back to top
21.5 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 144

“Đối với tôi, lòng luôn hoan hỷ”

Càng tiến xa trên đường hành Bồ tát đạo, tôi thấy càng cần người gây khó khăn hơn, vì có khó mới có khôn, hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống và trưởng thành trên đường đạo. Đức Phật cũng dạy nhờ Đề Bà Đạt Đa chống phá mà Ngài mau đạt Vô thượng đẳng giác. Không có người ác, khó nổi bật vai người hiền.

 Các thiện tri thức lợi ích tôi,

Vì tôi chỉ bày hạnh Phổ Hiền,

Nguyện cùng tôi thường chung hội họp,

Đối với tôi lòng luôn hoan hỷ.

Chúng ta tu rất cần thiện tri thức nhắc nhở. Người Việt Nam có câu nói dễ thương để diễn tả ý này: “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Thiện Tài đồng tử trên đường tham vấn đã cầu học với 53 thiện tri thức, mỗi vị chỉ dạy một pháp. Nhờ họ chỉ cách tu, nhận ra hạnh nào đúng để theo và sửa đổi những việc sai lầm. Không có thiện tri thức chỉ bảo, khó lòng đắc đạo. Chúng ta sai, nhưng gặp người tâng bốc, chắc chắn ta thất bại. Còn ta đúng, nhưng họ ganh tỵ, cản ngăn ta thì cũng hỏng.

Tư cách hành giả Pháp Hoa 

sam-hoi-tung-kinh-niem-phat-phatgiaoorgvn-1-1642-4257

Theo tôi, các thiện tri thức làm lợi ích cho ta có hai hạng. Thiện tri thức mà chúng ta nương theo tu học và thiện tri thức giúp chúng ta trong thế mâu thuẫn.

Ban đầu ta thường vấp phải khuyết điểm, ai nói theo hoặc giúp đỡ, ta liền nở mũi, thích chơi với họ. Người nào gây khó khăn làm ruột chúng ta quặn lại, không thích gần gũi. Nghĩ cho cùng, cả hai đều cần cho việc quân bằng cuộc sống, cứ vậy mà ta đi lần lên con đường Hiền Thánh, bỏ lại phía sau những thương ghét của trần gian.

Thật vậy, có người giúp đỡ vỗ về chúng ta qua cơn hoạn nạn, nếu không chúng ta dễ thối chuyển hoặc dễ làm điều sai trái. Tuy nhiên, chỉ toàn người lo lắng, giúp đỡ, cũng dễ sanh tâm ỷ lại, tăng thượng mạn, cứ tự cho mình là nhất, không ai được nói động đến. Nhờ có thiện tri thức đối lập, chúng ta phát hiện tánh xấu ác còn tồn đọng, tự khắc phục sai lầm và dần phát huy đạo hạnh.

Cuộc đời tu hành của tôi nhờ hai thiện tri thức thuận nghịch này, ví như hai chân cho tôi đi tới. Có người giúp đỡ, cũng có người gây khó khăn, tạo cho tôi biết bao thử thách gian truân.

Nhưng càng tiến xa trên đường hành Bồ tát đạo, tôi thấy càng cần người gây khó khăn hơn, vì có khó mới có khôn, hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống và trưởng thành trên đường đạo. Đức Phật cũng dạy nhờ Đề Bà Đạt Đa chống phá mà Ngài mau đạt Vô thượng đẳng giác. Không có người ác, khó nổi bật vai người hiền.

Chúng ta cám ơn người giúp đỡ và đối với người gây khó khăn, chúng ta thầm cám ơn hơn, nhờ đó ta thực sự tròn hạnh Phổ Hiền và thốt lên lời nguyện “Đối với tôi, lòng luôn hoan hỷ”. Người chọc phá hay tùy thuận, giúp đỡ, chúng ta đều hoan hỷ.

Không hoan hỷ, không tha thứ, làm sao người dám làm bạn với ta hoặc chỉ lỗi cho ta. Theo tôi, sợ nhất là người nịnh bợ. Thực sự ta sai, không tốt; nhưng muốn lấy lòng ta, nên họ khen hay. Ta nghe theo, nở mũi nhưng vì ta làm bậy, thọ quả báo, rồi họ lại khinh chê. Không nên gần gũi những người như thế.

Thiện tri thức vì thương, giúp ta trưởng thành, mới ngăn cản việc sai trái. Ta cần trân trọng, mang ơn họ.

