back to top
39 C
Chư Sê
Thứ Ba, 30 Tháng Tư, 2024
Home Blog Page 147

Ghét cái ác, nên không?

Tại sao không nên ghét cái ác chứ? Không ghét thì chẳng lẽ dung túng, đồng loã với cái ác?

Tới đây, mình sẽ thử tiếp cận theo những khía cạnh:

1. Cái ác là gì?

2. Có nên dung túng, đồng loã với cái ác không?

3. Có nên im lặng trước cái ác không?

4. Có nên ghét cái ác không?

Ở đây mình sẽ xét theo khía cạnh tương đối, chứ không đi vào khía cạnh tuyệt đối như các tôn giáo. Vì chúng ta chưa thể sống theo khía cạnh tuyệt đối được. Có chăng, chỉ là dựa vào nó như một chiếc kim chỉ nam, để chúng ta dần hoàn thiện bản thân mình.

1. Cái ác là gì?

Là sự vi phạm những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp được cả cộng đồng công nhận, đưa đến sự tổn hại và khổ đau.

2. Có nên dung túng, đồng loã với cái ác không?

Cái ác nó giống như một căn bệnh vậy, nếu không được loại bỏ, nó sẽ tiếp tục lây lan, khiến cho không chỉ người đó, mà cả cộng đồng cũng chịu đau khổ theo. Hiểu như vậy, thì sao chúng ta có thể dung túng, đồng loã, tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cái ác phát triển được?

3. Có nên im lặng trước cái ác không?

Thì đầu tiên chúng ta cần tự hỏi, vì sao chúng ta lại im lặng? Chúng ta im lặng vì sự thờ ơ, vô cảm? Chúng ta im lặng vì sự sợ hãi? Hay là vì sự bất lực? Khi một ngọn lửa cháy, chúng ta chỉ đứng nhìn, không làm gì, tưởng như chúng ta chưa lựa chọn, nhưng thật sự chúng ta đã lựa chọn đứng về phía ác.Giống như việc nhìn một lực sĩ bắt nạt một đứa trẻ vậy.

4. Như vậy chúng ta nên làm gì?

Đầu tiên, chúng ta nên rửa sạch cái ác trong thân tâm của chính mình, ngăn cho chúng không cộng hưởng, kết nối với cái ác bên ngoài.Đối nội tốt thì đối ngoại mới tốt được.Tiếp đó, chúng ta ngăn cản cho cái ác không xâm nhập, tác động trở lại vào thân và tâm mình.Đối với những cái ác từ bên ngoài, chúng ta hãy đứng về phía đối diện. Hãy lên tiếng, dẹp bỏ cái ác.

5. Như vậy chúng ta có nên ghét cái ác không?

Ghét là một trạng thái cảm xúc. Thường mọi người nghĩ, ghét ác, thì mới trừ ác được. Thật ra không phải vậy.Khi ghét một thứ gì đó, là tự bản thân chúng ta đang tạo khổ cho mình rồi. Phải gặp thứ mình ghét là một điều khổ vô cùng. Giống như mình không đồng tình với hành động của một người, mình lên tiếng phản đối, nhưng không có nghĩa mình phải ghét họ. Ghét cái ác, dễ đưa đến việc ghét lây sang những người tạo ác. Mình hãy nhìn mọi thứ dưới con mắt của tình thương. Mình không đồng ý, mình phản đối, nhưng mình không ghét ai cả, mình thương tất cả.

6. Xét trên khía cạnh đạo Phật, ghét là ác pháp. Cùng với buồn, giận, sợ hãi.. ghét thuộc về khổ thọ.Cả thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.. đều không phải là điều mà đạo Phật hướng đến. Vì nó vô thường. Mà cái gì vô thường, thì cái đó khổ. Cho nên ở một phương diện nào đó, thọ lạc cũng có thể coi là thọ khổ. Đạo Phật chỉ chấp nhận trạng thái tâm bất động, thanh thản. Trạng thái đó giống như việc một buổi sáng chủ nhật bạn thức dậy, trong đầu không phải lo âu gì, bạn ra ban công, nhìn thấy cuộc đời thật đẹp, rồi hít vào một hơi thật sâu vậy.Khi mình ghét, là trạng thái này đã biến mất theo rồi.

