back to top
37.6 C
Chư Sê
Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, 2024
Home Blog Page 151

Làm sao để thay đổi tính ích kỷ?

Việc thay đổi tính ích kỷ không phải là chính, mà cái chính là thấy ra nó: thấy ra cái tâm ích kỷ và thông suốt được toàn bộ diễn biến của nó như thế nào. Từ sự quan sát thấy được tâm ích kỷ sẽ thấy ra sâu xa hơn, thấy ra nguyên nhân, hậu quả của nó. Nếu chưa thông suốt được tính cách của ích kỷ và nguồn gốc của nó mà muốn loại trừ, tiêu diệt nó thì coi chừng sẽ không bao giờ giác ngộ được sự thật về nó, hay cũng là giác ngộ chính mình.

Ích kỷ có sinh có diệt, có mặt tốt, mặt xấu, có vị ngọt, sự nguy hại, có nguyên nhân, hậu quả như thế nào thì cứ thấy như thế thôi, đừng cố tìm kiếm chủ quan.

Thí dụ như đọc câu “Hôm nay tôi đi chợ” khi đọc từng chữ thì chưa biết nói gì, nhưng khi đọc đến chữ cuối tự nhiên hiểu hết cả câu. Cứ đọc thôi, chữ nào xuất hiện thì đọc, đọc hết thì tự nhiên thấy ra toàn bộ sự việc. Nếu không chịu đọc mà muốn dẹp nó đi để đổi qua cái khác thì sẽ không bao giờ thấy ra diễn biến của toàn bộ sự thật.Đầu tiên là thấy, khi thấy ra thì có thể tùy duyên mà đối trị hay đáp ứng cho đúng tốt thì đâu có sao.

Làm sao để thay đổi tính ích kỷ?

Thí dụ như thấy đói nên cần ăn thì không sao, nhưng không thấy đói mà ham ăn thì mới sai xấu. Khi thấy ra thì sẽ biết nó có tiến trình nhân quả của nó, có cái đúng cái sai của nó, cho nên nếu chưa thấy ra mà đã vội thay đổi hay loại bỏ nó đi là thiếu chín chắn. Nên đừng vội kết luận ích kỷ là xấu hay tốt mà phải thấy thái độ đang diễn ra thế nào.

Đúng tốt, sai xấu chỉ thấy được khi nó đang diễn ra thôi. Không có cái đúng cái sai nào có thể kết luận được, vì cái đúng bây giờ lát nữa có thể sai rồi, như đồng hồ chỉ đúng với giờ hiện tại nhưng sau đó là giờ khác rồi. Đừng vội kết luận điều gì mà chỉ nên quán triệt trình tự diễn biến của nó: thông suốt được sự sinh diệt, nhân quả, lợi hại của sự kiện thì mới thấy ra được lẽ thật.Mục đích chính của Đạo Phật là thấy ra Sự Thật. Trong khi hầu hết các Tôn giáo khác thì mục đích là làm sao hết ích kỷ, làm sao tâm được định, làm sao đạt được cái này cái kia nên vẫn còn loay hoay trong Tam Giới. Tuy mục đích của Đạo Phật là chỉ thấy ra Sự Thật nhưng một khi đã thấy ra thì mọi việc sẽ tự chuyển hóa dễ dàng. Nếu chưa giác ngộ mà muốn giải thoát là sai ngay từ đầu.Trong Phật giáo có hai từ “Giác ngộ và giải thoát” nhưng phần lớn người tu chỉ muốn giải thoát thôi chứ không muốn giác ngộ. Nhưng nếu không giác ngộ thì không thể nào giải thoát được. Nếu không giác ngộ mà cố thoát ra cái này thì liền bị ràng buộc vào cái khác thôi, chỉ có giác ngộ mới thực sự hoàn toàn giải thoát.