Riêng tôi, đã từng gặp nhiều thiện tri thức này. Họ nói một lời như sét đánh ngang tai, nghe nhói tim. Nhưng suy nghĩ lại, ta giựt mình, thay đổi việc làm, thì không thọ quả báo. Đó là thiện tri thức gợi ý cho ta thấy được hướng đi đúng. Đối với những người này, dù có nặng lời, chúng ta cũng không giận họ, mà luôn hoan hỷ vì tự nghĩ họ xây dựng mình. Nhưng có lúc họ cũng phê phán sai, chúng ta vẫn hoan hỷ để chọn được điều tốt đẹp nhất cho hướng ta tu.

Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư (1)

Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất.

Đức Phật Thích Ca cho biết trong thế giới mười phương đều có vô số các Đức Phật. Và Ngài giới thiệu cho chúng ta hai vị Phật đặc biệt có duyên với chúng sinh ở Ta bà. Đó là Đức Phật Di Đà ở thế giới phương Tây và Đức Phật Dược Sư ở thế giới phương Đông.

Hai vị Phật Di Đà và Dược Sư cũng phát xuất từ con người như chúng ta, cũng bị vô minh ngăn che, phiền não quấy rầy. Nhưng các Ngài khác chúng ta ở điểm đã chuyển hóa những hiểu biết sai lầm của con người thành hiểu biết đúng đắn hoàn toàn và chuyển đổi những việc làm xấu trở thành công đức, cũng như đã phát huy được ba nghiệp thân khẩu ý đến mức thanh tịnh hoàn toàn, sáng suốt trọn vẹn và thành tựu nhiều việc làm lợi ích cho cuộc đời. Những thành quả tuyệt vời như thế trên bước đường hành Bồ tát đạo mới tạo thành quả vị Phật của Đức Di Đà và Đức Dược Sư.

Phật Thích Ca đến thành Quảng Nghiêm, nói kinh Dược Sư dưới cây Tiếng Nhạc là cây Thông. Phật thuyết pháp trong rừng thông, gió lay động làm tiếng thông reo, người có tâm thanh tịnh cảm nhận như là tiếng nhạc Trời.

Kinh Dược Sư (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

02

Thành Quảng Nghiêm là tên khác của thành Tỳ Da Ly, nơi Phật đã thuyết kinh Duy Ma. Đây là thành phố tương đối văn minh, sạch đẹp, con người và thiên nhiên sống hài hòa với nhau. Đức Phật đưa đại chúng đến thành phố an vui, để nói việc vui; Phật thuyết pháp tùy duyên là như thế.

Đến thành Quảng Nghiêm, một cảnh vui tươi, an lạc, khác với cảnh chết người của thành Vương Xá, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hỏi Phật về Tịnh độ của các Đức Phật; nói cách khác, ngoài thành này còn có thành nào tốt đẹp hơn nữa hay không.

Đức Phật trả lời rằng từ đây hướng đến phương Đông cách mười muôn ức cõi nước chư Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Khi còn tu hạnh Bồ tát, Ngài có mười hai lời nguyện, để cứu giúp mọi người có được cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp nhất.

Đức Phật đã giới thiệu thế giới Tịnh Lưu Ly cách chúng ta rất xa, xa đến mười muôn ức thế giới và cũng đẹp như thế giới Cực Lạc của Đức Phật Di Đà. Tuy nhiên, hai thế giới này có hai mô hình khác nhau, có cách trang nghiêm khác nhau; vì môi vị Phật có tâm nguyện, hạnh nguyện khác nhau, tức nhân địa tu hành Bồ tát đạo của hai vị này khác nhau. Tuy nhiên, dù khác thế nào chăng nữa, thế giới của các Đức Phật cũng đều hoàn toàn tốt đẹp.

Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly trên căn bản của 12 lời nguyện, trong đó cũng có những nguyện giống với 48 nguyện của Đức Phật Di Đà.12 lời nguyện này để ứng vào hoàn cảnh xã hội và yêu cầu của mọi người ở Ta bà. Chúng ta còn nhớ Đức Phật Thích Ca xưa kia phát Bồ đề tâm hành Bồ tát đạo, tình thương của Bồ tát rất lớn và đối tượng của tình thương đó là chúng sinh đau khổ vô cùng. Thấy chúng sinh khổ thì thương, nhưng khả năng còn giới hạn, làm sao cứu được. Đức Phật Thích Ca cũng nguyện thành Vô thượng Đẳng giác, nghĩa là có đầy đủ khả năng cứu giúp, mới trở lại độ chúng sinh. Phật Dược Sư cũng phát nguyện như vậy và 12 lời nguyện của Ngài rất thực trong cuộc sống.

