back to top
23.5 C
Chư Sê
Thứ Bảy, 18 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 147

Văn khấn (cúng) tạ mộ cuối năm Quý Mão 2023 chuẩn nhất

Văn khấn (cúng) tạ mộ cuối năm rất cần thiết đối với mỗi gia đình. Để việc tạ mộ được nhiều lợi ích cho cả người đã mất và người còn sống theo lời Phật dạy, quý Phật tử và các bạn có thể tham khảo và thực hành bài văn khấn tạ mộ dưới đây!

Hướng dẫn tạ mộ cuối năm

Bài hướng dẫn này, quý Phật tử dùng khấn trong các trường hợp tạ mộ, ra thăm mộ. Ngoài mộ không có tôn tượng tôn hình của Phật, chúng ta dụng tâm hướng tới Phật.

Có hai cách khấn cúng:

1. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không tụng kinh.

2. Dành cho trường hợp cúng lễ, có tụng kinh.

Sắm Lễ

– Hương; nến; nước (trắng hoặc nước chè);

– Hoa, quả, bánh kẹo, (tùy tâm, không căn cứ số lượng);

– Xôi hoặc một bát cơm trắng.

Đặt Lễ

– Mộ chôn mới: Đặt lễ phía trước mộ hoặc trên mộ.

– Mộ đã xây: Đặt trên phần dành để sắp lễ.

Pháp Khí

Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.

Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Bài văn khấn (cúng) tạ mộ cuối năm là điều cần thiết quan trọng mà chúng ta phải chuẩn bị mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ảnh minh họa.

Bài văn khấn (cúng) tạ mộ cuối năm là điều cần thiết quan trọng mà chúng ta phải chuẩn bị mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ảnh minh họa.

Nghi thức cúng lễ tạ mộ cuối năm

I. Cúng Lễ Không Tụng Kinh

1. Nguyện hương

(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính

Biến mãn khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

2. Lễ tán Phật

Đại từ đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

3. Văn khấn (cúng) tạ mộ cuối năm

(Chắp tay)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…

Gia đình con/chúng con có mộ phần của vong linh (tên)… mất ngày… tháng… năm… an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày… tháng… năm… theo phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, hướng tới mộ phần của gia tiên tiền tổ, con/chúng con thuận theo phong tục, mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, để cho gia đình tăng phúc tiêu nghiệp. Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời vong linh (tên)… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình con/chúng con, được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của con/chúng con.

Hôm nay gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, tác lễ tạ mộ, dâng lên cúng dường:

Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.

Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.

Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.

Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa…, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho các vong linh (tên):… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình con/chúng con, được về đây thọ thực. Nguyện cho các vong linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ.

4. Tụng Thần chú cúng thực

(Đọc Biến thực, Biến thủy)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)

Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

Nguyện cho các vong linh

Được thọ thực no đủ

Nghe kinh giác ngộ Pháp

Sinh lòng kính tín Phật

Nương tựa nơi Tam Bảo

Tu hành cầu thoát khổ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

5. Bạch Cúng Dường Tam Bảo

(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì bỏ qua phần này)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân ngày lễ cúng tạ mộ hôm nay, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa…, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.

– Con/chúng con hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây, con/chúng con thành tâm phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh, nguyện cho các vị được tăng phúc, luôn giúp cho vong linh (tên)… và gia đình con/chúng con làm mọi sự được tốt lành

.– Con/chúng con mong muốn cho vong linh (tên)… sớm được siêu thoát khỏi cảnh khổ, trong cõi vong linh (ngạ quỷ), nên con/chúng con thành tâm phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là… để hồi hướng phúc báu đến cho vong linh.

– Con/chúng con thành tâm phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là… để hồi hướng phúc báu đến cho các vong linh có duyên với gia đình con/chúng con nơi địa cuộc nghĩa trang này, từ sự thực hành pháp bố thí cho vong linh, mà gia đình con/chúng con được tăng trưởng phúc lành.

Con/chúng con cũng nguyện cầu cho chư Thiên, chư Thần Linh, cùng các vong linh mà con/chúng con đã hướng tâm hồi hướng phúc lành, đều được kết duyên pháp lữ với con/chúng con, trong Pháp Bố thí mà chư Phật dạy cho con/chúng con, để đời đời kiếp kiếp cùng trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

6. Phục Nguyện

 Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Hôm nay duyên con/chúng con thực hành hạnh hiếu nghĩa, đệ tử con/chúng con xin hồi hướng công đức tu tập trong đàn lễ, các công đức gia đình tạo lập trong đàn lễ này, hồi hướng cho chư vị Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… nguyện được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con trong các công các việc.

Hồi hướng cho các vong linh đã được thỉnh mời, nguyện mong được tăng phúc, giác ngộ Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo tu hành mau thoát khổ và gia hộ cho gia đình con/chúng con mọi điều tốt lành.Con/chúng con cũng lại xin hồi hướng công đức trong đàn lễ, nguyện cho cả gia đình, được tiêu trừ ách nạn, gia tăng tuổi thọ, công việc hanh thông (đọc mong cầu)…, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền, cùng thân bằng quyến thuộc tinh tấn tu hành theo chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

7. Tam Tự Quy 

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 xá)Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 xá)Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 xá)

8. Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.

HẾT

II. Cúng Lễ Có Tụng Kinh

1. Nguyện Hương

(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính

Biến mãn khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

2. Văn Khấn 

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…

Gia đình con/chúng con có mộ phần của vong linh (tên)… mất ngày… tháng… năm… an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày… tháng… năm…, theo phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, hướng tới mộ phần của gia tiên tiền tổ, con/chúng con thuận theo phong tục, mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, khiến cho gia đình tăng phúc tiêu nghiệp. Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời vong linh (tên)… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình con/chúng con, được về đây dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của con/chúng con.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (xá)

3. Lễ Tán Phật

Đại từ đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 xá)

4. Tán Pháp

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,

Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.

Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,

Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)

5. Tụng Kinh

(Ngồi đọc kinh)

Kinh Cúng Linh

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, chương 10, phẩm Janussoni, phần Janussoni,VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.595)

Một thời, Thế Tôn ở tại trú xứ của Bà la môn Cha-nu-sô-ni (Janussoni). Sau khi đi đến cung kính đảnh lễ, hỏi thăm và ngồi xuống một bên, Bà la môn Cha-nu-sô-ni (Janussoni) bạch Thế Tôn:

– Thưa tôn giả Gotama, chúng tôi bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng, các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng sự bố thí này! Thưa tôn giả Go-ta-ma, bố thí như thế có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng sự bố thí ấy hay không?

– Này các Bà la môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích; không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ. Ở đây, này Bà la môn, những người nào… sau khi thân hoại mạng chung sinh vào địa ngục, sinh vào loại bàng sinh, sinh cộng trú với loài người, sinh cộng trú với chư Thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn ứng với cảnh giới của các vị ấy. Này Bà la môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở những nơi ấy, các vị ấy không được sự lợi ích của bố thí ấy. Nhưng ở đây, này Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi ngạ quỷ. Vị ấy được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó. Này Bà la môn, đây là tương ưng xứ; trú nơi đây, vị ấy được sự lợi ích của sự bố thí ấy.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Kinh Bố Thí Và Cúng Dường Như Pháp

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Chư Thiên, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.91)

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Xá Vệ (Sàvatthi), tại Kỳ Viên (Jetavana), khu vườn của ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika). Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandakì làm một thí vật gồm có sáu phần cúng dường chúng Tăng. Bấy giờ, Thế Tôn với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên thấy mẹ của Nanda làm một thí vật gồm có sáu phần liền bảo các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, có ba phần thuộc về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Này các Tỷ kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí? Ở đây, này các Tỷ kheo, những người nhận vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đây là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí. Như vậy, này các Tỳ kheo, đây là thí vật có sáu phần.Này các Tỷ kheo, công đức của thí vật sáu phần thật vô lượng: “Là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc”.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

6. Cúng Thực

a. Văn bạch

(Chắp tay đọc)

Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám, chư vong linh hoan hỷ, trong bài kinh “Cúng Linh”, Đức Phật dạy: người mất khi tái sinh làm vong linh (ngạ quỷ), thì thọ nhận được thức ăn (đúng pháp không sát sinh) hiến cúng của con người, con/chúng con nguyện cho các vong linh con đã thỉnh mời, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ. Trong bài kinh “Bố Thí Và Cúng Dường Như Pháp”, Đức Phật dạy: Cúng dường sinh phúc lành, con/chúng con xin thực hành để hồi hướng cho gia đình và hồi hướng cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.

Hôm nay gia đình con/chúng con thực hành pháp bố thí cúng dường, thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường:Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho vong linh (tên):… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình con/chúng con.

b. Tụng thần chú cúng thực (Đọc Biến thực, Biến thủy)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)

Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

Nguyện cho các vong linh

Được thọ thực no đủ

Nghe kinh giác ngộ Pháp

Sinh lòng kính tín Phật

Nương tựa nơi Tam Bảo

Tu hành cầu thoát khổ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Quý Phật tử có thể cập nhật các bài Văn khấn chuẩn nhất tại đây.

Đau khổ cũng do bám chấp những mộng tưởng không thật

Cuộc đời là một dòng trôi chảy linh động, không dừng ở một phút giây nào, không đứng mãi ở một vị trí nào. Thế mà, chúng ta cố giữ nó còn mãi và nguyên vẹn với chúng ta. Quan niệm cố giữ là gốc từ si mê, bởi vì không thấy được lẽ thật.

Audio

Như thân này là vô thường sanh già bệnh chết, mà chúng ta có chịu già, chịu bệnh, chịu chết đâu? Chúng ta muốn trẻ mãi, muốn khỏe luôn, muốn sống hoài. Song muốn mà không được trở thành đau khổ. Cho nên nói già khổ, bệnh khổ, chết khổ.

Nếu chúng ta thấy rõ luật vô thường như thế, không mong muốn cố giữ, thì khi già, bệnh, chết đến có khổ chăng? Họa chăng có khổ là khổ vì thân bại hoại thôi, chớ không có khổ do tâm cố giữ mà không được. Vì thế, người thấy rõ lẽ này không chấp trước là bớt khổ năm mươi phần trăm (50 %).

Ở đâu có “ta” là ở đó có đau khổ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ðến cái bệnh muôn đời của chúng ta là chấp cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm, cái suy nghĩ của mình lúc nào cũng đúng. Ta một bề chấp cứng cái thấy cho đến cái suy nghĩ của mình là đúng, khác đi là sai, người cũng một bề chấp cứng như vậy, mà hai cái thấy và suy nghĩ đều khác nhau, chắc chắn sẽ nổ ra trận đấu khẩu, đấu khẩu mà không giải quyết được, trận đấu võ ắt phải đến. Nhỏ thì chuyện rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, lớn hơn giữa gia đình với gia đình, lớn nữa giữa quốc gia với quốc gia. Ngòi đấu tranh đã châm lên, thì lửa đau khổ sẽ lan khắp. Chính vì không suốt thấu lẽ thật, nên sẽ sanh ra chấp chặt. Cái chấp chặt ấy vốn từ si mê mà ra.

Do đó, đạo Phật chủ trương lấy ánh sáng giác ngộ, phá tan đêm tối si mê, là cứu khổ chúng sanh. Cái cứu khổ này không có hình tướng, nên không thấy cụ thể, song cái lợi ích sâu xa bền bỉ của nó không thể đánh giá đến được.

Người đời chỉ thấy cái gì cụ thể, cho là thiết thực, không thấy cụ thể cho là huyền hoặc. Như một gia đình nghèo khổ khốn đốn, người chồng là cột trụ trong nhà đi đạp xích lô, mỗi ngày được năm ba ngàn, anh mắc phải cái bệnh ghiền rượu. Chiều nào anh cũng phải ngồi quán, số tiền kiếm được của anh đã mất hết hai phần trong quán. Vợ con anh chỉ còn một số quá nhỏ, nên phải khốn đốn. Chúng ta thấy thương, mỗi ngày đến giúp vài lít gạo, thử hỏi chúng ta giúp đến bao giờ gia đình này hết khốn đốn? Chỉ cách duy nhất, chúng ta phải khéo khuyên ông chồng nhà ấy bỏ rượu. Một khi ông thức tỉnh chịu bỏ rượu, gia đình ấy sẽ bớt khốn đốn lâu dài. Lời khuyên để ông chịu bỏ rượu không có gì cụ thể, mà kết quả không thể lường được.

Chính vì cứu khổ chúng sanh, đức Phật vạch trần cho chúng ta thấy cái mê chấp là đau khổ, là trầm luân. Một khi chúng ta thức tỉnh bỏ được mê chấp là an lạc vĩnh viễn.

Để thấu hiểu chính mình, bạn cần làm gì?

Thấu hiểu không phải là một quá trình của trí óc, thu thập thông tin và học hỏi về bản thân là hai chuyện khác nhau. Kiến thức được tích lũy thì luôn thuộc về quá khứ, tâm trí cũ kỹ là tâm trí chất đầy phiền não. 

Học hỏi về bản thân không giống như đào luyện ngoại ngữ, kỹ năng, khoa học – khi đó bạn phải tích lũy và ghi nhớ – tiến trình tìm hiểu bản thân chỉ diễn ra ở thực tại, nhưng hầu hết chúng ta náu mình trong quá khứ và hài lòng với nó. Trong hồi tưởng quá khứ, kiến thức trở nên quan trọng khác thường, và chúng ta thì hết lòng khâm phục những học giả tinh thông, uyên bác. Thế nhưng, nếu trong từng phút giây, bạn chuyên chú theo dõi và lắng nghe, quan sát thực tế, đó mới là học hỏi – một chuyển dịch bất tận không cần đến quá khứ.

Nếu cho rằng quá trình học hỏi về bản thân là sự tiệm tiến dần dần theo thời gian thì hiện tại bạn không hề đang tìm hiểu gì về chính mình, mà chỉ đơn thuần đang thu thập thông tin mà thôi. 

Việc khám phá chính mình ngược lại đòi hỏi một sự tinh nhạy cao độ. Chúng ta không thể biết về mình nếu hiện tại còn bị chi phối bởi ý niệm thuộc về quá khứ, vì khi đó tâm không còn nhạy bén, không còn linh hoạt và tỉnh giác. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hầu hết chúng ta đều không tinh nhạy cả về mặt tâm lý lẫn thể lý. Chúng ta ăn uống quá độ, không bận tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chúng ta thường xuyên hút thuốc và say xỉn đến mức cơ thể trở nên bệ rạc, trì độn, lơ đễnh và ngơ ngáo. Làm sao một tâm trí tỉnh giác, tinh nhạy và sáng rõ có thể tồn tại trong một cơ thể chậm chạp, nặng nề? 

Chúng ta có khả năng cảm nhận khi tiếp xúc trực tiếp với một vật nào đó, nhưng để hoàn toàn trở nên tinh nhạy với tất cả những ẩn ý kỳ diệu của cuộc đời, đòi hỏi sự đồng điệu giữa tinh thần thể xác, đó là sự chuyển dịch của cái toàn thể.

Để hiểu về một điều bất kỳ, bạn phải sống với nó, quan sát nắm bắt nội dung, bản chất, cơ cấu cũng như sự vận động của nó, bạn đã từng sống như vậy chưa? Bản thân ta luôn sống động và tươi mới, để gắn kết hài hòa với nó, tâm trí bạn cũng phải minh mẫn, tinh nhạy, không bị ảnh hưởng bởi thiên kiến và các nguyên tắc.

Nếu muốn quan sát sự vận động của tâm thức, trái tim và toàn cuộc tồn sinh, bạn phải giữ một tinh thần cởi mở, phóng khoáng, chứ không phải để tán thành hay bất đồng, thị phi hay chia bè kết phái, xung đột hay gây gổ bằng lời mà là để đồng hành với thành ý thấu hiểu. 

Điều này khó lòng thực hiện được, vì hầu hết chúng ta không biết cách nhìn nhận và lắng nghe sự hiện diện của bản thân mình, tương tự như khi chúng ta ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông hoặc thưởng thức giai điệu của cơn gió nhẹ giữa tán cây.

Khi chỉ trích, biện minh, hoặc lúc tâm trí xao động liên miên, chúng ta không thể nhìn nhận sự việc một cách sáng rõ và cũng không quan sát được cái đang là. Chúng ta chỉ nhìn thấy những ý muốn của mình được phóng chiếu ra mà thôi. Mỗi người đều sở hữu một hình tượng mà chúng ta tưởng mình là hoặc mình nên là, chính hình tượng trong tâm thức đó đã ngăn cản chúng ta nhìn vào cái ta là…

Văn khấn (cúng) rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất đúng nghi lễ thờ cúng

Ngày rằm tháng Chạp, cùng với việc thờ cúng Tổ tiên, trên bàn thờ Phật bạn cũng cần sắm lễ vật và khấn lễ đầy đủ. Người theo đạo Phật, thờ Phật tại gia hay ở chùa đều phải thờ đúng cách. Văn khấn là một phần không thể thiếu khi thờ Phật.

Mâm cúng Rằm tháng Chạp gồm những vật phẩm gì?

Mâm cúng chay ngày Rằm tháng Chạp thường có 5 thành phần là hương (nhang), hoa tươi, đèn (hoặc nến), quả tươi và các món ăn chay.

Các thành viên trong nhà cũng nên tham gia các chương trình từ thiện, thực hành việc bố thí cho người nghèo, gia đình khó khăn, tham gia các chương trình tết nghĩa tình, tết vì người nghèo…. để tăng thêm phúc báo giàu có cho gia đình, con cháu đời này và nhiều đời sau.

Năm nay, Rằm tháng Chạp năm 2023 rơi vào thứ Năm ngày 25/1/2024 Dương lịch. Tuy vậy, tùy thuộc vào sự sắp xếp của gia đình mà mọi người có thể dâng cúng vào ngày 14 Âm lịch, tức ngày 24/1/2024 Dương lịch.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dưới đây là bài văn khấn tại gia mà các bạn cần dùng để khấn Gia Tiên, khi lên chùa lễ Phật ngày rằm tháng Chạp để cầu mong sự bình an đến với gia đình. 

Con xin Nam Mô Phật (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Pháp (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Tăng (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

(Làm chậm rãi hết sức cung kính và nhất tâm)

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay, ngày…tháng…năm….

Phật tử con là……………….hiện cư trú tại……………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện,nơi chùa

Con Nam Mô Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Con Nam Mô Đức Phật A Di Đà,

Con Nam Mô Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phật Đại Thế Chí Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phât Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con Nam Mô Mười phương chư Phật

Con Nam Mô Vô thượng Phật pháp

Và hằng hà sa số Phật cùng hiền Thánh, Tăng

Hôm nay Phật tử con

Được quay trở về đây

Được nương tựa,che chở dưới bóng Phật, Pháp, Thánh, Tăng

Là phúc phận của con

Không có gì sung sướng, phúc đức nào so sánh bằng

Nay đứng trước Phật Thánh đài

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho gia tiên, tiền tổ, ông bà cùng cha mẹ

Và anh em, thân bằng quyến thuộc

Trong nhiều đời nhiều kiếp

Cũng như hiện kiếp

Còn ở dưới suối vàng

Hay còn trong “âm phủ ”

Hay còn đang luyến tiếc

Sắc, dục, tham, sân, si

Và vô minh che lối

Sớm được đi siêu thoát

Được sinh cõi tốt đẹp

Xin Phật gia trì độ

Cửu huyền thất tổ con

Sinh ra gặp Phật Pháp

Được tu tập đắc ngộ

Thành tựu chứng niết bàn

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho con…(tên đọc ra)

Nay con xin Phát nguyện

Từ tâm thành tha thiết

Từ sâu thẳm đáy lòng

Được tu, gặp Phật Pháp

Ngộ giáo lý Phật dạy

Được thuận duyên tiến tu

Phương tiện xin Phật Độ nhiều thuận lợi cho con

Mọi chướng nghiệp đều biến tan

Xin Phật độ con gặp

Nhiều bậc thầy “minh sư”

