back to top
22 C
Chư Sê
Thứ Bảy, 20 Tháng Bảy, 2024

Có khi là “phạm” nhưng là đang “trì”, có khi là “trì” mà ta đã “phạm”

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Trì và phạm là nói về giới. Khi giữ giới thì gọi là “trì giới”, khi không giữ giới thì gọi là “phạm giới”. Trì là giữ cho nó còn nguyên vẹn. Phạm tức là để nó vỡ nát.

Giới thân nói là không được làm cái đó nhưng ta cứ làm là phạm giới, còn khi tuân theo giới mà ta không làm thì gọi là trì giới.

Những người trì giới là những người rất hạnh phúc, rất thanh tịnh. Khi ta không uống rượu, không sử dụng ma túy tức là trì giới, nhờ vậy mà thân tâm khỏe mạnh an vui. Nếu ta cứ sử dụng, tức là ta đã phạm giới thì ta đang bị nô lệ cho sự nghiện ngập. Sự nô lệ ấy làm ta mất tự do và làm khổ cả những người xung quanh.

Tại sao lại phải trì giới? Mục đích là gì?

Ảnh minh họa.

Trong trường hợp nói dối: nếu một tên sát nhân đi kiếm người ta để thủ tiêu, hắn tới và hỏi ta có thấy người đó không. Dù biết nhưng ta buộc phải nói dối. Trong trường hợp này nói dối tức là ta “trì”. Nếu ta không nói dối tức là các “phạm”. Nếu ta không nói dối thì ta gián tiếp giết người rồi.

Vì vậy cho nên có những trường hợp vì tình thương ta bắt buộc phải nói dối. Ví dụ khác, khi thấy một người đang đau khổ, đang gặp hiểm nghèo mà ta không ra tay cứu giúp, thì tuy rằng ta không giết người đó nhưng ta đã phạm giới. Khi thấy một người đang đàn áp, đang giết người khác mà ta ngồi yên, bình chân như vại, không tới can ngăn thì ta cũng phạm giới như thường.

Cho nên, có khi trên hình thức là “phạm” nhưng kỳ thực là ta đang “trì”, có khi trên hình thức là “trì” nhưng mà ta đã “phạm” giới. Đạo đức học trong đạo Bụt rất linh động, nó phải “khế cơ” tức là phải phù hợp với từng hoàn cảnh. Đạo đức học tiêu chuẩn cần phải đi tới đạo đức học ứng dụng. Tất cả những cái đó đều phải dựa trên tuệ giác tương tức, tuệ giác bất nhị.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn