back to top
25.5 C
Chư Sê
Thứ Tư, 1 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 149

Văn khấn cúng rằm tháng 11 âm lịch tại gia cập nhật

Sắm lễ cúng rằm tháng 11 âm lịch. 

Từ xưa, lễ cúng Rằm tháng 11 âm lịch đầy đủ nhất phải có các lễ vật sau:

– Hương, hoa tươi, quả tươi.

– Trầu cau, nước sạch, nến.

– Mâm cỗ chay đủ món.

Lễ cúng rằm tháng 11 âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Bởi cúng rằm tháng 11 âm lịch là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hi vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu khấn mong được mạnh khoẻ và bình an cho cả gia đình.

Bài văn khấn ngày rằm tháng 11 âm lịch: 

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. , tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật(3 lạy)

Chùa Mỹ Thạch tặng quà đến người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Tại đây, đoàn đã trao tặng 401 phần quà, mỗi phần quà gồm nhu yếu phẩm thiết yếu. Tổng trị giá hơn 70 triệu đồng.

Đoàn cũng đã trao tặng 3 triệu đồng đến 3 chốt kiểm dịch nơi đây (mỗi chốt 1 triệu đồng) và 5 thùng nước sát khuẩn đến Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, nơi đang điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 trên địa bàn huyện.

Có phải Đạo Phật là yếm thế?

ĐÁP: Người ta bảo Phật giáo yếm thế là sai, hiện giờ và xưa kia Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đã và đang xây dựng những ngôi chùa đẹp đẽ, nó trở thành những kỳ quan của thế giới như chùa Đế Thiên Đế Thích. Phật giáo phát triển luôn luôn đã và đang tiếp tục làm việc từ thiện cứu trợ đồng bào bất hạnh, thiên tai hỏa hoạn, bão lụt, v.v.. Như vậy mà gọi là yếm thế hay sao? (Xem thêm Tự điển Phật học: Yếm thế).

Không có người tu sĩ Phật giáo nào bỏ đời trốn trong núi rừng, sống tiêu dao một mình thì mới gọi là yếm thế?

Không lẽ, thấy những người mới học Phật mới vào chùa tu hành chưa xong, còn đang ẩn bóng tu hành mà cho Phật giáo là yếm thế thì lại còn sai quá.

Muốn làm một bác sĩ để đem lại lợi ích cho đời thì phải học, trong lúc đang học có làm bác sĩ được hay không? Trong lúc đang học mà ra trị bệnh thì chỉ giết bệnh nhân hơn là cứu người.

Người tu sĩ Phật giáo cũng vậy, khi đang tu chưa xong mà ra giảng đạo dạy người tu hành, “làm Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh theo kiểu Đại Thừa” là giết người, không phải giết một người mà giết nhiều người; không phải giết một đời người mà giết nhiều đời người; không phải giết một thế hệ mà giết nhiều thế hệ của con người, v.v..

Hiện giờ, người ta đang giết người bằng gươm lưỡi, miệng đao. Đó là việc giới tu sĩ Phật giáo phát triển, tu hành chưa đến nơi, đến chốn, chỉ nhai lại đờm dãi của người xưa chẳng biết đúng sai, thuyết giảng lung tung, giới luật đạo đức thì sống chẳng ra gì, chỉ dùng ba tấc lưỡi lừa đảo những người khác, bằng cách lý luận hoặc bằng mọi hình thức mê tín, dị đoan, v.v.. nhưng luôn luôn tự vỗ ngực xưng tên mình là người tu hạnh Bồ Tát vừa tu vừa độ người như chiếc xe lớn (Đại Thừa), chỉ có Bồ Tát Đạo mới có đại hùng, đại lực, đại từ bi, mới có tâm nguyện độ chúng sanh rộng lớn như vậy. Cứ như kinh sách phát triển dạy thì họ đâu phải là kẻ yếm thế mà là đang nhập thế chứ. Đó là những tu sĩ Phật giáo phát triển đang nhập thế, nhập thế để chạy theo danh lợi, vì vậy họ phải mập béo, cường tráng để vào đời độ chúng sanh.

Hiện giờ quý vị chưa biết rõ mặt thật của những tu sĩ Phật giáo như thế nào, thì làm sao dám bảo là Phật giáo yếm thế. Khi Đức Phật nhập diệt, độ khoảng trăm năm sau, các bậc Thánh Tăng đều nhập diệt cả, chỉ còn lại những tu sĩ danh lợi chia phe nhóm (20 bộ phái) để tạo quyền thế, chiếm giữ danh lợi riêng tư, nên soạn viết kinh sách theo kiến giải riêng của mình, thường chạy theo dục lạc thế gian, nên phải đẻ ra Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh, làm tấm bình phong để che mắt mọi người, khiến không ai biết mình chạy theo dục lạc, những tu sĩ này thường dạy: “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, nghĩa là pháp Phật không lìa pháp thế gian, như vậy đâu thể gọi rằng đạo Phật yếm thế.

Phật giáo ra đời vì sự khổ đau của con người, ra đời để dẫn dắt mọi người thoát ra mọi sự khổ đau của kiếp làm người thì sao gọi là bỏ đời yếm thế? Phật giáo ra đời đem lại cho loài người một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người thì sao gọi là Phật giáo yếm thế?

Những bậc chơn tu của Phật giáo đang âm thầm triển khai đạo đức nhân bản – nhân quả để loài người không còn tự làm khổ đau cho nhau nữa, để biến cảnh thế gian này thành cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc và Niết Bàn trong cuộc sống này, như vậy sao lại gọi là đạo Phật yếm thế được?

Xin quý vị đừng nhìn vào một số tu sĩ tiêu cực của Phật giáo phát triển, dùng những thủ đoạn mê tín, gian xảo, lừa đảo người, để ngồi mát ăn bát vàng, mà cho Phật giáo là yếm thế thì rất tội cho Phật giáo.

Một tôn giáo như Phật giáo luôn luôn lúc nào cũng chỉ dùng sức tự lực để không làm khổ mình, khổ người thì không thể nào yếm thế cho được.

Chỉ có những tu sĩ Phật giáo phát triển thì cầu tha lực, luôn luôn dựa vào Tam Bảo, chư Phật, chư Bồ Tát, gia hộ cứu khổ, cứu nạn, v.v.. thì đó gọi là yếm thế thì chúng tôi cũng còn miễn cưỡng chấp nhận, chứ nói Phật giáo yếm thế thì chúng tôi không đồng ý.

Xưa, đức Phật đã dạy: “Thắng trăm trận không bằng thắng tâm mình, thắng tâm mình mới là chiến công oanh liệt”. Người chiến thắng tâm mình đâu phải là người yếm thế, phải từng chung sống với mọi người mà không làm khổ mình, khổ người thì mới là người chiến thắng tâm mình, Đạo Phật như vậy có giống như nhà thơ yếm thế Nguyễn Bỉnh Khiêm chăng?

“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dù ai vui thú nào.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn xôn xao”.

Tinh thần đạo Phật thì không phải là tinh thần yếm thế như vậy, nên thường xông pha vào thế tục, lấy các đối tượng của thế gian mà tu tập tâm mình “ly dục, ly ác pháp”. Nếu bảo rằng, Phật giáo yếm thế vào nơi thanh vắng để cho yên thân của mình, tức là tránh cảnh thì làm sao gọi là ly dục, ly ác pháp.

Vả lại, giới luật của Đức Phật dạy đạo đức làm người rất rõ ràng và cụ thể. Những hành động đạo đức gần gũi và thiết thực cho đời sống của con người thì làm sao yếm thế mà dạy đạo đức này cho con người như vậy được? Một đạo đức từng dạy mọi người sống “không làm khổ mình, khổ người”, thì làm sao gọi là yếm thế?

Xin quý vị cứ suy ngẫm, đừng vội vàng cho đạo Phật là yếm thế thì đó là một sự suy tư chưa chín chắn, còn nông cạn. Chúng tôi xác quyết đạo Phật không bao giờ yếm thế. Người nào tu theo đạo Phật không đi khất thực, cứ ngồi ỳ trong thất (nhập thất), hoặc ở trong rừng sâu núi thẳm không theo hạnh Phật ngày xưa là người tu sai đạo Phật, là người yếm thế, chứ không phải đạo Phật yếm thế.

(Trích sách Đường về xứ Phật – Tập 8, NXB Tôn giáo – 2013, trang 232-237).

Chùa Mỹ Thạch trao tặng quà đến người dân khó khăn trong khu cách ly phòng Covid-19

Đại đức Thích Quảng Phước đến thăm và trao tặng 260 phần quà đến người dân có hoàn cảnh khó khăn đang thực hiện cách ly do dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Chư Sê.

Đoàn đã đến thăm và trao tặng 100 phần quà đến người dân đang cách ly tại xã Ia Glai, 90 phần quà tại chùa Mỹ Thạch, 70 phần quà tại thị trấn Chư Sê. Mỗi phần quà 250 nghìn đồng gồm: 10 kg gạo, 1 thùng mì, 1 kg đường, 2 hộp bánh kẹo, 1 gói muối. Tổng trị giá 65 triệu đồng.

Chùa Mỹ Thạch nấu cơm hỗ trợ khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện Chư Sê

Đại đức Thích Quảng Phước, Phật tử cùng các nhà hảo tâm phối hợp với các cấp chính quyền nấu cơm phục vụ cho 2 khu cách ly là Trường Dân tộc Nội trú và Trường Trần Cao Vân, mỗi ngày cung cấp gần 2.000 suất ăn, hỗ trợ trong vòng 2 tuần khoảng 28.000 suất ăn.

Chùa Mỹ Thạch, Phật tử, các nhà hảo tâm nấu hàng trăm suất cơm phục vụ người dân đang cách ly tập trung trên địa bàn huyện Chư Sê
Mỗi ngày chùa nấu 2.000 suất cơm phục vụ người dân trở về từ vùng dịch đang cách ly tập trung

Hiện nay, huyện Chư Sê đang có 5 khu cách ly tập trung: Trường Dân Tộc Nội Trú (371 người), Thao Trường A Yun (99 người), Trường PTTH Trường Chinh (272 người), Trường Trần Hưng Đạo (297 người), Trường Trần Cao Vân (232 người). Tổng số người dân đang cách ly hiện tại là 1.271 người và dự kiến thời gian tới sẽ mở rộng thêm 2 khu cách ly tập trung do người dân từ vùng dịch đang trở về.

Có nên tin lá số tử vi?

Hỏi: 

Kính thưa thầy!

Nếu một người thấy ra được lá số tử vi của mình là chính xác vì cũng đã trải qua nhiều điều đúng như lá số nhắc tới. Nhưng đặc biệt đó là lá số người này toàn là điều xấu. Nếu như những điều biểu hiện qua lá số là quả phải trả ở kiếp này, như vậy người này hiểu rằng cuộc đời anh ta kiếp này chỉ có khổ đau và không hề có hạnh phúc thế gian.

Như vậy nếu người này đã xác định cuộc đời anh ta chỉ có đau khổ nên anh ta bây giờ không nỗ lực cố gắng gì nữa, mà chỉ chấp nhận những quả xấu tới và nhẫn nại chịu đựng trong đó để trả quả.

Thưa thầy như vậy là nghịch pháp hay thuận pháp ạ?

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh
Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh

Đáp: 

Tử vi chỉ nói đúng phần sinh nghiệp (quả) không nói đến trì nghiệp, chướng nghiệp, đoạn nghiệp. Giống như một cây mít sinh ra đương nhiên sinh nghiệp của nó là mít (sinh nghiệp) không thể khác được.

Tuy nhiên nếu được chăm bón tốt thì cây mít sẽ tốt hơn (trì nghiệp), nếu bỏ phế hay bị dây leo, tầm gửi thì sẽ xấu đi (chướng nghiệp) và nếu chặt bỏ thì sẽ bị gián đoạn (đoạn nghiệp). Ba nghiệp sau là thái độ của mỗi người đối với sinh nghiệp của họ, điều này tử vi không nói được.