Nguyện thứ nhất, Đức Dược Sư phát nguyện chứng được Vô thượng Bồ đề là đạt được trí tuệ tột đỉnh để giúp cho mọi người hết khổ, được an vui và họ biết phục vụ lại người khác. Vì Ngài biết rõ tất cả chúng ta đều có khả năng mang an vui, hạnh phúc cho mình, cho người; nhưng vì thiếu trí tuệ, bị vô minh ngăn che, nên không thể giải thoát, không làm được việc lợi ích cho đời.

Thời Phật Dược Sư xa xưa vậy mà Ngài đã biết được lợi ích vô cùng của trí tuệ. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy sức mạnh của con người không bằng con hổ, con voi, nhưng khống chế được chúng nhờ trí tuệ.

Và thời hiện đại là thời văn minh khoa học, cũng do trí tuệ loài người được phát huy cao, nên tạo ra được những tiện nghi tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Nhưng loài người phát huy trí tuệ mà không có tình thương chỉ đạo, không hướng đến việc phục vụ con người một cách tốt đẹp, mà lại gây ra đau khổ rất nhiều cho chính con người và cho muôn loài. Thí dụ con người tìm ra nguyên tử năng là sức mạnh lớn nhất, nhưng không sử dụng để phục vụ hoàn toàn cho con người; trái lại, dùng nó để giết người. Điển hình là hàng triệu người chết vì bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Hoặc trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ cũng sử dụng vũ khí hiện đại là chất độc da cam, khiến cho chiến tranh chấm dứt đã qua nhiều năm mà vẫn còn để lại hậu quả thật là thảm khốc cho nhiều người.

Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất. Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Di Đà cũng vậy. Đó là hai mô hình thế giới văn minh của Phật chỉ có tình thương và xây dựng hạnh phúc tối đa cho người dân; ở Tịnh độ đó không có ác độc, nguy hiểm, giết người, đói khát, bệnh tật, đau khổ, v.v… như thế giới văn minh của loài người ngày nay thường hủy diệt mạng sống của con người và các loài hữu tình khác, cũng như gây ra vô số bệnh tật quái ác, tạo ra những rủi ro vô cùng, hiểm nguy vô tận.

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư và 12 đại nguyện

Còn tiếp. 

Làm gì để giờ phút lâm chung có thể nắm chắc vãng sanh?

Lâm chung, giây phút lâm chung, dẫu mười niệm hay một niệm đều có thể vãng sanh. Nhưng có rất nhiều bệnh nhân lúc lâm chung thì lại hôn mê, ngay cả người nhà cũng không nhận ra. Lúc đó, họ làm sao có thể niệm A Di Đà Phật được.

Tuyệt không cầu phước báu ở hiện tại. Tu được phước báu thế nào, đều không mong cầu cho hiện tại, cho trước mắt. Những thứ này đều chẳng có ý nghĩa gì to tát. Thế giới này là giả, không cầu phước báu, chỉ cầu vãng sanh. Đem mọi công đức có được, hồi hướng cầu vãng sanh. Lâm chung, giây phút lâm chung, dẫu mười niệm hay một niệm đều có thể vãng sanh. Nhưng có rất nhiều bệnh nhân lúc lâm chung thì lại hôn mê, ngay cả người nhà cũng không nhận ra. Lúc đó, họ làm sao có thể niệm A Di Đà Phật được. Tình trạng này có, do tạo tội nghiệp nặng nề. Phút lâm chung, quả báo hiện tiền, sự việc này rất phiền phức. Nên nếu muốn phút lâm chung được đắc lực, bình thời phải chịu khó dụng công.

Tuyệt đối không được cầu may.

Vả lại, phải chuẩn bị đầy đủ ba điều kiện. Bình thường công phu không đắc lực, nhưng phút lâm chung gặp được. Đó là do họ tu tốt trong đời quá khứ, nhưng chưa thể vãng sanh.

Làm sao để biết mình có được vãng sanh Cực Lạc hay không?

01

Vì một ý niệm sai lầm trong thời khắc lâm chung, nên bị đọa lạc.

Trong đời này, họ lại gặp được, lúc gặp được, họ nhất định phải có ba điều kiện.

Thứ nhất, lâm chung đầu óc tỉnh táo, không mơ hồ, tỉnh táo sáng suốt.

Nếu không gặp được thiện tri thức, họ cũng không bị đọa vào ba đường ác, hay được gọi là:

“Chết an lành sanh thuận lợi”.

Họ sẽ trở về cõi Người hoặc là sanh đến cõi Trời, chứ không đọa vào ba đường ác.

Do đó, lâm chung đầu óc tỉnh táo là việc quan trọng.

