyển thứ kinh ấy đã ngàn muôn ức quyển rồi!”

Tổ muốn nói rằng mình hằng tụng vô tự tâm kinh, tâm kinh ấy là chẳng trụ trước muôn duyên bên ngoài, và bên trong hằng vắng lặng không thấy có năm ấm mười tám giới, cả tướng trong, ngoài, chính giữa cũng đều dứt tuyệt. Đây là ý nghĩa “tâm hành đạo”.

Tuy nhiên, cũng đừng chấp theo điều nói trên, mà bác bỏ ăn chay, bố thí, sám hối, niệm Phật, tụng kinh. Bởi các sự kiện ấy về mặt huệ nó giúp cho hành giả mau tiêu nghiệp chướng, sớm ngộ bản tâm; về mặt phước nó lại khiến cho người tu được quả báo đẹp vui, sanh về các cõi lành, hoặc miền Tịnh Độ để tiếp tục đường tu không còn thối chuyển. Mà phước huệ lưỡng toàn mới thành Phật được. Cho nên các bậc đại Bồ Tát tuy đã ngộ suốt nguồn tâm, nhưng vẫn tu muôn phước để trang nghiêm Phật độ. Như đức Di Lặc Bồ Tát tuy đã lên ngôi Nhất Sanh Bổ Xứ, xong mỗi ngày vẫn sám hối sáu thời để cầu tiêu trừ tế chướng, mau chứng quả Diệu Giác của Phật Đà.

Nên biết lời dạy trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương và lời của Tổ Bát Nhã Đa La ở trên, chỉ có tánh cách phiến diện hoặc bán dụ, để phá trừ lối tu chấp tướng quên tâm mà thôi.

Để kết lại vấn đề, người tu tịnh nghiệp ngoài phương diện niệm Phật, trì chú, tụng kinh, sám hối, còn phải chú trọng về phương diện “khai tâm”. Muốn cho tâm mở mang sáng suốt, để giúp kết quả niệm Phật mau thành tựu được sanh về Tây Phương, phải dứt trừ phiền não.

Nếu nhận thức sâu thêm, câu niệm Phật tuy là tướng mà cũng chính là tánh, bởi lý không ngoài sự, tức niệm là Phật, tức niệm là tâm. Cho nên trong sáu chữ hồng danh, phước huệ gồm đủ, sự lý viên dung, vừa đưa người tu mau đến thể viên giác diệu tâm, vừa khiến hành giả được tịnh báo vãng sanh cõi Phật.

Trích “Niệm Phật Thập Yếu”. 

Nhận diện tính ghen tuông và thói đố kỵ

Tính ghen tuông và đố kỵ làm cho chúng ta trở nên đau khổ. Chúng kìm hãm sự phát triển về tinh thần và tình cảm của chúng ta. Nếu chỉ vì ghen tức mà trở nên hung dữ thì không những chúng ta tự làm hại mình mà còn làm hại người.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Ghen ghét đố kỵ người khác, nói chung là một điều vô lý. Dù ta có ghen tức với người khác thế nào đi chăng nữa thì ta cũng không ngăn cản họ bớt giàu có hơn hoặc làm cho họ giảm mất những đức tính tốt đi. Có chăng nó chỉ làm cho chúng ta thêm đau khổ mà thôi. Ngoài ra, có gì đáng lên án hơn khi chỉ vì ganh ghét mà chúng ta tìm mọi cách phá những thành công và sự giàu sang của người khác. Bảo đảm không cần phải nghi ngờ gì hết, không chóng thì chầy, sự đố kỵ ấy sẽ quật ngược lại mà hại đến chúng ta.

Ghen ghét đố kỵ vì một lý do nào đi chăng nữa cũng là điều sai trái. Xã hội ngày nay được sung túc là do liên quan đến nhiều người, nhiều yếu tố khác nhau. Một khi có đôi ba người trong xã hội thành công thì đó chính là “lợi tức” của toàn xã hội gặt hái được, và suy cho cùng thì thành công của họ cũng đem lại lợi ích cho mỗi người chúng ta. Khi ta gặp được những người thành công trong xã hội thì ta phải nhận định rõ ràng, cái thành công của họ rồi cũng đem lại tác dụng tốt cho chính ta. Như thế chúng ta hãy vui với thành công của người thay vì cứ lấy đó mà giận dữ, đố kỵ để tự hành hạ thân mình.

Lẽ thường, một khi yêu thích ai thì ta vui với thành công của họ, còn không thì ngược lại. Nhưng đúng hơn mà nói, chúng ta cũng nên vui với những thành công của người không quen biết, không đem lại lợi ích trực tiếp cho mình. Nếu những người này thành công thì xã hội cũng sẽ được hưởng một phần tốt đẹp nào đó.

Càng có nhiều người thành công thì xã hội càng thêm tiến bộ. Thành công này, dĩ nhiên là phải có thành công đạo đức đi kèm. Nếu chỉ nghĩ đến riêng tư thì chúng ta không bao giờ có thể đem lại cơm no áo ấm và cuộc sống hạnh phúc cho toàn xã hội được. Xã hội muốn tiến bộ thì cần phải có số đông những người tài giỏi, đạo đức, chịu khó làm việc.

Nhưng ngay cả trường hợp chúng ta biết rõ có người giàu có và thông minh hơn mình nhưng họ chỉ chăm lo cho cuộc sống riêng tư của họ mà xã hội không được hưởng lợi ích gì hết thì chúng ta cũng không nên đố kỵ. Thử hỏi, có lợi ích gì cho chúng ta không, một khi chúng ta cứ quay cuồng ganh tỵ cùng họ? Và tại sao người khác lại không có được cái mà chính chúng ta cũng mong ước?

Tôi dành nhiều cảm thông cho việc ghen tuông hơn là đố kỵ, mặc dù đây cũng là một cảm giác không tốt. Cảm giác ấy xuất hiện khi chúng ta bị người bạn đời lợi dụng lòng tin tưởng của mình. Thí dụ, hai người thương yêu nhau thực sự rồi đi đến quyết định cùng chung sống. Họ hiểu nhau và hoàn toàn đặt tin tưởng ở nhau, họ sinh con và quyết định xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nếu ngày nào đó, một trong hai người đi yêu người khác, thì ghen tuông xảy ra là điều dễ hiểu.

Năm thứ quý giá ở đời

Theo Thế Tôn, có những thứ tuy quý giá nhưng dễ tìm, dễ được và có những thứ không khó tìm nhưng rất khó được. Khó được vì hiện hữu trước mắt mà không có tuệ giác để trân quý, chưa hội đủ nhân duyên để nhận ra đó là những báu vật ở đời.

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với những người Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly rằng:

– Ở đời có năm thứ báu rất khó có được. Những gì là năm? Một là Như Lai, Chí Chân xuất hiện ở đời rất khó có được. Hai là người có thể giảng thuyết Chánh pháp của Như Lai rất khó có được. Ba là người có thể tín giải pháp mà Như Lai diễn thuyết rất khó có được. Bốn là người có thể thành tựu pháp mà Như Lai diễn thuyết rất khó có được. Năm là hiểm nguy được cưu ách mà biết đáp trả, hạng người ấy cũng rất khó có được. Ấy là năm thứ báu rất khó có được.

Năm trăm người Lệ-xa sau khi nghe Phật khai thị, giáo huấn khiến cho lợi ích, hoan hỷ”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành, số 2 [trích])

Phật dạy sáu pháp không thối đọa

426808666_434864699201214_223494526885518804_n

Lời bàn: 

Những thứ quý giá ở đời thì rất nhiều. Thông thường đó là tài sản vàng bạc châu báu nhà cửa đất đai, cao cả hơn là ông bà cha mẹ và những người thân yêu ruột thịt. Đôi lúc, thứ quý giá nhất là những gì chúng ta đang cần trong hiện tại, đơn giản như đói được ăn, khát được uống, giá rét có chỗ ấm êm, bị nạn liền được cứu thoát.

Theo Thế Tôn, có những thứ tuy quý giá nhưng dễ tìm, dễ được và có những thứ không khó tìm nhưng rất khó được. Khó được vì hiện hữu trước mắt mà không có tuệ giác để trân quý, chưa hội đủ nhân duyên để nhận ra đó là những báu vật ở đời.

Đức Phật xuất hiện ở đời là sự kiện hiếm có, vì hiếm nên quý báu. Chúng ta ra đời được gặp Phật lại càng khó hơn. Ngày nay, chúng ta cách thời đại Đức Phật lâu xa nhưng Thánh tích và hình bóng của Ngài vẫn còn. Những ai có đủ căn lành gieo trồng lòng tin trong sạch vào Tam bảo thì thật quý hóa.

Tuy Đức Phật đã Niết-bàn nhưng xá-lợi của Ngài, tức Chánh pháp vẫn còn. Những ai lưu truyền lời dạy của Ngài lại càng quý hóa hơn. Thuyết giảng ở đây có nghĩa rộng là đưa Chánh pháp đến với mọi người bằng các phương tiện hiện có. Pháp Phật giúp người biết sống thức tỉnh và yêu thương. Nhiều người, nhiều thế hệ đã chung tay làm việc công đức cao quý này nên pháp âm từ ngàn xưa vẫn đang đồng vọng.

Quý hơn nữa là ngoài việc tin sâu còn giảng giải Chánh pháp giúp cho người phát khởi niềm tin vào Phật pháp. Đây là việc tự lợi và lợi tha song hành nên thực sự quý báu. Gặp được Chánh pháp và tự mình tin hiểu là điều khó nhưng giúp người khác tin hiểu, sống theo lời Phật dạy càng khó hơn. Ngay đây, người hậu thế học Phật nhận ra rằng: Tuy Phật sự rất đa dạng, tùy duyên và tùy hạnh của mỗi người nhưng mục tiêu cốt lõi vẫn là hoằng pháp và độ sinh. Làm được như thế không phải dễ dàng nên Thế Tôn ca ngợi người ấy là một trong năm thứ báu ở đời.

Không chỉ tin hiểu mà còn sống cùng và sống với, thực hành lời Phật dạy để trở thành Chân nhân, bậc Hiền Thánh ở đời. Ai “thành tựu pháp mà Như Lai diễn thuyết” sẽ sống đời thảnh thơi, an lạc, có ích cho xã hội. Theo Đức Phật, hiểu biết Chánh pháp là để thực hành, có thực hành đúng và đủ mới hạnh phúc an vui. Nếu chưa thành tựu Thánh quả, ít ra chúng ta cũng nguyện làm người tử tế, đạo đức, là bậc Chân nhân, Hiền nhân trong đời.

Lúc nguy khốn ta được cứu giúp rồi luôn nhớ ơn và tìm cách báo đáp. Đúng ra đây là lẽ thường tình nhưng vì con người thường vô ơn bạc nghĩa nên ai biết nhớ ơn và đền ơn được Phật khen là quý báu, khó được. Cho nên, những ai gặp được Chánh pháp, biết tu tập lợi mình ích người, biết ơn tất cả và sống vì hạnh phúc an lạc cho số đông, đó chính là những báu vật ở đời.

Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm

Thiên nhiên vốn rất hào phóng với con người và muôn loài nhưng muốn hưởng lộc cũng cần xin phép, nếu không là ăn trộm. Điều đó thể hiện lòng biết ơn, tâm quý trọng mà hưởng thọ chừng mực trong tinh thần muốn ít và biết đủ; không tàn phá, vắt kiệt lộc trời trong tự nhiên.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Tỳ-kheo này bị bệnh mắt, vâng lời thầy thuốc dạy phải ngửi hoa bát-đàm-ma (sen). Sau khi Tỳ-kheo kia nhận lời dạy của thầy rồi, liền đến bờ ao hoa bát-đàm-ma, ngồi theo chiều gió bên bờ ao và theo gió mà ngửi hương. Khi đó có vị Thiên thần chủ hồ này nói với Tỳ-kheo:

Vì sao ngài trộm hoa?

