Ăn chay vào dịp lễ Tết đã khá quen thuộc với những người theo đạo Phật và cả những người ăn kiêng. Cùng chúng tôi tìm hiểu những món chay ngày Tết ngon miệng đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ làm tại nhà.
1. Nộm su hào
Nguyên liệu:
1 củ vừa su hào
1/2 củ cà rốt
3 mcf đường
Hạt nêm chay, chanh
Ớt, rau mùi ta (ngò rí), lạc rang
Cách làm:
Su hào, cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Cho đường vào trộn đều, để khoảng 20-30 phút cho su hào, cà rốt ra hết nước rồi vắt kiệt
Khi gần ăn mới bắt đầu trộn thêm hạt nêm +1 ít nước cốt chanh + ớt + rau mùi cắt nhỏ
Cuối cùng rắc lạc rang lên trên.
2. Miến xào nấm
Nguyên liệu:
100g miến
2-3 chiếc mộc nhĩ (tai mèo)
100g nấm sò (bào ngư)
1 mc nước tương100g giá đỗ
Rau răm, một ít cà rốt bào sợi
Hạt tiêu, hạt nêm chay
Cách làm:
Miến ngâm nước âm ấm cho mềm. Các bạn nhớ không cần ngâm nước nóng nhé, ngâm khoảng 2h (Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm dao động nhưng thấy miến thật mềm là được)
Nấm sò cắt phần chân đen, xé sợi thật nhỏ. Lưu ý là nên chọn nấm sạch và rửa nhanh bằng nước muối loãng để tránh nấm bị hút nhiều nước sẽ không ngon.
Nấm sau khi đã xé sợi trộn với 1 ít hạt nêm rồi chiên vàng. Bạn không cần chiên quá nhiều dầu mà chỉ cần 1 lượng vừa đủ
Tiếp theo, cho miến vào xào cùng hạt nêm, nước tương. Bạn nhớ miến phải ngâm thật no nước thì khi xào miến mới ko bị cứng. Nếu như khi xào miến bị cứng thì có thể đổ thêm chút nước. Nhưng nhớ là đổ từ từ và đảo nhanh tay để tránh các sợi miến bị dính với nhau.
Xào miến khoảng 5-7 phút, cho cà rốt, giá đỗ, rau răm vào đảo thật nhanh tay rồi tắt bếp. Cho nấm đã chiên vào trộn đều. Rắc thêm hạt tiêu
3. Canh măng khô
Nguyên liệu:
Măng khô đã ngâm, luộc (quy trình ngâm măng các bạn đều biết nên TT không nhắc lại nhé)Nước dùng được hầm từ củ đậu (củ sắn)
Nấm đông cô tươi hoặc khô. Nếu không có, thay thế bằng nấm hương. Nếu là nấm khô phải ngâm mềm rồi mới nấuRau mùi, dầu ăn, hạt nêm chay.
Cách làm:
Nấm xào cùng hạt nêm, xào nấm khoảng 15 phút cho thấm thì xúc nấm ra bát.Xào măng với hạt nêm cho ngấm gia vị, sau đó đổ nước dùng vào nấu tới khi măng thật mềm.
Cho nấm vào nấu thêm khoảng 10 phút thì rắc rau mùi vào rồi tắt bếp.
Lưu ý khi nấu chỉ cho nước vừa đủ, cuối cùng mới đổ lượng nước đủ dùng vào, cách này sẽ khiến cho măng thấm gia vị, ăn đậm đà.
4. Đậu phụ kho dứa (thơm)
Nguyên liệu:
200g đậu phụ hoặc tàu hũ ky
1 củ cải nhỏ 1/2-1 củ cà rốt, cắt lát dày khoảng 0,7 cm100g dứa (trái thơm), lưu ý chọn dứa chín tới, dứa xanh sẽ bị chua
3 mc nước tương
2-3 mcf đường
Cách làm:
Đâu phụ cắt miếng vuông, chiên vàng
Củ cải cà rốt cắt khúc, chiên sơ thấy bên ngoài hơi se se là được
Cho 1 ít dầu ăn, nước tương và đường vào nấu tới khi hơi sánh lại. Tiếp theo, đổ tất cả đậu phụ và rau củ vào đảo đều cùng ớt tươi. Om tới khi các loại củ chín mềm. Lưu ý không nấu quá lâu, củ cải sẽ có vị nồng.
