back to top
22.6 C
Chư Sê
Thứ Năm, 11 Tháng Tư, 2024

Có vực thẳm khác lớn hơn và đáng sợ hãi hơn

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Đứng trước vực thẳm của tự nhiên, con người thường có cảm giác sợ hãi. Đối diện với vực thẳm của lòng người, ta cảm thấy ghê tởm và kinh khiếp. Nhưng trớ trêu thay ít ai thấu hiểu và cảm nhận hết cái đốn mạt, dối trá và nguy hiểm của vực thẳm lòng mình.

“Một thời Thế Tôn trú tại Ràjagaha, trên núi Gìjjhakùta. Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ kheo:

– Này các Tỷ kheo, chúng ta hãy đi đến Patibhànakùta.

Khi đến Patibhànakùta, một Tỷ kheo thấy vực thẳm liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, thật là lớn, thật đáng sợ hãi, vực thẳm này! Không biết có vực thẳm nào khác lớn hơn và đáng sợ hãi hơn không?

– Này các Tỷ kheo có vực thẳm khác lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này. Đó là các Sa môn nào không biết rõ như thật: Đây là khổ, Đây là nguyên nhân của khổ, Đây là khổ diệt và Đây là con đường đưa đến khổ diệt. Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sinh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì hoan hỷ với các hành nên tạo dựng các hành đưa đến sinh, già… ưu, não. Vì tạo dựng các hành đưa đến sinh, già… ưu, não nên bị rơi vào vực thẳm của sinh, họ rơi vào vực thẳm của già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu và não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ.

– Do vậy, này các Tỷ kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: Đây là khổ, Đây là nguyên nhân của khổ, Đây là khổ diệt và Đây là con đường đưa đến khổ diệt”.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Vực thẳm, phần Vực thẳm, Nxb Tôn Giáo, 2002, tr.651)

Phật dạy về năm thứ tạp uế trong tâm

193449029_993716361438567_3910922011777716035_n

Lời bàn: 

Trong tự nhiên, sâu nhất có lẽ là những vực thẳm trong lòng đại dương. Đối với con người, vực thẳm khó dò là tấm lòng ngổn ngang bao suy tư, toan tính. Dù sâu đến mấy, vực thẳm của đại dương vẫn đo được. Nhưng lòng người thì khó lường bởi tận trong bản chất vốn dĩ sâu kín thậm thâm, thường bất chợt đổi thay trong từng sát na của các thái cực buồn vui, thương ghét, hạnh phúc và khổ đau, cao thượng và đớn hèn…

Đứng trước vực thẳm của tự nhiên, con người thường có cảm giác sợ hãi. Đối diện với vực thẳm của lòng người, ta cảm thấy ghê tởm và kinh khiếp. Nhưng trớ trêu thay ít ai thấu hiểu và cảm nhận hết cái đốn mạt, dối trá và nguy hiểm của vực thẳm lòng mình. Trong tấn bi hài kịch cuộc đời, những chiếc mặt nạ liên tục được mang vào rồi lại cởi ra, riết rồi tự thân của những diễn viên ấy không xác định được đâu là mặt thật của chính mình. Những chiếc mặt nạ ấy là bọt bèo sôi lên từ vực thẳm của tâm thức, là mặt nổi của vọng tưởng vốn gian trá, xảo quyệt và muôn thuở lưu manh.

Trong đạo lộ giải thoát, một vực thẳm sâu hơn, nguy hiểm hơn bất kỳ vực thẳm tuyệt mù nào là vô minh, không nhận ra chân lý Tứ Thánh đế. Theo tuệ giác của Thế Tôn, không nhận chân được Bốn sự thật mới là vực thẳm lớn nhất và nguy hiểm nhất. Chấp nhận sinh tử và ưu não một cách tự nguyện và thích thú thậm chí xem đó là cứu cánh của một đời người, một căn bệnh nan y của chúng sinh có tiền sử vô minh, gần như hết phương cứu chữa.

Muốn vượt ra khỏi hố thẳm cuộc đời và của chính tự thân, những người con Phật phải quay về tự tâm, nhìn thẳng vào cuộc đời và chính mình. Để rồi từ đó, cảm nhận được những sự thật về con người và thế giới, thấy được nguy hiểm của vực thẳm vọng tâm để xa lìa ái thủ đồng thời thể nhập, an trú chơn tâm mà cụ thể là giác ngộ Bốn sự thật cao thượng.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn