back to top
26.6 C
Chư Sê
Thứ Ba, 30 Tháng Tư, 2024
Home Blog Page 145

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện chim cun cút

Không suy nghĩ, người này…,

Câu chuyện này, khi trú ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về con trai của triệu phú Uttara. Nghe nói, ở Xá- vệ có vị triệu phú Uttara rất giàu, vợ triệu phú sanh được một con trai có đức hạnh, từ Phạm thiên giới xuống; khi đến tuổi trưởng thành, cậu rất đẹp trai, giống như Phạm thiên.

Một hôm, khi ngày hội cúng sao Kattika được tổ chức ở Xá-vệ, mọi người vui chơi hội lớn. Nhưng người bạn, con trai các triệu phú khác đều có vợ. Riêng con triệu phú Uttara, vì sống lâu ở Phạm thiên giới, nên tâm không hướng đến luyến ái. Các bạn của cậu muốn đem cho cậu một nữ nhân để vui chơi hội sao, liền bàn với nhau, đến gặp cậu và nói:

– Này bạn, trong thành phố này, hội lớn cúng sao Kattika được tổ chức một đêm. Chúng tôi sẽ tìm cho bạn một nữ nhân để cùng nhau vui chơi hội lớn.

Dầu cậu nói không cần nữ nhân, các bạn vẫn nài ép, bắt cậu nhận. Họ trang điểm một nữ tỳ xinh đẹp, dắt đến nhà cậu, báo nữ nhân ấy đi đến nhà con trai triệu phú, dẫn nàng đến phòng cậu rồi bỏ đi. Khi cô gái ấy vào phòng ngủ, con người triệu phú không ngó nàng và không nói năng gì. Cô gái suy nghĩ:

Ta tuyệt sắc, duyên dáng, mỹ lệ như thế này. Người này không ngó, cũng không nói với ta. Nay ta dùng sự cám dỗ và vẻ duyên dáng nữ nhân của ta làm người này phải nhìn đến ta”.

Nghĩ vậy, cô gái trình diễn mọi sự cám dỗ của nữ nhân. Ðể làm đẹp lòng cậu, nàng để lộ hàm răng tuyện đẹp của nàng và mỉm cười. Chàng trai triệu phú nhìn nàng, nắm lấy hình tướng bộ xương răng.

Tư tưởng về bộ xương khởi lên trong tâm chàng cho đến khi toàn thân nàng hiệu ra như một chuỗi xương. Chàng trai cho tiền người con gái rồi bảo nàng đi.

Khi nàng ra khỏi nhà, một người quý phái thấy nàng ở giữa đường, liền cho tiền và dẫn nàng về nhà.

Bảy ngày qua, lễ hội sao chấm dứt. Mẹ người nữ tỳ đẹp không thấy con gái của mình trở về, đến nhà các người con trai triệu phú, hỏi con gái ở đâu. Họ đi đến nhà con trai triệu phú Uttara để hỏi và được trả lời:

– Cô gái có đến một lát, tôi đã cho tiền và báo đi về.

Nhưng mẹ cô gái không thấy con mình, bắt buộc họ phải trá nàng lại, và đem con trai triệu phú Uttara đến xin vua phân xử. Vua hỏi:

– Những người con trai các vị triệu phú có đem người nữ tỳ xinh đẹp giao cho ngươi không?

– Thưa Ðại vương, có.

– Nay có đâu rồi?

– Tôi không được biết. Nó chỉ ở lại một lát và tôi đã bảo nó đi về rồi.

– Vậy nay ngươi có thể đem nó lại không?

– Thưa Ðại vương, không được.

Vua nói:

– Nếu ngươi đem lại không được, hãy áp dụng hình phạt của ta.

Họ trói tay cậu ra phía sau, dắt cậu đi áp dụng hình phạt của vua. Cả thành vang dậy lời bàn tán:

– Nghe nói, con trai người triệu phú vì không trá lại đứa nữ tỳ xinh đẹp, nên bị đưa đi áp dụng hình phạt của vua.

Một đám quần chúng để tay trên ngực, vừa đi theo sau, vừa than:

– Việc này là thế nào, thưa ông chủ? Sao ông chủ lại gặp một việc bất công như thế này?

Người con trai triệu phú suy nghĩ: “Sự đau khổ này xảy ra vì ta sống trong gia đình. Nếu ta thoát ly được gia đình, ta sẽ xuất gia với bậc Ðại Gotama, Chánh Ðẳng giác.”

Bấy giờ cô nữ tỳ xinh đẹp nghe tiếng đồn vang, liền hỏi dò sự việc. Khi được nghe câu chuyện ấy, nàng chạy ra thật mau và la to:

– Các ông hãy dẹp qua một bên, dẹp qua một bên! Cho tôi gặp các người lính của vua.

Và nàng tự trình diện. Quân hầu của vua thấy nàng, liền giao nàng lại cho bà mẹ, thả con trai người triệu phú và bỏ đi. Người con trai triệu phú cùng với bạn bè vây quanh, đi đến sông, gội đầu thật sạch.

Rồi cậu về nhà, ăn sáng xong, liền xin phép cha mẹ được xuất gia. Vị ấy mang theo các y, cùng với một số tùy tùng đông đảo, đi đến bậc Ðạo Sư, đảnh lễ Ngài, và xin xuất gia. Ðược xuất gia và được thọ đại giới, vị ấy phát triển thiền quán không gián đoạn, không bao lâu chứng quả A-la-hán.

Một hôm, các Tỷ-kheo hội họp tại Chánh pháp đường nói lời tán thán con trai triệu phú ấy:

– Thưa các Hiền giả, con trai vị triệu phú này, trong giờ phút nguy hiểm cho mình, đã biết được công đức của Giáo pháp, nghĩ đến xuất gia để thoát khỏi đau khổ ấy. Nhờ khéo suy tư như vậy, nên vị ấy được thoát nạn, được xuất gia, và chứng quả A-la-hán tối thượng.

Bậc Ðạo Sư đến và hỏi đề tài được bàn luận, sau khi biết câu chuyện, bậc Ðạo Sư nói:

– Này các Tỳ-kheo, con trai triệu phú Uttara, trong giờ phút nguy hiểm xảy ra cho mình, đã nghĩ đến phương tiện ấy để thoát khỏi sự đau khổ kia, và được thoát chết.

Thuở trước, các nhà hiền trí, khi nguy hiểm xảy ra cho mình, cũng đã nghĩ đến phương tiện ấy để giải thoát sự đau khổ kia. Nhờ suy nghĩ như vậy, họ được thoát khỏi đau khổ do nạn chết đem lại. Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát tái sanh nhiều lần, rối sanh ra làm con chim cun cút. Lúc bấy giờ, có một người thợ săn chim cun cút, thường bắt nhiếu cun cút trong rừng, đem về nhà, nuôi dưỡng chúng cho mập. Sau khi lấy tiền, anh ta bán chúng cho những người đi đến, và nuôi sống với nghề như vậy.

Một hôm anh ta bắt được Bồ-tát với nhiều con chim cun cút khác và đem về nhà. Bồ-tát suy nghĩ: “Nếu ta ăn đồ ăn và uống nước của người này,nó sẽ bắt ta và đưa cho những người đến xem. Nếu ta không ăn, ta sẽ trở thành ốm yếu, và thấy ta ốm yếu, các người ấy sẽ không bắt ta làm gì. Như vậy ta được an toàn.

Ta hãy làm theo phương tiện này”. Bồ-tát làm theo như vậy, cho đến khi chỉ còn da và xương. Người ấy thấy chim quá ôm nên không bắt.

Sau khi bán hết các con chim khác trừ Bồ-tát, anh ta đem Bồ-tát ra khỏi lồng, đặt lồng ở nơi cửa, đê Bồ- tát trên lòng bàn tay và nhìn xem con cun cút này có đau bệnh gì. Biết được người thợ săn không chú ý, Bồ tát xòe cánh lên và bay vụt về rừng. các con chim cun cút khác thấy Bồ-tát liền hỏi:

– Sao không thấy mặt bạn, bạn đi đâu vậy?

– Ta bị người thợ săn bắt.

– Làm sao bạn lại thoát được?

– Vì ta không ăn đồ ăn nó cho, không uống nước của nó, nhờ nghĩ đến phương tiện này, ta được thoát.

Nói xong, Bồ-tát đọc bài kệ:

Không suy nghĩ, người này,

Không được lợi đặc biệt,

Hãy xem quá suy tư!

Ta thoát trói,thoát chết.

Như vậy, Bồ-tát kể lại sự việc mình đã làm.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:

– Thời ấy, con chim cun cút thoát chết là Ta vậy

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Giải thoát sự trói buộc

Chỗ này kẻ ngu nói…,

Câu chuyện này, khi trú tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về thiếu nữ Bà-la-môn Cinca. Câu chuyện này sẽ được kể trong Tiền thân Mahàpaduma, Chương mười hai (số 472). Lúc bấy giờ, bậc Ðạo sư nói:

– Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay thiếu nữ Bà-la-môn này vu cáo Ta điều không có thật. Thuở trước, nó cũng đã vu cáo rồi.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát lớn lên trong gia đình một người cố vấn tế tự, và sau khi cha mất, Bồ-tát kế nghiệp chức vụ ấy. Lúc ấy hoàng hậu được vua cho một ước nguyện.

– Này Hoàng Hậu, nàng muốn gì, hãy nói lên.

Hoàng Hậu nói như sau.

– Lời ước nguyện của thiếp không khó thực hiện. Từ nay trở đi Ðại vương không được nhìn một nữ nhân khác với con mắt luyến ái.

Ban đầu, vua từ chối, nhưng sau, bị nàng bức bách nhiều lần, không thể bỏ qua lời của hoàng hậu, vua phải chấp nhận, và từ đấy trở đi, vua không bao giờ nhìn một nữ nhân nào trong số mười sáu ngàn vũ nữ.

Rồi một cuộc nổi loạn khởi lên ở biên điạ. Quân lính ở biên địa, sau hai ba lần giao chiến với các tên cướp, đưa tin về cho vua là họ không thể dẹp loạn được. Vua muốn đi đến đấy, liền tập họp một đội binh lớn, cho gọi hoàng hậu đến và nói.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Giải thoát sự trói buộc

– Này hiền thê, ta ra biên địa, tại đấy chiến trận đủ loại xảy ra,sẽ đưa đến chiến thắng hay chiến bại.

Những chỗ ấy không thích hợp với nữ nhân. Hoàng Hậu hãy ở lại đây. Hoàng Hậu nói.

– Thưa Ðại vương, thiếp không thể ở lại đây.

Khi bị vua từ chối nhiều lần, hoàng hậu nói.

– Vậy sau khi đi được mỗi dặm,Ðại vương hãy gửi một người về để hỏi thăm sức khoẻ của thiếp.

Nhà vua chấp nhận. Bồ-tát ở lại trong thành, còn vua ra đi với một đội quân lớn, cứ đi mỗi dặm, lại gửi một người về với trách nhiệm tin cho biết sức khoẻ của nhà vua và hỏi thăm hoàng hậu có được an lạc không. Khi có một người đàn ông đi về, nàng hỏi:

– Vua sai ngươi về có mục đích gì?

– Ðể hỏi hoàng hậu có được an lạc không.

Hoàng Hậu bảo người ấy đến và sống phi pháp với nó. Vua đi đường được ba mươi hai dặm, gửi về ba mươi hai người, và hoàng hậu sống phi pháp với tất cả bọn họ.

Sau khi dẹp loạn xong, bình định được quốc độ, trên đường về, vua cũng gửi về ba mươi hai sứ giả.

Hoàng Hậu cũng sống phi pháp với họ. Cho quân thắng trận dừng chân gần thành, vua gửi tin nhắn Bồ- tát sửa soạn thành phố để đón tiếp ngài.

Bồ-tát cho sửa soạn thành phố xong, mới sửa soạn cung điện để đón vua và đi đến cung thất của hoàng hậu. Hoàng Hậu thấy thân thể của Bồ-tát tuyệt đẹp, không thể dằn lòng nổi, liền nói:

– Này Bà-la-môn, hãy đáp lại tình yêu của ta.

Bồ-tát nói:

– Chớ nói vậy! Hãy kính trọng vua. Tôi sợ điều bất thiên. Tôi không thể làm như vậy được.

– Sáu mươi bốn tên sứ giả đã không kính trọng vua, đã không sợ điều bất thiện, vậy ngươi lại kính trọng vua và sợ điều bất thiện sao?

– Thưa vâng, nếu họ suy nghĩ, họ đã không làm như vậy, nhưng vì tôi có biết điều phải, tôi sẽ không làm việc ác này.

– Ðừng nói bậy nhiều như vậy! Nếu ngươi không làm theo lời ta, ta sẽ bảo chặt đầu ngươi.

– Thôi được, dầu cắt đầu tôi trong một đời này hay trong trăm ngàn đời, tôi cũng không thể làm như vậy.

– Hãy để đấy, rồi sẽ biết tay ta.

Hoàng Hậu đe dọa Bồ-tát, rồi đi vào trong phòng của mình, lấy móng tay cào trên thân, lấy dầu thoa tay chân, mặc áo dơ bẩn vào, giả bệnh và cho gọi các nữ tỳ:

– Nếu vua có hỏi hoàng hậu ở đâu, thì trả lời hoàng hậu bị bệnh.

Trong lúc ấy Bồ-tát đi đón vua. Sau khi đi vòng quanh thành phố, vua ngự lên cung điện, không thấy hoàng hậu, liền hỏi hoàng hậu ở đâu. Khi được trả lời hoàng hậu bị bệnh, vua đi vào phòng hoàng hậu, xoa lưng hoàng hậu và hỏi:

– Hoàng Hậu đau bệnh gì?

Hoàng Hậu im lặng. Khi vua hỏi lần thứ ba, hoàng hậu nhìn vua và nói:

– Thưa Ðại Vương, nay Ðại vương còn sống, nhưng nữ nhân như thiếp cần phải có một người chồng.

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Giải thoát sự trói buộc

– Ái khanh nói gì lạ vậy?

– Ðại vương đặt địa vị cố vấn tế tự ở lại giữ thành, nó lấy cớ là sửa sang nội cung, đến đây, và vì thiếp không làm theo lời nó, nó đánh đập thiếp cho thoả mãn ý của nó rồi bỏ đi.

Vua đùng đùng nổi giận, như muối và đường bỏ vào lửa, vụt đi ra khỏi cung phòng. Vua cho gọi các người gác cửa, các lính bộ binh đến, bảo họ bắt Bồ-tát ngay, trói cánh tay ra sau lưng những người bị xử án chém, rồi dẫn ra khỏi thành, đến pháp trường xử trảm. Họ đi thật mau, trói cánh tay vị cố vấn tế tự ra sau lưng và cho đánh trống báo tin có hành quyết. Bồ-tát suy nghĩ: “Như vậy nhà vua đã bị hoàng hậu độc ác đầu độc trước rồi. Hôm nay, ta phải cứu ta khỏi tay ương này với sức của mình”. Vì thế, Bồ-tát nói với những người lính:

– Trước khi các người giết ta, hãy đưa ta yết kiến vua.

– Ðể làm gì?

– Vì ta là người phục vụ vua, đã làm được nhiều công việc. Ta biết tài sản chôn dấu rất nhiều. Chính ta quản lý đất ruộng nhà vua. Nếu ta không gặp vua, thì nhiều tải sản sẽ bị tiêu diệt. Sau khi ta nói cho vua biết gia sản của vua, các ngươi hãy làm bổn phận của mình.

Họ đưa vị cố vấn tế tự đến gặp vua. Vua thấy vị ấy liền nói:

– Này Bà-la-môn, ngươi không xấu hổ đối với ta sao? Sao ngươi lại làn ác hạnh như vậy?

– Thưa đại vương, tôi sinh ra trong gia đình Bà-la-môn thượng lưu. Từ trước đến nay, tôi không sát sanh ngay cả một con kiến. Từ trước đến nay, tôi không lấy của không cho, ngay cả một cọng cỏ. từ trước đến nay, tôi không nhìn đến một nữ nhân của người khác với con mắt luyến ái, dù chỉ một cái liếc mắt đưa tình. Từ trước đến nay, tôi không nói một lời nói dối, dầu chỉ để đùa vui. Tôi không có uống rượu, dù chỉ một giọt bằng ngọn cỏ Kusa. Tôi hoàn toàn vô tội đối với đại vương. Nhưng hoàng hậu độc ác kia đã cầm tay tôi với tâm tư đầy dục vọng, nói toạc cho tôi biết ác hạnh bí mật của mình trước khi đi vào cung phòng. Trước tôi đã có sáu mươi bốn người sứ giả đến đÂy, đem theo thông điệp của đại vương gửi hoàng hậu, những người ấy đều có tội. Hãy gọi họ đến đây và hỏi từng người trong bọn họ có làm như hoàng hậu đã bảo hay không.

Vua cho gọi sáu mươi bốn người kia và hoàng hậu đến và hỏi họ có làm như hoàng hậu đã bảo hay không. Họ thú nhận có làm. Nhà vua sai trói họ lại và ra lệnh chặt đầu cả sáu mươi bốn người ấy. Ðến đây, Bồ-tát thưa:

– Thưa đại vương, những người này không có tội! Chúng chỉ làm theo sở thích của hoàng hậu. Chúng vô tội, vậy hãy tha cho chúng! Còn hoàng hậu cũng không có tội. Tánh dâm dục của hoàng hậu không bao giờ thoả mãn, sanh ra đã như vậy rồi! Hoàng Hậu chỉ làm thuận theo bản tánh của mình thôi! Do vậy, hãy tha thứ cho hoàng hậu.

Như vậy, bằng nhiều cách, Bồ-tát làm cho vua hiểu rõ sự việc, cứu mạng sống sáu mươi bốn người ấy và bà hoàng hậu ngu si, và xin vua ban cho họ những trú xứ để ở. Sau khi tất cả mọi người được giải thoát và được cho chỗ ở, Bồ-tát đến vua và thưa:

– Thưa Ðại vương, lời nói buộc tôi không căn cứ của kẻ ngu si và đui mù làm cho các bậc hiền trí bị trói vào chỗ không xứng đáng, bị trói quặp cánh tay sau lưng; còn lời nói của bậc hiền trí là nguyên nhân khiến kẻ ngu si thoát khỏi bị trói tay sau lưng. Như vậy, lời kẻ ngu trói buộc một cách không thích đáng, còn lời nói bậc hiền trí thời giải thoát các trói buộc.

Nói vậy xong, Bồ-tát đọc bài kệ này:

Chỗ nào kẻ ngu nói,

Chúng trói kẻ vô tội,

Chỗ nào bậc trí nói,

Cứu thoát kẻ bị trói.

Như vậy, bậc Ðại Sĩ với bài kệ này, thuyết pháp cho vua và nói:

– Tôi gặp sự đau khổ này là vì còn sống đời gia đình. Nay tôi không có công việc gì trong gia đình nữa.

Hãy cho phép tôi được xuất gia.

Sau khi được phép xuất gia, từ bỏ bà con thân thuộc, từ bỏ tài sản lớn, Bồ-tát làm bậc tiên nhân du sĩ, sống ở Tuyết Sơn, đạt được các thắng trí và Thiền chứng và tái sanh lên cõi Phạm Thiên.

Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:

– Thời ấy bà hoàng hậu độc ác là thiếu nữ Bà-la-môn Cinca, vua là Ànanda, còn vị cố vấn tế tự là Ta vậy.

Hướng đến sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

Con đường của Đức Thế Tôn

Thế Tôn đã bỏ lại những gì? Vợ đẹp, con xinh, ngôi cao danh vọng và quyền lực… Ngồi trên khối tài sản và ở cao hơn thiên hạ có giá trị gì khi kèm theo đó, bản thân cũng đang mang một khối khổ não? Ngài phải tìm một con đường khác.

Sau này, trong bài kinh Thánh cầu (Trung bộ kinh), Ngài kể: “Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình (…). Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ”.

Từ bỏ tất cả, Ngài băng sông, hướng đến cảnh núi rừng u tịch, nơi có những bậc thầy khổ hạnh đang hành đạo và giáo hóa đồ chúng. Tất cả những bậc thầy danh tiếng bấy giờ đều đã được Ngài tìm đến, học hỏi, tu tập, tự tri, tự chứng, tự đạt pháp của các vị thầy ấy một cách mau chóng. Nhưng rồi xét thấy đây vẫn chưa phải là con đường giải thoát tối hậu, “không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn”, nên Ngài từ bỏ pháp ấy, từ giã ra đi, bất chấp lời mời ở lại để được cùng quản lý đồ chúng, cùng nhận được sự tôn sùng tối thượng.

Rồi Ngài tự tu khổ hạnh. Sau sáu năm ép xác miệt mài, nhận thấy con đường ép xác chỉ đưa đến sự kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần chứ không đem đến giải thoát, nên một lần nữa, Ngài từ bỏ pháp ấy để hướng đến Trung đạo, thoát khỏi hai thái cực khổ hạnh và hưởng thụ. Ngài chấp nhận sự dè bỉu của những bạn đồng tu, như sau này, khi trở về hóa độ cho năm anh em Kiều Trần Như, họ đã bảo: “Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi”. Nhưng, uy đức của Ngài đã cảm hóa họ, khiến cho năm vị ấy “không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến”.

Cần nói thêm, con đường Trung đạo không thể chỉ hiểu đơn giản là Con-đường-chính-giữa, theo kiểu vị trí, như giữa hai thái cực khổ hạnh và hưởng thụ. Con-đường-chính-giữa đây chính là con đường không-vướng-mắc, vượt lên tất cả, là con đường của Vô-sở-trước hướng đến Chánh đẳng giác. Cụ thể hóa của con đường này chính là Bát chánh đạo, hay gọn hơn là Giới – Định – Tuệ…

Trong rất nhiều bản kinh sau này, Đức Phật đã nhắc lại sự từ bỏ này. Ngài không chỉ từ bỏ danh vọng, quyền lực, tài sản, vợ con, tôi tớ…, mà còn bỏ cả mắt mũi, tay chân, bỏ cả thể xác… để hướng đến Vô thượng Bồ-đề.

Đức Thế Tôn – “kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ” (kinh Thánh cầu).

Hướng đến sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

Đi con đường nào?

Như một người đã trải qua vô lượng kiếp để tìm ra con đường giải thoát, Đức Phật đưa ra đạo lộ của Bát Chánh đạo, phác đồ của Thập nhị nhân duyên…; chúng ta, những đệ tử Phật, lẽ ra cứ vậy, theo con đường sáng mà đi. Thế nhưng, chúng ta lại thích vòng vo, thích ghé bờ này, níu bờ nọ hơn là đi thẳng. Đi thẳng thì phải biết từ bỏ, như Phật đã nói, từ bỏ tuy dễ mà khó – dễ với người trí và khó với kẻ ngu: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục (…) thật khó mà thấy được định lý pháp Duyên khởi”.

 Do đó, ngay sau khi Thành đạo, Đức Phật đã rất băn khoăn giữa hai sự chọn lựa: hoằng pháp hay nhập Niết-bàn.

Phải chăng, nhiều đệ tử Phật ngày nay đã chọn một con đường khác? – con đường “Phi Thánh cầu”, như Đức Phật đã nói: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh… tự mình bị chết… tự mình bị sầu… tự mình bị ô nhiễm lại tầm cầu cái bị ô nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các người gọi là bị sanh (già/bệnh/chết/sầu/ô nhiễm)? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh”.

Đi theo con đường Trung đạo không dễ, nên có người chấp nhận con đường dấn thân phụng sự, vì họ cho rằng đó chính là Bồ-tát đạo: “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Họ lấy câu nói ấy làm “kim chỉ nam” để “chỉ hướng cho thuyền đời”. Rằng: Tôi không dám đặt mục đích cao siêu, chỉ xin lấy đời mình mà phụng hiến cho Đạo pháp, phụng sự chúng sanh…

Có lẽ không ít người hiểu sai về câu nói đó. Phụng sự chúng sanh là hạnh Bồ-tát, không nề gian khổ để cứu độ chúng sanh, giúp họ vượt bể khổ, đến bờ Niết-bàn, chứ không phải chỉ là đem cái ăn, cái mặc, dựng những ngôi nhà tình thương cho họ. Chúng ta có thể làm những việc từ thiện như thế, nhưng phải hiểu rằng đó là phương tiện để hướng người vào đạo. Vào đạo rồi phải cho họ loại thức ăn khác, kiểu như Pháp thực, Thiền duyệt thực…

Bên cạnh đó, có người lại tự biến mình thành công cụ “bảo vệ Phật pháp”, thấy ai xúc phạm đến Phật, Pháp, Tăng thì lập tức liệt họ vào “thế lực thù địch”. Thực ra, Phật giáo không bao giờ xây dựng nên hình tượng “thù địch” hay “ngoại đạo chống phá” để phải tìm cách trừ diệt. Trong Phật giáo, chữ trừ diệt, nếu có, cũng chỉ để diễn tả một sự đoạn tận, như trừ diệt ác ma, thực chất là để trừ đoạn tham sân si.

Đức Phật không dạy cho chúng ta các pháp gầy dựng và làm lớn mạnh sanh tử. “Này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh… cái không bệnh… tự mình bị chết… cái bất tử… tự mình bị sầu… cái không sầu… tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu”.

Đệ tử Phật, do vậy, rõ biết: Vượt khỏi những sự trói buộc, những sự tham đắm, say mê các dục, tầm cầu con đường Thánh, thì sẽ vượt khỏi tầm mắt của Ác-ma, không còn bị Ác-ma sử dụng như ý muốn.

Mùa tuyết rơi – Ngày Phật thành đạo

Mấy mươi năm lưu vong miền Tây bắc Hoa Kỳ bốn mùa xuân hạ thu đông, khi nắng cháy thiêu đốt thảo nguyên, khi lá vàng rực rỡ, khi muôn hoa như được đánh thức đồng loạt vươn mình khoe sắc, khi lạnh lẽo hiu quanh băng giá phủ đầy – mỗi mùa trong năm đều cho Huy những cảm xúc yêu thích riêng biệt. Dẫu vậy khung thời gian cho Huy nhiều cảm xúc nhất, bàng hoàng nhất, vỡ òa chấn động thân tâm nhất đó là ngày Phật Thành đạo 8 tháng 12 Âm lịch.