Lâm chung mê hoặc thì rất phiền phức.

Thứ hai, lâm chung có thiện tri thức

nhắc nhở, mau chóng niệm Phật.

Có người thức tỉnh họ, việc này rất quan trọng. Sợ họ quên mất, khuyên họ buông xả. Vạn duyên buông xả, thì lúc đó sẽ được sanh về Thế Giới Cực Lạc.

Điều kiện thứ ba, họ vừa nghe được người khác khuyên họ niệm Phật, khuyên họ cầu sanh Tịnh Độ, họ lập tức giác ngộ, ngay tức khắc liền tiếp nhận, không hề hoài nghi.

Đầy đủ ba điều kiện này, chắc chắc sẽ vãng sanh. Nhưng ba điều kiện này, thật sự trong ngàn vạn người khó gặp được một. Vì thế, bình thường phải buông xả, điểm này rất quan trọng. Phút lâm chung mới có thể nắm chắc.

Bình thường phải hạ công phu, chân thật cảnh tỉnh chính mình.

Tức là mỗi ngày đi ngủ, liền nghĩ đến: “Tôi sắp vãng sanh rồi”.

Ngày tiếp theo tỉnh lại, chưa vãng sanh, thì lại lặp lại. Phải thường xuyên suy nghĩ theo cách này.

Ngày ngày đều nghĩ vãng sanh, vừa đặt lưng xuống là nghĩ “Tôi muốn vãng sanh”. Ý niệm này tốt, đừng nghĩ chuyện khác. Cứ như thế mà cố gắng huấn luyện chính mình, phải huấn luyện bản thân thành một thiện hữu chân thật, mong muốn cầu vãng sanh, như thế mới tốt.

Vì vậy, ngày ngày đều phải nghĩ đến lúc thật có một ngày Phật đến tiếp dẫn. Khôn ngoan hoan hỷ, làm sao có thể sợ hãi được! Vì thế, người vãng sanh đều vui vẻ hoan hỷ ra đi, không hề sợ hãi.

Ý nghĩa tụng Kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư (2)

Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Chúng ta không làm gì lợi ích cho người, nhưng cũng không làm phiền ai.

Bồ tát muốn cứu chúng sinh, phải có trí tuệ cao nhất để khai thác tài nguyên trong không gian, trong lòng đất nhằm phục vụ con người mà không gây thiệt hại cho các loài, cho sự sống của trái đất. Và Đức Phật Dược Sư đã đạt được mục tiêu đó. Ngài chuyển những khó khăn thành tiện nghi tốt nhất của thế giới thuần tịnh, cũng đẹp nhất và an vui nhất như Cực Lạc vậy.

Tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến lời nguyện thứ nhất của Đức Dược Sư, chúng ta nỗ lực nâng hiểu biết của mình lên đến tầm cao. Giả sử chúng ta sinh về đó, cũng để học hỏi, thực hành và xây dựng được thế giới văn minh như Đức Phật Dược Sư; không phải để hưởng thụ. Thật vậy, Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư có những vị Bồ tát như Nhựt Quang, Nguyệt Quang, Dược Vương, Dược Thượng, Bảo Đàn Hoa … và nhiều vị Bồ tát lớn. Các Ngài là những bậc Thầy có trí tuệ tuyệt vời để chúng ta theo học, chắc chắn việc kiến tạo những Tịnh độ không phải là việc làm ngoài tầm tay của chúng ta.

Kinh Dược Sư (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

00

Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư là có được thân như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang chiếu mười phương khiến cho chúng hữu tình trông thấy là được an lành. Người Ta bà phát triển trí tuệ, nhưng thân tâm ác độc, ô uế, nên đã tạo ra khổ đau cho nhau. Thực tế cho thấy con người càng khôn thì càng làm khổ nhiều người. Ngày xưa, con người đánh nhau bằng tay, sau đánh bằng đá, cho đến bằng gươm giáo và tiến đến súng đạn, vũ khí tàn phá giết người hàng loạt. Văn minh kèm theo tâm tham vọng và sự ác độc đã gây tác hại vô cùng cho chính con người và cho mọi loài.

Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư rất hay, nên Thầy cũng phát nguyện tu theo. Thân tâm của Đức Phật Dược Sư tinh sạch hoàn toàn, đọc đến đây, tự xét thân và tâm chúng ta có tỳ vết hay không, để chúng ta bắt đầu điều chỉnh, sửa lần.