A Di Đà Phật – Âm ba vi diệu nhất

Bạn tu có thích nghe tui niệm Phật không? Giọng của tui ngân vang cao lắm! Cho nên tui thường hay tụng “tiếp hơi” cho bác chủ lễ.

Chúng tôi thường xưng hô hai tiếng “bạn tu” khi nói chuyện điện thoại với nhau. Đó là sáng kiến của cô bạn Phật tử của tôi, nghe ra cũng thấy hay hay.

– Này, đang nói chuyện di động đó bạn tu à! Mai mốt gặp nhau rồi tha hồ mà niệm Phật.

– Đừng vòng vo! Lắng nghe đây: Nam-mô A Di Đà Phật, Nam-mô…

A Di Đà Phật - Âm ba vi diệu nhất

Thật ngạc nhiên, quả không sai, cô bạn tui niệm Phật qua điện thoại di động nghe như là đang hát kinh, không thua gì máy niệm Phật! Giọng cô ấy lên xuống trầm bổng du dương cao vút, hèn chi đạo tràng của cô ai cũng khen cô có giọng tụng kinh hay đáo để. Dù mới tụng kinh niệm Phật ba năm nay thôi mà cô đã có khả năng nghe được âm thanh tiếng niệm Phật của cô phát ra từ sau gáy. Cô lấy làm lạ bèn đi hỏi thầy, được thầy cho biết trong đạo tràng này gồm khoảng 30 Phật tử thường xuyên đi chùa tụng kinh từ mấy năm nay, nhưng hiếm người có khả năng đó. Cô là người thứ hai có khả năng này do sự tín tâm niệm Phật A Di Đà rất nhiều, rất nhiều. Cho nên danh hiệu Phật được ghi lại trong bộ nhớ đặc biệt của cô và khi cô ngồi yên chỉ cần nghĩ về sáu chữ của câu niệm ấy, tức thì sáu chữ ấy vọng lên bên tai.

Như vậy, nhờ vào sự hành trì siêng năng tinh tấn mà cô bạn tôi đã có bước đầu thành tựu rất đáng kính nể. Bản thân tôi học Phật thâm niên hơn cô ấy rất nhiều, nhưng việc niệm Phật chưa có thành tựu gì đặc biệt, sự hiểu biết của tôi về đạo chưa có nhiều và sự thực hành cũng chưa được tinh tấn thiết thực bằng cô ấy. Nhưng tôi cũng có được một điều như cô bạn tu ấy. Đó là khi niệm Phật trong miệng tiết ra chất dịch vị ngọt hơn bình thường, cho nên dù niệm Phật to tiếng suốt cả thời kinh không uống nước cũng không cảm thấy khát nước và không khan giọng, tôi có cảm giác như là lục phủ ngũ tạng và hàng tỉ tỉ tế bào khi nghe niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì tất cả đều rất hoan hỷ và hưng phấn.

Không có ai quy định mỗi ngày niệm Phật bao nhiêu là đủ, nhưng với tôi từ khi chọn lựa pháp môn Niệm Phật để tu tập, tôi tự thấy rất phù hợp. Tôi niệm Phật trong các thời kinh, niệm Phật bất kỳ ở nơi đâu khi cần thiết để vượt qua mọi lo âu phiền muộn. Và tôi cảm thấy khi niệm Phật thì thân tâm thật sự sảng khoái, thư thái, như thiết lập được sự bình an vô ngại. Làn sóng tâm niệm Phật và âm thanh niệm Phật truyền độ rung động đến toàn thân một cách vi diệu, tác động rất tinh tế và nhẹ nhàng vào tất cả tế bào khiến rất dễ chịu có thể phát huy công năng tốt nhất, chỉ khi nào thân tâm buông thư mới có thể nhận ra được cảm giác dễ chịu này.

Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu việc dùng âm nhạc để trị bệnh. Từng loại nhạc có khả năng trị liệu khác nhau, đó là điều mà các nhà khoa học đã chứng minh được qua thực tế lâm sàng. Ni sư Đạo Chứng, là một vị bác sĩ Tây y, cho rằng, so với âm nhạc thì việc niệm Phật được thực hành khi chúng ta mở rộng lòng từ, toàn thân buông thư niệm Phật theo âm vận nhất định thì tôi tin rằng còn hiệu quả hơn so với âm nhạc bình thường, bởi vì trong danh hiệu Phật đã hàm chứa tâm từ bi vĩ đại và trí tuệ thâm sâu cứu độ chúng sanh của Đức Phật. Đồng thời danh hiệu Phật cũng khai phát ánh sáng và năng lực công đức Phật tánh vốn có bên trong của chúng ta! Năng lực công đức này đương nhiên cũng bao gồm năng lực trị liệu tâm bệnh cả thân bệnh.

Đức Phật là người đã khám phá ra năng lượng Phật tánh của mình đến mức viên mãn. Khi chúng ta niệm danh hiệu Phật, Ngài cũng sẽ theo bản thệ nguyện của mình mà đến hướng dẫn giúp chúng ta diệt khổ để đạt đến cảnh giới an vui.

Cô bạn tu của tôi là một người đã từng đau khổ nhất khi chồng mất, trải qua một năm dài chìm sâu xuống đáy sâu tuyệt vọng tưởng như chỉ có cái chết mới có thể chấm hết được khổ đau. Nhưng thật may, người anh bên chồng đã giúp cô ấy vượt qua được bằng con đường hành trì niệm Phật. Tối nào cô cũng cầu siêu cho chồng ở chùa hoặc ở nhà riêng, cô đã niệm Phật A Di Đà không biết bao nhiêu biến, nhiều lắm! Trong các thời kinh Cầu siêu, kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, Lương Hoàng sám… cô đã rút ra được một điều:

“Muốn tâm của mình bình tĩnh, cách tốt nhất là niệm Phật, không rời câu niệm A Di Đà Phật. Không kể là gặp phải bất cứ sự đau khổ hay sung sướng như thế nào, cũng phải nên niệm A Di Đà Phật. Đây là phương pháp đơn giản dễ dàng thực tập, lại nhanh chóng giúp chúng ta bình tâm trở lại. Chúng ta quán tưởng ánh sáng từ bi và trí tuệ của Đức Phật chan hòa tràn đầy khắp thân tâm của mình thì sớm muộn gì sự đau khổ cũng sẽ biến mất. Quá khứ đã qua rồi/Tương lai thì chưa đến/A Di Đà trì niệm/ Hiện tại nhất định vui”.

Bước vào tuổi 57 mới học Phật, nhờ cái duyên lành gặp đạo, cô đã chuyển hóa được khổ đau phiền não thành an vui trong thời gian rất ngắn hành trì niệm Phật. Hàng ngày cô chăm chút vườn lan đến cả nghìn chậu, vừa chăm bón, cô vừa hát kinh bằng câu niệm A Di Đà Phật trầm bổng rất hay và thỉnh thoảng còn ngâm câu thơ nhại theo của ai đó: “Giả sử ngày mai tận thế/Đêm nay lan vẫn nuôi trồng/Bình tâm ngắm ánh trăng trong/Hát kinh A Di Đà Phật”. Cô bạn tu nói là rất tiếc không tu sớm. Người đời có câu “Tu mau kẻo trễ!” nhưng không sao, vấn đề không ở chỗ là sớm hay muộn, mà khi bạn gặp phải khổ đau chướng ngại, bạn có gặp được thầy dạy cho cách “Đập nát hư không tìm lối thoát/Cài then mộng mị tỏ đường về”.

Lối thoát đó là đường trở về với Bụt, con đường có hương hoa thơm ngát. Để không phải lạc lối giữa bể khổ trần gian này thì người con Phật luôn gọi đúng danh hiệu Ngài. A Di Đà Phật, âm ba vi diệu nhất.

Lê Đàn – GNO

Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, có đảm bảo vãng sanh không?

Đáp:

Trước đây, khi tôi giảng Kinh, hình như đã kể một câu chuyện.

Ở San Francisco nước Mỹ, có một bà cụ, bà cũng lo việc nhà, chăm sóc cháu nội. Bởi vì con trai và con dâu đều đi làm, người già ở Mỹ đích thực là giúp chăm sóc việc nhà.

Bà niệm Phật rất tinh tấn. Lúc vãng sanh, người trong nhà đều không hay biết.

Bà trước giờ chưa từng nói với người nhà về việc niệm Phật.

Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, có đảm bảo vãng sanh không?

Mỗi buổi sáng bà dậy rất sớm làm cơm sáng, mỗi ngày đều như vậy.

Một buổi sáng nọ bà không thức dậy, không có người nấu bữa sáng, con trai và con dâu thấy vậy đã đến phòng của bà. Họ vừa mở cửa phòng thì nhìn thấy bà ngồi xếp bằng trên giường, gọi bà bà không đáp. Đến trước mặt nhìn thì bà đã vãng sanh rồi, không biết ra đi vào lúc nào. Bà ngồi xếp bằng mà ra đi.

Sau đó nhìn kỹ lại bên giường thấy có để di chúc của bà. Bà đã viết từ lâu, không những đã viết xong di chúc dặn dò, mà bà đã chuẩn bị xong tang phục của con trai, con dâu và cháu trai, đều đặt ở cạnh giường.

Bạn xem, bà cụ này thật là cừ khôi! Đây là biết trước ngày giờ ra đi. Bà đã lo liệu toàn bộ việc hậu sự của mình, con cháu không cần phải lo lắng chút nào.

Bạn xem đó, bà vừa lo việc nhà, vừa chăm sóc con cháu, mà không hề bị chướng ngại việc niệm Phật, nhất định là không có chướng ngại.

Điều quan trọng nhất là trong tâm không được có một chút vấn vương đối với gia đình, đối với con cháu. Nếu có một chút vương vấn thì sẽ có chướng ngại, bạn không thể tự tại vãng sanh.

Bà tuy chăm lo vô cùng chu đáo các công việc, nhưng trong tâm bà chỉ có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra, trong tâm bà không có một ý niệm nào về con cháu, cho nên bà mới vãng sanh tự tại như vậy.

Chúng ta phải nên học tập việc này.

Bất luận làm công việc, ngành nghề gì thì đối với việc niệm Phật vãng sanh đều không có chướng ngại.

– Nếu có chướng ngại là do chính bạn không hiểu đạo lý, không hiểu phương pháp.

– Nếu bạn hiểu đạo lý, hiểu phương pháp thì việc gì cũng không thể làm chướng ngại được.

Pháp môn niệm Phật thù thắng chính là ở chỗ này.

Cách chuyển hóa một nghiệp xấu

Đáp: Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy thí dụ như sau:

“Nếu người phải bị nuốt một nắm muối sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên nếu đem cho nắm muối đó vào một tô nước nhỏ rồi uống, thì sẽ dễ dàng hơn việc nuốt muối khan như ban đầu. Và nếu cho nắm muối đó vào một lu nước rồi uống thì sẽ còn dễ chịu hơn chút nữa. Cuối cùng nếu bỏ nắm muối vào hồ nước lớn rồi uống vào thì chuyện sẽ không còn là vấn đề.

“Nắm muối ở đây tượng trưng cho các ác nghiệp mà con người đã gây tạo, bây giờ phải lãnh quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo có ít hay nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hay hồ nước, có thể giúp con người vượt qua khổ đau mà thôi. Ví dụ : Cùng là 2 đứa trẻ bị tật nguyền, nhưng một em thì sinh vào nhà giàu, có kẻ hầu người hạ, đầy đủ tiện nghi, cha mẹ thương yêu hết lòng, bản thân chỉ bị tật thôi, ngoài ra không thiếu một thứ gì. Còn một em thì lại sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ nuôi không nổi, bữa đói bữa no, dần dà rồi cũng đẩy vào viện mồ côi, cuộc sống thiếu thốn đủ điều.