 Chỉ dạy con Phật Pháp

Thiền tông, tịnh, mật tông

Và kinh kệ thần chú

Con xin Phật gia hộ

Trên con đường tu tập

Thành tựu sớm viên mãn

Con xin phát nguyện rằng

Khi tu thành viên mãn

Nguyện đem công đức đó

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Được tròn thành Phật Đạo

Con không màng tư lợi

Không nghĩ cho thân mình

Dù bất luận thế nào

Nguyện đem thân xác này

Dù thân tan, dập nát

Hướng về khắp tất cả

Chúng sanh được an vui

Sau con thành tâm xám hối

Hổ thẹn với lương tâm

Phật tử con lâu đời lâu kiếp

Đức mỏng nghiệp chướng dày

Và vô mình che lối

Hiểu biết thì nông cạn

Nay đến trước Phật Đài

Thành tâm con xám hối

Tất thảy việc đã tạo

Từ đời đời kiếp kiếp

Điều xấu hại người, vật

Và ác ý, thâm ô

Từ tâm tham, sân, si, mạn

Cũng như vô số tội

Nguyện con luôn tinh tấn

Trước diệt tam tâm độc

Sau diệt ác nghiệp đã gây

Cũng như việc xấu ác

Nguyện con làm việc lành

Việc thiện giúp chúng sinh

Bá gia và bá tánh

Lợi lạc hướng tất cả

Trời người và chúng sinh

Không nề hà thân con

Ngửa trông ơn Phật dạy

Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Bà Quán Thế Âm

Cùng Chư Thánh hiền Tăng

Thiên Long Bát bộ

Hộ pháp Thiên thần

Từ bi gia hội

Cúi xin đảnh lễ các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, luôn luôn khỏe mạnh, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu để luôn luôn đời đời thấm nhuần ơn Phật Pháp.

Cúi xin con luôn luôn hạnh đạo vuông tròn, làm tròn chữ hiếu, bổn phận với ông bà, cha mẹ.

Cúi xin cho các con của con, luôn luôn được khỏe mạnh, học hành luôn tinh tấn… Học một hiểu biết mười, là con ngoan trò giỏi.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Quý Phật tử có thể cập nhật các bài Văn khấn chuẩn nhất tại đây. 

Bài cúng Ông Công Ông Táo năm Quý Mão (mới nhất)

Bài cúng Ông Công Ông Táo về trầu trời. Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Ông Công ông Táo theo quan niệm dân gian, là các vị thần linh có quyền lực cai quản việc nấu nướng… tại bếp ăn của gia đình. Với cách nhìn của Đức Phật, thì bất cứ vị trí địa lý nào và bất cứ sự việc gì cũng có sự có mặt của quỷ thần (thần linh): thần đất, thần cai ngày, thần cai đêm, thần cây, thần suối…

Trong kinh Địa Tạng, chúng quỷ vương (thần linh) có bạch Đức Phật rằng: “lũ quỷ vương chúng con, nếu thấy người nào làm việc thiện, thì chúng con sẽ giúp người đó làm thiện hơn, mà thấy kẻ nào làm ác, thì chúng con sẽ khiến kẻ đó làm ác nhiều hơn…”. Đức Phật có dạy cho các quỷ vương (quỷ thần, thần linh) rằng: “nếu thấy người nào làm thiện trong Phật Pháp, thì hãy giúp cho họ” và các chúng quỷ vương đã vâng lời Đức Phật. Đức Phật có dạy cho các thiện nam tín nữ Phật tử, nên thực hành tu thiện tâm, tu Phật Pháp và bố thí đến cho chúng bằng vật thí và phúc báu, để có được sự ủng hộ của chúng.

Phật tử nên sắm lễ cúng bằng hương hoa trà quả thực chay tịnh, cùng cúng dường Tam Bảo tạo phúc lành hồi hướng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình, trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo.

Phật tử nên sắm lễ cúng bằng hương hoa trà quả thực chay tịnh, cùng cúng dường Tam Bảo tạo phúc lành hồi hướng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình, trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo.

Người đệ tử Phật, thuận theo phong tục thế gian, ngày cúng ông Công ông Táo, nên thực hành lời Đức Phật dạy, bố thí vật thực đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và tu phúc để hồi hướng cho hết thảy các chúng chư Thiên, chư Thần Linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, cũng như các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình mình, đã hộ trì cho gia đình suốt năm qua, để kết nối thiện duyên trong Phật Pháp với chúng chư Thiên, chư Thần Linh và đây cũng là tu đức tôn trọng, biết ơn của người đệ tử Phật.

Trong phần đất ở của gia đình có rất nhiều chư vị chư Thiên, chư Thần Linh trú ngụ, nên khi cúng lễ chúng ta bạch khấn mời tất cả các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình. Phật tử không nên chỉ mời có ông Công ông Táo hay thổ thần thổ địa.

Phật tử nên sắm lễ cúng bằng hương hoa trà quả thực chay tịnh, cùng cúng dường Tam Bảo tạo phúc lành hồi hướng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình, trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo.

A. Hướng Dẫn 

1. Nội Dung Nghi Thức

Nghi thức gồm có 2 nội dung:

B. I. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh.

B. II. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.

2. Sắm Lễ – Bày Lễ

Sắm Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm hoặc nếu không dùng hương đốt thì hướng tâm thành cúng lễ (hương tâm)

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh.

Cách Bày Lễ

– Trước bát hương thờ Phật: quả, một bát cơm, một cốc nước.(Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh).– Trước bát hương thờ thần linh (chư Thiên, chư Thần, thổ công, thần đất…): quả, một bát cơm, một cốc nước.– Trước bát hương thờ gia tiên: quả, một mâm cơm hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.

3. Tâm Khi Cúng Lễ:

 Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.