Là người Phật tử thường xuyên đi chùa, Huy luôn tham dự cũng như tham gia tổ chức những đại lễ Phật đản, Vu lan, Bồ-tát Quán Thế Âm, Phật Dược Sư, Phật A Di Đà… Những ngày đại lễ này luôn giúp Huy có thêm năng lượng từ bi, giúp anh nhìn thấy những khiếm khuyết của mình để sửa đổi cũng như phát tâm làm thêm việc thiện.

Riêng ngày Phật Thành đạo, mỗi lần đến ngày này, trong đêm khuya thanh vắng, Huy luôn ngồi xuống trước bức hình Phật Thích Ca, thỉnh ba hồi chuông thanh thoát rồi thả hồn đắm chìm trong khung cảnh hơn 2.500 năm trước.

Huy như được chứng kiến hình ảnh sống động của vị Thái tử đầy dũng mãnh, trí tuệ, lòng từ, cắt lìa cuộc sống đế vương trở thành người vô-gia-cư chân trần áo rách để tìm phương pháp giúp người vơi khổ, có đời sống an lạc tỉnh thức. Huy xúc động nghẹn ngào ướt hoen đôi mắt khi hình ảnh vị Thái tử hiện rõ trong tâm anh với thân hình ốm gầy, trải bao khó nhọc bệnh tật chết chóc cận kề trong nhiều năm núi thẩm rừng sâu, để cuối cùng vào ngày 8 tháng 12 ấy, tầng tâm thức của Thái tử Tất Đạt Đa đã mở bung vũ trụ, bừng sáng khai mở chân lý nhiệm mầu. Thái tử đã thành đạo tìm ra con đường giác ngộ tỉnh thức giúp chúng sanh thoát khổ.

Cũng từ giây phút ấy, ngày tháng ấy mà người dân trên toàn thế giới đã gọi Thái tử với một tên gọi cung kính yêu thương là Đức Phật mà ý nghĩa là bậc có lòng thương lớn, trí tuệ lớn, uy dũng thượng thừa đã hoàn toàn giác ngộ tỉnh thức, nhìn rõ căn nguyên mọi sự việc cũng như phưong pháp để hoán chuyển mọi căn nguyên trở nên an lành hoàn thiện.

Đêm nay, đêm Phật Thành đạo, như những năm trước, sau khi tắm rửa sạch sẽ, Huy ra căn phòng thiền nơi anh có bức tranh sơn dầu Phật Thích Ca rất từ ái viên dung, nhẹ nhàng anh thắp những cây nến trên chiếc bàn có giỏ hoa lan. Trong ánh sáng lung linh kỳ ảo, Huy ngồi trên chiếc tọa cụ, thở thật nhẹ thật sâu, nhìn bức tranh Phật đang mỉm cười, anh cảm được niềm an lạc vô biên. Huy thỉnh tiếng chuông, âm thanh tinh khiết lan tỏa trong căn phòng thiền giữa đêm khuya như những đợt sóng khiến tâm anh vỡ òa bàng bạc. Huy thấy mình thật may mắn biết được Phật, một vị thầy trọn vẹn – bổn sư – rất xa và cũng rất gần.

Nhờ những lời Phật dạy Huy đã vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao nguồn năng lương sân hận tiêu cực thành nguồn năng lựợng hiểu thương bao dung tràn đầy an lạc.

Huy vô cùng yêu quý Phật ở điểm: Những lời Phật dạy, Phật chưa bao giờ bắt anh phải nghe theo. Phật cho Huy hoàn toàn không tin những lời dạy ấy miễn anh ứng dụng và thấy những điều ấy sai. Tuy nhiên Huy chưa bao giờ thấy những lời dạy ấy sai khi anh thực tập, anh luôn thấy mình an lạc hơn, sáng suốt và tràn đầy yêu thương hơn.

Giữa đêm khuya thanh tịnh ngày Phật Thành đạo, ngoài kia những hoa tuyết đang rơi, Huy ngồi như dáng Phật ngồi, thở nhẹ thở sâu, mỉm cười như Phật đang cười trên bức tranh sơn dầu, Huy thấy Phật gần gũi quá đỗi. Phật như ở trong Huy, một cảm giác thanh tịnh, bình yên, trong sáng như pha lê lạ lùng! Huy niệm thành lời:

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngày Phật Thành đạo, Huy thành kính dâng lên Phật lòng nhớ ơn trọn vẹn với niềm thương quý vô bờ.

Mùa tuyết rơi 2022 – Phật Thành đạo.

Huyền Lam/Báo Giác Ngộ

Chú Đại bi 84 biến (dễ đọc, dễ nhìn)

Thần chú này do Quan Thế Âm Bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ Đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.

HIỂU BIẾT VỀ CHÚ ĐẠI BI

1. Chú Đại bi là gì?

Link bài viết Chú Đại bi là gì

2. Ý nghĩa của Chú Đại bi

Link bài viết ý nghĩa Chú Đại bi là gì

3. Hướng dẫn cách trì tụng chú Đại bi ngắn gọn

Link hướng dẫn

4. Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại bi

Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại bi không cần nghĩ bàn. Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại….

Link chi tiết để biết lợi ích bất khả tư nghị của Chú Đại bi

 

Chú Đại bi Tiếng Việt

Đây là bản chú đại bi dịch từ âm tiếnng Phạn ra âm Hán ra âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại. 

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha.

Tất đà dạ, ta bà ha.

Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.

Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha.

Ma ra na ra, ta bà ha.

Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha.

Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha.

Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha.

Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)

 

84 câu chú đại bi chia theo từng câu cho dễ học

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da

2. Nam Mô A Rị Da

3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da

4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da

5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da

6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da

7. Án

8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ

9. Số Đát Na Đát Tỏa

10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da

11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà

12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì

13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế

14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng

15. A Thệ Dựng

16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già

17. Ma Phạt Đạt Đậu18. Đát Điệt Tha

19. Án A Bà Lô Hê

20. Lô Ca Đế

21. Ca Ra Đế

22. Di Hê Rị

23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa

24. Tát Bà Tát Bà

25. Ma Ra Ma Ra

26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng

27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông

28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế

29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế

30. Đà Ra Đà Ra

31. Địa Rị Ni

32. Thất Phật Ra Da

33. Giá Ra Giá Ra

34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra

35. Mục Đế Lệ

36. Y Hê Y Hê

37. Thất Na Thất Na

38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi

39. Phạt Sa Phạt Sâm

40. Phật Ra Xá Da

41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra

42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị

43. Ta Ra Ta Ra

44. Tất Rị Tất Rị

45. Tô Rô Tô Rô

46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ

47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ

48. Di Đế Rị Dạ

49. Na Ra Cẩn Trì

50. Địa Rị Sắc Ni Na

51. Ba Dạ Ma Na

52. Ta Bà Ha

53. Tất Đà Dạ

54. Ta Bà Ha

55. Ma Ha Tất Đà Dạ

56. Ta Bà Ha

57. Tất Đà Du Nghệ

58. Thất Bàn Ra Dạ

59. Ta Bà Ha

60. Na Ra Cẩn Trì

61. Ta Bà Ha

62. Ma Ra Na Ra

63. Ta Bà Ha

64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da

65. Ta Bà Ha

66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ

67. Ta Bà Ha

68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ

69. Ta Bà Ha

70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ

71. Ta Bà Ha

72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ

73. Ta Bà Ha

74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ

75. Ta Bà Ha

76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da

77. Nam Mô A Rị Da

78. Bà Lô Yết Đế

79. Thước Bàn Ra Dạ

80. Ta Bà Ha

81. Án Tất Điện Đô

82. Mạn Đà Ra

83. Bạt Đà Dạ

84. Ta Bà Ha ( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).

Chú đại bi tiếng Phạn (Sanskrit)

Namo ratnatràyàya. Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya. Om sarva rabhaye sunadhàsya. Namo skirtva imam aryàvalotites’var ramdhava. Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.

Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu. Tadyathà: om avaloki lokate karate. Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala. Mahi hrdayam kuru kuru karman. Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.

Dhara dhara dhirini svaràya.Cala cala mama vimala muktir. Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari. Basha basham prasàya hulu hulu mara. Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru. Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.Maitreya narakindi dhrish nina.

Bhayamana svaha siddhaya svàhà. Maha siddhàya svaha.Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà. Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.

Padma kastàya svaha. Nirakindi vagalàya svaha. Mavari śankaraya svāhā. Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha. Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.

Cùng chư vị bạn đọc,

Cùng Từ điển Phật học đã update lên website, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam từ hôm nay sắp xếp và cho đăng tải lên đây nhiều bộ Kinh Phật nhằm mục đích hoằng truyền chánh pháp đến mọi nhà. Ban biên tập hoan hỉ chia sẻ các bộ Kinh Phật tiếng Việt này và tối ưu dữ liệu này bằng một thuật toán máy tính.