Sinh nghiệp xấu nhưng thái độ đúng tốt thì có thể chuyển nghiệp hoặc giác ngộ giải thoát.

Có nên nhẫn nhịn nữa không nếu như bị kẻ xấu lợi dụng?

Đáp: 

Thế thì xem ra con chưa đủ nhẫn nại hoặc còn có điều sai lầm trong đó, bởi vì mặc dù con nói đã nhẫn nại nhưng rõ ràng là con vừa mới tỏ ra còn ít nhiều ấm ức bất mãn, phải không?

Nhẫn nhịn không có nghĩa là nuốt hận chịu thua để cầu an hoặc để phục hận về sau.

Người có thể nhẫn nhịn thường rất trầm tĩnh và tự tin, vì vậy người ấy có đủ sáng suốt để tránh được những cách xử sự nóng nảy hấp tấp và biết sống sao cho hài hòa với mọi người, dù xấu hay tốt một cách hợp tình hợp lý, không độc tài cũng không xu nịnh.

Nhẫn nại là mảnh đất vững chắc thích hợp để nảy nở tình thương yêu thông cảm và sự hiểu biết đúng đắn, nhờ đó con có thể cảm hóa người xấu thay vì tranh chấp với họ.

Chúng ta cần phải thận trọng trong việc đánh giá người tốt kẻ xấu, chẳng hạn như người đối nghịch với mình chưa hẳn là xấu, kẻ ủng hộ mình chưa hẳn là tốt.

Xấu hay tốt tùy thuộc vào bản chất đạo đức của mỗi người. Nói chung, kẻ xấu thường hành động, nói năng, suy nghĩ hại mình, hại người.

Ngược lại, người tốt không những không làm hại ai mà còn đem lại lợi ích cho mọi người. Thực ra, người xấu thật bất hạnh, cần được thương yêu tha thứ, vì dù thế nào đi nữa, họ sẽ chịu nhiều khổ đau khi phải trả giá cho tâm địa xấu xa tội lỗi của mình.

Dù khi nhẫn nại, nếu cần, con có thể nghiêm khắc để họ khỏi quấy phá, nhưng con phải chắc rằng đó không phải là phản ứng phát xuất từ giận dữ, thù ghét, mà con chỉ muốn giúp họ trở nên tốt hơn hoặc ngăn chặn sự thiệt hại cho nhiều người khác mà thôi.

Con không nên trừng trị kẻ ác một cách chủ quan theo kiểu “Thay Trời hành đạo” mà cứ để “ác hữu ác báo” theo luật nhân quả tự nhiên…

Phật tử có thờ hộ pháp tại nhà được không?

Đáp: 

Hộ pháp còn được gọi là những vị thần già-lam (chư vị thiện thần phát tâm hộ trì Phật pháp, bảo vệ chùa viện). Các vị hộ pháp già-lam thì rất nhiều nhưng phổ biến ở xứ ta là hộ pháp Vi Đà (ông Thiện) và đại sĩ Tiêu Diện (ông Ác), nhiều nơi thờ Tứ thiên vương, chư vị Kim cang.

Tại tư gia Phật tử rất ít nhà thờ thần hộ pháp. Nếu có chăng cũng tôn trí dưới chân Đức Phật chứ không phải thờ riêng như ở chùa. Nguyên do trước hết là không gian thờ phụng giới hạn, ưu tiên thờ Phật và tổ tiên. Kế đến, như tên gọi của chư vị là hộ pháp già-lam, bảo vệ chùa chiền. Tư gia Phật tử tuy có thờ Phật nhưng không phải ngôi phạm vũ già-lam nên không thờ hộ pháp.