Ngài là giặc trộm hương.

Bấy giờ, Tỳ-kheo nói kệ đáp:

Không phá cũng không đoạt,

Đứng xa ngửi hương bay.

Tại sao nay ông nói,

Ta là giặc trộm hương?

Lúc ấy, Thiên thần nói kệ:

Không xin mà tự lấy,

Thế gian gọi là giặc.

Ông, nay người không cho,

Mà tự đến ngửi lấy;

 Thì thế gian gọi là,

Giặc trộm hương thật sự.

Lúc đó có một người nhổ ngó sen kia, vác cả đi. Bấy giờ Tỳ-kheo nói kệ cho Thiên thần kia:

Hiện tại, như người kia,

Bẻ gãy phân-đà-lợi (sen),

Nhổ rễ vác cả đi,

Mới là người gian xảo.

Vì sao ông không ngăn,

 Mà nói ta trộm hương?

Lúc ấy, Thiên thần kia nói kệ đáp:

Người gian xảo cuồng loạn,

Giống như áo nhũ mẫu;

Đủ thiếu gì nói thêm!

Nên mới nói cùng ngài.

Ca-sa, không thấy bẩn,

Áo đen, mực chẳng dơ.

Người hung ác gian xảo,

 Thế gian không nói tới.

Chân ruồi dơ lụa trắng;

Kẻ sáng, thấy vết nhỏ.

Như mực dính hạt châu,

Tuy nhỏ nhưng thấy hết.

Thường theo kia cầu tịnh,

Không kết, lìa phiền não,

Ác tuy như lông tóc,

Người thấy như Thái sơn.

 Lúc ấy, Tỳ-kheo kia lại nói kệ:

Nói hay thay! Hay thay!

Dùng nghĩa an ủi tôi.

Ông hãy thường vì tôi,

Luôn luôn nói kệ này.

Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:

Tôi chẳng phải nô lệ

Ngài mua, hay người cho;

Làm sao luôn theo ngài,

 Lúc nào cũng nhắc nhở?

Nay ngài nên tự biết,

Mọi việc lợi ích kia.

Sau khi Thiên thần kia nói rồi, Tỳ-kheo này nghe những gì người ấy nói, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về, một mình nơi chỗ thanh vắng, chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A- la-hán.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1338)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Thế mới biết, sen trong hồ, hương bay giữa trời tưởng chừng như vô chủ mà hóa ra lại có chủ, chủ của chúng là thiên nhiên. Thiên nhiên vốn rất hào phóng với con người và muôn loài nhưng muốn hưởng lộc cũng cần xin phép, nếu không là ăn trộm. Điều đó thể hiện lòng biết ơn, tâm quý trọng mà hưởng thọ chừng mực trong tinh thần muốn ít và biết đủ; không tàn phá, vắt kiệt lộc trời trong tự nhiên.

Điều thú vị là Thiên thần kia chỉ trách Tỳ-kheo ngửi hương mà không màng kẻ phàm cắt hoa, chặt cây, nhổ rễ vì họ là những kẻ “thế gian không nói tới”. Đây là điểm vi tế mà người tu cần lưu ý: Thứ nhất người tu hành thì không thể so với người phàm tục. Thứ hai dù không thể hiện ra hành vi bên ngoài nhưng trong tâm ý bộc lộ tham ái và dính mắc liền bị quở trách, quy tội ăn trộm.

Vết nhơ dù nhỏ nhặt như chân ruồi nổi bật trên lụa trắng, như hạt mực dính trên kim cương sẽ thấy rất rõ. Cũng vậy, người chuyên thanh lọc và tịnh hóa thân tâm cũng nên dè chừng với các thú tao nhã. Đã là bụi thì dù bụi đất hay bụi vàng cũng đều xót mắt như nhau. Cho nên cần lắng lòng trong sạch không đắm nhiễm các dục từ thô đến tế, từ thấp hèn cho đến thanh cao.

Người phụ nữ đẹp nhất

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, một công ty mỹ phẩm nổi tiếng tổ chức cuộc thi “Người phụ nữ quanh tôi”. Theo đó, người dự thi phải gửi đến những lá thư ngắn nói về người phụ nữ đẹp nhất mà mình đã gặp, đã quen biết hoặc đã cùng sống.

Kèm theo là chân dung của người đẹp này. Trong vài tuần lễ, công ty đã nhận được hàng ngàn lá thư gửi về.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong số này, có một lá thư gây được sự chú ý đặc biệt. Tác giả là một cậu bé 9 tuổi sống trong một ngôi nhà ở một ngõ cụt của xóm nhà ven kênh rạch. Lá thư còn đầy lỗi chính tả. Có đoạn viết:

“Người phụ nữ đẹp đó ở cách nhà cháu một dãy phố. Cháu đến thăm bà mỗi ngày. Bà làm cháu cảm thấy mình là một đứa trẻ có giá trị và quan trọng nhất trên đời. Bà cùng chơi với cháu và chăm chú lắng nghe những câu hỏi của cháu. Bà hiểu cháu rất rõ và khi cháu ra về bà luôn nói to lên là bà rất hãnh diện về cháu. Bức ảnh đó cho các ngài thấy bà quả là người phụ nữ đẹp nhất. Cháu hy vọng sau này sẽ có một người vợ đẹp như bà.”

Bị hấp dẫn bởi lá thư, ông giám đốc công ty muốn xem ngay hình người phụ nữ đó. Cô thư ký đưa ra tấm hình của một bà cụ tươi cười nhưng đã rụng hết răng, mái tóc muối tiêu của bà được búi gọn sau gáy, và những nếp nhăn hằn sâu hai bên má dường như lu mờ đi phần nào dưới vẻ lấp lánh của đôi mắt sáng trong xanh đầy tự tin.

Cuối cùng, ông giám đốc mỉm cười nói:

– Rất tiếc là chúng ta không thể dùng chân dung của người phụ nữ này để quảng cáo cho công ty được vì bà đã chứng tỏ cho mọi người biết rằng, để trở nên người phụ nữ đẹp, chẳng cần đến những mỹ phẩm của công ty chúng ta! Thật tiếc!

Người phụ nữ vĩ đại nhất

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình

Bạn có thể an ủi bạn bè, chia sẻ những gánh nặng cuộc sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính bạn lại quên đi việc quan tâm đến bản thân mình. Đó là lúc cần phải nhớ rằng, việc yêu thương và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng.

12901374_804861436312585_1646232714261786246_o

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình. Đôi khi, việc nói với chính mình những lời động viên và khích lệ cũng giúp ta cảm thấy tốt hơn.

Ngay lúc này, hãy thử viết lên giấy những điều làm bạn phiền não. Viết ra mọi suy nghĩ, mọi lo lắng, mọi điều bạn cảm thấy khó khăn. Đây là cách giúp bạn giải tỏa stress và đặt mọi vấn đề vào đúng chỗ của nó.

Hãy viết ra cả những việc bạn nhất định phải làm. Tạo ra một danh sách công việc và ưu tiên những công việc quan trọng nhất. Điều này sẽ giúp bạn tổ chức và tiến triển hơn trong cuộc sống.

Rồi buông tất cả, và thả lỏng tâm trí cũng như cơ thể hết đêm nay. Để tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sức mạnh.

Đến sáng mai khi mở mắt ra, bạn sẽ thấy mình sẵn sàng hơn, sẵn lòng đối mặt với mọi thách thức của ngày mới. Đó chính là sức mạnh của việc quan tâm và yêu thương bản thân.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Nói về đặc tính của nước là để minh họa cho lời Phật dạy về tâm từ, thoạt nhìn lòng yêu thương rộng lớn hay tâm từ cũng tươi mát dẻo mềm, ấy vậy mà khắc chế được ác quỷ ác thần. Các loài phi nhơn có ác tâm muốn tổn hại người tu tập tâm từ vốn không thể được. Thế nên, ngoài việc tu tập giới định tuệ, người tu cần phải trưởng dưỡng lòng từ để được an nhiên trước nội ma ngoại chướng.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