Bài dự thi được gửi từ tác giả: Trần Bá An, Pháp danh: Thông Tịnh. Địa chỉ: Lục ngạn, Bắc Giang.

Đạo Phật giúp con chữa lành mọi vết thương trong cuộc sống

Cảm giác khi đến chùa lễ Phật, được ngắm nhìn khung cảnh trang nghiêm và thanh tịnh xung quanh, lòng con cảm thấy vô cùng thoải mái. Từ những giây phút ấy, con đã biết đạo Phật ở trong trái tim con.

Càng lớn khi càng tìm hiểu sâu về đạo Phật thì lòng tin của con đối với Tam Bảo ngày càng nhiều. Cả nhà con đều theo đạo Phật nhưng không quy y Tam Bảo. Con là người đầu tiên trong gia đình quy y Tam Bảo. Sư cô đặt cho pháp danh là Thiện Thông, ngày cầm chứng điệp quy y trên tay con cảm thấy rất vui và rất thích pháp danh Thiện Thông mà sư cô đã đặt cho mình. Lúc này con 13 tuổi và giờ con đã 22 tuổi, lòng tin với Tam Bảo của con vẫn không hề thay đổi.

Lên đại học, khi có thời gian rảnh rỗi con thường đến chùa tụng kinh cũng như lạy sám hối hay lạy Ngũ bách danh,… Buổi chiều thay vì ở nhà để xem điện thoại hoặc đi chơi thì con chọn đến chùa. Khi đến chùa con thấy tâm trạng của mình được thoải mái, bao sự mệt mỏi của một ngày học tập và làm việc đều được tan biến hết. 

Đi chùa nhiều cũng giúp con ngày càng tiến bộ và tăng trưởng trong đạo pháp hơn. Từ một đứa không thuộc một câu kinh nay con thể thuộc được Chú Đại Bi, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh và một số bài sám khác. Ngoài phần chính kinh ra, những phần còn lại con có thể không nhìn kinh mà vẫn đọc được. Con biết thuộc như vậy vẫn còn ít ỏi hơn rất nhiều so với các vị Phật tử khác nhưng đối với con như vậy đã là rất tự hào. Con nhớ có lần cô Phật tử ngồi kế sợ con không thuộc nên chỉ trang cho con. Con nói con thuộc làm cô cũng ngạc nhiên, cô khen còn nhỏ mà thuộc được vậy là tốt. Lúc đó con cảm thấy rất vui.

Và rồi một ngày con gần như mất hết niềm tin vào Tam Bảo. Đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất của con, những biến cố xảy ra khiến con rơi vào phiền não. Lúc đó con thầm nghĩ sao mình đi chùa, tụng kinh nhiều như vậy mà vẫn bị xui xẻo, hết việc này đến việc khác không như ý lần lượt đến với con cùng một lúc. Con thật sự rất suy sụp, chán nản và không còn niềm tin vào đạo tâm của mình. Con không thường xuyên đến chùa nữa mà thay vào đó là suốt ngày sống trong sự phiền não của riêng mình. Con đã phải trải qua khoảng thời gian tồi tệ đó trong rất nhiều tháng.