Chùa chiền là ngôi Tam bảo uy linh, thờ phụng nghiêm cẩn, cúng kính trang nghiêm, là nơi tu hành của chư Tăng đồng thời là nơi cầu nguyện và chiêm bái của thập phương bá tánh. Ngoài việc kính thờ chư Phật, Bồ-tát, Tổ sư, chùa còn là nơi nương tựa của chư thần linh, chư vị vong linh, âm linh cô hồn. Vì thế, thờ chư vị hộ pháp ở chùa mới đúng chức năng và hạnh nguyện của chư vị.

Làm sao để thay đổi tính ích kỷ?

Việc thay đổi tính ích kỷ không phải là chính, mà cái chính là thấy ra nó: thấy ra cái tâm ích kỷ và thông suốt được toàn bộ diễn biến của nó như thế nào. Từ sự quan sát thấy được tâm ích kỷ sẽ thấy ra sâu xa hơn, thấy ra nguyên nhân, hậu quả của nó. Nếu chưa thông suốt được tính cách của ích kỷ và nguồn gốc của nó mà muốn loại trừ, tiêu diệt nó thì coi chừng sẽ không bao giờ giác ngộ được sự thật về nó, hay cũng là giác ngộ chính mình.

Ích kỷ có sinh có diệt, có mặt tốt, mặt xấu, có vị ngọt, sự nguy hại, có nguyên nhân, hậu quả như thế nào thì cứ thấy như thế thôi, đừng cố tìm kiếm chủ quan.

Thí dụ như đọc câu “Hôm nay tôi đi chợ” khi đọc từng chữ thì chưa biết nói gì, nhưng khi đọc đến chữ cuối tự nhiên hiểu hết cả câu. Cứ đọc thôi, chữ nào xuất hiện thì đọc, đọc hết thì tự nhiên thấy ra toàn bộ sự việc. Nếu không chịu đọc mà muốn dẹp nó đi để đổi qua cái khác thì sẽ không bao giờ thấy ra diễn biến của toàn bộ sự thật.Đầu tiên là thấy, khi thấy ra thì có thể tùy duyên mà đối trị hay đáp ứng cho đúng tốt thì đâu có sao.

Làm sao để thay đổi tính ích kỷ?

Thí dụ như thấy đói nên cần ăn thì không sao, nhưng không thấy đói mà ham ăn thì mới sai xấu. Khi thấy ra thì sẽ biết nó có tiến trình nhân quả của nó, có cái đúng cái sai của nó, cho nên nếu chưa thấy ra mà đã vội thay đổi hay loại bỏ nó đi là thiếu chín chắn. Nên đừng vội kết luận ích kỷ là xấu hay tốt mà phải thấy thái độ đang diễn ra thế nào.

Đúng tốt, sai xấu chỉ thấy được khi nó đang diễn ra thôi. Không có cái đúng cái sai nào có thể kết luận được, vì cái đúng bây giờ lát nữa có thể sai rồi, như đồng hồ chỉ đúng với giờ hiện tại nhưng sau đó là giờ khác rồi. Đừng vội kết luận điều gì mà chỉ nên quán triệt trình tự diễn biến của nó: thông suốt được sự sinh diệt, nhân quả, lợi hại của sự kiện thì mới thấy ra được lẽ thật.Mục đích chính của Đạo Phật là thấy ra Sự Thật. Trong khi hầu hết các Tôn giáo khác thì mục đích là làm sao hết ích kỷ, làm sao tâm được định, làm sao đạt được cái này cái kia nên vẫn còn loay hoay trong Tam Giới. Tuy mục đích của Đạo Phật là chỉ thấy ra Sự Thật nhưng một khi đã thấy ra thì mọi việc sẽ tự chuyển hóa dễ dàng. Nếu chưa giác ngộ mà muốn giải thoát là sai ngay từ đầu.Trong Phật giáo có hai từ “Giác ngộ và giải thoát” nhưng phần lớn người tu chỉ muốn giải thoát thôi chứ không muốn giác ngộ. Nhưng nếu không giác ngộ thì không thể nào giải thoát được. Nếu không giác ngộ mà cố thoát ra cái này thì liền bị ràng buộc vào cái khác thôi, chỉ có giác ngộ mới thực sự hoàn toàn giải thoát.