back to top
21.9 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 172

Hai sự cúng dường tối thượng

Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa.
Mắt xanh nhìn người thế
Mây trắng hỏi đường qua.


Cuộc đời của đức Thế Tôn từ lúc giả từ cung vàng điện ngọc, danh vọng và quyền uy… của một bậc vương giả để dấn thân vào chốn rừng thiêng tuyết lãnh, của xứ Ấn trần lao để tầm đạo giải thoát cho muôn loài, cho đến lúc chứng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; với ba y một bình bát an nhiên tự tại giải thoát, thuyết pháp cứu khổ độ sanh, đó là một tấm gương xuất trần cao cả và vĩ đại nhất của toàn nhân loại. Trên bước đường hoằng pháp ấy, đức Thế Tôn đã ứng thân làm phước điền cho cả chư Thiên và loài người. Có những sự cúng dường vi diệu bằng những cung điện huy hoàng, tráng lệ với đủ loại hoa trời, nhạc trời của chư Thiên. Có những sự cúng dường vĩ đại bằng những tinh xá Trúc Lâm, Kỳ Hoàn… hay những buổi trai tăng hàng ngàn Tỳ-kheo của những vị vua quan trưởng giả như vua Tần-bà-sa-la, trưởng giả Cấp-cô-độc, tín nữ Visakka v.v… Trong muôn vàn sự cúng dường ấy, có hai sự cúng dường rất đơn sơ, bình dị nhưng đã đi vào lịch sử và được chính đức Phật khẳng định là có nhiều phước báu nhất và đầy kỷ niệm nhất trong cuộc đời của Ngài. Đó là hai sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa và người thợ rèn Thuần-đà (Cunda).

Hai sự cúng dường tối thượng - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Đức Phật cùng chư Tăng đi khất thực

Sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa:

Sau khi từ bỏ vương thành Ca-tỳ-la-vệ, từ bỏ những gì cao sang, sung sướng nhất của một bậc Đông cung thái tử, cho đến từ giã người hầu cận Xa-nặc trung thành và ngựa Kiền Trắc thân yêu, thái tử Tất-đạt-đa đã thực sự dấn thân vào chốn rừng thiêng u tịch của xứ Ấn trầm hùng, quyết tâm tầm đạo giải thoát cho muôn loài. Ban đầu, Ngài học đạo với hai vị đạo sư nổi tiếng nhất đương thời là Alàra Kàlama và Uddaka Ràmaputta. Sau một thời gian ngắn nỗ lực tu tập, Ngài đã chứng đắc được quả vị cao tột của hai vị Đạo sư này là Vô sở hữu xứ định và Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Cảm nhận được những quả chứng này chưa phải là cứu cánh của giải thoát, chưa đoạn tận được tất cả phiền não kiết sử để siêu thoát luân hồi, Ngài đã từ giã hai vị Đạo sư này để tiếp tục lên đường đi tìm con đường đạt đến cứu cánh giải thoát. Từ đây, Ngài thật sự bước vào con đường gian nan nhất. Trải qua sáu năm ròng rã, nhịn ăn bỏ ngủ, thực tập những lối tu khổ hạnh khắc nghiệt, cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, không còn sức lực nữa, không bước đi được nữa, Ngài bất tỉnh quỵ ngã ngay trong lúc tu tập. Một người chăn cừu thấy vậy đã dùng sữa mớm vào miệng Ngài, Ngài mới dần dần tỉnh lại. Từ đây, Ngài chợt tỉnh nhận ra rằng: “không thể có một tinh thần minh mẫn trong một thân xác tiều tụy” và Ngài đã rút ra được bài học Trung đạo của người tu tập là phải tránh xa hai trạng thái cực đoan: “Hưởng thụ trong đam mê dục lạc và ép xác khổ hạnh cực đoan.” Nhưng những giọt sữa dâng cúng từ người chăn cừu chỉ làm cho Ngài tươi tỉnh, khỏe mạnh đôi phần chứ chưa mang lại một tinh thần minh mẫn hay làm cho thân thể Ngài tráng kiện. Tinh thần minh mẫn và thân thể tráng kiện đã thật sự trở lại sau khi Ngài nhận sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa.
Nàng Tu-xà-đa là một thiếu phụ sinh trưởng tại làng Senani, một miền sơn cước thuộc dãy Hy-mã-lạp-sơn, gần dãy rừng Ưu-lâu-tần-loa và dòng sông Ni-liên-thiền, nơi thái tử Tất-đat-đa đang tu tập khổ hạnh. Chồng nàng là một điền chủ giàu nhất làng tên là Senani, nhờ giàu sang, danh vọng, và uy tín nên tên của chồng nàng được dùng để đặt tên làng. Nàng Tu-xà-đa rất đẹp người, có lòng bao dung tốt bụng, đặc biệt tánh tình của nàng “hiền lành như bồ câu và đức hạnh như thánh nữ”, vì thế nàng được chồng mình mến yêu và dân làng ngưỡng mộ. Cũng như bao người thiếu phụ khác, nàng luôn ước mong có một người con trai, do vậy ngày đêm nàng thường cầu nguyện dâng lễ và đi nhiễu xung quanh tượng đá Lanh-gam (tượng hình tròn và dài tượng trưng cho sự sinh sản) để cầu mong sanh được một hoàng nam. Sau những tháng ngày cầu nguyện, cuối cùng nàng cũng đã thụ thai và sinh được một cậu con trai như ý.
Để tạ ơn các vị thần nơi miền tuyết sơn huyền bí, nàng đã bỏ ra rất nhiều công sức để nấu bình Đề-hồ bằng những loại nếp thơm đặc biệt và những tinh chất từ sữa của những con bò khỏe mạnh nhất và sắm sữa một khay hoa quả thật đầy để dâng cúng. Nàng chọn một ngày đẹp trời, sai thị nữ Radha đội mâm hoa quả và mang bình Đề-hồ, còn nàng bồng đứa con cùng nhau vào rừng tạ ơn các vị thần linh thiêng cao cả đã ban cho nàng cuộc sống sung sướng, dân làng ấm no và đặc biệt là đứa con trai như lòng mong ước.
Thị nữ Radha đi trước tìm nơi thích hợp để làm lễ, nhìn thấy thái tử Tất-đat-đa đang ngồi kiết già bất động dưới cội cây Bồ-đề hùng vĩ với dáng dấp uy nghiêm, từ bi lan tỏa, thị nữ Radha giật mình sửng sốt vừa mừng vừa sợ. Nàng vội vã trở lại báo tin cho nàng Tu-xà-đa rằng thần núi đang hiện ra uy nghiêm dưới cội cây Bồ-đề. Nàng Tu-xà-đa đã cùng với thị nữ vui mừng tiến đến dưới cội cây Bồ-đề cúi đầu sát đất, hai tay kính cẩn thành tâm dâng lên hoa quả và bình thực phẩm Đề-hồ để cúng dường: “Lạy Ngài cao cả đã ban phước cho chúng con, xin Ngài hãy nhận lễ mọn này tự tay làm lấy với tất cả lòng thành kính và biết ơn của con.”
Bấy giờ đã đúng ngọ, thái tử Tất-đạt-đa yên lặng nhận bình bát Đề-hồ và thọ trai, trong lúc nàng Tu-xà-đa và thị nữ Radha lòng tràn đầy hạnh phúc. Quả là thực phẩm thượng diệu, sau khi thọ trai xong, Ngài cảm giác như mọi sinh lực đã hồi phục, tinh thần đã minh mẫn trở lại: “Ngài nghe trong người tỉnh táo lạ thường, sức lực đã trở lại trong Ngài, nguồn sống chạy rần rần trong huyết quản, Ngài cảm nghe như những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn chỉ là một giấc mơ mà bát Đề-hồ đã đuổi tan trong chốc lát. Trí não của Ngài trở nên sáng suốt như gương, nhẹ nhàng như có cánh, mạnh mẽ như Hy-mã-lạp-sơn.”

Hai sự cúng dường tối thượng - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Nàng Tu-xà-đa dâng Đề-hồ cúng dường đức Thế Tôn

Vẫn không ít người con Phật trong chúng ta thắc mắc rằng: Tại sao nàng Tu-xà-đa cúng dường đức Thế Tôn đơn giản như thế, với tấm lòng bình dị và đơn sơ như thế lại được đức Phật dạy rằng đó là một trong những sự cúng dường có công đức lớn nhất và nhiều kỷ niệm nhất, trong khi có những đại lễ cúng dường của vua Tần-bà-ta-la, vua A-xà-thế, trưởng giả Cấp Cô Độc v.v… lại không được đức Phật khẳng định tính quan trọng cao cả về hạnh cúng dường như nàng? Đọc qua kinh Tạng hay tìm hiểu về các kinh sách, những lời dạy của chư Phật, chư Tổ… chúng ta cũng thầm hiểu rằng, sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa hội đủ ba tính chất cao cả nhất: khế thời, khế cơ và khế lý.
Khế thời: Thời điểm mà nàng Tu-xà-đa cúng dường là vô cùng thích hợp và đúng lúc. Sau sáu năm khổ hạnh, thân thể của thái tử Tất-đạt-đa vô cùng tiều tụy, đây là lúc tốt nhất để cúng dường thực phẩm cho Ngài và cũng là thời điểm quan trọng mà Ngài sắp chứng ngộ Vô thượng Bồ-đề. Đây là tính khế thời cao cả nhất.
Khế cơ: Đứng về mặt đối tượng căn cơ. Người nhận cúng ở đây là Bồ-tát Tất-đạt-đa, Ngài đang cần sự minh mẫn của tinh thần cũng như sự tráng kiện của thân thể để chiến đấu với ma vương phiền não, mang ánh sáng giác ngộ đến cho muôn loài, đây là một cơ hội quí báu, một phước điền tối thượng để nàng Tu-xà-đa gieo trồng công đức.
Khế lý: Xét về mặt lý lẽ thường tình của thế nhân thì đây chính là điều cha ông chúng ta thường nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Xét về mặt đạo lý xuất thế thì đây là một phước duyên to lớn, một trợ duyên vĩ đại giúp Bồ-tát Tất-đạt-đa chứng đắc chân lý tối thượng, đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
Một việc làm gì của người con Phật đối với mọi người nên hội đủ ba yếu tố: khế thời, khế cơ và khế lý. Nàng Tu-xà-đa với duyên lành tối thượng, vô tình cúng được bát Đề-hồ cho Bồ-tát Tất-đạt-đa đầy ý nghĩa, để rồi tên tuổi cũng như công đức cúng dường của nàng đã được muôn người ở ngàn năm sau còn nhắc mãi.