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu bản Kinh Phật đầu tiên được thuật toán tối ưu là bản full Kinh Pháp cú có gần 9.000 từ kèm tranh minh hoạ.

Tuần tự, chúng tôi sẽ đăng tải các bản Kinh Phật tiếng Việt từ nhiều nguồn dịch, các nhà xuất bản khác nhau để bạn đọc được trì tụng dễ dàng.

 Lần lượt tới đây là Kinh Dược sư, Kinh Phổ Môn, Chú Đại bi, Kinh Địa tạng….

 Lan toả Kinh Phật là trách nhiệm của chúng tôi trong hành trình tạo nhiều lợi lạc này.

 Xin trân trọng thông báo.

  •  KINH PHÁP CÚ KÈM HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Kinh Dược sư

HIỂU BIẾT VỀ KINH DƯỢC SƯ

Phật Dược Sư là ai? 

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Link chi tiết.

2. Ý nghĩa của việc tụng Kinh Dược sư và niệm Phật Dược sư

Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Ý nghĩa của việc tụng kinh dược sư và niệm phật dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được. Link chi tiết.

3. Hướng dẫn cách tụng Kinh Dược Sư tại nhà đúng

Tụng Kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh, tiêu tai nghiệp chướng. Nhưng để hiểu hết ý nghĩa và cách hành trì thần chú Dược Sư không phải Phật tử nào cũng hiểu hết được. Link bài chi tiết.

4. Cách tụng niệm Kinh Dược Sư 

Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như lưu ly. Hình ảnh của “ngọc lưu ly” gợi cho chúng ta về một “cái gương” phản chiếu, theo tinh thần “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. 

Link bài viết.

Bây giờ mời bạn tụng cùng chúng tôi:

KINH DƯỢC SƯ

 

NGUYỆN HƯƠNG

Đốt nén tâm hương trước Phật đài,

Ngũ phần dâng trọn Đức Như Lai.

Cầu xin nhân loại lên bờ giác,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Đốt nén tâm hương cúng Phật Đà,

Lòng thành gởi tận chốn bao la.

Cầu xin Tam Bảo thường gia hộ,

Đạo pháp hoằng thông đến mọi nhà.

Đốt nén tâm hương ở Ta bà,

Nhớ lời di huấn Đức Thích Ca.

Cầu xin Bồ Tát Tùng Địa Xuất,

Thầm giúp cho người tụng Pháp Hoa.

 NAM MÔ HƯƠNG CÚNG DƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

TÁN PHẬT

Tâm Thế Tôn mảy trần không bợn,

Thân của Ngài vô tận phước lành.

Từ bi cứu khổ độ sanh,

Chúng con đảnh lễ chí thành quy y.                     

LỄ PHẬT

 * Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá, Hiện, Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).

 * Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy).

 * Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Đông phương Giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát, Cứu Thoát Bồ tát, Dược Sư hội thượng Phật Bồ tát (1 lạy).

TÁN DƯƠNG CHI

Cành dương nước pháp rưới ba ngàn

Quan Âm cam lộ cứu trần gian

Trời người trong sạch vào pháp giới

Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng.

 NAM MÔ THANH LƯƠNG ĐỊA BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

 NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

 Đà la ni của tâm đại bi vô ngại:

 Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo. Nguyện theo Bồ tát Quan Âm, vì Ngài có đủ sức mạnh của tâm đại bi. Con xin quy y với đấng cứu giúp loài người ra khỏi tai nạn. Vì Ngài có đủ thần lực nên gọi là Đấng toàn năng.

 Con xin trì tụng thần chú của Ngài. Thần chú làm cho chúng sanh được an vui lợi ích. Thần chú rất là thù thắng, vì nó làm cho ác ma không thể tới gần; thật là linh nghiệm vì nó có thể tịnh hóa thế giới sanh tử luân hồi.

 Hãy tụng Thần chú như sau: Cúi xin Đấng sáng chói, Đấng có trí tuệ sáng chói, Đấng siêu thoát thế gian, Bậc sư tử vương, Bậc Bồ tát vĩ đại! Xin Ngài hãy ức niệm chơn ngôn, trì tụng chơn ngôn, làm cho chơn ngôn linh nghiệm.

 Đấng tối thắng, hỡi Đấng tối thắng! Xin Ngài làm cho thần chú linh nghiệm.

 Đấng đại tự tại! Xin Ngài phát huy sức mạnh thần thông tự tại. Xin Ngài phát huy sức mạnh đại tự tại.

 Đấng không ô nhiễm, Đấng xa rời trần cấu, Đấng có thân hình không ô nhiễm! Hãy đến, xin Ngài xuất hiện.

 Đấng tự tại trong đời! Xin Ngài trừ độc tham lam, trừ độc sân hận, trừ độc ngu si tham ái, trừ sạch phiền não nhiễm ô.

 Đấng sư tử vương! Xin Ngài xuất hiện, tiến lên, hãy tiến lên.

 Đấng giác ngộ! Xin Ngài làm cho chúng sanh giác ngộ.

 Đấng có đầy đủ lòng từ! Chúng con muốn được thấy Ngài, lạy Ngài.Xin Ngài ban cho an vui hạnh phúc, mọi điều mong ước đều được thành tựu.

 Bậc thành tựu đệ nhất! Xin ban cho con thiền định an vui, sức mạnh vô cùng.

 Đấng thành tựu vĩ đại! Người mặc giáp đen, mình choàng da hổ, tay cầm hoa sen, tay cầm kim cang, tay cầm pháp loa giác ngộ mọi người, tay cầm tích trượng chiến đấu và cũng chiến thắng, bên tả thì có mãnh thú, bên hữu lại có sư tử trợ lực. Xin ban cho con an vui, hạnh phúc.

 Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo. Con xin quy y Bồ tát Quan Âm, tất cả ước mơ đều được thành tựu.

 Thật linh nghiệm, thần chú thật linh nghiệm, thần chú của Đấng toàn năng thật là linh nghiệm.

 NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (3 lần)

TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ

Con xin quy mạng đảnh lễ chư Phật nói pháp thanh tịnh vi diệu.

Này Hư không! Hãy uống cạn tất cả họa tai, hãy làm sạch tất cả họa tai.

Này Sức nóng! Hãy phát hỏa, phát hỏa thiêu đốt tất cả họa tai, đốt sạch tai họa.

Này Tinh tú! Hãy xuất hiện, xuất hiện để tiêu trừ họa tai đen tối, làm cho bầu trời trong sáng, an lành, thật an lành.

 NAM MÔ TIÊU TAI GIÁNG KIẾT TƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

TÁN HƯƠNG

Lò hương vừa bén gỗ chiên đàn

Khói thơm ngào ngạt khắp trần gian

Ba ngàn thế giới đều thanh tịnh

Mười phương chư Phật hiện thân vàng

NAM MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

 KHAI KINH 

NAM  MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn

Quy mạng mười phương Phật

Con nay phát đại nguyện

Thọ trì kinh Dược Sư

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát tâm Bồ đề

Khi mãn Báo thân này

Sanh vào các Tịnh độ.

 NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

 Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật châu du giáo hóa đến thành Quảng Nghiêm dưới cây tiếng nhạc, cùng với tám ngàn Tỳ kheo, ba vạn sáu ngàn Bồ tát, bát bộ Thiên long, người với quỷ thần, Bà la môn, cư sĩ, quốc vương, đại thần cung kính thỉnh Phật thuyết pháp.

 Bấy giờ Văn Thù Bồ tát nương Phật thần lực, quỳ gối chắp tay, hướng Phật, bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Cúi xin nói rõ danh hiệu, bổn nguyện, công đức thù thắng của các Đức Phật, để cho mọi người theo đó tu hành, được sanh công đức và nêu gương tốt cho chúng đời sau”.

 Đức Phật liền bảo: “Hay thay, hay thay, Văn Thù Sư Lợi! Ông muốn Ta nói danh hiệu, bổn nguyện, công đức chư Phật cho chúng hữu tình khỏi bị nghiệp chướng buộc ràng, luôn được bình an trong đời Tượng pháp. Ông nên lóng nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ vì ông mà nói”.

 Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bạch rằng: “Chúng con muốn nghe. Cúi xin Thế Tôn mở lòng chỉ giáo”.

 Đức Phật liền bảo: “Này Văn Thù Sư Lợi, từ đây hướng đến phương Đông cách mười muôn ức cõi nước chư Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly; Giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Mọi người tôn kính, vì Ngài biết rõ thật tướng các pháp, giải được mọi việc xảy ra trong đời và vượt khó khăn, làm Thầy Trời người, là bậc tôn quý. Khi còn tu hạnh Bồ tát, có phát Mười hai Đại nguyện khiến cho hữu tình cầu chi được nấy.