4. Pháp Khí

Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

B. Nghi Thức Cúng Lễ Ông Công Ông Táo

I. Cúng Lễ Không Tụng Kinh

1. Nguyện Hương

(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kínhBiến mãn khắp mười phươngCúng dường ngôi Tam BảoThề trọn đời giữ đạoTheo tự tính làm lànhCùng pháp giới chúng sinhCầu Phật từ gia hộTâm Bồ Đề kiên cốChí tu đạo vững bềnXa biển khổ nguồn mêChóng quay về bờ giácNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

2. Lễ Tán Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đại từ đại bi thương chúng sinh,Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắppháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hưkhông khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)

3. Văn Khấn Ông Công Ông Táo

(Quỳ gối, chắp tay bạch)

Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.

Đệ tử con/chúng con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…Hôm nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm… là phong tục tập quán cúng ông Công, ông Táo của dân tộc Việt Nam hướng tới các chư vị Thần Linh.

Vâng theo lời dạy của Đức Phật, gia đình con/chúng con xin sắm sửa vật thực dâng cúng lên các vị chư Thiên, chư Thần Linh và phát nguyện dâng tịnh tài cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc báu đến cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh. Con/chúng con xin chư vị chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám cho lòng thành của gia đình con/chúng con.

Con/chúng con cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp đồng gia hộ cho con/chúng con nhất tâm thỉnh mời chư vong linh gia tiên tiền tổ họ… cùng các vong linh trên đất ở của gia đình con/chúng con cùng các vong linh oan gia trái chủ có hữu duyên với gia đình con/chúng con được cùng về đây thọ phần vật thực dâng cúng của gia đình con/chúng con.

Gia đình con/chúng con thành tâm dâng vật thực cúng dường:Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh.Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.

4. Tụng Thần Chú Cúng Thực

(Ngồi, pháp khí: mõ)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 1 chuông)

Nguyện cho các vong linhĐược thọ thực no đủNghe kinh giác ngộ PhápSinh lòng kính tín PhậtNương tựa nơi Tam BảoTu hành cầu thoát khổNam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

5. Bạch Cúng Dường Tam Bảo

(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)(Quỳ, chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nhân duyên ngày lễ ông Công ông Táo của dân tộc, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa … (nếu tại chùa Ba Vàng thì đọc: chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.

Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh. Nguyện cho các vị được tăng phúc, tăng oai lực, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.

Hôm nay là ngày lễ ông Công ông Táo, ngày lễ của chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con cũng tùy duyên phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài là… để hồi hướng phúc đến cho các vong linh mà gia đình con/chúng con đã thỉnh mời trong đàn lễ.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! 

6. Phục Nguyện (Quỳ, chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này hồi hướng cho các chư vị chư Thiên, chư Thần, nguyện được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con trong các công các việc. Hồi hướng cho các vong linh đã được thỉnh mời, nguyện mong được tăng phúc, giác ngộ Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo tu hành mau thoát khổ và gia hộ cho gia đình con/chúng con mọi điều tốt lành.Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này đến cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)… cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

7. Tam Tự Quy (Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

HẾT

II. Cúng Lễ Có Tụng Kinh

1. Nguyện Hương

(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kínhGửi theo đám mây hươngPhảng phất khắp mười phươngCúng dường ngôi Tam BảoThề trọn đời giữ đạoTheo tự tính làm lànhCùng pháp giới chúng sinhCầu Phật từ gia hộTâm Bồ Đề kiên cốChí tu đạo vững bềnXa biển khổ nguồn mêChóng quay về bờ giácNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 tiếng chuông)

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính

Biến mãn khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ Đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác

Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

2. Bài cúng Ông Công Ông Táo

(Quỳ gối, chắp tay bạch)

Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.

Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…

Hôm nay nhân ngày 23 tháng Chạp năm… là phong tục tập quán cúng ông Công ông Táo, của dân tộc Việt Nam hướng tới các chư vị Thần Linh.

Vâng theo lời dạy của Đức Phật, gia đình con/chúng con xin sắm sửa vật thực dâng cúng lên các vị chư Thiên, chư Thần Linh và phát nguyện dâng tịnh tài cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc báu đến cho chư vị chư Thiên, chư Thần Linh. Con/chúng con xin chư vị chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám cho lòng thành của gia đình con/chúng con. 

Con/chúng con cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp đồng gia hộ cho con/chúng con nhất tâm thỉnh mời chư vong linh gia tiên tiền tổ họ… cùng các vong linh trên đất ở của gia đình con/chúng con cùng các vong linh oan gia trái chủ có hữu duyên với gia đình con/chúng con được cùng về đây thọ phần vật thực dâng cúng của gia đình con/chúng con.Giờ này con/chúng con xin thỉnh chư vị chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh cùng con/chúng con vân tập về nơi pháp hội và thọ hưởng phẩm thực hiến cúng của gia đình con/chúng con. Con/chúng con xin nhất tâm thỉnh mời.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ) 

3. Lễ Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đại từ đại bi thương chúng sinh,Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)

4. Tán Pháp

(Ngồi; khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

5. Tụng Kinh

(Ngồi, pháp khí: mõ)

Bài Kinh: Nhân Duyên Phước Báo Làm Thiên Chủ

Một thời Thế Tôn trú ở Tỳ Xá Ly (Vesàli), tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết Thiên chủ Sakka không?

– Này Mahàli, ta biết Sakka và các Pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các Pháp ấy, Sakka được địa vị Thiên chủ. Này Mahàli, thuở xưa, khi thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc? Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm xa lìa cấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng sẽ dẹp trừ.Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 11, phẩm 2, phần Chư Thiên,VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.511)

Bài Kinh: Không Chế Ngự

Một thời, rất nhiều Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỷ-kheo nói lên bài kệ sau:

Xưa sống thật an lạc,Chúng đệ tử Cù-Đàm,Không tham tìm món ăn,Không tham tìm chỗ trú,Biết đời là vô thường,Họ chấm dứt khổ đau,Nay tự làm ác hạnh,Như thôn trưởng trong làng,Họ ăn, ăn ngã gụcThèm khát vật nhà người,Con vái chào chúng Tăng,Đảnh lễ một vài vị,Vất vưởng, không hướng dẫn,Họ sống như ngạ quỷ,Những ai sống phóng dật,Vì họ, con nói lên,Những ai không phóng dật,Chân thành con đảnh lễ.

Các vị Tỷ-kheo ấy được vị Thiên cảnh tỉnh, tâm hết sức xúc động.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Không chế ngự căn, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.448)

6. Cúng Thực

a. Văn bạch

(Quỳ, chắp tay)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!Hôm nay gia đình con/chúng con thực hành pháp bố thí cúng dường, thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường.

Thượng: Con/chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.Trung: Con/chúng con xin cúng dâng lên chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.Hạ: Con/chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, thổ công, Thổ Địa tại nơi đây.Sau: Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.

b. Tụng thần chú cúng thực

(Ngồi, pháp khí: mõ)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)

Nguyện cho các vong linh

Được thọ thực no đủ

Nghe kinh giác ngộ Pháp

Sinh lòng kính tín Phật

Nương tựa nơi Tam Bảo

Tu hành cầu thoát khổ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

7. Bạch Cúng Dường Tam Bảo

(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)

(Quỳ, chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Trong bài kinh “Nhân Duyên Phước Báo Làm Thiên Chủ”, Đức Phật dạy bố thí, tu giới được phúc lớn làm vua trời và trong bài kinh “Không Chế Ngự” các vị chư Thiên, chư Thần luôn giúp đỡ ủng hộ cho những người chăm tu Phật Pháp, tu giới, bố thí… Hôm nay nhân ngày lễ cúng ông Công ông Táo của dân tộc, gia đình con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa… (nếu tại chùa Ba Vàng thì đọc: chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.

Con/chúng con xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh. Nguyện cho các vị được tăng phúc, tăng oai lực, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.

Hôm nay là ngày lễ ông Công ông Táo, ngày lễ của chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con cũng tùy duyên phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài là… để hồi hướng phúc đến cho các vong linh mà gia đình con/chúng con đã thỉnh mời trong đàn lễ.

8. Phục Nguyện

(Quỳ, chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này hồi hướng cho các chư vị chư Thiên, chư Thần, nguyện được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con trong các công các việc. Hồi hướng cho các vong linh đã được thỉnh mời, nguyện mong được tăng phúc, giác ngộ Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo tu hành mau thoát khổ và gia hộ cho gia đình con/chúng con mọi điều tốt lành.Con/chúng con cũng xin hồi hướng công đức trong đàn lễ cúng chư Thiên, chư Thần Linh, ông Công ông Táo này đến cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)… cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

9. Hồi Hướng

Công phu công đức có bao nhiêu,Con xin lấy đó hồi hướng về,Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh,Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)Nguyện đem công đức tu hành này,Chan rải mười phương khắp tất cả,Hết thảy chúng con đồng các loài,Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác. (3 chuông)

10. Tam Tự Quy 

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ đề. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

Tăng đoàn có nhất định là người xuất gia?

Tăng đoàn là gì? Bốn chúng đệ tử đều là tăng đoàn. Ngày nay mọi người vừa nghe nói tăng đoàn đều nghĩ đến người xuất gia, không hề nghĩ đến người tại gia. Tăng trong tiếng Phạn là tăng già, nghĩa gốc của tăng già là “Hòa hợp chúng”, chúng ta nhất định phải hiểu.

“Chúng” là nghĩa gì vậy? Dùng cách nói hiện đại mà nói, chính là hội đoàn thể. Trong xã hội, hội đoàn thể rất nhiều. Hội đoàn thể này có thể tuân thủ lời giáo huấn của Phật, tu sáu giới điều, sáu phép hòa, thì đoàn thể này gọi là hòa hợp chúng, thì gọi là tăng già, là tăng đoàn, cho nên tăng đoàn không nhất định là người xuất gia.

Trong Kinh Phật nói, bốn người trở lên, người tại gia cũng được, bốn người tại gia, như các bạn ở nhà có gia đình, bạn có con cái hoặc là cha mẹ, nhà bạn có bốn người, bốn người có thể tu sáu phép hòa kính thì gia đình này của bạn chính là tăng đoàn.

Bạn buôn bán mở tiệm, ông chủ và nhân viên có bốn người trở lên, tất cả đều tuân thủ lời giáo huấn của Phật, tu sáu phép hòa kính, thì tiệm này của bạn chính là tăng đoàn. Ở trong đã là hòa hợp chúng thì nhà của bạn chính là đạo tràng, cái tiệm này của bạn cũng là đạo tràng, chư Phật hộ niệm, Long Thiên ủng hộ.