 – Thí như có người có con dao găm, mũi nó rất bén nhọn. Có người khỏe mạnh nói rằng: ‘Tôi có thể dùng tay, hay nắm tay, đập vào con dao của anh, làm cho nó gãy vụn.’ Này các Tỳ-kheo, người khỏe mạnh kia có thể dùng tay, hay nắm tay đập vào con dao kia, làm gãy vụn chăng?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

– Bạch  Thế  Tôn,  không  thể  được.  Vì con dao găm kia có mũi rất bén nhọn. Người đàn ông kia không thể dùng tay, hay nắm tay đập cho vụn, mà chính tự làm khốn khổ.

– Cũng vậy, Tỳ-kheo, nếu Sa-môn, Bà-la-môn tu tập lòng từ đối tất cả chúng sanh cho đến như trong khoảnh khắc vắt sữa bò, nếu có quỷ thần ác muốn đến dò tìm chỗ hở, không thể tìm được cơ hội thuận tiện. Chúng chỉ tự làm thương tổn lại chính mình. Cho nên, các Tỳ-kheo, phải học như vậy, thường thường tu tập lòng từ cho đến như khoảnh khắc vắt sữa bò.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những  gì  Phật  dạy,  hoan  hỷ phụng hành.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1255)

Khi tu tập độc cư trong những trụ xứ vắng vẻ như rừng cây, hang núi, đồng trống thì người tu phải đối mặt với một số chướng nạn. Ngoài thú dữ, trùng độc thì ác quỷ và ác thần nhiễu hại là một trở ngại lớn. Nhẹ thì khiến cho tâm ta bất an, lo sợ mà nặng thì chúng nhiễu loạn, phá phách khiến không thể định tâm. Trong những trường hợp như vậy, Thế Tôn thường dạy tu tập rải tâm từ; mong cho mọi loài chúng sinh được hạnh phúc, an vui.

Thiền rải tâm từ có nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống bình thường, đặc biệt hữu ích với người tu hành. “Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến, các hàng phi nhân ái mộ, chư thiên bảo hộ, không bị hỏa hoạn-thuốc độc-binh khí xúc chạm, tâm dễ đắc định, sắc mặt trong sáng, lúc chết không rối loạn, có thể tái sinh vào cảnh giới của Phạm Thiên” là những lợi ích của thiền rải tâm từ.

Thế nên, người tu cần siêng năng thực hành thiền rải tâm từ. Trong pháp thoại này, Thế Tôn dạy chỉ cần rải tâm từ trong “khoảnh khắc vắt sữa bò” (ước chừng khoảng vài phút) mà các ác quỷ ác thần đã không thể làm tổn hại người tu, huống gì chúng ta gia tâm quán niệm hàng này. Mới hay, mong cho người được hạnh phúc an vui (rải từ tâm) thì chính mình lại được hạnh phúc an vui.

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Con người là một hợp thể của năm uẩn, sắc (thân – vật chất) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm – tinh thần). Thân và tâm tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ khắng khít, tác động và hỗ tương lẫn nhau.

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đầy đủ phước đức thành tựu cả hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”. Hầu hết người ta sống ở đời được cái này thì mất cái kia, “thân vui, tâm chẳng vui” hoặc “tâm vui, thân chẳng vui”. Hai trường hợp này tuy không trọn vẹn nhưng có phần an ủi hơn so với người mất trắng, thiếu phước kém duyên, “tâm chẳng vui, thân cũng chẳng vui”. Hãy nghe Phật dạy về bốn hạng người này.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Có bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn? Có người thân vui, tâm chẳng vui; hoặc có người tâm vui, thân chẳng vui; hoặc có người tâm chẳng vui, thân cũng chẳng vui; hoặc có người thân vui, tâm cũng vui.

Hạng người nào thân vui, tâm chẳng vui? Ở đây, phàm phu tạo phước, đối với bốn việc cúng dường y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men khi bệnh tật, không có thiếu thốn nhưng họ lại chẳng thoát khỏi đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng lại chẳng khỏi trong đường ác. Đó là hạng người thân vui, tâm chẳng vui.