Tâm trong sạch là không phiền não, nghiệp chướng, trần lao. Còn ba thứ này là có tỳ vết. Và tất nhiên người thấy tỳ vết của ta, họ sẽ chỉ trích. Tu hành, chấp nhận sự phê phán của người, không buồn giận; nhưng cám ơn họ, vì ta không thể thấy lỗi của mình. Họ không thích, không kính, vì ta có lời nói không êm tai, mát lòng tiêu biểu cho khẩu nghiệp. Từ khẩu nghiệp, mới tạo thành ngôn ngữ mà người không chấp nhận. Còn thân nghiệp vì mình đã tạo nhiều tội, nên thân hôi dơ, xấu xí, bệnh hoạn.

Vì thế, tu hành, chúng ta chuyển đổi nghiệp thân thành thân công đức, bằng cách dùng thân này phục vụ chúng sinh hay xã hội. Thầy thấy nhiều người có ngoại hình không đẹp, nhưng họ biết tu, lo phục vụ người khác; đó là dùng công đức trang nghiêm thân, nên họ cũng được nhiều người quý mến. Thầy có kinh nghiệm pháp tu này. Lúc còn là học Tăng, Thầy lo quét dọn sạch sẽ nhà vệ sinh của đại chúng. Chắc chắn đại chúng không cần mình đẹp, chỉ cần nhà vệ sinh sạch đẹp. Thầy đã nhiệt tình và vui vẻ làm công việc này, mọi người đều thọ ơn, nên họ thương quý Thầy. Do làm công việc tốt mà nhận được cảm tình của người khác là dùng công đức trang nghiêm. Người nghĩ đến ta, hay nhìn thấy ta là thấy việc tốt của ta. Chúng ta tu hành không có gì trang nghiêm, làm sao người thương. Phải dùng công đức trang nghiêm như Đức Phật Dược Sư. Về thân bên ngoài, dễ thấy nhất, nên lo phục vụ, không gây phiền hà thì người ta sẽ nghĩ mình tốt, biết lo cho mọi người.

Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Chúng ta không làm gì lợi ích cho người, nhưng cũng không làm phiền ai; đó là giai đoạn tu Tiểu thừa. Nhưng sang bước thứ hai, tu Đại thừa, phải dùng công đức trang nghiêm, tức làm việc tốt để trang nghiêm thân. Tinh thần này của Bồ tát được Tổ sư dạy trong bài sám Quy mạng rằng “Kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ …”, nghĩa là ta thành tựu được nhiều việc tốt lành đến mức người trông thấy, hoặc chỉ nghe đến tên, họ cũng phát tâm Bồ đề, mãi mãi thoát khỏi khổ đau của kiếp sống luân hồi.

Còn tiếp.

Có khi là “phạm” nhưng là đang “trì”, có khi là “trì” mà ta đã “phạm”

Trì và phạm là nói về giới. Khi giữ giới thì gọi là “trì giới”, khi không giữ giới thì gọi là “phạm giới”. Trì là giữ cho nó còn nguyên vẹn. Phạm tức là để nó vỡ nát.

Giới thân nói là không được làm cái đó nhưng ta cứ làm là phạm giới, còn khi tuân theo giới mà ta không làm thì gọi là trì giới.

Những người trì giới là những người rất hạnh phúc, rất thanh tịnh. Khi ta không uống rượu, không sử dụng ma túy tức là trì giới, nhờ vậy mà thân tâm khỏe mạnh an vui. Nếu ta cứ sử dụng, tức là ta đã phạm giới thì ta đang bị nô lệ cho sự nghiện ngập. Sự nô lệ ấy làm ta mất tự do và làm khổ cả những người xung quanh.

Tại sao lại phải trì giới? Mục đích là gì?

Ảnh minh họa.

Trong trường hợp nói dối: nếu một tên sát nhân đi kiếm người ta để thủ tiêu, hắn tới và hỏi ta có thấy người đó không. Dù biết nhưng ta buộc phải nói dối. Trong trường hợp này nói dối tức là ta “trì”. Nếu ta không nói dối tức là các “phạm”. Nếu ta không nói dối thì ta gián tiếp giết người rồi.

Vì vậy cho nên có những trường hợp vì tình thương ta bắt buộc phải nói dối. Ví dụ khác, khi thấy một người đang đau khổ, đang gặp hiểm nghèo mà ta không ra tay cứu giúp, thì tuy rằng ta không giết người đó nhưng ta đã phạm giới. Khi thấy một người đang đàn áp, đang giết người khác mà ta ngồi yên, bình chân như vại, không tới can ngăn thì ta cũng phạm giới như thường.

Cho nên, có khi trên hình thức là “phạm” nhưng kỳ thực là ta đang “trì”, có khi trên hình thức là “trì” nhưng mà ta đã “phạm” giới. Đạo đức học trong đạo Bụt rất linh động, nó phải “khế cơ” tức là phải phù hợp với từng hoàn cảnh. Đạo đức học tiêu chuẩn cần phải đi tới đạo đức học ứng dụng. Tất cả những cái đó đều phải dựa trên tuệ giác tương tức, tuệ giác bất nhị.

Tu học ngay trong đời sống hàng ngày

Tu trong đời sống thường ngày như thế thật ra không khó khăn mà cũng chẳng mất thời gian. Ta luôn có thời gian, 24 tiếng mỗi ngày. Ta không cần cắt một đoạn thời gian nào, dù rất ngắn, dành riêng cho việc tu tập mà ta tu ở nhà, tu tại nơi làm việc, tu trong lúc làm việc nhà…

Chữ “tu”, theo cách Đức Phật đề cập đến trong giáo lý của Ngài, rất gần gũi với chúng ta như cơm ăn, nước uống, khí trời để thở vậy. Ta hãy đặt mình vào sự tu tập trong một ngày bình thường xem sao.
Chữ “tu”, theo cách Đức Phật đề cập đến trong giáo lý của Ngài, rất gần gũi với chúng ta như cơm ăn, nước uống, khí trời để thở vậy. Ta hãy đặt mình vào sự tu tập trong một ngày bình thường xem sao.

Tu học không phải chỉ là đi chùa, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật… là đủ, mà là sự quan sát, chiêm nghiệm tinh tường đời sống thực tế để thấy ra toàn bộ sự mâu thuẫn trong bản thân mình, sự xung đột trong mối quan hệ gia đình, và những ràng buộc trong cuộc sống nhân quần xã hội. Có như thế bạn mới có thể bén nhạy trong khả năng điều chỉnh nhận thức và hành vi của chính mình và giúp ích người khác.

Chân lý không ở trong chùa, trong những khuôn mẫu phải tuân thủ suốt đời làm tê liệt nhận thức linh động và sáng tạo, chân lý ở trong sự tương giao hay mối quan hệ giữa cuộc đời.

Những xung đột trong đời sống đáng được quan tâm xem xét từng giây từng phút để ứng xử với thái độ minh bạch chính trực hơn là chỉ ngồi hàng giờ tụng đi tụng lại những bài kinh, bài chú để tự ru ngủ với hy vọng trốn tránh những bế tắc do chính mình gây ra trong cuộc sống.

Kinh là những lời thuyết giảng của những bậc giác ngộ nhằm chỉ ra sự thật để giúp chúng ta khai thông những bế tắc trong đời sống, vì vậy cách thâm nhập kinh kệ tốt nhất là học hỏi, quan sát, chiêm nghiệm ngay nơi những diễn biến đời sống thì mới có thể thực sự giác ngộ giải thoát được…

Hòa thượng Diệu Liên khai thị về “báu vật thật sự vô giá” trên bước đường sanh tử

Khi chưa thoát khỏi sanh tử thì tất cả chuyện sống chết của quý vị còn nằm trong tay của Diêm Vương, vậy bản lĩnh của quý vị ở đâu?

01

Lời khai thị của Đại sư Hành Sách về cái khổ của sanh tử luân hồi

Sợ chết thì phải làm sao? 

Chúng ta ở Thế Giới Ta Bà này có sanh thì ắt sẽ có tử, nếu quý vị sợ chết thì phải cố gắng niệm Phật cầu sanh Tây Phương, sanh đến Tây Phương rồi thì vĩnh viễn xa rời sáu đường luân hồi, khỏi chịu cái khổ sanh tử đó mới là an lạc thật sự. Khi chưa thoát khỏi sanh tử thì tất cả chuyện sống chết của quý vị còn nằm trong tay của Diêm Vương, vậy bản lĩnh của quý vị ở đâu? Thế anh vui vẻ cái gì? Cứ coi như giàu sang thì sao nào? Diêm Vương mà sợ quý vị sao? Có kẻ giàu sang nào mà có thể thoát khỏi tay Diêm Vương chứ?

Báu vật nào mới thật sự vô giá? 

Thánh hiệu Di Đà đầy đủ vạn đức chính là báu vật vô giá. Một ngày bạn kiếm được mười ngàn, một triệu hay vài chục triệu đồng tiền cũng không bằng công đức niệm Phật trong một phút. Một bên là tiền tài thế gian, một bên là công đức xuất thế gian làm sao mà so sánh được?

Cái gì bổ dưỡng nhất? 