 THỨ NHỨT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, hào quang của Ta chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, khiến chúng hữu tình thấy ánh quang này, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, siêng tu Lục độ, rời biển trần khổ, vào chốn Niết Bàn.

 THỨ HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, thân Ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang rực rỡ chiếu khắp mười phương. Các chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân Ta và được an lành, tùy tâm mãn nguyện.

 THỨ BA: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, dùng trí phương tiện dạy chúng hữu tình khiến tin lẫn nhau, làm cho dân giàu nước mạnh.

 THỨ TƯ: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình tu theo tà đạo, thì Ta khiến họ trở về chánh đạo. Nếu theo nhị thừa, thì Ta khiến họ cầu Vô thượng giác.

 THỨ NĂM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình ở trong giáo pháp tu hạnh thanh tịnh, thì Ta khiến họ đầy đủ Tam tụ tịnh giới. Nếu ai hủy phạm mà nghe danh Ta, tâm liền thanh tịnh, không đọa ác đạo.

 THỨ SÁU: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình thân hình hèn hạ, không đủ sáu căn, xấu xí, khờ khạo, tai điếc, mắt mù, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng, chịu nhiều khổ não. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân hình đoan chánh, trí huệ sáng suốt.

 THỨ BẢY: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không chỗ cậy nhờ, nghèo cùng khốn khổ. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân tâm thanh tịnh, quyến thuộc sum vầy.

 THỨ TÁM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang thân phụ nữ chịu nhiều đau khổ, muốn cầu ra khỏi, nghe được danh Ta, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, tiến đến Vô thượng Bồ đề.

 THỨ CHÍN: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình sa vào lưới ma, tà giáo ràng buộc, Ta dùng phương tiện khai thị cho họ, khiến khỏi đường mê, tu hạnh Bồ tát, chứng quả Vô thượng Bồ đề.

 THỨ MƯỜI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình do vì vô minh phạm phải sai lầm, nên bị giam cầm, chịu nhiều đau khổ. Nghe được danh Ta, tất cả khổ ấy liền được tiêu trừ.

THỨ MƯỜI MỘT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng, đói khát, vì cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật, khiến cho họ được Vô thượng Bồ đề.

 THỨ MƯỜI HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng hèn hạ, không có áo mặc, muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh dãi dầu. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ đồ dùng, y phục tốt đẹp, của báu dư thừa.

 “Lại này Văn Thù Sư Lợi! Công đức của Phật Dược Sư không thể nghĩ bàn. Vì thế các ông nên khuyên chúng sanh nguyện về cõi Tịnh của Phật Dược Sư. Vĩ cõi Phật ấy, đất bằng lưu ly, cây báu thẳng hàng cũng như Tịnh Độ của Phật Di Đà, là nơi hội ngộ của nhiều Bồ tát Nhứt sanh bổ xứ, dưới sự hướng dẫn của hai Bồ tát Nhựt Quang Biến Chiếu, Nguyệt Quang Biến Chiếu là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp của Phật Dược Sư.

 “Văn Thù Sư Lợi! Ở thế giới này lại có nhiều người không biết lành dữ, ôm lòng bỏn sẻn, thiếu hẳn đức tin, không ưa bố thí, tham lam, ích kỷ, cướp đoạt của người. Sau khi qua đời, sanh làm ngạ quỷ, đói khát, khổ sở, nhớ niệm danh hiệu của Phật Dược Sư, sanh lại làm người. Nhờ công đức ấy, nhớ khổ ngạ quỷ, nên hành bố thí, giúp kẻ nghèo cùng, tăng trưởng thiện căn, tu Bồ tát pháp.

“Lại nữa, trong đời ngũ trược, có kẻ phá giới, làm mất chánh kiến, khen mình, chê người, tôn thờ ác quỷ, làm bạn với ma, khi chết lại sa ác đạo. Nếu nghe danh hiệu của Phật Dược Sư, liền khỏi đường mê, bờ giác quay về, xuất gia học đạo, kính thờ Tam Bảo, học rộng nghe nhiều, thành tựu Lục độ cao siêu, chóng lên bờ giác.

 “Ở trường hợp khác, nếu bị kẻ ác nhờ cậy quỷ thần, hoặc là phù thủy, yếm đối trù ẻo, khổ sở vô cùng. Nếu tụng Dược Sư tiêu tai thần chú, thì kẻ hung dữ cũng phải hiền lành và phát lòng thành quy y Tam Bảo.

 “Nếu có Phật tử tu theo Tịnh độ pháp môn, nhưng chưa quyết tâm, đến lúc mạng chung mà nghe danh xưng NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT, DƯỢC SƯ PHẬT, thì cũng sẽ được Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dương Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, từ khắp mười phương chỉ lối đưa đường đến ao Thất bảo, sanh trong sen báu của Phật Di Đà, hoặc lên cõi trời, đời đời hưởng phước. Tuổi trời khi hết, sanh lại làm nhân gian, làm Chuyển luân vương, được người tôn kính. Bốn phương yên tĩnh, không có ác ma, khuyến hóa mọi nhà siêng tu thập thiện, ba nghiệp thanh tịnh, đủ tướng trượng phu.

 “Lại này Văn Thù Sư Lợi! Sau khi thành đạo, Đức Phật Dược Sư phát tâm đại từ, liền vào Chánh định, hóa Phật trên đỉnh, thuyết Đà la ni Thần chú Tiêu tai, khiến cho ba cõi bốn loài không còn những bệnh quái ác. Nếu chư Bồ tát sanh ở đời sau, gặp bệnh nan y, nên trì chú này vào bát nước sạch, không có vi trùng, cho bệnh nhân dùng, liền được khỏe mạnh. Bồ tát đa hạnh làm thuốc cứu người, phước nhiều vô lượng, hiện đời được người kính trọng; chết lại theo Phật Dược Sư, tinh tấn siêng tu, sẽ thành Vô thượng Chánh giác”.

 Bấy giờ Văn Thù Bồ tát xin Phật truyền bá kinh này, giải ách trừ tai, cứu đời mở đạo.

 Đức Phật lại bảo: “Nếu có người nào cúng dường cầu phước, thì trước phải tạo bảy tượng của Phật Dược Sư để trên tòa cao, rải hoa dâng hương, đốt đèn tục mạng. Giữ tâm thanh tịnh, không giận, không buồn, thương xót chúng sanh, khởi tâm cứu hộ. Luôn nhớ bổn nguyện công đức của Phật Dược Sư, đọc tụng, suy tư, dạy người làm phước, thì được công đức không thể nghĩ bàn.

 “Nếu ở thế gian, vượt núi băng ngàn, luôn gặp tai nạn, nước trôi, lửa cháy, quan lại hành hình, dưới biển cá kình, trên non hổ dữ, sư tử,độc xà, giặc giã khắp nơi, hết đường chạy thoát. Nhờ có căn lành đời trước, nên nhớ danh hiệu của Phật Dược Sư, trừ tai thần chú, nhiếp niệm thọ trì, tất cả tội này theo đây tan mất.

 “Nếu có Phật tử lỡ phạm cấm giới, sợ đọa tam đồ, kính trọng tôn thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Nhờ công đức này, khỏi đường sanh tử.

 “Nếu có phụ nữ chịu khổ lúc sanh, sức lực tiêu tan, tưởng chừng phải chết. Nhờ phước đời trước, nghe được danh hiệu của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, liền hết khổ đau, hạ sanh mau lẹ, mẹ con bình an”.

 Phật hỏi A Nan có tin việc ấy? A Nan đứng dậy mà bạch Phật rằng: “Mặt trăng nóng lên, mặt trời lạnh lại, lời nói Như Lai không bao giờ sai. Nhưng chúng đời sau tánh hay tự cao, không tin lời Phật, sẽ bị đọa lạc ở chốn tam đồ”.

 Bấy giờ, trong chúng hội này có một Bồ tát tên là Cứu Thoát quỳ gối chắp tay bạch với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, những người đau khổ, bệnh nặng, ốm gầy; bà con, bạn bè hết lòng cứu chữa, mà vẫn không khỏi, lại thấy sứ giả Diêm Ma sau khi kiểm tra đưa hồn về địa phủ đang chờ xét xử. Nếu có Phật tử vì người bệnh này, rước đủ bảy Thầy, treo phan tục mạng, hết lòng cầu nguyện Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Thần thức người này có thể trở lại, nhớ rõ mọi việc ở chốn âm ty; cho nên từ đây siêng năng tu phước, dẫu sanh trong đời ngũ trược mà vẫn an lành”.

 Bấy giờ, A Nan muốn hiểu rõ ràng về đèn cứu mạng cùng với thần phan, làm sao giải oan cho người đã chết.

 Cứu Thoát Bồ tát bạch Đức A Nan, ở trong thế gian nếu có kẻ bệnh, muốn được bình an, tất cả người thân phải giữ tám phần trai giới, mở kho bố thí, cúng dường chúng Tăng, lập đàn treo phan tục mạng trước bảy hình tượng của Phật Dược Sư, bốn mươi chín ngày đêm đốt đèn bổn mạng. Chư Tăng cầu nguyện, lễ Phật Dược Sư, giải ách trừ tai thần chú. Làm đủ việc ấy, bệnh khổ tiêu trừ.

 Bấy giờ, A Nan nói mạng đã hết, làm sao không chết, mà được sống thêm?

 Cứu Thoát Bồ tát thưa liền: “Thế Tôn có dạy chín loại hoạnh hồn, cho nên ta khuyên làm phan và đèn tục mạng, để khỏi tai nạn, được sống lâu dài. Chín thứ hoạnh này thật chưa hết số, nhưng vì quá khổ, nên phải chết oan.

 “Thứ nhứt, người bệnh không đủ thuốc thang, không người chăm sóc, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thứ hai, những kẻ chơi bời, đam mê tửu sắc. Thứ ba, bị bắt, bị xử tử hình. Thứ tư, chết chìm. Thứ năm, chết cháy. Sáu, bị ác thú. Thứ bảy, rơi từ trên cao. Tám, bị khổ đau vì lầm thuốc độc. Thứ chín, mai một vì thiếu thức ăn, phải bị chết oan, nên làm hoạnh tử.

 “Lại nữa A Nan! Ở trên thế gian thường làm việc ác, Diêm vương xử phạt, nên giảm tuổi đời. Ta khuyên các người phóng sanh, tu phước, để được thọ mạng lâu dài”.

 Bấy giờ, trong chúng hội này, mười hai Dược Xoa đại tướng cùng với thần binh, tất cả phát tâm quy y Tam Bảo và nguyện vì đạo, cứu giúp người đời. Bất cứ nơi nào kinh này lưu bố, quyết lòng ủng hộ người trì kinh này thoát khỏi nạn tai, cầu chi được nấy. Và trong lúc ấy, dùng chỉ năm màu gút tên ta vào, trì tụng trừ tai thần chú, ước nguyện đầy đủ, mới tháo dây ra. Tên của chúng ta là Cung Tỳ La đại tướng, Phạt Chiết La đại tướng, Mê Súy La đại tướng, An Để La đại tướng, Át Nể La đại tướng, San Để La đại tướng, Nhơn Đạt La đại tướng, Ba Di La đại tướng, Ma Hổ La đại tướng, Chơn Đạt La đại tướng, Chiêu Đổ La đại tướng, Tỳ Yết La đại tướng thường ở Ta bà.

 Đức Phật Thích Ca liền khen mười hai Dược Xoa đại tướng cùng với thần binh cứu khổ độ sinh, đền ơn chư Phật.

 A Nan lại bạch: “Kinh gọi tên gì, làm sao thọ trì, xin Phật chỉ bảo?”.

 Thế Tôn dạy rõ kinh gọi Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, hay Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi Bạt Trừ Nhứt Thiết Nghiệp Chướng, mà thọ trì.

 Phật nói lời này, chư đại Bồ tát, bát bộ Thiên long, tất cả thế gian, Đại đức A Nan, tám ngàn Thánh Tăng đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

 Nam mô bạt già phạt đế bệ sát xả, lủ rô thích lưu ly bác lặt bà hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia a ra ha đế tam miệu tam bột đà gia đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.

 NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

Mười hai thần tướng đại Dược Xoa

Trợ tuyên Chánh pháp tại Ta bà

Thiên long Bát bộ đều tùy hỷ

Tà ma ngoại đạo phải tránh xa

 NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ THIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

Phục nguyện :

NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT tác đại chứng minh

 Kính nguyện Phật Dược Sư giáng phước, Đức Di Lặc ban vui, Văn Thù khai cơ, Quan Âm thường cứu khổ. Vâng lời Phật Tổ, con mở hội Dược Sư, cầu mười hai Dược Xoa thần tướng phát tâm từ, xin Cứu Thoát Bồ tát thường gia hộ, khiến mọi người (bệnh nhân) hết khổ, cho quyến thuộc bình an. Nguyện tất cả thế gian đều trở thành Cực lạc.

 Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Từ bi thường gia hộ.

 Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.

 Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.

TAM QUY

* Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy)

* Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (1 lạy)

* Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh,thống lý đại chúng, tất cả không ngại (1 lạy)

  • CHÚ ĐẠI BI
  • KINH PHÁP CÚ

Nguồn: HT Thích Trí Quảng, Chùa Huê Nghiêm

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống. Đương thời nơi đó bị hạn hán; các dòng nước đều khô cạn. Hai vị Khất Sĩ vừa đói vừa khát, hơi thở khô khan và nóng bức. Khi ấy ở giữa đường có một dòng nước đã khô cạn từ lâu và chỉ còn một chút nước đọng, nhưng trong nước lại có vi trùng và không thể uống được.

Hai vị Khất Sĩ nói với nhau rằng:

“Chúng ta lặn lội từ xa đến và hy vọng có thể thấy Đức Phật. Tuy nhiên, e rằng hôm nay chúng ta sẽ phải bỏ mạng ở chốn này.”

Có một vị Khất Sĩ nói rằng:

“Hay là hãy uống nước này để cứu mạng của mình trước, rồi tiếp tục lên đường gặp Phật. Đức Phật tất sẽ thông cảm cho chúng ta.”

Vị Khất Sĩ khác trả lời:

“Không được! Giới luật của Phật có dạy rất rõ, là hãy lấy từ bi làm đầu. Nếu sát sinh để sinh tồn thì dù có thấy Phật cũng vô ích. Mình thà chết mà giữ giới, còn hơn sống sót mà phạm giới.”

Vị Khất Sĩ kia liền đứng dậy và bụm nước uống cho thỏa thích, rồi tiếp tục lên đường.

Vị Khất Sĩ không chịu uống nước nên dọc đường đã bỏ mạng. Sau khi chết, thần thức liền sinh lên tầng trời thứ nhì là trời Tam Thập Tam. Khi đã sinh thiên thượng, ngài tư duy quán xét và lập tức biết rõ việc đời trước của mình.

Ngài nghĩ thầm: “Do trì giới và không vi phạm nên hiện tại mình được sinh đến đây. Lành thay phúc báo của sự tín thọ giới luật. Việc đó đã chẳng uổng phí”.

Và thế là, ngài liền cầm hương hoa và bay xuống đến chỗ của Phật để cúng dường, rồi đỉnh lễ Đức Phật và đứng qua một bên.

Hỏi: Bạch Thầy. Xin chỉ dẫn cho chúng con chuyển hóa nghiệp xấu một cách cụ thể ạ?

Còn về vị Khất Sĩ đã uống nước, trên đường đi phải chịu mệt nhọc vô vàn và trải qua nhiều ngày mới đến được tinh xá của Phật.

Khi thấy thần đức chí tôn lồng lộng của Phật, vị Khất Sĩ cúi đầu đỉnh lễ, rồi rơi lệ than khóc và kể lại sự việc:

“Thưa Thế Tôn! Con cùng với một vị Khất Sĩ nữa đồng khởi hành đi đến đây, nhưng ông ấy đã bỏ mạng ở giữa đường. Con thương cảm ông ấy đã chẳng thông đạt sự lý. Mong Phật hãy hiểu cho.”

Đức Phật bảo:

“Ta đã biết rồi!”

Phật lấy ngón tay chỉ vào vị thiên nhân và nói rằng:

“Hiện tại, vị thiên nhân này đây chính là người đã cùng đi với ông đó. Do giữ giới trọn vẹn nên ông ấy được sinh lên trời và còn đến trước ông nữa.”

Khi ấy Thế Tôn vạch ngực của mình cho vị Khất Sĩ đó thấy và nói rằng:

“Ông thấy thân hình của Ta, nhưng không phụng trì giới luật của Ta. Tuy gọi là thấy Ta, nhưng Ta không thấy ông. Dù ai cách Ta vạn dặm, nhưng nếu phụng hành Kinh giới thì người ấy cũng như đang ở trước mắt Ta vậy.”

A Di Đà Phật

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

“Tu học mà đa văn

Trì giới không sai phạm

Hiện đời cùng vị lai

Tiếng thơm sở nguyện thành

 Tu học kém hiểu biết

Trì giới không trọn vẹn

Hiện đời cùng vị lai

Thọ khổ bổn nguyện tan

 Học Đạo có hai điều

Luôn gần bậc đa văn

Chân Đế giải nghĩa thâm

Tuy nhọc chẳng đọa tà”

Khi nghe kệ xong, vị Khất Sĩ sợ hãi và xấu hổ, rồi hướng về Đức Phật mà cúi đầu, sám hối lỗi lầm, và tư duy về hành vi không đúng của mình. Khi vị thiên nhân nghe kệ xong, tâm ý của ngài vui mừng và liền được Pháp nhãn thanh tịnh. Bấy giờ hàng trời người ở trong chúng hội, không ai là chẳng phụng hành.

Phật dạy phúc cho người có giới

Một thời, Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Magadha. Các nam cư sĩ làng Pàtali đi đến, đảnh lễ và bạch Thế Tôn.

– Mong Thế Tôn trú ở giảng đường của con!

– Thế Tôn im lặng nhận lời rồi khi đến giảng đường bảo các nam cư sĩ làng Pàtali:

– Này các gia chủ, có năm điều nguy hiểm này cho người phạm giới. Thế nào là năm? Ở đây, này các gia chủ, người phạm giới do nhân duyên phóng dật nên hao mất tài sản lớn, đây là nguy hiểm thứ nhất. Người phạm giới tiếng xấu đồn xa, đây là nguy hiểm thứ hai. Người phạm giới khi đi đến hội chúng nào đều đến với tâm trạng sợ hãi, đây là nguy hiểm thứ ba. Người phạm giới khi chết bị si ám, đây là nguy hiểm thứ tư. Người phạm giới khi mạng chung bị sanh vào ác thú, đoạ xứ, địa ngục, đây là nguy hiểm thứ năm.

– Này các gia chủ, có năm điều lợi ích này cho người giữ giới. Thế nào là năm? Ở đây, này các gia chủ, người giữ giới do nhân duyên không phóng dật nên được tài sản lớn, đây là lợi ích thứ nhất. Người giữ giới tiếng tốt được đồn xa, đây là lợi ích thứ hai. Người giữ giới khi đi đến hội chúng nào đều đến với tâm trạng không có sợ hãi, đây là lợi ích thứ ba. Người giữ giới khi chết không bị si ám, đây là lợi ích thứ tư. Người giữ giới khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này, đây là lợi ích thứ năm.

(ĐTKVN, Tiểu Bộ I, Kinh Phật tự thuyết, chương 8, phẩm Pataligamiya, Nxb.Tp HCM, 1999, tr.276)

Lời bàn: 

Hàng Phật tử, sau khi quy y thì phát tâm thọ trì năm giới, phát nguyện không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không say nghiện trong suốt cuộc đời. Thọ giới và giữ giới trong đạo Phật hoàn toàn mang ý nghĩa tự giác và tự nguyện ngõ hầu thành tựu nhân cách của người con Phật và đạt được nhiều phước báu trong cuộc sống.

Giới pháp như ngọn đèn soi sáng bóng đêm giúp người đi đường không lạc lối. Giới như hàng rào che chắn, bảo vệ cho người thọ trì vượt thoát những cám dỗ, hiểm nguy. Giữ giới chính là ý thức tự giữ gìn sự an toàn và hạnh phúc cho chính mình. Vì thế, người Phật tử hoàn toàn chủ động trong việc cải thiện phước báo của mình ngày một tốt đẹp hơn đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi hành động của mình mà không hề bị trừng phạt hay được ban ơn từ thần linh hoặc một đấng thiêng liêng.

Người sống vượt ra khỏi giới pháp thì ngay lập tức năm nguy hiểm sẽ chờ đón. Nếu không dừng lại và chuyển hóa những hành vi giết chóc, trộm cướp, tà dâm, dối trá và say sưa, nghiện ngập thì hậu quả về mất mát tài sản, tai tiếng, sợ hãi, si mê và khi chết đoạ vào địa ngục là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, tuân thủ và giữ gìn giới pháp đã thọ thì chắc chắn gặt hái năm điều lợi ích: giữ vững tài sản, tiếng tốt đồn xa, tự tin trước mọi người, tâm hồn trong sáng và phước báo trời người ở đời sau.

Phật dạy: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi; Hãy tự mình nương tựa hải đảo của chính mình; Như Lai là Bậc Y Vương tuỳ bệnh cho thuốc; Như Lai chỉ là Bậc Thầy dẫn đường… Vậy thì, muốn lành bệnh thì phải tự uống thuốc, muốn đến đích thì tự bước đi, muốn lợi ích và an vui thì người con Phật phải tự giữ giới. Hạnh phúc hay khổ đau, lợi ích hoặc nguy hiểm đều ở nơi tự tâm, đều phụ thuộc vào việc tuân thủ hay hủy phạm giới pháp. Cho nên tự ý thức, tự hành động theo giới pháp để tự thân được lợi ích, an vui trong đời này và đời sau là phương châm sống của người con Phật.

Tình yêu đích thực trong nhà Phật

Tình yêu giúp con người ta có động lực, yêu thương mọi người xung quanh và biết yêu thương cả chính bản thân mình. Đức Phật, một con người có tình yêu vĩ đại. Tìm về nơi Ngài, chúng ta chợt nhận ra, hóa ra bản thân mình đã quá ích kỷ, và đôi khi là chúng ta hiểu sai định nghĩa thế nào là yêu thương đúng cách. 

Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, sao mình lại khổ sở trong các mối quan hệ thương yêu như vậy hay không, từ gia đình, bạn bè cho đến người bạn đời của mình. Chúng ta liên tiếp làm tổn thương lẫn nhau chỉ vì quan tâm những người thương của mình mà thiếu đi sự thấu hiểu. Bạn biết không, chỉ quan tâm và đem hết những gì mình có để cho họ thì chưa chắc đã khiến cho người kia hạnh phúc đâu. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói một câu, đơn giản thôi mà vô cùng thâm thúy, “Hiểu là tên gọi khác của yêu thương, nếu bạn không thấu hiểu, bạn không thể yêu thương.” Nếu yêu thương mà thiếu đi thấu hiểu chính là đang làm hại người mình yêu.

Chúng ta thường mắc sai lầm giống nhau khi nghĩ rằng, tại sao mình đã hy sinh nhiều như vậy rồi, mà họ vẫn không hiểu được, vẫn không cảm nhận được. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến cảm giác và đôi khi là ước muốn, niềm mong mỏi của bản thân mình mà thôi. Nhưng thực ra, khi mình yêu thương một ai đó, mình phải hiểu được họ muốn gì, họ hy vọng vào điều gì, họ có cảm thấy hạnh phúc khi ở bên mình hay không, đó chính là chìa khóa. Chúng ta luôn nhân danh tình yêu, để rồi ràng buộc người thương của mình, để rồi xảy ra những mâu thuẫn và tổn thương không đáng có.

Bạn biết không, Đức Phật đi tìm chân lý, tìm ra lẽ thật của cuộc đời vì Ngài thương muôn loài, Ngài dạy cho chúng ta những bài học vô cùng thực tế. Tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ bắt buộc chúng ta phải tuân theo những giáo điều, những lời dạy của Ngài cả. Bởi vì Ngài có một tình yêu vô điều kiện, Ngài thương yêu tất cả với tâm không phân biệt, không mong cầu. Lòng từ bi đó không có sự ràng buộc, chỉ mong muốn chúng ta ngày càng hạnh phúc và an lạc hơn mà thôi.

Tình thương không điều kiện, đó chính là tình thương đích thực. Dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều là một chúng sanh có cảm xúc, làm sao có thể yêu thương mà không cần sự hồi đáp. Chúng ta cũng hy vọng người kia yêu thương mình, bởi mình cũng cần được đáp lại. Tuy vậy, sự áp đặt thái quá lẫn nhau sẽ dần dần khiến cho các mối quan hệ trở nên rạn nứt, điều quan trọng vẫn là sự thấu hiểu và cảm thông. Yêu thương một người nghĩa là thấu hiểu được những nỗi khổ đau mà người đó đang phải chịu đựng.

Thiền sư Minh Niệm từng viết một bài thơ với ẩn dụ vô cùng sâu sắc: 

Nắm muối không hề mặn

Với lượng cả dòng sông

Lỗi lầm kia bé nhỏ

Với cõi lòng mênh mông.

Nếu bỏ một nắm muối vô ly nước, nước sẽ mặn không thể uống được, giống như trái tim của chúng ta vậy. Khi dung lượng trái tim và sự từ bi của mình quá bé nhỏ, phải chịu đựng nhiều thứ, mình sẽ không thể chấp nhận và tha thứ được cho những thiếu sót của người kia. Nhưng nếu mở rộng trái tim ra, chúng ta sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, khó khăn của họ không còn làm mình chướng ngại và đau khổ nữa. Nước dòng sông vẫn uống được và chúng ta sẽ không bắt buộc người thương phải thay đổi nữa, mà thản thiên chấp nhận mọi sự xảy đến như nó đang là.

Con đường của tình yêu thương là một trong những trải nghiệm phức tạp và đáng trân quý nhất của con người. Sự thấu hiểu chính là món quà tốt nhất mà chúng ta có thể dành tặng cho cha mẹ, những người thân hay là người bạn đời của mình.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Lê Thu Hà; địa chỉ: 50, đường số 3, kp 6, Trường Thọ, Thủ Đức, Tp. HCM.