Sự cúng dường của Thuần-đà (Cunda):

Kể từ khi chứng ngộ Vô thượng Bồ-đề, đức Thế Tôn đã trải qua suốt bốn mươi chín năm ròng rã đi khắp nơi trên xứ Ấn bao la, hoằng pháp độ sanh bất quyện. Lúc bấy giờ, Ngài đã tám mươi tuổi, nhận thấy xác thân tứ đại như một cổ xe mục nát và biết được nhân duyên hoằng pháp ở cõi Ta-bà sắp viên mãn, Ngài gọi tôn giả Anan lại, bảo Anan thông báo cho các Tỳ-kheo biết trong ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết-bàn. Trên đường đến thành Câu-thi-na để nhập Niết-bàn, đức Thế Tôn đã nhận sự cúng dường của người thợ rèn Thuần-đà, đây là sự cúng dường cuối cùng của chúng sanh trong cuộc đời của đức Thế Tôn.
Thuần-đà (Cunda) là một người thợ rèn sống gần rừng cây Ta-la, thôn Pava, thuộc thành Câu-thi-na. Một hôm, ông vào thành Câu-thi-na tình cờ gặp đức Thế Tôn và chư Tỳ-kheo, chiêm ngưỡng được tôn nhan từ nghiêm, thanh thoát của Ngài và chư Tăng thanh tịnh, trong khi dân chúng thành Câu-thi-na đặt bát cúng dường với sự hoan hỷ thành kính trang nghiêm. Người thợ rèn Thuần-đà hay tin đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn tại rừng Ta-la gần làng mình. Với thiện tâm phát khởi, lòng mong ước cúng dường cho đức Thế Tôn lần cuối cùng phát sinh, ông thu hết can đảm đến đảnh lễ dưới chân đức Thế Tôn và dâng lên lời cầu thỉnh đầy cảm động: “Bạch Thế Tôn! Ngài sắp nhập Niết-bàn, chúng con thấy buồn đau quá và thưa Ngài chúng con nghèo cùng khốn khổ nhưng duyên gặp Ngài khó được, cúng dường Ngài lại khó hơn nên mong Ngài từ bi nhận lễ cúng dường trai phạn nơi con ngày mai để con được những phước lộc ở kiếp vị lai. Ngưỡng mong Ngài xót thương nhận lãnh. Cúng phẩm của con tuy kém mọn nhưng cũng sẽ dâng lên Ngài và chư Tăng được dùng đầy đủ.” Đức Thế Tôn im lặng nhận lời, Thuần-đà vô cùng mừng rỡ vội vàng trở về báo tin cho gia đình sửa soạn thực phẩm để cúng dường đức Phật và chư Tăng, đích thân ông vào rừng tìm hái những loại nấm quý, nấm hương để dâng cúng đức Phật. Cả buổi chiều và tối hôm đó gia đình ông phải làm việc suốt không nghỉ, với lòng chí thành lo sửa soạn thức ăn để cúng dường, tạo phước. Sau một đêm trú tại thành Câu-thi-na, đức Thế Tôn cùng đại chúng tiếp tục cuộc hành trình đến rừng Ta-la và đến nhà người thợ rèn Thuần-đà đúng ngọ. Mọi thức ăn trai tịnh đã được dâng sẵn, đức Thế Tôn cùng chư Tỳ-kheo bắt đầu thọ trai. Trong lúc đại chúng đang thọ trai, Thuần-đà dâng lên đức Phật một bát nấm hương mùi thơm ngào ngạt. Khi dùng qua bát nấm này, đức Phật bảo: “Bát nấm này độc, các người hãy đổ đi không nên ăn.” Thuần-đà nghe đức Phật dạy, kinh hãi nghĩ rằng, tất cả tâm thành kính của mình, phước báu to lớn được cúng dường đức Phật sẽ không còn mà thêm tội nữa, ông than khóc té xỉu trên đất. Đức Phật gọi Thuần-đà đến bên Ngài và dạy: “Người không nên than khóc cũng đừng nên hối hận, phải vui sướng lên vì người đã được cúng dường bữa cơm cuối cùng cho ta. Có hai bữa ăn đáng kỷ niệm nhất, và có nhiều phước báu nhất, đó là lần đầu tiên của nàng Tu-xà-đa cúng dường cho ta trước khi thành đạo và bữa cơm này, trước khi ta vào Niết-bàn”.
Nghe đức Phật dạy như thế, Thuần-đà và cả gia quyến hoan hỷ vô cùng, cúi đầu đảnh lễ đưa tiễn đức Phật và chư Tăng với tâm thành kính nhất.

Hai sự cúng dường tối thượng - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Thuần-đà (Cunda) dâng lên đức Phật bát nấm hương

Phước báu to lớn

Và cũng tại rừng Ta-la, đức Phật bảo Anan và đại chúng: “Có hai vật thực cúng dường đến Như Lai mà phước báo bằng nhau, có quả bằng nhau và phước báu lớn hơn tất cả. Đó là vật thực cúng dường đến Bồ-tát ngay trước khi Người chứng đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và vật thực cúng dường đến bậc Giác Ngộ trước khi Người nhập Niết-bàn. Hai vật thực ấy đem lại phước báu bằng nhau, quả bằng nhau và vô cùng quý báu hơn tất cả các sự cúng dường khác. Do thiện nghiệp này mà người phát tâm tịnh tín cúng dường sẽ được phước báu. Sau khi mất sẽ được tái sinh vào các cõi trời, vào cảnh giới vua chúa, quyền quý cao sang, được nhiều may mắn và danh vọng”.
Nếu như sự thắc mắc về vấn đề cúng dường của nàng Tu-xà-đa đã được giải đáp thỏa đáng, thì ở đây sự thắc mắc về vấn đề cúng dường vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều trong lòng người con Phật: Tại sao Thuần-đà, một người nghèo khổ, cúng dường bữa cơm đơn sơ, lại có nấm độc gây tai hại cho đức Thế Tôn, thì lẽ ra ông chỉ được phước báu rất ít nếu không muốn nói là không có phước báu, đằng này lại được đức Thế Tôn khen ngợi là có phước báu to lớn như thế?
Xét về vấn đề tội, phước thì đức Phật có dạy: “tội từ tâm khởi…” nghĩa là tội lỗi từ nơi tâm mà sinh, thì phước báo cũng do tâm mà tạo. Ở đây, tâm của Thuần-đà rất tốt, rất chí thành thì tất nhiên là phải có phước báo lớn. Đứng về phương diện thường tình của thế nhân, chúng ta thường chấp có sống, chết; nhưng đối với một bậc Như Lai thì vấn đề sống chết không còn được đề cập đến nữa, cho dù các Ngài đã nhập Niết-bàn, nhưng các Ngài vẫn có những “ứng hóa thân” để hóa độ vô lượng chúng sanh. Dùng con mắt phàm phu chưa hiểu về Phật pháp thì ta cho rằng Thuần-đà là người có tội, do đức Phật ăn bát cháo ấy mà nhập Niết-bàn. Nhưng, với người đã học qua về Phật pháp thì sẽ hiểu được rằng thân hiện tại của đức Thế Tôn là thân “hữu dư y Niết-bàn”, nên Ngài vẫn còn chịu sự vô thường chi phối, vẫn còn sự già, bệnh… khi Ngài thọ bát nấm của Thuần-đà, thì bát nấm này quả là một nhân duyên lớn để Ngài đạt đến trạng thái “vô dư y Niết-bàn”. Nghĩa là đạt đến cảnh giới Niết-bàn cao tột nhất, an lạc nhất, không còn bị chi phối bởi già, bệnh, chết… đây là điều kiện chính để đức Phật khẳng định Thuần-đà có phước báu vô cùng lớn.
Đứng về phương diện thời gian (khế thời) thì nàng Tu-xà-đa và Thuần-đà cúng dường ở hai thời gian hy hữu nhất mà muôn triệu người con Phật không ai có được may mắn ấy. Đứng về phương diện đối cơ (khế cơ) thì đối tượng mà nàng Tu-xà-đa cúng dường là Bồ-tát Tất-đạt-đa, vì lúc này Ngài chưa thành Phật. Còn đối tượng mà Thuần-đà cúng dường là một đức Phật, một bậc đã đạt đến “hữu dư y Niết-bàn” và sắp đạt đến cảnh giới “vô dư y Niết-bàn”. Ở phương diện này, ta thấy phước báu của Thuần-đà nhiều hơn của nàng Tu-xà-đa, như kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật dạy: “Cho một trăm kẻ ác ăn không bằng cho một người thiện ăn, cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn… cúng dường cho một trăm vị Bích Chi Phật không bằng cúng dường cho một đức Phật ba đời…”.
Đứng trên phương diện chân lý (khế lý) thì cả hai sự cúng dường đều hợp chân lý, đó là những nhân duyên phước đức vô lượng vì ủng hộ một Bậc xuất trần đi từ địa vị phàm phu tiến dần đến quả vị cao tột nhất, chứng đắc cảnh giới Niết-bàn rốt ráo nhất.
Thời gian như dòng nước lặng lẽ trôi, nó xóa mờ và cuốn trôi muôn vật vào dĩ vãng, xô vùi chôn lấp mọi sự việc dưới lớp sóng bạc của đại dương mù khơi. Hai sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa và người thợ rèn Thuần-đà dù cách thời đại của chúng ta gần ba thiên niên kỉ nhưng cơn sóng thời gian vẫn không vùi lấp được, mà ngược lại, những phẩm hạnh cúng dường ấy, công đức to lớn ấy đã được các kinh sách ghi chép lại, lưu truyền vô tận theo dòng lịch sử. Và đây cũng chính là hai tấm gương cúng dường bất diệt để hàng Phật tử chúng ta noi theo để gieo trồng cội phúc, xây dựng phước báu cho chính mình, cho những người thân mình và cho muôn vạn chúng sanh.

Sài Gòn, Mùa Hạ 2002
TK. Thích Quảng Phước

Tình yêu đôi lứa theo lời Phật dạy

Tình yêu nam nữ nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Có hiểu mới có thương

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và ngàn năm sau vẫn vậy. Tuy nhiên, tình yêu nam nữ cần yêu thương thế nào để có hạnh phúc dài lâu thì không phải người nào cũng hiểu. Ngẫm những lời Phật dạy dưới đây có thể giúp bạn chọn cho mình một cuộc sống hạnh phúc.

Có hiểu mới có thương

“Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ.

Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.

Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.

Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.”

Tình yêu nam nữ phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
Hiểu đủ ta sẽ thương

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
Hiểu và thương luôn là bài pháp được nói đến trong những buổi lễ hằng thuận tại chùa cho các cặp vợ chồng

Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

Tình yêu nam nữ phải đủ bốn yếu tố “từ, bi, hỉ, xả”

Phật dạy về tình yêu nam nữ rất sâu sắc. Tình yêu nam nữ phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả. 

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ.
Trong tình yêu nam nữ, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Tự vấn

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã thực hành đủ 4 chữ “từ bi hỉ xả” không?

Minh Chính (Tổng Hợp)

Hạnh phúc luôn ở trong ta

Người sáng suốt luôn soi lại chính mình, biết cách suy nghĩ và hành động đúng pháp. Rồi chọn đúng con đường để đi đến hạnh phúc chân thật. Đó mới thật là người trí theo Phật dạy.