Tính chất thanh tịnh và hoà hợp phát triển tăng đoàn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cho nên, “hòa hợp chúng” này hoàn toàn không chỉ dành riêng cho người xuất gia. Tuy không dành riêng cho người xuất gia, nhưng người xuất gia phải cùng tất cả đoàn thể khác, thậm chí tất cả hội đoàn thể hòa hợp, phải làm mẫu mực, phải làm tấm gương tốt, để những hội đoàn thể khác đều có thể bắt chước làm theo, học tập theo chúng ta, thế là bạn thành công. Ý nghĩa này chúng ta phải hiểu rõ, phải ghi nhớ.

Ở trong nhà Phật, những hình tượng này chúng ta phải thật sự xem trọng, vì ngày nay hầu như cả thế giới, chúng ta đến bất kỳ một nơi nào, gặp được đại chúng xã hội, khi nhắc đến đều nảy sinh sự hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng đối với Phật giáo chúng ta. Việc này rất tai hại. Sự hiểu lầm như vậy đã dẫn đến sự coi thường, họ xem chúng ta là tôn giáo, hơn nữa trong tất cả tôn giáo, họ xem chúng ta là tôn giáo cấp thấp, là đa thần giáo, phiếm thần giáo, thần gì cũng lạy.

Tôn giáo cấp cao là chỉ có một thần, thần minh vô thượng chỉ có một. Họ xem chúng ta là tôn giáo cấp thấp, thần nào cũng lạy, bạn thấy có oan uổng không? Ai đã tạo nên hiện tượng xã hội này? Chúng ta tạo nên, không nên trách người khác. Ta chưa làm hết trách nhiệm của một người đệ tử Phật, ta chưa thể giải thích rõ ràng, diễn thuyết sáng tỏ với mọi người về chân tướng của Phật pháp, cho nên dẫn đến sự hiểu lầm của mọi người như vậy, tội lỗi ở chính mình, không ở người khác.

Ta cần phải nên sám hối, phải rửa sạch tội lỗi của mình, phải nghiêm chỉnh nỗ lực tu hành, ta phải cố gắng đem chân tướng sự thật của Phật pháp nói rõ ràng, nói minh bạch với tất cả đại chúng, hơn nữa chúng ta phải làm tấm gương tốt để cho người ta nhìn thấy. Đây chính là biển hiệu của chúng ta, đây chính là điều mà Quang Anh Bồ Tát muốn đại biểu.

Hướng dẫn một số nghi lễ cơ bản của đạo tràng Pháp Hoa

Hướng dẫn một số nghi lễ cơ bản của đạo tràng Pháp Hoa

Văn khấn cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

Vào chiều 30 tết hằng năm, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, làm mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên…Cùng với lễ cúng thì bài văn khấn là điều quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng tất niên.

Vào dịp cuối năm, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên với ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên và văn khấn Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Cúng Tất niên và văn khấn Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt.

Cúng Tất niên và văn khấn Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt.

Văn khấn cúng tất niên năm 2024

Trong dân gian hiện nay còn lưu truyền nhiều bài văn khấn tất niên, Phatgiao.org.vn xin được trích văn khấn cúng lễ tất niên chiều 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin) để dẫn để độc giả tham khảo:

Bài văn khấn thứ nhất:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

 – Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm…

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại…

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Bài văn khấn thứ hai: dành cho khấn gia thần vào ngày Tất niên

Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.

Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà:

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, sức khỏe viên mãn, tâm đạo mở mang.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Lưu ý khi sắp lễ cúng tất niên

Đồ Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có một mâm cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh.

Tâm Khi Cúng Lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.

Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Bài cúng tất niên Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

Hằng năm, vào chiều 30 tết hay còn gọi là lễ tất niên, các thành viên trong gia đình cùng nhau làm mâm cơm thành tâm dâng lên ông bà, tổ tiên…Theo đó bài cúng tất niên là điều không thể thiếu.

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất

Ý nghĩa của lễ tất niên

Lễ tất niên được xem là một nghi thức đánh dấu sự kết thúc của một năm để bước sang một năm mới. Đây được xem là phong tục lâu đời của người Việt.

Vào ngày 30 tết, các thành viên trong gia đình sum họp với nhau, cùng chuẩn bị mâm cơm dâng lên tổ tiên. Với không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui, các thành viên cùng nhau nhìn lại những gì đã trải qua sau một năm làm việc và học tập.

Chiều 30 Tết - lễ tất niên là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp, quây quần bên nhau...

Chiều 30 Tết – lễ tất niên là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp, quây quần bên nhau…

Cách sắp lễ cúng tất niên

Đồ Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có một mâm cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh.

Tâm Khi Cúng Lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.

Lưu Ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Bài cúng tất niên là cách để con cháu giao tiếp với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.

Bài cúng tất niên là cách để con cháu giao tiếp với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.

Bài cúng tất niên theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Trong dân gian hiện nay còn lưu truyền nhiều bài văn khấn tất niên, Phatgiao.org.vn xin được trích văn khấn cúng lễ tất niên chiều 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin) để dẫn để độc giả tham khảo:

Bài văn khấn thứ nhất:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại…

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Bài văn khấn thứ hai: dành cho khấn gia thần vào ngày Tất niên

Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.

Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà:

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, sức khỏe viên mãn, tâm đạo mở mang.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.