Niệm Phật là đồ bổ cao nhất, bởi vì một câu “A Di Đà Phật” đầy đủ vạn đức. Niệm Phật A Di Đà thì có tội chướng sẽ tiêu tội chướng, không có tội chướng thì sẽ tăng phước huệ, có sanh tử thì lìa thoát sanh tử, không còn sanh tử là được giải thoát, niệm Phật A Di Đà khiến quý vị được thành Phật đạo. Đây mới là đồ bổ dưỡng cao cấp nhất.

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật

Câu nói viên mãn nhất là gì? 

Là câu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

Dùng câu nói nào độ hết chúng sanh?

Bất chấp người ta có tin Phật hay không, hễ gặp người nào thì niệm một câu “A Di Đà Phật”. Phật hiệu giống Kim Cang có thể giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ, hướng về họ niệm Phật tức là giúp họ gieo nhân giải thoát trong tương lai, có nhân tốt thì sẽ có quả lành.

Ngày Nào Cũng Ngao Du Giữa Cực Lạc và Địa Ngục

Lúc tâm niệm Phật chính là lúc chạy về Cực Lạc. Lúc tâm nghĩ tới tài, sắc, danh thực thì là chui đầu vào Địa Ngục.

Người nào phước báo lớn nhất? 

Người niệm Phật phước báo lớn nhất bởi vì niệm Phật có thể thành Phật mà! Phải tin nhận và làm theo như vậy!

Việc nào có công đức lớn nhất? 

Mọi người có thể cùng nhau niệm Phật và hồi hướng cho chúng sanh mười phương cùng nhau thành Phật, đây là chuyện công đức lớn nhất. Đây tuy là chuyện lớn nhất nhưng không hề là quá khó. Xin quý vị hãy phát tâm thành kính thì sẽ làm được, chỉ sợ người không có tâm muốn làm.

Không chạy nạn thì chẳng kịp!

Tu hành giống như tỵ nạn, thừa lúc kẻ thù nghiệp chướng chưa bắt được bạn, cũng chính là lúc quả báo chưa hiện ra trước mặt, thì phải chạy trốn đi cho nhanh, chạy tới Tây Phương Cực Lạc cầu xin Phật A Di Đà, kẻo không kịp lại phải đi gặp Diêm Vương rồi!

Sám hối theo Phổ Hiền phải tiêu nghiệp, phước mới sanh

Sám hối tội chướng và tu tập các hạnh lành. Đó là điều quan trọng của người tu, vì không sám hối tội lỗi, nên thường luôn gặp chướng ngại trên bước đường tu.

Phần lớn chúng ta thường cho rằng sự chướng ngại, chống phá đến từ bên ngoài, mà không nhận ra đó là nghiệp của chúng ta. Người thực dạ tu hành cần phát hiện nghiệp chướng bên trong mình bằng cách nhìn thái độ đối xử của người, vì đó là tấm gương tốt nhất phản chiếu nghiệp ác của chúng ta.

Theo Phổ Hiền Bồ tát: “Từ xưa đã tạo nhiều nghiệp ác. Đều vì ba độc tham, sân, si. Từ thân khẩu ý mà gây nên. Tất cả nay tôi đều sám hối”. Từ vô lượng kiếp trước đến nay, chúng ta tạo tội, hoặc vô tình hoặc cố ý. Xét riêng về phần vô tình tạo tội cũng đã nhiều, vì có nghiệp rồi thì nghiệp tự động sanh thêm, dù ta không muốn. Thí dụ như chúng ta có bộ mặt khó thương, người nhìn thấy liền có ác cảm. Dù chúng ta có muốn kết thân, họ cũng không cần, phải biết đó là túc nghiệp đời trước của chúng ta.

Sám hối phải chặn được nghiệp ác trong tâm

01

Vì vậy, đã mang nghiệp rồi rất khó tu. Chúng ta phải siêng năng sám hối cho tiêu nghiệp mới có thể tiếp cận mọi người được, vì còn nghiệp thì càng tiếp xúc nghiệp ta càng tăng. Ngài Huệ Tư dạy rằng khi người không ưa ta, chính là không ưa cái nghiệp của ta. Nhưng khi tạo được phước rồi, người thương, tức họ thương cái phước của chúng ta. Ý thức như vậy, chúng ta cố gắng tu tạo phước để xóa lần nghiệp chướng trần lao.

Theo Phật hay Phổ Hiền Bồ tát, Bồ đề tâm tức trí tuệ là trên hết. Tu cùng kiếp mà không có Bồ đề tâm chỉ đạo, công phu cũng trở thành vô ích. Muốn có trí tuệ, chúng ta phải học, phải suy nghĩ, phải làm mà kinh thường gọi là huệ học.

Thể hiện tinh thần này, chúng ta tụng kinh, nghe pháp, suy nghĩ, làm lợi ích cuộc đời là sám hối. Không phải cứ lạy Phật suông, vì dùng thân vật chất để lạy khối xi măng, muôn đời không được gì. Như pháp sám hối, chúng ta nhìn tượng mà hình dung ra Phật thật, gợi ta nhớ đến tư tưởng thánh thiện của Phật mà tập suy nghĩ theo Phật, nhớ đến hạnh đức cao quý của Ngài mà tập làm theo Ngài.

Đối với tôi, tu huệ là chính trong cuộc sống. Đọc kinh, suy nghĩ, tìm hiểu và ứng dụng đúng pháp thì nghiệp tiêu, công đức sanh ra và tăng trưởng. Không sám hối cho tiêu nghiệp, việc làm của chúng ta cũng trở thành vô ích. Sám hối theo Phổ Hiền phải tiêu nghiệp, phước mới sanh.

Niệm Phật cho người sắp mất là điều cần thiết

Nếu như người bệnh đã chết thì việc niệm Phật sẽ giúp được gì cho họ? Thật ra, tuy người vừa mới tắt thở, nhưng thần thức vẫn chưa hồn tồn lìa khỏi thân xác, nơi họ sẽ được sanh về chỗ thiện ác chưa được quyết định.

Một niệm sau cùng biết niệm Phật, Phật A Di Đà sẽ ngay từ tâm niệm Phật của người chết xuất hiện, tiếp dẫn, người chết do tâm niệm của mình theo Phật vãng sanh.
Một niệm sau cùng biết niệm Phật, Phật A Di Đà sẽ ngay từ tâm niệm Phật của người chết xuất hiện, tiếp dẫn, người chết do tâm niệm của mình theo Phật vãng sanh.

Ngay lúc này, giúp họ niệm Phật thì tác dụng sẽ vô cùng to lớn, phải biết rằng khi người lúc gần chết cũng chính là lúc đến ngã rẽ của hai đường thiện, ác. Chúng ta làm người, từ nhiều đời kiếp đến nay đã tạo vô lương vô biên những thiện nghiệp, ác nghiệp, ngay giờ phút này, chúng xuất hiện liên tục trong đầu óc. Nếu người lúc lâm tử (gần chết) niệm sau cùng là ác, liền lúc đó trong tâm xuất hiện cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Một niệm mạng chung này sẽ theo những ác cảnh đi đầu thai vào ác đạo. Nếu một niệm sau cùng nếu là thiện, trong tâm liền xuất hiện cảnh trời, người và theo những cảnh này đầu thai vào thiện đạo. Còn như một niệm sau cùng là niệm Phật cầu sanh Tây Phương, trong tâm nguyện này sẽ xuất hiện thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật và chư Thánh chúng đến tiếp dẫn rồi liền theo cái tâm niệm cuối cùng đó đi theo Phật A Di Đà vãng sanh về Thánh đạo của thế giới cực lạc.

Do vậy, lý do mà chúng ta giúp người lâm chung niệm Phật, chính là vì một niệm sau cùng phải niệm Phật. Một niệm sau cùng biết niệm Phật, Phật A Di Đà sẽ ngay từ tâm niệm Phật của người chết xuất hiện, tiếp dẫn, người chết do tâm niệm của mình theo Phật vãng sanh. Sau khi sanh về Tây Phương sẽ vĩnh viễn đoạn đứt việc sanh tử của thế giới Ta bà, vĩnh viễn hưởng niềm vui sướng vô lượng.

Thân nhân người bệnh và người hộ niệm luôn ghi nhớ rằng: Đối với những người có công phu niệm Phật rất tốt hoặc tội nghiệp nặng thì sau khi tắt thở chỉ trong khoảnh khắc là ra đi liền. Nhưng đối với người bình thường, sau khi tắc thở, linh hồn vẫn chưa đi và nghiệp lực của tâm thức vẫn còn ở trong thân xác chưa ra khỏi được. Vì tâm thức đau đớn như rùa bị lột cái mai vậy, nên thân nhân và ban hộ niệm phải niệm Phật liên tục 24 giờ mới mong đạt kết quả của việc trợ niệm. Khổng tử nói, sau ba ngày mới được đại liệm (chôn cất), vì sau ba ngày linh hồn mới đi khỏi thân xác. Người bình thường đối với việc sanh tử đại sự đa số đều không rõ.