 Hạng người nào tâm vui, thân chẳng vui? Đó là A-la-hán không tạo công đức. Ở đây, trong bốn việc cúng dường, vị ấy không thể tự lo xong, trọn không có được. Nhưng vị ấy thoát khỏi các đường ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Ví như La-hán Duy Dụ. Đó là hạng người tâm vui, thân chẳng vui.

Hạng người nào thân chẳng vui, tâm cũng chẳng vui? Nghĩa là người phàm phu, không tạo công đức, không thể được bốn việc cúng dường y phục, thức uống ăn, giường nằm thuốc men chữa bệnh, hằng chẳng được thoát khỏi ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Đó là hạng người thân chẳng vui, tâm cũng chẳng vui.

Hạng người nào thân vui, tâm cũng vui? Nghĩa là A-la-hán tạo công đức, bốn việc cúng dường không bị thiếu thốn: y phục, thức uống ăn, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Vị ấy thoát khỏi đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ví như Tỳ-kheo Thi-ba-la vậy. Đó là hạng người thân vui, tâm cũng vui.

Này Tỳ-kheo! Thế gian có bốn người này. Thế nên Tỳ-kheo! Hãy tìm phương tiện, nên như Tỳ-kheo Thi-ba-la. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Khổ lạc, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.86)

Con đường an vui và hạnh phúc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Liên hệ đến đời sống xuất gia, chúng ta thấy bốn hạng người mà Thế Tôn đã dạy ở trên rất rõ.

Có vị rất sung mãn về các phước báo hữu lậu; sức khỏe, chùa to, Phật lớn và đồ chúng đông đảo. Nhưng đó chỉ mới đạt được phần hình thức bên ngoài, còn nội dung bên trong, tâm các vị ấy có vui hay không mới là điều quan trọng. Nếu tâm chưa vui, “chẳng thoát khỏi đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh” thì cái kết vẫn chưa vui.

Ngược lại có vị tu học rất tinh chuyên, giới đức phạm hạnh và tuệ giác cao vời nhưng vì “không tạo công đức” nên thiếu phước báo hữu lậu. Mà thiếu phước duyên thì không đủ phương tiện làm đạo, hoằng hóa thường gặp trở ngại và khó khăn. Dù vậy, nhờ tâm vui nên cái kết cũng được vui.

Còn trường hợp thiếu phước kém trí, thân và tâm đều chẳng vui thì cần nỗ lực tu học thật nhiều. Bởi phước và trí không phải tự nhiên đến mà cần phải gieo trồng nhiều đời.

Người tu hành mà thân thể khỏe mạnh, đời sống vật chất không thiếu thốn, tâm vượt thoát các phiền não, khổ đau như Tỳ-kheo Thi-ba-la, nói khác là thân và tâm đều vui, phước trí đều trang nghiêm thì thật tuyệt vời. Vì thế Đức Phật răn dạy chúng ta hãy cố gắng để thành tựu.  

Những điều đặc biệt làm nên chùa Đồng – Yên Tử

’30 năm một chặng đường, thời gian trôi nhanh, chúng tôi trải qua biết bao gian nan trở ngại mới đưa được chùa Đồng về Yên Tử’, Hoà thượng Thích Quảng Tùng chia sẻ.

Audio
Hòa thượng Thích Quảng Tùng phát biểu tại tọa đàm

Hòa thượng Thích Quảng Tùng phát biểu tại tọa đàm

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam TP.Hải Phòng vừa tổ chức Toạ đàm khoa học kỷ niệm 30 năm đưa chùa Đồng về Yên Tử (28/4/1994 – 28/4/2024).

Chùa Đồng còn có tên khác là Thiên Trúc tự (chùa cõi Tây phương Thiên Trúc) nằm ở vị trí cao nhất của núi Yên Tử. Trên độ cao 1.068m, đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất Việt Nam. 

Đầu tiên, chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ, đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này, ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt.

Năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, tương truyền có một cơn bão làm bật mái chùa, kẻ gian dỡ phần còn lại, chỉ để lại dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá.

Năm 1994, ông Nguyễn Sơn Nam – Việt kiều Mỹ cùng các Phật tử phát tâm đúc lại ngôi chùa mới theo kiến trúc hình chữ Đinh, dáng một bông sen nở với những cánh thắm đẹp tự nhiên nhất. 

Chùa Đồng - Yên Tử

Chùa Đồng – Yên Tử

Tại toạ đàm, Hoà thượng Thích Quảng Tùng – Trưởng Ban trị sự GHPGVN TP Hải Phòng, Trụ trì chùa Phúc Lâm Dư Hàng kể lại hành trình cùng ông Nguyễn Sơn Nam xây dựng lại chùa Đồng: “30 năm một chặng đường, thời gian trôi nhanh, chúng tôi trải qua biết bao gian nan trở ngại mới đưa được chùa Đồng về Yên Tử. Giờ thay bằng ngôi chùa Đồng to đẹp hơn, chúng tôi vẫn tự hào là những người đi đầu xây dựng được ‘mái nhà tranh’ để có ‘ngôi nhà ngói’ như bây giờ. Hôm nay ôn lại chặng đường đã qua, sau này có gặp gì khó khăn gì về xây dựng, đó cũng là bài học để chúng ta vượt qua”.

Hoà thượng Thích Quảng Tùng đánh giá rất cao về đóng góp của nhà ông Nguyễn Sơn Nam, luôn nghĩ về quê hương, đau đáu với tâm nguyện của đại sư Trí Hải – người thầy của mình về việc xây dựng đóng góp cho Phật giáo nước nhà.

Ông Nguyễn Sơn Nam, người có công xây dựng chùa Đồng từ năm 1994.

Ông Nguyễn Sơn Nam, người có công xây dựng chùa Đồng từ năm 1994.

Tại toạ đàm, ở tuổi 75, ông Nguyễn Sơn Nam xúc động kể, năm 25 tuổi được ở cạnh Đại sư Trí Hải. Suốt thời gian này, dù thầy của mình không nói nhưng ông có cảm giác tâm nguyện của thầy được truyền sang mình, là phải xây dựng chùa Đồng, dù việc này gặp nhiều khó khăn. Sau 10 năm rời Việt Nam, năm 1994 ông Sơn Nam mới về quê hương, hoàn thành tâm nguyện của Đại sư Trí Hải cũng như của mình. Ông cảm thấy nhẹ lòng.

Ông Nguyễn Đình Chỉnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng cho rằng, ông Nguyễn Sơn Nam xây dựng chùa Đồng năm 1994 rất gian khổ, vất vả. 

“Có thể nói cư sĩ Sơn Nam đã có tư duy, suy nghĩ đi trước mọi người, sớm thấy được tư tưởng thiền Phật vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau này người ta mới quan tâm chú ý tới những giá trị, ý nghĩa của Phật phái Trúc Lâm và Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nguồn kinh phí xây dựng chùa Đồng phần lớn do ông Nguyễn Sơn Nam công đức, khoảng 2,3 tỷ đồng thời điểm đó (năm 1994) là rất lớn”, ông Chỉnh chia sẻ.

Ông Bùi Hữu Dược tại buổi tọa đàm.

Ông Bùi Hữu Dược tại buổi tọa đàm.

Tại toạ đàm, ông Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) cảm ơn Hoà thượng Thích Quảng Tùng vì thời điểm đó còn rất trẻ nhưng đã quyết tâm làm công trình lớn; ông Sơn Nam lúc bấy giờ là một Việt kiều nhưng sẵn sàng cống hiến vì hạnh nguyện đối với sự phát triển của Phật giáo, với tình yêu quê hương đất nước.

“Tôi tin rằng Đại sư Trí Hải sẽ tự hào về người học trò của mình, tự hào về sự đóng góp của Phật giáo vào xã hội hôm nay”, ông Dược khẳng định.

Theo VietNamNet