Hạnh phúc chân thật là ở trong chính ta, khỏi phải tìm bên ngoài. Người ta thường đi tìm hạnh phúc nhưng lại tìm ở bên ngoài nên được đó rồi mất đó không như ý nguyện. Không được như ý nguyện nên gặp nhau cứ chúc nhau hạnh phúc, nếu mà thật sự hạnh phúc rồi thì đâu cần chúc chi nữa.

Sự thật, cái khổ hay vui vốn ở ngay trong tâm của ta mà không ở đâu khác. Người khéo thanh lọc nội tâm, trừ bỏ những tâm niệm xấu dở thì lòng sẽ thường nhẹ nhàng, an ổn.

Hạnh phúc luôn ở trong ta - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê

Khi thanh lọc được nội tâm, tâm được trong sạch thì chúng ta thường nghĩ điều lành, điều tốt. Mà nghĩ điều lành, điều tốt thì sẽ phát ra hành động lành, làm tốt. Vậy là thường tạo nghiệp lành, sẽ chiêu cảm quả lành thì được an vui. Chúng ta khéo tu tập để giữ tâm tỉnh sáng rồi cẩn thận trong từng hành động, đó là điều thiết yếu để có được hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc này bảo đảm không ai lấy đi được, còn hạnh phúc bên ngoài có khi bị người ta lấy đi.

Thí dụ như lo tìm người bạn cho hợp cho vui, nhưng sống ít lâu không hài lòng với bạn đó rồi bị người kéo qua đi với người khác thì cũng khổ, vì hạnh phúc từ bên ngoài là không an ổn. Còn từ nội tâm của chúng ta đã an vui thì không ai lấy đi được hết. Khéo sáng suốt như vậy thì chúng ta thường được hạnh phúc, còn không khéo cứ muốn làm theo cái muốn của mình, mà cái muốn của mình là thuộc tâm vô minh thì kết quả là chuốc lấy khổ đau. Vậy được để làm gì? Được để rồi khổ thì được đó để làm gì? Nên chúng ta cần sáng suốt là vậy đó.

Khi thanh lọc được nội tâm, tâm được trong sạch thì chúng ta thường nghĩ điều lành, điều tốt.
Khi thanh lọc được nội tâm, tâm được trong sạch thì chúng ta thường nghĩ điều lành, điều tốt.

Người sáng suốt luôn soi lại chính mình, biết cách suy nghĩ và hành động đúng pháp. Rồi chọn đúng con đường để đi đến hạnh phúc chân thật. Đó mới thật là người trí theo Phật dạy. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Người nói được thận trọng,

Tâm tư khéo hộ phòng,

Thân chớ làm điều ác,

Hãy giữ ba nghiệp tịnh,

Chứng đạo Thánh nhân dạy.

Người sáng suốt luôn soi lại chính mình, biết cách suy nghĩ và hành động đúng pháp. Rồi chọn đúng con đường để đi đến hạnh phúc chân thật. Đó mới thật là người trí theo Phật dạy.
Người sáng suốt luôn soi lại chính mình, biết cách suy nghĩ và hành động đúng pháp. Rồi chọn đúng con đường để đi đến hạnh phúc chân thật. Đó mới thật là người trí theo Phật dạy.

Phật dạy chúng ta phải thận trọng lời nói, rồi khéo hộ phòng tâm không để cho nghĩ bậy, thân thì chớ làm những điều ác. Tức là giữ gìn thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Đó là con đường chánh đạo của bậc Thánh nhân, là con đường chứng đạo, là lối đi tiến đến hạnh phúc an vui chân thật ngay chính mình. Chỉ cần tự mình khéo tu tập ba nghiệp của chính mình thì đó là con đường an vui chân thật, chứ không phải tìm ở đâu khác.

Thích Thông Phương

Đức Phật giữa đời thường

Lời tựa

Từ thuở nằm nôi, không một ai trong chúng ta lại không được nghe mẹ kể chuyện cổ tích thần kỳ khi tuổi còn thơ. Ðêm đêm trông thấy ông Bụt hiền từ hiện về trong giấc mơ thần tiên.

Tuổi thơ trôi qua, lớn lên chúng ta hội nhập với đời, ngỡ rằng ông Bụt trong chuyện cổ tích Tấm Cám, chuyện Thằng Bờm, chuyện Cây tre trăm đốt hôm nào biến mất…

Đức Phật giữa đời thường - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Hình ảnh Bụt xuất hiện trong chuyện cổ tích

Không hẳn thế, ông Bụt vẫn xuất hiện giữa đời thường trong các mối quan hệ thực tiễn của con người. Bạn vẫn gặp gỡ tiếp cận những mẫu người hiền như Bụt, sáng suốt như Bụt, can đảm như Bụt, nói chung là đầy đủ chất liệu từ bi, trí dũng, Phật tánh trường tồn. Chưa hết, đi tới đâu, làm việc gì dẫu khó hay không bạn đều được người ta nhắc nhở cần phải có “thiện tâm”, “Phật tâm”! Xem ra “thiện tâm”, “Phật tâm”, “Phật tại tâm” chỉ là một, chỉ cần có Ðức Phật ở trong lòng, bạn cũng đủ sống đời, an trú trong đời mà không bị dòng đời chi phối. Câu chuyện sau đây sẽ minh chứng cho chúng ta thấy bậc Ðạo Sư luôn ở bên cạnh mỗi người.

Đức Phật rất gần gũi, vẫn luôn bên cạnh mỗi người

Một thời Đức Phật trú qua đêm trong xưởng của một người thợ đồ gốm. Ở đây có một tu sĩ trẻ đến trước Ngài. Sau khi quán sát và thấy rằng chàng là một người thông minh, Ðức Phật hỏi: – Này người anh em, nhân danh ai mà bạn từ bỏ gia đình? Ai là thầy của bạn? Bạn ái mộ giáo pháp của ai?

Chính Ngài thường tuyên bố rằng trước Ngài đã có những vị Phật, ngay hiện tại đời này Ngài là vị Phật đã thành, tương lai sau Ngài còn có những vị Phật sẽ thành.
Chính Ngài thường tuyên bố rằng trước Ngài đã có những vị Phật, ngay hiện tại đời này Ngài là vị Phật đã thành, tương lai sau Ngài còn có những vị Phật sẽ thành.

– Thưa bằng hữu, có Ðức Cồ Ðàm, dòng Thích Ca đã xuất ly làm Sa môn. Mọi người bảo Ngài là một bậc Giác ngộ, giải thoát trọn vẹn. Nhân danh Ngài mà tôi trở thành Sa môn. Ngài là bậc Ðạo Sư của tôi.

– Giờ vị ấy ở đâu?

– Ngài đang ở Savatthi, một xứ ở phía Bắc.

– Bạn từng gặp Ngài chứ? Bạn có nhận ra Ngài khi bạn trông thấy Ngài không?

– Tôi chưa gặp Ngài bao giờ và cũng không nhận ra Ngài nếu tôi trông thấy Ngài. Ðức Phật hiểu rằng do biết danh tiếng Ngài mà chàng thanh niên này đã trở thành một Sa môn. Không tỏ rõ thân thế Ngài, Ngài nói:

– Này người anh em, Ta sẽ giảng pháp cho bạn.

– Tốt lắm, thưa bằng hữu!

Đức Phật liền giảng cho người tu sĩ trẻ bài pháp quan trọng về tính vô bản chất của cái gọi là tôi và của tôi bằng cách phân tích các yếu tố của vũ trụ và của thân giả hợp ngũ uẩn của con người, nhằm phá vỡ sự chấp thủ để đạt đến an lạc Niết bàn.

Ðức Phật là một con người, nhờ công phu tu tập, Ngài đã trở thành bậc giác ngộ ngay giữa cuộc đời này. Chính công hạnh bi trí tuệ của Ngài đã hướng Ngài đến với mọi người, mọi người đến với Ngài như là một lẽ thường tình từ bản tánh thường giác hằng thanh tịnh.
Ðức Phật là một con người, nhờ công phu tu tập, Ngài đã trở thành bậc giác ngộ ngay giữa cuộc đời này. Chính công hạnh bi trí tuệ của Ngài đã hướng Ngài đến với mọi người, mọi người đến với Ngài như là một lẽ thường tình từ bản tánh thường giác hằng thanh tịnh.

Gần cuối bài pháp, sau khi lắng nghe nội dung âm vang bài pháp, Sa môn trẻ Pukkusati mới nhận ra rằng người đang nói pháp chính là Ðức Phật. Bấy giờ, Sa môn trẻ tuổi đứng lên đảnh lễ bậc Ðạo Sư và xin tỏ lòng xin lỗi đã lỡ lời gọi Ngài là bằng hữu. Cuối cùng, thầy Sa môn trẻ xin Ðức Phật quy y và gia nhập Giáo đoàn của Ðức Phật.

Qua đó chúng ta thấy Ðức Phật là một con người, nhờ công phu tu tập, Ngài đã trở thành bậc giác ngộ ngay giữa cuộc đời này. Chính công hạnh bi trí tuệ của Ngài đã hướng Ngài đến với mọi người, mọi người đến với Ngài như là một lẽ thường tình từ bản tánh thường giác hằng thanh tịnh. Chính Ngài thường tuyên bố rằng trước Ngài đã có những vị Phật, ngay hiện tại đời này Ngài là vị Phật đã thành, tương lai sau Ngài còn có những vị Phật sẽ thành. Thế nên, bạn phải thiết lập niềm tin xung quanh chúng ta, Ðức Phật luôn hiện hữu bên cạnh bản thân mình. Ngài là sự hiện thân của con người, con người đã giác ngộ thành Phật. Chúng ta cũng là con người, con người nếu biết dụng tâm tu tập, chuyển hóa tâm thức, nhất định sẽ trở thành người giác ngộ như Phật. Trầm tư về câu chuyện Bà la môn Dona với Ðức Phật, bạn sẽ thẩm thấu  Ðức Phật  rất gần gũi với chúng ta.

Xem ra, bạn phải thực sự trở về đời sống chính mình bằng cách đi theo Phật, đi theo Pháp, đi theo Tăng. Ði theo Phật là bạn đi theo tự tánh thành Phật vốn sẵn có trong tự thân của bạn.
Xem ra, bạn phải thực sự trở về đời sống chính mình bằng cách đi theo Phật, đi theo Pháp, đi theo Tăng. Ði theo Phật là bạn đi theo tự tánh thành Phật vốn sẵn có trong tự thân của bạn.

Đức Phật sẽ là gì ?