Qua đó ta thấy rằng 1 người trả quả báo khi phước đang còn. Còn 1 người trả quả báo khi khi phước không còn, thê thảm vô cùng.Khi chúng ta đang có phước thì nghiệp sẽ chưa trổ quả, nhưng khi phước đã cạn thì ác nghiệp chúng sẽ kéo đến ngay, gây đau khổ cho bản thân này.

Biết được điều đó mọi người hãy cố gắng tu, cố gắng làm phước đền bù với phần tội mà chúng ta đã từng gây tạo trong hiện tại cũng như quá khứ, để khi nghiệp quả xấu xảy đến chúng ta có trả cũng trả một cách nhẹ nhàng hơn.

Làm thế nào để phân biệt kinh Phật và kinh ngụy tạo?

Bàn đến kinh Phật, chúng ta phải biết ý nghĩa của kinh, kinh do ai thuyết, tác dụng của kinh, khởi đầu và kết thúc như thế nào mới đúng nghĩa, để không lầm kinh do Phật thuyết hay kinh do ngụy tạo.

Trước nhất chúng ta thử tìm hiểu về “kinh”, phạm vi lời Phật thuyết giáo trong cõi ta bà suốt 49 năm, có thuyết nói 45 năm. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh, thứ 20 do Ngài Đàm Vô Sấm (265-316), đời Tây Tấn dịch từ văn Phạn ra văn Hán, Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) dịch từ văn Hán ra văn Việt, Luận Đại Trí Độ, nguyên tác Bồ tát Long Thọ, Ngài Cưu Ma La Thập dịch từ văn Phạn ra văn Hán, Ngài Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001) dịch từ văn Hán ra văn Việt, Ngài HT Thích Thiền Tâm (1924-1992) biên soạn Kinh Điển Đạo Phật.

Làm thế nào để phân biệt kinh Phật và kinh ngụy tạo?

Ngoài ra trong Phật học từ điển của Cụ Đoàn Trung Còn (1908-1988), một học giả trứ danh của Phật giáo miền Nam, để lại một kho tàng kinh sách Phật, trong đó có bộ Từ điển Phật học, các vị đã nghiên cứu trích giảng 12 phần giáo như sau:

Thứ nhất Tu Đa La (Khế kinh)

Ngôn ngữ, những phần kinh do Đức Phật Bổn sư Thích Ca thuyết pháp cho chư đệ tử. Kinh được chia ra làm 2 phần: Thông giáo và biệt giáo

Tu đa la là tên chung của thánh điển, Đức Phật có thuyết ra các bài kinh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, Tôn giả A Nan đọc lại tại đại hội kiết tập lần thứ nhất trong hang Thất La Phiệt. Kết tập Bồ tát tạng ngoài hang Thất La Phiệt. Sau đại hội gom lại kêu là Tu Đa La, Trung Hoa dịch là Khế kinh. Kinh là một trong tam tạng thánh điển: Kinh (Tu Đa La), Luật (Tỳ Nai Da), Luận (A Tỳ Đạt Ma).