5. Nấm đậu xúc bánh tráng
Nguyên liệu:
150g nấm sò (bào ngư)
150g đậu phụ1 mc sả băm
1 mc nước tương
1 mcf đường (nếu không ăn ngọt thì bỏ qua)
Hạt nêm
Rau răm, lạc rang, ớt bằm
Bánh đa (bánh tráng) nướng
Cách làm:
Đậu phụ cắt lát mỏng, chiên vàng
Nấm sò xé nhỏ (lưu ý không cần xé quá nhỏ như món miến). Xào 1 xíu dầu ăn với lửa nhỏ tới khi nấm khô. Không nên xào quá kỹ nấm sẽ bị xác, mất độ béo
Cắt nhỏ đậu và nấm. Các bạn nên dùng kéo để cắt sẽ dễ hơn nhé
Phi thơm sả với 1 ít dầu ăn, cho nấm đậu vào đảo đều cùng nước tương, hạt nêm, đường. Các bạn chỉ cần xào nguyên liệu trong khoảng 5-7 phút cho ngấm gia vị, không xào lâu quá sẽ khô
Cho rau răm cắt nhỏ và ớt vào đảo đều rồi tắt bếp
Rắc lạc rang lên trên. Khi ăn, xúc cùng bánh tráng nướng hoặc bánh phồng chay.
6. Rau xào ngũ sắc
Nguyên liệu:
Bông cải xanh/ trắngĐậu ngọt/ đậu Hà Lan
Mộc nhĩ (tai mèo) đã ngâm mềm
Ngô bao tử
Cà rốt
Nấm đông cô tươi/ nấm hương tươi
Rau cần tây
Muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu
Cách làm:
Chần sơ các loại rau củ. Lưu ý loại nào lâu chín thì thời gian chần lâu hơn 1 chút, các loại rau màu xanh cho vào trước. Nước dùng để chần rau bỏ 1 xíu muối và đường sẽ làm cho rau củ giữ được màu tươi đẹp.
Xào nấm với hạt nêm vừa ăn.
Cho tiếp các loại rau củ đã chần vào xào cùng với nấm. Nêm lại vừa miệng, cho thêm rau cần tây vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp.
7. Canh khổ qua/ Khổ qua hấp
Nguyên liệu:
Khổ qua
Đậu phụ
Mộc nhĩ đã ngâm mềm, cắt nhỏ
Miến (chỉ cần 1 ít) cắt nhỏ
Tàu hũ ky (phù trúc, váng đậu) – nguyên liệu này nếu không có cũng được các bạn nhé
Hạt nêm, tiêu
Cách làm:
Tàu hũ ky ngâm mềm, cắt nhỏ. Miến, mộc nhĩ cũng cắt thật nhỏ
Khổ qua nếu nấu canh thì để nguyên trái, cắt 1 đường dọc theo quả rồi lấy sạch ruột. Nếu hấp có thể cắt thành từng khoanh dày cỡ 4-5 cm
Đậu phụ để nguyên miếng, luộc trong khoảng 10 phút. Mục đích là để đậu chắc lại, ra hết nướcCho đậu vào 1 cái bát to, bóp nhuyễn. Thêm mộc nhĩ, miến, tàu hũ ky, hạt nêm, tiêu, đường. Dùng tay nhồi kỹ hỗn hợp.
Nhồi đậu vào từng trái/ khoanh khổ quaNếu chọn món hấp thì đem hấp khoảng 10 phút.
Nếu chọn món canh thì lấy 1 ít nước dùng đã được hầm từ củ đậu(củ sắn), cho khổ qua vào nấu, thêm hạt nêm, chút tiêu. Nấu khoảng 10-15 phút tuỳ theo ý thích của gia đình ăn mềm hay chín tới rồi tắt bếp.
Chúc các bạn thành công với món chay 3 miền ngày Tết!