Ngài chẳng phải là Tiên, là Càn thát bà, Dạ xoa hay từ loài khác xa lạ với con người:

– “Bạch Thế Tôn, có phải Ngài sẽ là vị Tiên, Ngài sẽ là Càn thát bà, Ngài sẽ là Dạ xoa, Ngài sẽ là Người. Với bốn câu hỏi này, Ðức Phật lần lượt trả lời: “Ta sẽ không phải là Tiên, Ta sẽ không phải là Càn thát bà, Ta sẽ không phải là Dạ xoa, Ta sẽ không phải là Người.” Câu trả lời này cũng đủ minh chứng sự trác tuyệt của con người chứng ngộ, đủ giải thoát những bế tắc từ trong tâm tưởng hạn hẹp muôn thuở của con người. Bởi vì nếu Ngài đáp rằng: “Ta sẽ là chư Thiên…, hay Ta sẽ là loài người” tức là Ðức Phật còn phải tái sinh, bị luân hồi đọa lạc. Vì thế, Bà la môn đã hỏi tiếp: “Vậy sở hành của Ngài là gì, và Tôn giả sẽ là gì?”. Ðức Phật tuyên bố một cách chân thành về mình như sau:

– Này Bà la môn, đối với ai chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không hiện hữu, được làm không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà la môn, đối với những ai chưa đoạn tận với các lậu hoặc, Ta có thể là Càn thát bà, Ta có thể là loài Người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không hiện hữu, được làm cho không khởi sanh trong tương lai.

Tại đây, Ðức Phật khẳng định tùy theo tâm tưởng của chúng sanh đề cập đến mà Ngài hiện thân. Ðiểm khác nhau giữa Ngài và các loài chúng sanh là Ngài đã đoạn tận các lậu hoặc. Ðối với chư Thiên chưa dứt trừ lậu hoặc, Ðức Phật là chư Thiên đã dứt trừ lậu hoặc. Ðây chính là cơ sở niềm tin để chúng ta thân cận bậc Ðạo Sư để học pháp, hành pháp – giác ngộ như Ngài. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là sống trong thực tế đời thường cần phải thực thi con đường tu tập như thế nào để đúng với chánh pháp. Có như thế, Ðức Phật ở trong lòng mỗi người mới hóa hiện ngay giữa cuộc đời, trong mái nhà thân thương hay ngoài ngõ, trên các nẻo đường từ thành thị đến tận cùng thôn quê hẻo lánh.

Lời bàn

Xem ra, bạn phải thực sự trở về đời sống chính mình bằng cách đi theo Phật, đi theo Pháp, đi theo Tăng. Ði theo Phật là bạn đi theo tự tánh thành Phật vốn sẵn có trong tự thân của bạn. Chỉ có như vậy thôi, bạn mới diện kiến, mới đảnh lễ, mới thân cận và trên hết được chung sống cùng Ðức Phật ngay tại cõi lòng mình trong dòng sống đầy biến động. Bấy giờ mọi sự cầu xin ảo tưởng, ước vọng xa xôi chẳng có ý nghĩa gì khi bạn chấp tay kinh cầu trước ngôi Tam bảo.

Sống với Phật, ăn cơm Phật, ở nhà Phật thật đơn giản, quá dễ dàng.
Sống với Phật, ăn cơm Phật, ở nhà Phật thật đơn giản, quá dễ dàng.

“Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi quần chúng đông đảo kéo đến cầu xin cầu khẩn, chắp tay mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú, thiện giới, sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ bị sanh vào địa ngục, đọa xứ, thời lời cầu xin không thành tựu. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời số dầu ấy sẽ nổi lên trên mặt nước. Dầu cho một quần chúng đông đảo đến cầu xin cầu khẩn chắp tay cầu rằng số dầu ấy hãy chìm xuống đáy nước, lời cầu xin ấy tất nhiên không có kết quả, số dầu ấy vẫn nổi lên trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, có cầu xin cũng không có lợi ích gì”.

Ðến đây, bạn đã tỏ tường về con người  Ðức Phật. Phật chẳng ở đâu xa, Phật hiện hữu ngay cõi lòng mình. Sống với Phật, ăn cơm Phật, ở nhà Phật thật đơn giản, quá dễ dàng. Chỉ cần bạn trải bụng, vét cạn lòng chung sống với mọi người chung quanh bằng tâm từ vô lượng, bi vô lượng, hỷ vô lượng, xả vô lượng thì đêm đêm ngày ngày đều thấy Phật hiện hữu bên mình. Ðược như thế, Phật đản sanh trong lòng mỗi người từng giờ, từng phút qua ánh mắt, nụ cười tràn đầy niềm tin hạnh phúc và an lạc.

Thích Phước Đạt

Sự từ bi hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm

Ta Bà, địa phủ là nơi đầy dẫy những nhiễu nhương và đau khổ, người đau khổ và chịu những nhiễu nhương là đối tượng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tùy theo sở cầu của hành giả mà Ngài có thể hiện thân cứu độ cho chúng sinh ấy đạt đến chỗ an vui, mãn nguyện, như ý.

Phẩm tính siêu việt nhất của Đức Quán Thế Âm là hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, và nỗi bật nhất vẫn là hạnh nguyện từ bi. Chính vì vậy, Ngài thường được người con Phật ví như người mẹ luôn yêu thương, cứu giúp đàn con đang đau khổ lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi.

Tất cả hạnh nguyện của Ngài đều phát sinh ở lòng đại bi.
Tất cả hạnh nguyện của Ngài đều phát sinh ở lòng đại bi.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm được đề cập rất nhiều trong các kinh điển Đại Thừa. Các kinh điển hình mà Phật tử chúng ta thường đọc tụng là Chư Kinh Nhật Tụng, trong đó có ghi lại 12 lời thệ nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, kế đó là kinh Ngũ Bách Danh với hạnh nguyện ứng hiện ra 500 hóa thân để tùy duyên tế độ. Kinh Lương Hoằng Sám, Vô Lượng Thọ… đều có đề cập đến hạnh nguyện Quán Âm. Đặc biệt nhất vẫn là kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn, Đức Phật Bổn Sư ca ngợi hạnh nguyện riêng của Bồ Tát Quán Thế Âm như là một nguồn năng lượng chói sáng, siêu việt những đối đãi để lắng nghe và hóa giải những thanh âm thống thiết của cuộc đời. Câu kệ thâu súc tích nhất có thể nói lên hạnh nguyện của Ngài là:

“Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc,

Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ”.

Ta Bà, địa phủ là nơi đầy dẫy những nhiễu nhương và đau khổ, người đau khổ và chịu những nhiễu nhương là đối tượng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tùy theo sở cầu của hành giả mà Ngài có thể hiện thân cứu độ cho chúng sinh ấy đạt đến chỗ an vui, mãn nguyện, như ý.

Phẩm tính siêu việt nhất của Đức Quán Thế Âm là hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, và nỗi bật nhất vẫn là hạnh nguyện từ bi.
Phẩm tính siêu việt nhất của Đức Quán Thế Âm là hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, và nỗi bật nhất vẫn là hạnh nguyện từ bi.

Thông điệp mà đức Quán Thế Âm mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhẫn nãi và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình. Nếu cuộc đời không có những chúng sinh đau khổ, không còn những tâm hồn chơ vơ thì có lẽ Bồ Tát cũng không cần dùng đến nghìn tay nghìn mắt. tâm từ, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và một trái tim đồng cảm không chỉ có ở Đức Quán Thế Âm mà nó còn tiềm ẩn trong tim của mỗi người. Nếu một người nào đó luôn thọ trì danh hiệu hoặc quy ngưỡng về vị Bồ Tát ấy mà không biết nuôi lớn hạt giống thuần thiện đó thì ước nguyện về sự giao cảm khó có thể được thành tựu.

Tấm lòng đại bi cứu khổ chúng sanh

Tất cả hạnh nguyện của Ngài đều phát sinh ở lòng đại bi. Ngài còn hiện thân giáo hoá khắp mười phương thế giới, đủ các thân hình, từ địa ngục lên đến các cung trời, từ Ta bà sang Cực Lạc, tùy trường hợp và cơ cảm khác nhau nên phương tiện của Ngài cũng vô lượng. Ngài là hiện thân của từ bi, ở đâu có chúng sinh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.

Ngài là hiện thân của từ bi, ở đâu có chúng sinh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.
Ngài là hiện thân của từ bi, ở đâu có chúng sinh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.

Bi tâm của Ngài thanh trong sáng suốt, vượt ra ngoài tầm nhận thức của chúng ta. Bi tâm ấy có thể tạm ví như nước bể im lặng trong sáng, phản chiếu ánh dương quang, còn khổ tâm của chúng sinh như những chiếc ghe thuyền bị tai nạn làm khuấy động trên bể nước ấy. Xét cho kỹ thì cái động ấy không phải từ đâu chạy đến mà ngay nơi chỗ ghe thuyền tự động nên có phản ứng của nước bể động.

Vậy, ở đâu có khổ tâm của chúng sinh động thì tức khắc ở đó có bi tâm của Ngài động và ảnh hưởng an vui đến các chúng sinh khác. Tục ngữ ta có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Hay như trong kinh Đức Phật từng dạy: “cảm ứng đạo giao nan tư nghì”. Lòng từ của chúng ta cảm, đức từ bi của Ngài ứng, đó là quy luật rất tự nhiên và mầu nhiệm.

Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn luôn “ở” trong ta

Thật ra, sự hiện thân của Ngài chỉ là do công dụng của lòng từ bi trong bản thể đại đồng của cuộc sống duy nhất phát lộ ra. Khi nào có người chuyên tâm chú niệm danh hiệu Ngài tức là người ấy đã chuyên chú đức tánh từ bi của họ. Đồng thời lòng tin tưởng của họ cũng đã được nhập vào đức tánh từ bi của Ngài, cùng giao cảm với đức tánh từ bi của người ấy. Ví như hai luồng ánh sáng tương tiếp giao hòa với nhau, ánh sáng càng lan tỏa rộng ra khắp giữa không gian.

Nói khác đi, khi tâm của chúng ta đã cảm nhận được ánh từ quang của Ngài, chiếu vào tâm tánh của chúng ta, như biển lặng sóng ngừng thì in rõ nền trời xanh vào lòng biển cả, nước hồ thu trong lặng thì ánh trăng thu rọi vào. Trăng kia vẫn bình đẳng và thản nhiên chiếu, nhưng nước đục thì không thấy trăng chứ không phải trăng không soi đến hồ nước đục. Trời xanh vẫn hiển hiện vào lòng biển cả, nhưng biển cả sóng dồi thì làm sao thấy được nền trời quang đãng.

Sự hiện thân của Ngài chỉ là do công dụng của lòng từ bi trong bản thể đại đồng của cuộc sống duy nhất phát lộ ra.
Sự hiện thân của Ngài chỉ là do công dụng của lòng từ bi trong bản thể đại đồng của cuộc sống duy nhất phát lộ ra.

Lòng từ bi của Ngài không bỏ một ai, nhưng vì chúng sinh đó sóng lòng còn xao động, tâm tánh còn thiên tà, không tin tưởng, không xưng niệm danh hiệu đấng Đại Từ Bi nên người ấy không thấy được đức tính từ bi vốn có trong mình, và vì vậy mà phải bị tham sân, tật đố nhận chìm xuống biển khổ không thoát được khổ lụy.