Một hôm tình cờ con xem được bài viết nói về sự buông bỏ. Con vẫn nhớ như in bài viết ấy, bài viết nói về một chàng trai và một vị thiền sư. Chàng trai luôn gặp những khó khăn trong sự nghiệp, anh tìm đến nhà sư để xin lời khuyên. Mỗi lần đến anh đều kể lể với thiền sư rất nhiều nhưng mỗi lần như vậy thiền sư đều không nói gì và bảo anh nhặt một hòn đá mang trên mình. Nhiều lần như vậy, đến khi những hòn đá đã đầy nặng cả người anh, không chịu nổi nữa anh liền hỏi thiền sư làm vậy vì mục đích gì. Lúc này thiền sư bảo anh bỏ tất cả những hòn đá đó xuống. Những hòn đá như những buồn phiền trong lòng, nếu không chịu buông bỏ thì sớm muộn chúng ta sẽ kiệt sức vì nó. Khi đọc xong bài viết này, con như được thắp sáng trong đêm tối. Con bắt đầu buông bỏ những sự việc không như ý trong quá khứ.

Con cũng đọc thêm những bài viết về nhân quả, lúc này con mới bình tâm lại và nghĩ về những chuyện đã xảy ra. Có lẽ những quả xấu mà con đã nhận hiện tại là do từ nhiều kiếp về trước con đã gieo nhân không lành. Cũng như những sự việc xảy ra ảnh hưởng đến tài chính của con nhưng sức khoẻ của con vẫn rất tốt, coi như là của đi thay người vậy. Con dần suy nghĩ thoáng hơn và bắt đầu lại với cuộc sống mới. Có thể nói, đạo Phật đã giúp con chữa lành vết thương tinh thần rất nhiều, nếu không có bài viết đó thì không biết con có thể ngồi đây và viết ra những lời này hay không. Con cũng xin sám hối về việc đã mất niềm tin vào Tam Bảo, sự phiền não đã khiến con không còn đủ tỉnh táo và sáng suốt để nhìn nhận ra vấn đề. 

Sau lần đó con lại quay về với đạo Phật, lại tiếp tục đi chùa tụng kinh vào những buổi chiều. Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ con thường dành từ 30 – 60 phút để lên Phatgiao.org.vn và Giacngo.vn tìm đọc những nội dung về Phật pháp. Con thích nhất là chuyên mục Lời Phật dạy và Sống an vui. Nơi mà con có thể tìm thấy những câu chuyện nhỏ nhưng lồng ghép một ý nghĩa thật sâu sắc. Sau một ngày đầy đủ tham, sân, si ngoài kia, tối đến con lại tìm lên đây để đọc, để được chữa lành, trút bỏ những phiền muộn và có được giấc ngủ an lạc. Chính vì mỗi ngày đều truy cập vào Phatgiao.org.vn và Giacngo.vn nên con có dịp được biết đến cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” đầy ý nghĩa này.

Con xin chân thành tri ân Ban Tổ Chức và các nhà tài trợ đã tạo ra cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” để hàng Phật tử chúng con được dịp bày tỏ những quan điểm, cách nhìn cũng như những nỗi lòng của mình đối với đạo Phật. Đây là một cuộc thi rất hữu ích để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ trong đạo pháp. Một lần nữa, con xin chân thành tri ân công đức của các vị vì đã tạo ra cuộc thi này.

Cuối cùng, con mong bài viết của mình có thể lan tỏa năng lượng tích cực đến cho mọi người: “Hãy tập buông bỏ những gì việc đã xảy ra trong quá khứ, cố gắng sống cho hiện tại và tương lai. Giữ vững đạo tâm của mình, đừng vì nghịch cảnh chướng duyên mà mất niềm tin vào Tam Bảo. Mọi thứ diễn ra đều không nằm ngoài quy luật nhân quả và lý duyên sinh. Bình thản đón nhận và vượt qua nó.”

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con nguyện đời này và nhiều đời về sau nữa, khi sinh ra có thể gặp Phật, gặp thiện tri thức và được an trú trong ánh sáng của Phật pháp.

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2023 chuẩn nhất

Cần thể hiện và lưu ý một số điều về bài cúng ông Công ông Táo

Theo quan niện dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời để bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình của một năm vừa qua. Vào các ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài cúng ông Công ông Táo – đây là một trong những tập tục truyền thống lâu đời của người Việt. 

Tuy nhiên, nếu bạn là một Phật tử cần chú ý đến các lễ vật dâng cúng ngày tiễn ông Công ông Táo cũng như tổ tiên nên là những lễ vật thanh tịnh. Không chỉ là hương, hoa, trà, quả thực, lễ vật quan trọng nhất chúng ta cần dâng lên là hương của tâm: hương niệm, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến hương.

Thông qua phong tục cúng ông Công ông Táo, mỗi chúng ta cần cố gắng làm những việc tốt, lương thiện để giúp ta, giúp người và giúp đời, tạo phước đức cho mai này….

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Xin giới thiệu tới quý vị bài cúng ông Công ông Táo (văn khấn ông Công ông Táo) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin để tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

 Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mâm cỗ chay!
Mâm cỗ chay!

Văn khấn ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Văn khấn cúng tất niên chuẩn nhất

Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Nam mô nhất tâm phụng thỉnh Ta Bà giáo chủ Bổn sư Thích Ca mâu ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, đức Sivali tôn giả quang giáng gia đường chứng minh gia hộ

Nhất tâm kính thỉnh đương niên Thích Ca Văn Phật Hành Trình, Mã Minh Quan Hành Hoá, Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Thương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán Quan, Thiên Nhạc Quỷ Vương Sứ Giả cập Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long Thần, chư vị tôn thần quang giáng ……… chứng minh gia hộ.

Hôm nay là ngày…… sâp hết năm Tân Sửu, Công ty/gia đình chúng con là,,,,, tuổi, ngụ tại….ấp/khu phố,…xã/phường……..Quận/huyện/….. thành phố…tỉnh/thành phố……nước Việt Nam

Năm cũ đi qua, năm mới sắp đến, tất niên chi thời, Gia đình chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa trà quả phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường mười phương chư Phật Thánh chúng Tôn thần, thiện thần, ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, dịch bịnh tiêu trừ, Công ty/ gia đình chúng con, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được bình an, gia đạo hưng long làm ăn phát đạt thịnh vượng, vạn sự hanh thông.

Chúng con xin nguyện ngày ngày được bình an hướng Phật làm lành tu nhân tích phúc. Ngưỡng nguyện mười phương chư Phật Bồ Tát cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì cho chúng con

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (lạy 1 lạy, rót trà)

Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (lạy 1 lạy, rót trà)

Nam mô Hộ pháp, chư Thiên Bồ Tát chúng minh (rót trà, lạy 1 lạy)

Nguyện đem công đức này, cầu cho bá tánh chúng sanh, dịch bịnh tai qua nạn khỏi, tật bịnh tiêu trừ, cát tường như ý.

Nam mô Tăng phúc thọ Bồ tát ma ha tát

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Vái 3 vái, lui ra (hoàn tất)

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất

Cúng Rằm tháng Giêng 2023 ngày nào? 

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2023 đối với đa số người dân Việt Nam rất quan trọng. Người Việt có quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên vị trí quan trọng của ngày lễ này trong đời sống. Thậm chí ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần 2.

Dân gian cho rằng đầu xuôi thì đuôi mới lọt nên việc tổ chức ngày Rằm đầu tiên trong năm mới rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng đi lễ chùa, sửa soạn mâm cúng thịnh soạn trong ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng được các gia đình tiến hành vào chính Rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch. 

Theo phong tục xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm Nhâm Dần 2023. Vào chính thời điểm trăng mọc này, chư Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng nên diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ. 

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2023 gồm những gì? 

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2023 các gia đình nên chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả, chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.

Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng gồm:

– Hoa quả. 

– Chè xôi.  

– Các món đậu. 

– Canh xào không thêm nhiều hương liệu. 

– Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng.

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Không nên đốt vàng mã

Phật giáo không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt vàng mã gây lãng phí.

Bao sái ban thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn, bao sái bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất
Phật giáo không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất.

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2023 chuẩn nhất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

–  Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái. 

Văn khấn mùng 1 Tết Quý Mão 2023 trong nhà chuẩn nhất

Sắm lễ cúng ngày đầu năm mới mùng 1 Tết

Gia chủ tùy theo mà sắp xếp lễ sao cho lòng thành là được nhất. Lễ vật dâng cúng có thể gồm: Hương, hoa, nước, ngủ quả. Trầu cau, đèn, nến, lễ ngọt, bánh kẹo, cỗ chay nếu có.

Văn khấn mùng 1 Tết Quý Mão 2023 trong nhà được dân gian lưu truyền:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ

 Con kính lạy Chư vị Tôn thần

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ……………………….

Ngụ tại ……………………………….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần.

Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỉ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông sở cầu như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị Tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn mùng 2 Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất

Từ xưa cha ông ta đã có câu “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Đây là ba ngày tết cổ truyền quan trọng nhất đối với người Việt. Để tỏ lòng thành kính với chư Phật và ông bà tổ tiên, các gia đình Việt có truyền thống làm mâm cơm cúng tổ tiên trong 3 ngày này.

Xin gửi tới quý Phật tử bài văn khấn cúng gia tiên vào sáng mùng 2 Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất:

“Nam mô A di đà Phật  (vái, khấn đọc 3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát  (vái, khấn đọc 3 lần)

Hôm nay ngày mùng 2 tháng giêng năm Quý Mão 2023

Tại… (địa chỉ nhà)

Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

 Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tết tháng Giêng năm Quý Mão 2023 

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin gia tiên chứng giám.

Nam mô A Di đà Phật!”

Văn khấn cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023 trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất

Theo phong tục truyền thống, bài cúng giao thừa năm Quý Mão đầy đủ, gồm bài cúng ngoài trời và bài cúng trong nhà. Mời bạn đọc cùng xem chi tiết bài văn khấn cúng giao thừa để hoàn tất nghi lễ chào đón năm mới này.

Lễ cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023 ngoài trời

Theo tín ngưỡng của người Việt, mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Thời khắc giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Vì vậy, người dân làm mâm cỗ cúng đêm giao thừa để tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần mới.

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, xôi, bánh chưng chay, mâm lễ chay.

Tất cả được bày lên bàn trang trọng ở trước cửa nhà. Vào đúng thời khắc giao thừa, người chủ gia đình thắp đèn, nến, rót rượu và thành kính khấn vái. Khi thắp hương, gia chủ chỉ cần cắm hương vào bát gạo và cắm thẳng, không được cắm nghiêng.

Sau đó đọc bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời dưới đây:

Văn khấn cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023 ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu với năm Nhâm Dần 

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cúng giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất
Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới.

Lễ cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023 trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, bánh chưng chay, xôi gấc, mâm cỗ chay.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, đốt đèn nến, thắp hương, gia chủ thành kính đọc văn khấn giao thừa trong nhà dưới đây:

Văn khấn cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023  trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm Nhâm Dần

Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa vàng mã dâng cúng.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Các chuyên gia lưu ý, gia chủ phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Văn khấn cúng Tết Thanh minh chuẩn nhất

Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, tiết Thanh minh là thời điểm trời đã hết mưa phùn, tình trạng nồm ẩm cũng đã hết, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày. Tết Thanh minh 2022 nhằm vào ngày 5/4 Dương lịch, tức ngày 5/3 Âm lịch.

Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày Tết Thanh Minh cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Văn khấn cúng Tết Thanh minh chuẩn nhất

Tết Thanh minh năm 2020 rơi vào ngày 12/3 Âm lịch, tức thứ Bảy ngày 4/4/2020 Dương lịch. Người Việt thường cúng Tết Thanh Minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ tổ tiên.

Bài văn khấn cúng Tết Thanh minh tại nhà (Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam):

 Gia chủ sửa sang quần áo nghiêm túc, đứng trước hương án, thắp hương, đốt đèn, sau đó khấn:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!