Chúng ta hãy nghĩ kỹ, những làn sóng điện trên không gian thường vẫn đưa tin tức thế giới ra giữa vũ trụ, những ai không có đài phát thanh, những nơi không có máy thâu thanh thì sẽ không nhận được tin tức ấy. Nếu mọi người có máy, mọi nơi có đài thì bất cứ ở đâu, ai ai cũng nhận được tin tức. Máy thâu thanh là nhân, người phát và sóng điện đưa tin là duyên, nhân duyên đầy đủ thì tin tức phát hiện. Tâm của chúng ta tin tưởng xưng niêm là nhân, đức từ bi và thệ nguyện rộng lớn của Ngài là duyên, nhân duyên gặp gỡ, cảm ứng rõ ràng hoặc thấy Ngài ứng hiện toàn thân, hoặc thấy hào quang soi đến, hoặc thấy các điềm lành khác như chuyển họa thành phước, thoát khỏi lao tù, gặp thầy gặp thuốc, gió thuận buồm xuôi .v.v… sự cảm ứng, chứng nghiệm chỉ mỗi người tự chứng biết và nó chỉ đến với người thành tâm xưng niệm phụng thờ, thường hay làm việc phước thiện từ bi, thương người giúp đời, cũng giống như tin tức chỉ đến với người có máy thu thanh tốt.

Hơn nữa, người nào thường học, hiểu và thực hành theo hạnh từ bi, không tham lam mà bố thí, không giận hờn mà ban vui, hoặc nghe tiếng kêu cầu của kẻ khác liền ra tay giúp đỡ, người ấy chính là hình ảnh từ bi của Đức Quán Thế Âm. Như thế thì hễ cầu nguyện gì cũng có kết quả hiện tiền. Trái lại, người có tư tưởng, ngôn ngữ, cử chỉ không từ bi, không tin tưởng, người đó là hình ảnh của tàn bạo, của dạ xoa và la sát vậy.

Lời kết

Nói tóm lại, Hạnh nguyện từ bi của đức Quán Thế Âm là bao la vô tận. Ngài là hiện thân của đấng mẹ hiền vượt lên trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền. Nơi nào có khổ đau, tai nạn, nơi nào có phát ra tiếng xưng niệm nam mô Bồ tát Quán Thế Âm chí thành tha thiết thì nơi ấy có sự hiện diện của Bồ Tát và nơi đó được giải từ tất cả khổ đau và tai nạn. Danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm trong nhân gian ai cũng biết và cũng đều tưởng niệm trong những lúc hiểm nguy, ách nạn khủng khiếp. Đó là sức huyền diệu của lòng từ của Bồ Tát mà mọi người dân ta, ai ai cũng kính ngưỡng và tôn thờ, tâm niệm về Ngài.

Minh Chính

Sự chứng ngộ của Đức Phật

Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.

Tam minh

Tất cả những năng lực của Đức Phật đều xuất sinh từ Tuệ giác của Ngài, nghĩa là từ nội dung chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác dưới cội Bồ đề. Có lần một Du sĩ ngoại đạo tên là Vacchagotta hỏi Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con nghe người ta nói rằng Sa-môn Gotama là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến, ngài tự cho là mình có tri kiến hoàn toàn, khi đi, khi đứng, khi ngủ, khi thức tri kiến luôn luôn tồn tại và liên tục.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ xử dụng, vững chắc bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ xử dụng, vững chắc bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí.

Bạch Thế Tôn, những điều mà người ta nói như vậy có đúng với sự thực không, họ có vu khống Đức Thế Tôn không? Đức Phật đáp rằng, họ nói như vậy là không đúng với điều ngài đã nói, là vu khống ta. Như vậy Đức Phật phủ nhận ngài có một loại Trí tuệ lúc nào cũng hiện diện và thấy biết cùng khắp, trong lúc thức cũng như trong lúc ngủ. Vacchagotta hỏi: vậy phải nói như thế nào mới đúng? Đức Phật dạy rằng nếu muốn nói đúng thì phải nói Sa-môn Gotama là bậc có Ba minh.

Khi nào ta muốn, ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời…cho đến nhiều đời sống qúa khứ cùng với các nét đại cương và chi tiết. Nầy Vacchagotta, nếu ta muốn thì với Thiên nhãn thuần tịnh, ta thấy được sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẻ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh…đều do hành nghiệp của họ. Này Vacchagotta, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thượng trí giác ngộ, ta an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nói như vậy là nói đúng về ta. (Kinh Ba minh Vacchagotta).

Đức Phật và các Thánh đệ tử đều đi qua Tứ thiền, trên cơ sở thiền thứ tư, tâm định tĩnh và nhu nhuyến, dễ xử dụng, hành giả có thể hướng tâm đến các đối tượng Sáu Thần thông hay Ba minh, chứng ngộ tối hậu.

Như vậy Tam Minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh là nội dung chứng ngộ của Phật. Đặc biệt chỉ có Phật mới có một cách đầy đủ Ba minh, mặc dù trên lộ trình tu tập Ba minh luôn được coi là những thành quả sau cùng của một hành giả đắc đạo. Đây có thể là một trong những điều khác biệt giữa Đức Phật và đệ tử.

Tiến trình giác ngộ

Tiến trình giác ngộ bắt đầu từ:

“Ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Diệt tầm và tứ chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.”

Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.
Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.

Đức Phật và các Thánh đệ tử đều đi qua Tứ thiền, trên cơ sở thiền thứ tư, tâm định tĩnh và nhu nhuyến, dễ xử dụng, hành giả có thể hướng tâm đến các đối tượng Sáu Thần thông hay Ba minh, chứng ngộ tối hậu. Đây là lộ trình thứ nhất. Lộ trình nầy được khuyến khích và trở nên rất phổ biến. Phần lớn các thầy đều theo hướng nầy. Lộ trình thứ hai là từ thiền thứ tư, đi qua Không vô biên xứ, là vượt qua sắc tưởng, chướng ngại tưởng. Hướng tâm đến hư không là vô biên chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt qua tiếp tục chứng và trú thức vô biên xứ. Vượt qua thức vô biên chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt qua vô sở hữu xứ chứng và trú Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ. Vượt qua Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt Thọ Tưởng Định. Từ định nầy chứng đắc Ba minh. Lộ trình nầy Đức Phật cũng đã đi qua. (Kinh Phân Biệt Sáu Xứ, Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy).

Trong kinh tạng Nguyên thủy không thấy ghi chép vị thánh đệ tử nào tự tuyên bố là mình đã chứng được Ba minh. Thường thì các ngài được giới thiệu đã chứng A-la-hán, chứng Diệt Thọ Tưởng định, và đoạn trừ các lậu hoặc (tương đương với Lậu tận minh). Trong kinh Sáu Thanh Tịnh (Trung Bộ Kinh) Đức Phật dạy về tiến trình tu tập của một vị Tỳ kheo khi chứng được thiền thứ tư xong thì:

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ xử dụng, vững chắc bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Tôi biết như thật: Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Biết như thật: Đây là những lậu hoặc, đây là Nguyên nhân của lậu hoặc, đây là lậu hoặc được diệt trừ, đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ.”

Quá trình chứng đạo của Phật là một chuổi đột phá, vượt qua mọi thử thách bằng thực nghiệm.
Đức Phật chiến thắng Ma Vương Ba Tuần
Quá trình chứng đạo của Phật là một chuổi đột phá, vượt qua mọi thử thách bằng thực nghiệm.

Như vậy điều cần thiết cho các đệ tử là phải thoát khỏi “dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu” để đạt được “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái nầy nữa.” Từ đó chúng ta có thể thấy rỏ rằng khả năng Thần thông của các đệ tử đều có giới hạn, và vấn đề tu chứng không gắn liền với khả năng thần thông, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ngài Mục-kiền-liên được cho là đệ tử Thần thông số một trong các Thánh đệ tử. Đức Phật không khuyến khích các đệ tử đi vào các thần thông như Thần túc, Thiên nhãn, Tha tâm, Túc mạng, và Thiên nhãn; ngài chú trọng và khích lệ các đệ tử hướng tâm vào Lậu tận Minh để thành tựu mục đích tối hậu, giải thoát sinh tử. Các khả năng thần thông không giúp ích gì cho một người chưa đoạn trừ các ô nhiễm của tâm thức.

Quá trình chứng đạo của Phật là một chuổi đột phá, vượt qua mọi thử thách bằng thực nghiệm. Tất cả các pháp có tính giao động đều vượt qua, thành tựu an trú các bất động pháp. Đặc biệt trong các trạng thái của Tứ thiền đều phát sinh một cảm giác hạnh phúc (lạc thọ), ngay cả trong Ba minh cũng có cảm giác hạnh phúc, nhưng những cảm giác ấy tồn tại mà không chi phối tâm ngài (Kinh Saccaka).

Lục thông

Đối với các Thần thông ngài đã tuần tự chứng đắc Thần túc thông, Thiên nhỉ thông, Tha tâm thông trước khi ngài thành Phật. Trong đêm thành đạo ngài mới chứng tiếp 3 Thần thông sau cùng theo thứ tự Túc mạng thông, Thiên nhãn thông và Lậu tận thông. Phật dạy: “Khi ta chưa chứng Chánh Đẳng Giác ta đã nổ lực tu tập 5 pháp: Ta đã tu tập Thần túc với Dục định tinh cần hành, Tinh tấn định tinh cần hành, Tâm định tinh cần hành, Tư duy định tinh cần hành và Tăng thượng tinh tấn, tùy theo ta hướng tâm đến pháp nào, ta có thể chứng đạt pháp ấy” (Tăng Chi II).

Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.

Thích Viên Giác

Đức Phật đã được ca ngợi như thế nào

Đức Phật, vị Thầy cao quý của mọi thời đại, không những được người thời nay tôn xưng mà ngay trong quá khứ, cách đây trên hai ngàn năm trước, Ngài đã được nhiều giai tầng ca ngợi, tán thán. Sau đây là những đoạn trích trong kinh điển nói về những sự tán thán ấy.

Đức Phật đã được ca ngợi như thế nào - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Chư Thiên đến cầu thính Pháp và tán thán ca ngợi trí đức của Đức Phật

1. Chư thiên ca ngợi

          Bấy giờ Thiên chủ Đế thích (Sakka) ở Tam thập tam thiên hoan hỉ khi thấy 8 pháp như thật của Thế Tôn liền nói với chư Thiên đang hiện diện như sau:

     1. Này chư Thiện hữu, các vị nghĩ thế nào?

Phải chăng đức Như Lai phát tâm tu hành vì hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh, vì long thương đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và nhân loại? Một vị đạo sư đầy đủ các đức tính như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ cũng như hiện tại, ngoại trừ Thế Tôn.

    2. Đức Thế Tôn  khéo thuyết giảng chánh pháp, một thứ chánh pháp cho đời hiện đại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, luôn luôn hướng thượng, chỉ có người trí mới hiểu thấu.

    3. Đức Thế Tôn đã khéo giải thích các pháp thiện, bất thiện, có tội, không có tội, cần phải tuân theo, cần phải từ bỏ, hạ liệt và cao thượng

    4. Đức Thế Tôn đã khéo giải thích con đường dẫn đến niết- bàn cho các đệ tử.

    5. Đức Thế Tôn đã khéo đào tạo được chúng thiện hữu, hiếu học, đang đi trên lộ trình, các lậu hoặc đoạn tận, đạt được thánh đạo.


6. Đức Thế Tôn thọ nhận lợi dưỡng cúng dường một cách tri túc, danh tiếng Thế Tôn được vang xa.

7. Đức Thế Tôn nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy.

8. Đức Thế Tôn đã vượt khỏi nghi ngờ, diệt trừ do dự, mọi tư duy đều chân chính, hướng đến phạm hạnh.

Nầy chư hiền, một vị đạo sư đầy đủ 8 đức tính như vậy, thật khó tìm ra trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ đức Thế Tôn.

Thiên Tử Mànava Gàmiya cảm hứng đọc lên bài kệ tán thán Phật:

“Trong tất cả các ngọn núi,

Ở tại thành cương xá

Ngọn núi Vipula

Được xem là tối thắng.

… Trong tất cả tinh tú

Mặt trăng là tối thắng.

Giữa Thiên giới, địa giới

Phật là bậc tối thắng.”

Trích Tương ưng bộ kinh tập I, tr.82 , Xb. 1982.    

2.Vua chúa tán thán

            Vua A-xà-thế (Ajatasattu) sau khi gây ra tội lỗi tày đình, sát hại phụ vương để soán ngôi, long vua đang bị những mặc cảm tội lỗi dày vò. Vua đã đích thân đi hỏi các vị giáo tưởng ngoại đạo về lẽ nhân quả tội phước; nhưng không một ai trả lời cho vua thỏa mãn. Cuối cùng, vua đã đi đến yết kiến Thế Tôn, nêu lên những điều minh đang thắc mắc, được Thế Tôn phân tích, giảng giải, khiến vua rất hài lòng, phấn khởi, bèn thốt lời ca ngợi:

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì đã bị đổ ngã, phơi bày những gì đã bị che khuất, chỉ đường cho những kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy các sự vật. Cũng vậy, chánh pháp đã được đức Thế Tôn dung nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Chúng Tỷ kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử. Từ nay cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng.”

Trường bộ kinh tập I ( kinh Sa-môn quả), tr.85; (kinh A ma trú), tr.88, Xb.1973

Đó là lời ca ngợi thống thiết của vua  Ajatasattu, và sau dây là cử chỉ thành kính cũng như lòng ngưỡng mộ khác thường của vua Ba-tư-nặc ( Pasenadi) đối với đức Phật:

-Sau khi Pasenadi nước Kosala bước vào căn nhà, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, lấy tay xoa chung quanh chân Thế Tôn, rồi tự xưng tên: Bạch Thế Tôn! Con là vua Pasenadi nước Kosala.”

Thế Tôn hỏi: “Do thấy những gì mà đại vương lại hạ mình tột bực đối với thân này, và biểu lộ tình nhân ái quá đáng như vậy?”

-Bạch Thế Tôn! Con thấy nhiều vị Sa- môn, Bà-la-môn hành trì phạm hạnh có giới hạn trong một thời gian, rồi trở về thế tục, thụ hưởng 5 thứ dục lạc, trái lại, các Tỷ kheo đệ tử của Thế Tôn thực hành phạm hạnh viên mãn cho đến trọn đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Do đó, con có ấn tượng tốt đẹp đối với Thế Tôn: “Thế Tôn là bậc Cánh đẳng giác, Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, chư tăng đệ tử của Thế Tôn khéo léo tu tập hành trì.

Lại nữa bạch Thế Tôn! ở ngoài đời con thấy vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lợi cãi lộn với Sát-đế-lợi, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, cha mẹ cãi lộn với con cái, anh em ruột thịt, bạn bè cãi lộn với nhau…Còn ở đây, con thấy các Tỷ -kheo sống với nhau hòa thuận, than mật, không tranh cãi, như nước với sữa, nhìn nhau như cặp mắt ái kính. Bạch Thế Tôn! Ngoài đây ra, con không thấy một nơi nào khác có đời sống phạm hạnh thanh tịnh viên mãn như vậy. Do đó, con kính ngưỡng Thế Tôn.

… Lại nữa, bạch Thế Tôn! Con là vua  Sát-đế-lợi, đã làm lễ quán đỉnh, có quyền sinh sát trong tay, thế mà khi con ngồi xử kiện, đôi lúc có người dám ngắt lời con, mặc dù con đã ra lệnh không được ngắt lời. Còn nơi đây, con thấy trong khi Thế Tôn thuyết giảng cho hàng trăm đồ chúng mà không một ai gây ra tiếng động. Có lần một đệ tử ho lên một tiếng, thì liền có người bạn đồng phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: “ Tôn giả hãy im lặng, chớ có làm ồn. Bậc Đạo sư của chúng ta đang thuyết pháp.” Do vậy, con khởi lên ý nghĩ: “Thật vi diệu thay, thật hy hữu thay, chúng Thích tử này thật khéo huấn luyện, không cần phải sử dụng đến gậy và kiếm.”

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Con thấy một số Sát-đế-lợi bác học, có tài hùng biện, muốn đến chất vấn Thế Tôn, chuẩn bị trước những câu hỏi và những đả kích, nhưng khi đến trước Thế Tôn, tất cả những vị bác học ấy đều im lặng; và sau khi nghe pháp thoại của Thế Tôn, họ đã sinh tâm hoan hỉ , xin làm đệ tử cho Thế Tôn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Con có hai quan giữ ngựa, ăn cơm của con, đi xe của con, cuộc sống do con chu cấp, và chính con đem lại danh vọng cho chúng. Thế mà chúng không hạ mình đối với con như con đã hạ mình đối với Thế Tôn. Một hôm nọ, trong lúc hành quân, con và hai người ấy tạm dừng chân lại một căn nhà chật hẹp để nghỉ qua đêm. Hai người ấy bàn luận sôi nổi về chánh pháp đến quá nửa đêm, rồi cả hai nằm quay đầu về hướng mà chúng biết là Thế Tôn đang an trú và trở chân về phía con nằm. Khi ấy con nghĩ: “Chắc chắn những vị này đã nhận thức được sự thù thắng trong giáo pháp của Thế Tôn, nên mới tôn kinh Thế Tôn tột bực như vậy.”

Bạch Thế Tôn! Đó là những lý do khiến con kính phục và tỏ lòng ưu ái đối với Thế Tôn.

Trung bộ kinh tập II (kinh pháp trang nghiêm), tr.436; (kinh Brahmàyu), tr.456. Xb.1982

3. Bà La Môn ca ngợi

Bà-la-môn Sonadanda thuộc dòng dõi quý tộc, có huyết thống thanh tịnh từ 7 đời, nổi tiếng giàu có, đẹp đẽ và thông thái, được vua chúa và dân chúng ngưỡng mộ; vì thế, các đệ tử của ông phát biểu rằng: “Thật xứng đáng cho đức Gotama (đức Phật) đến yết kiến tôn giả Sonadanda. Thật không xứng đáng cho tôn giả Sonadanda đến yết kiến đức Gotama.” Những Sonadanda thì suy nghĩ ngược lại; “Thật xứng đáng cho Sonadanda này đến yết kiến Thế Tôn. Thật không xứng đáng cho Thế tôn đến yết kiến Sonadanda”. Rồi ông giải thích vì các lý do sau:

1. Sa-môn Gotama xuất gia, từ bỏ đại gia đình quyến thuộc.
2. Sa-môn Gotama từ bỏ rất nhiều vàng bạc, châu báu đang chôn dưới đất lẫn các loại trên mặt đất.
3. Dù song thân không bằng lòng, khóc than nước mắt ràn rụa, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoát áo cà-sa xuất gia.
4. Sa-môn rất đẹp trai, khả ái, trang nhã, tuấn tú, cao thượng, làm đẹp lòng người.
5. Là người giữ gìn giới hạnh của bậc Thánh, có đầy đủ thiện đức.
6. Là người nói lời chân thật, thuần thiện, giọng nói tao nhã, nghĩa lý minh bạch.
7. Là bậc tôn sư của các hàng tôn sư.
8. Là vị đã diệt tận tham dục và mọi xao động của nội tâm.
9. Sa-môn Gotama chủ trương về hành động, về nghiệp.
10. Là bậc xuất thân từ chủng tộc cao quý: Sát- đế- lợị
11. Có rất đông dân chúng vượt biển, băng ngàn đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.
12. Có hàng ngàn Thiên nhân đến quy y Sa-môn Gotama.
13. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được lan truyền: “ Sa-môn Gotama là bậc Như Lai, A- la- hán, Chánh Đẳng Giác, trí đức đầy đủ, Thiên Thệ, hiểu biết thế gian, bậc Võ Thượng, bậc Trương phu điều ngự những người đáng được điều ngự, bậc thầy loài trời và loài người, Phật, Thế Tôn”.
14.Là vị có đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân.
15. Sa-môn Gotama nói lời chào thân thiện, tao nhã, trân trọng và chân thực.
16. Được 4 chúng kính trọng, tôn sùng, quy ngưỡng và phục tùng.
17. Tại địa phương nào Sa-môn Gotama cư trú, thì nơi đó các loài phi nhân không làm hại con người.
18. Sa-môn Gotama là vị Giáo chủ, được tôn xưng là tối thượng trong các bậc Giáo tổ.
19. Danh tiếng của một số Sa-môn, Bà- la- môn dựa trên những bằng chứng không đâu, còn danh tiếng của Sa-môn Gotama thì dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.
20. Vua Seniyo Bimbisàra nước Magadha cùng với các vương tử, cung phi, thị tùng, đại thần rất kính trọng, tôn sùng, ngưỡng mộ và quy y Sa-môn Gotama.
21. Vua Pasenadi nước  Kosala cùng với các vương phi, cung phi, thị tùng, đại thần rất kính trọng, tôn sùng, ngưỡng mộ và quy y Sa-môn Gotama  .
22. Bà- la- môn Pokkharasàdi cùng với vợ con, thị giả, tùy tùng đều kính trọng tôn sùng, ngưỡng mộ và quy y Sa-môn Gotama  .
Này các hiền giả, đó là những ưu điểm mà ta được biết về tôn giả Gotama .Nhưng tôn giả không phải chỉ có từng đó ưu điểm mà còn vô số ưu điểm khác.

 Thế rồi, Bà- la- môn Sonaganda cùng đồ chúng đến tham kiến Thế Tôn, được Thế Tôn thuyết pháp khích lệ. Ông vô cùng hoan hỉ, thốt lời tán thán Phật, rồi xin làm đệ tử Phật và nguyện trung thành cho đến lúc mệnh chung.

Trường bộ kinh tập II ( kinh Sonadanda), tr. 114; (kinh kutadanta), tr. 131, Xb. 1967. Lối về sen nở

Tương  tự như Bà- la- môn Sonaganda trên đây là Bà- la- môn Kùtadanta, ông vốn là một vị Giáo trưởng nổi tiếng đương thời, lại được vua Bình Sa trọng vọng ban thưởng một phong ấp. Thế nên, khi ông muốn đến tham vấn đức Phật, đồ chúng Bà- la- môn tìm cách ngăn cản, và ông đã giải thích:

“ Nầy các hiền giả, hãy nghe ta giải thích vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama, trái lại, thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama  đến yết kiến chúng ta. Vì Sa-môn Gotama  thiện sinh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho 7 đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào về huyết thống thọ sinh. Do vậy, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.” Rồi ông liệt kê 23 ưu điểm khác của đức Phật như Sonaganda đã ca ngợi. Cuối cùng, ông đã đến yết kiến Phật, được Phật cảm hóa và ông đã xin làm đệ tử của đức Phật.

Trường bộ kinh tập II ( kinh Sonadanda), tr. 114; (kinh kutadanta), tr. 131, Xb. 1967. Lối về sen nở

Tiếp đến là lòng ngưỡng mộ của Bà- la- môn Pingi-yàni đối với đức Phật. Một hôm, sau khi ông viếng thăm đức Phật trở về, một người bạn Bà- la- môn Karanapali hỏi ông nghĩ thế nào về trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama. Ông đáp : “ Thưa tôn giả, tôi là ai mà có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama? Chỉ có ai ngang trình độ với Ngài mới có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Ngài mà thôi”. Người bạn hỏi lại ông đã thấy được những nét đặc thù gì nơi tôn giả Gotama mà tỏ ra tin tưởng tuyệt đối đến như thếthì ông trình bày: “ Thưa tôn giả, ví như một người đã thỏa mãn với vị ngọt tối thượng, sẽ không còn thèm muốn những vị ngọt tầm thường khác. Cũng vậy, khi nghe pháp của Sa-môn Gotama, như khế kinh, phúng tụng vv…thì không còn thích nghe các lý thuyết của Sa-môn, Bà- la-môn thấp kém khác. Ví như người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy nếm, vị ấy thưởng thức vị ngọt thuần khiết của bánh. Hoặc một người tìm được một khúc gỗ chiên đàn, thì tại nơi nào người ấy cũng cảm nhận được  hương thơm ngạc ngào của gỗ chiên đàn. Ví như một người đang mắc bệnh trầm trọng, đau khổ, mà được một vị lương y chữa cho lành bệnh. Ví như một hồ sen có nước trong mát, ngọt ngào, bờ hồ được xây đẹp đẽ, rồi một người bị sức nóng thiêu đốt, bị khát nước bức bách, tìm đường đi đến hồ ấy. Thế rồi, người ấy bước xuống hồ nước, uống nước, tắm táp; do đó, tất cả nỗi khao khát, nóng bức, mệt mỏi đều tan biến. Cũng vậy, thưa tôn giả, khi đã được nghe pháp của tôn giả Gotama, như khế kinh…, thì tất cả những khao khát, nóng bức, mệt mỏi đều hoàn toàn tan biến.”

Sau khi nghe bạn trình bày,  Bà- la- môn Kanapali từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y, quỳ gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về trú xứ của Thế Tôn thốt lên 3 lần lời cảm hứng sau đây: “ Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A- la -hán, Chánh đẳng giác.

Không chỉ có chừng ấy Bà- la- môn tán dương đức Phật mà còn nhiều vị khác như Bà- la-môn Pikkharasadi, Brahamaya, Todeyyaputta ban đầu tỏ ra ngờ vực đức Thế Tôn, nhưng cuối cùng đều được Phật thuyết pháp, cảm hóa và họ đã tự nguyện quy hướng theo Phật.

4.Đệ tử ca ngợi

Một thuở nọ, Thế Tôn đang cư trú tại Nàlanda, đại đức Xá- lợi- phất (Sàriputta) cao hứng đến đảnh lễ chân Thế Tôn, rồi bạch như sau:

“ Bạch thế tôn. Con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng trong quá khứ, trong vị lai cũng như trong hiện tại, không thể có một sa- môn, Bà- la- môn nào vĩ đại hơn , sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện giác ngộ.”

Sau khi được nghe tán thán, đức Phật hỏi Xá- lợi- phất vì sao dám bạo gan tuyên bố như vậy, thì thầy trình bày về những điểm siêu việt của đức Thế Tôn mà thầy đã chứng kiến:

1. Bạch  Thế Tôn! Thế Tôn thuyết pháp cho con, cứ mỗi pháp sau lại cành thâm thúy và cao thượng hơn pháp trước.

2. Thế Tôn thuyết giảng rành mạch về các pháp thiện như tứ niệm xứ, Tứ chánh cần…

3. Thế Tôn thuyết giảng cặn kẽ về lục nhập, tức sáu căn tiếp xúc với sáu trần.

4. Thế Tôn trình bày về các tha tâm thông: có thể biết được tâm của người khác bằng chính tâm của mình.

5. Thế Tôn phân tích cặn kẽ về 32 vật bất tịnh nơi mỗi thân người.

6. Thế Tôn trình bày về bảy hạng người đang đi trên đạo lộ hướng về hướng đến giải thoát: Câu giải thoát, Tuệ giải thoát, Thân chứng, Kiến chí, Tín thắng giải, Tùy Pháp hành, Tùy tín hành.

7. Thế Tôn thuyết giảng tường tận về Thất Giác chi.

8. Thế Tôn trình bày sự tiến bộ trên đường tu hành: hành trì khổ chứng ngộ chậm; hành trì khổ chứng ngộ nhanh; hanhg trì lạc chứng ngộ chậm; hành trì lạc chứng ngộ nhanh.

9. Thế Tôn thuyết giảng về Chánh ngữ: nói đúng sự thật, đem lại lợi ích cho mình và cho người.

10. Thế Tôn thuyết giảng về giới hạnh của con người: hộ trì các căn, tinh cần tu học.

11. Thế Tôn thiện xảo trong sự thuyết pháp: tùy theo căn cơ của từng đối tượng mà dạy cho họ những pháp môn thích hợp.

12. Thế Tôn thuyết giảng về sự giải thoát của các hành giả: Ai tu pháp môn nào sẽ chứng đạt được quả vị nào.

13. Thế Tôn thuyết giảng về Túc mạng trí; biết đời sống quá khứ của các loài chúng sinh.

14. Thế Tôn thuyết giảng về Thiên nhãn trí: Biết ai gieo nhân nào sẽ gặp kết quả nấy.

15. Thế Tôn thuyết giảng về Thân túc thong: trình bày rõ ràng về các loài thần thông

16. Thế Tôn tránh xa hai cực đoan: không đam mê các dục lạc và không chấp nhận tu hành khổ hạnh. Vì hai cực đoan ấy không xứng đáng với bậc Thánh, không có lợi ích.

Bạch Thế Tôn! Con thiển nghĩ: “ Trong thời quá khứ cũng như trong vị lai có thể có những Sa-môn, Bà-la-môn đạt được giác ngộ bằng Thế Tôn; nhưng trong hiện tại, Thế Tôn là vị độc nhất vô nhị chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Sau khi Xá-lợi –phất trình bày, đức Thế Tôn đã xác nhận các lời trình bày của thầy là đúng, chính xác, không sai lầm.

Không phải chỉ có người đệ tử trí tuệ đệ nhất ấy tán thán Phật mà một vị đại đệ tử khác cũng ca ngợi Ngài. Đó là trường hợp Tôn giả A-nâu-lâu-đà. Vì sau khi di chúc các vị đệ tử bằng những lời thống thiết nhất, đức Đạo sư hỏi lại ba lần xem ai còn thắc mắc điều gì để ngài còn giải đáp trước giờ phút Niết-bàn, thì tôn gỉa A-nậu lâu-đà nói một cách quả quyết rằng:

“Bạch  Thế Tôn! Mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, nhưng bốn chân lý mà Thế Tôn đã dạy thì không thể làm khác được.

Thế Tôn dạy khổ thì là thật khổ, không thể làm cho vui lên được. Tập là nguyên nhân của khổ, thì không còn có nguyên nhân nào khác nữa. Diệt là khổ diệt, vì nguyên nhân đã diệt, mà nguyên nhân diệt thì kết quả cũng diệt. Đạo là phương pháp diệt khổ nên thật là đạo, không có đạo nào khác hơn. Bạch Thế Tôn! Đối với bốn chân lý, các vị Tỷ-kheo đây đã khẳng tín, không còn nghi ngờ gì nữa.”

Kinh Di giáo trong luật Sa-di-ni quyển một, HT. Trí Quang dịch giải, tr.113, Xb, 1973.

5.Đức Phật tự minh định

Để tránh tình trạng xuyên tạc hoặc ngộ nhận đối với Ngài, đức Phật tự khẳng định: “Này các Tỷ-kheo, một người khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc, an lạc cho số đông, vì lòng thương đời, vì lợi ích, vì an vui cho chư Thiên và nhân loại, đó là Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác. Người ấy đều vô song, tuyệt đối, là bậc tối thượng giữa loài hai chân.” (Trích Kinh Di giáo trong luật Sa-di-ni quyển một, HT. Trí Quang dịch giải, tr.113, Xb, 1973)

Một hôm, Bà-la-môn Dona trông thấy bàn chân của Phật có hình bánh xe và nhiều tướng đặc thù khác của bậc đại nhân, bèn hỏi Ngài có phải Thiên nhân, Càn-thát-bà…không, thì Thế Tôn đáp:

“Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Thiên nhân, nhưng là một Thiên nhân mà các lậu hoặc đã được đoạn tận, giống như cây ta-la đã chặt đứt mọi gốc rễ, không thể hiện hữu, không thể nẩy mầm được nữa trong tương lai. Đối với những  người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn-thát-bà, là Dạ-xoa, là người, nhưng là một người đã đoạn tận các lậu hoặc, giống như cây ta-la đã chặt đứt mọi gốc rễ…Nầy Bà-la-môn, ví như bông se xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng, sinh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước và đang đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Nầy Bà-la-môn, sinh ra trong đời, lớn lên trong đời, nhưng Ta chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Nầy Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy ghi nhớ như vậy.”

Đối với một đất nước có truyền thống tôn giáo lâu đời như Ấn Độ mà Đức Đạo Sư lại đơn độc dấn thân tìm chân lý, cuối cùng, đạt được giác ngộ vô thượng, rồi lập ra một tôn giáo mới, làm khuynh đảo các tôn giáo cũ, quét tan mọi tà kiến, thì được chư Thiên, Vua chúa, Bà-la-môn và các đệ tử ca ngợi là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, bằng tinh thần cầu thị, tiến bộ và yêu thương đồng loại, đức Phật đã cực lực chỉ trích những quan điểm cổ hủ, lỗi thời, gây đau khổ cho con người và kìm hãm sự tiến hóa của xã hội; vì vậy, Ngài cũng gặp không ít những sự chống đối, đả kích từ phía những kẻ mà quáng, bảo thủ và cố chấp. Thiết tưởng, những ý kiến phản bác đức Phật cũng nên công bố vào một dịp nào đó, để nói lên tinh thần khách quan, vô tư của đạo Giác ngộ.

Thiên tử Mànava Gàmiya cảm hứng đọc lên bài kệ tán thán Phật:

“Trong tất cả ngọn núi,

Ở tại thành Vương Xá

Ngọn núi Vipula

 Được xem là tối thắng. …

Trong tất cả tinh tú

Mặt trăng là tối thắng.

Giữa Thiên giới, địa giới

Phật là bậc tối thắng”.

Minh Chính

Một ngày bình thường của Đức Phật diễn ra như thế nào?

Một ngày của Đức Phật

Ðức Phật đã thị hiện ra nơi đời, đến với chúng sanh không cần phải bấm đốt ngón tay đây là lần vô lượng thứ mấy. Ngài đến với chúng sanh với tâm từ bi thương cảm. Giúp chúng sanh thấy và ngộ nhập vào biển trí của chư Phật chính là mục đích mà Ngài cũng như vô lượng chư Phật thị hiện ra nơi đời. Ngày ngày Ngài luôn luôn nghĩ về chúng sanh mà hóa độ không mệt mỏi. Có thể nói Ngài luôn luôn bận rộn nhưng trên môi Ngài nụ cười vẫn luôn thường trực, Ngài luôn an lạc giữa cuộc đời, từng phút từng giây. Điều đó thể hiện qua đời sống hành trì chuyên cần hằng ngày của Đức Thiện Thệ.

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Lịch trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui cũ và mực thước. Đời sống bên trong là tham thiền nhập định và chứng nghiệm hạnh phúc Niết-Bàn, còn bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính vì có khả năng giác tha nên Đức Phật tận lực cố gắng để giác ngộ người khác và dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng phiền não của đời sống.

Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm đoạn:

  1. Buổi sáng;
  2. Buổi trưa;
  3. Canh đầu;
  4. Canh giữa;
  5. Canh chót.
Chính vì có khả năng giác tha nên Đức Phật tận lực cố gắng để giác ngộ người khác và dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng phiền não của đời sống.
Chính vì có khả năng giác tha nên Đức Phật tận lực cố gắng để giác ngộ người khác và dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng phiền não của đời sống.

Buổi sáng

Thường ngày, lúc còn tản sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hỗ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Ngài đến những người hư hèn, ô nhiễm như tên cướp sát nhân hung tợn Angulimala và quỉ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Cấp-Cô-Độc (Anathapindika) và những bực thiện trí như Xá-Lợi Phất (Sariputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallana) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.

Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật đi trì bình khất thực trên các nẻo đường, khi một mình, lúc với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà. Không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỉ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi bát trong thành Vesàli.

Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ kheo hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ qui y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo – Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần xin đề mục thiền định thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban lễ xuất gia.

Buổi trưa

Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn quan sát thế gian, nhất là các vị tỳ kheo đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần hỗ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.

Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn Ngài nhìn vào khuynh hướng và tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một tiếng. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảnh hoàn toàn khác biệt, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những bài ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý và Ngài nhằm vào trí thức hơn là tình cảm.

Đối vời người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến mối nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, sự thoát ly. Với các vị đã đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ-Diệu-Đế.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi – như trường hợp Angulimala và bà Khema – Đức Phật dùng đến oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.

Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật.

Canh đầu

Một ngày bình thường của Đức Phật diễn ra như thế nào? - Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
Đức Phật giải đáp thắc mắc trong sự tu hành của các vị tỳ kheo

Từ sáu đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị tỳ kheo được tự do thỉnh cầu Ngài giải đáp những mối hoài nghi của mình, hỏi Ngài về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin Ngài đề mục thiền định và nghe thuyết Pháp.

Canh giữa

Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đếu hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong Kinh Sách có một đoạn thường được nhắc đi lập lại như sau: “Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên”. Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi trong tập Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ).

Canh cuối cùng

Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu tiên, từ hai đến ba giờ. Đức Phật đi kinh hành. Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Mahà Karunà Samapatti), rãi tâm từ khắp nơi và làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến Ngài, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và mở lòng bi mẩn, Ngài tự ý đến để đem lại sự hỗ trợ tinh thần cần thiết.

Trích: “Đức Phật và Phật Pháp”, Phạm Kim Khánh chuyển dịch, Sài gòn 1970

Lời bàn

Nhìn vào thời khóa rất quy củ và mực thước này,chúng ta thực sự phải kính phục Đức Như Lai vì suốt 49 năm Ngài chưa từng để việc hành trì xao lãng. Và phải chăng, chúng ta lại càng nên ngưỡng mộ Ngài hơn khi trong sự khuôn phép ấy, Ngài luôn được thảnh thơi, chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn trong từng hơi thở. Dù là đang làm bất cứ điều gì, dù tham thiền nhập định, cho đến thuyết pháp giảng kinh, Ngài đều hướng tâm từ về khắp chúng sanh, mong chúng sanh được hạnh phúc, an lạc.

Chúng ta, người Phật tử, là con của Đức Từ Phụ, nên nhìn lên đấng cha lành mà học sống an lạc vui vẻ trong giới luật. Ngũ giới, là giới luật căn bản và quan trọng dành cho người cư sĩ tại gia. Cao hơn nữa là thập giới, bồ tát giới. Hơn nữa là giới luật dành cho hàng xuất gia, tỳ kheo 250 giới, tỳ kheo ni 348 giới. Tuy giới luật có ít, có nhiều, nhưng chung quy cũng đều hướng con người về nếp sống thiện lành, hạnh phúc. Chúng ta nếu có thể thấy rõ lợi ích và bản chất của giới luật, thì sẽ thấy chúng không còn là sợi xích trói buộc mình mà là phương tiện giúp ta có được cuộc sống an vui, lợi ích.

Cúng dường – Câu chuyện cô gái nghèo cúng dầu cho Đức Phật

Cúng dường là gì?

Cúng dường Tam Bảo là một hành động thiêng liêng trong truyền thống Đạo Phật(1) của người Phật tử. Với mục đích gieo trồng thiện căn, phước lành.

Tuy nhiên, chỉ hành động đem tài vật đến dâng cúng không thôi thì thật chưa phải sự cúng dường chân chánh. Khi dâng cúng, ta phải đặt niềm tin vào sự giác ngộ của Phật, sự chân chánh của Pháp và sự thanh tịnh của Tăng thì việc cúng dường đó mới thật sự trọn vẹn.

Nếu chúng ta đến cúng Phật bằng niềm tin chánh tín như vậy thì nguồn năng lượng tha lực của chư Phật và năng lượng tâm linh chúng ta mới giao thoa với nhau. Lúc ấy, chúng ta sẽ đạt được như sở nguyện. Câu chuyện sau đây có lẽ sẽ giúp mọi người hiểu thêm về giá trị và ý nghĩa của sự cúng dường.

Câu chuyện cô gái nghèo cúng dầu được như ý

Câu chuyện cô gái nghèo cúng dầu cho Đức Phật
Câu chuyện cô gái nghèo cúng dầu cho Đức Phật

Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.

Một ngày nọ, đi xin chỉ được một đồng tiền, cô liền đến nhà bán dầu để mua dầu với tâm nguyện cúng dường Thế Tôn. Người bán dầu hỏi: “Mua một đồng, số dầu rất ít dùng sao được? Vì sao mua ít thế?”. Nàng liền tỏ bày nỗi niềm và tâm nguyện của mình. Sau khi nghe, người bán dầu thương tình bán cho cô số dầu gấp đôi so với số tiền của cô. Nan Đà xiết đỗi vui mừng, đem thẳng đến tịnh xá Kỳ Viên cúng dường Thế Tôn. Rồi nàng phát nguyện rằng: “Nay tôi xin đem một ngọn đèn mọn cúng dường đức Phật. Nguyện nhờ công đức này, đời sau tôi được trí tuệ sáng suốt và dứt trừ được tất cả ngu ám cho tất cả chúng sinh”. Phát nguyện xong cô lễ Phật và lui về.

Quá nửa đêm, các ngọn đèn kia tự tắt hết, chỉ còn một ngọn đèn của cô gái là không tắt. Ngài Mục Kiền Liên ba lần cố tắt nó nhưng không được. Đức Phật thấy, bảo: “Này Mục Kiền Liên, ngọn đèn đây do người tín nữ đem tâm Bồ đề mà cúng dường. Dầu cho lấy nước bốn biển đổ dồn lên nó cũng không thể tắt!” .

Lời bàn

Qua câu chuyện “Cô Gái Cúng Dầu” trên, chúng ta thấy được rằng: “Trong đời sống, niềm tin rất quan trọng. Nhưng niềm tin đó phải là chánh tín. Niềm tin này phải dựa vào lòng chí thành của mình, vào sự chân thật, không bị dao động bởi những lời lẽ và sự bài xích của người khác.

Như chúng ta tin rằng: cúng dường thì sẽ được phước. Niềm tin này phải dựa trên cơ sở của trí tuệ chứ không phải là: ai sao tôi vậy. Trước khi tin, chúng ta phải hiểu rõ niềm tin dựa trên sự phân tích và những kinh nghiệm thực tiễn. Trong đạo Phật, niềm tin là do sự hiểu biết tuyệt đối chứ không tin mù quáng, không mê tín và không dựa vào tha lực tối thượng của một quyền năng nào cả. Rất nhiều người, trong đó có cả những Phật tử hiểu lầm rằng: đi chùa lễ Phật, dâng hoa cúng quả dưới chân đức Từ phụ, thắp vài nén nhang là có thể yên chí rằng đức Phật đã chứng giám cho mình. Chúng ta hãy đến với đức Phật bằng cả tâm Phật và bằng cả một niềm tôn kính dành cho một bậc đạo sư đã vạch ra và soi sáng con đường dẫn chúng ta đến bờ giải thoát, hoặc ít nhất là Ngài dẫn chúng ta đến một cuộc sống toàn thiện và gương mẫu.

Nếu chúng ta đến cúng Phật bằng niềm tin chánh tín như vậy thì nguồn năng lượng tha lực của chư Phật và năng lượng tâm linh chúng ta mới giao thoa với nhau. Lúc ấy, chúng ta sẽ đạt được như sở nguyện, giống như cô gái cúng dầu trong đoạn kinh trên.

Câu Chuyện Cô Gái Nghèo Thắp Đèn Dầu Cúng Phật

Minh Chính (ST)