Tu Đa La còn là một thể văn Trường hàng (tản văn, dài), nói thẳng pháp nghĩa trong Khế kinh, Trung hoa dịch là Pháp Bổn. Đức Phật tùy nghi thuyết pháp cho đệ tử, khi thì dùng văn thường, khi thì dùng ca kệ. Ban đầu Ngài giảng về Tiểu thừa, lần lượt thuyết chín bộ (Cửu bộ kinh). Đến chứng muốn đưa đệ tử vào đại thừa, Phật thừa, Nhứt thừa, Phật mới nói thêm ba thuyết nữa kêu chung là Thập nhị bộ kinh. Thập nhị bộ kinh là các thể lọai thuyết pháp của Phật, gọi là tam tạng thánh điển. Kinh là phần quan trọng trong Cửu bộ pháp. Mỗi phần kinh đều khởi bằng mấy chữ: “Ta nghe như vầy” và kết luận phần kinh bằng chữ: “hoan hỷ phụng hành”

Nhân nói đến phần kinh, các Bạn Phật tử cần hiểu về ý nghĩa của Kinh, gọi đủ là Khế kinh. Bao nhiêu những bộ thánh điển mà Đức Phật thuyết, Tôn giả A Nan nhớ hết và mỗi khi nghe thì tin chịu, chớ không hề nghi ngờ. Cho đến khi Đức Phật Niết Bàn, Đại hội kết tập cử Tôn giả A Nan lên pháp tòa, diễn giảng lại các khế kinh.. Khế kinh còn có nghĩa là hợp kinh, hợp với căn cơ trình độ của các hạng chúng sanh. Dù hạng cao, hạng vừa hay hạng thấp. Hạng đã tu lâu hay hạng mới tu tập, ai nghe kinh coi kinh cũng đều được lợi ích tất cả.

Bao nhiêu khế kinh do tôn giả A Nan giảng thuật, hiệp lại làm thành Kinh tạng, một bộ trong Tam Tạng (Kinh Luật Luận). Tất cả những bài khế kinh hiệp thành một thể trong 12 thể thuyết pháp của Phật, không khác với đạo lý giải thoát của Phật, nên gọi là khế lý (Từ điển Phật học Đoàn Trung Còn)

Thứ hai Trùng Tụng (Kỳ Dạ)

Là một thể thuyết pháp của Phật và lập đi lập lại nhiều lần bằng kệ tụng, nên gọi là Trùng tụng. Trùng Tụng cũng gọi là Ứng Tụng.

Thường trong các thời thuyết giảng kinh của Phật bằng tản văn, dài quá làm cho các môn đệ khó nhớ, hoặc những người ở xa đến nghe pháp không kịp, hoặc để tóm một bài giảng, Đức Phật thường lập đi lập lại bằng những bài kệ, giúp cho mọi người dễ nhớ, giúp cho người nghe pháp không nhàm chán, hoặc giúp cho những ở xa mới đến được nghe lời Phật giảng bằng bài kệ tụng.

Thứ ba Thọ ký

Thọ là nhận lấy, ký là ghi nhớ, ghi chứng. Đọc trọn thành ngữ là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ký, viết tắt là Thọ ký. Thọ ký cũng có nghĩa là trao cho, sự ký chứng. Cũng gọi là Thọ biệt, khi một Đức Phật phán trước rằng về sau một vị tu hành nào đó sẽ thành Phật, hiệu là…đó kêu là Thọ ký. Như tiền thân Đức Phật Thích Ca, được Đức Nhiên Đăng cổ Phật thọ ký cho thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni thế tôn vậy.

Thứ tư Kệ Đà (Kệ)

Có nghĩa là phúng tụng trì tụng Phật ngôn, kệ là những bài thi ca thường hiệp lại thành 4 câu (tứ cú kệ), tức 4 hàng, để ca tụng công đức Phật, Bồ tát. Cũng nhằm để gom lại ý của một bài kinh, của một cuộc thuyết pháp, hoặc để phô diễn lòng cảm mến, lòng tin tưởng Tam bảo.

Kệ còn là những bài trường thi, hiệp lại là cả trăm câu, để trùng tuyên giải thêm cho rộng nghĩa một bài thuyết pháp, như các bài kệ tụng trong phầm Thí dụ Kinh Pháp Hoa.

Thứ năm Tự Thuyết

Cũng gọi vô vấn tự thuyết, trong đời thuyết giáo của Phật có nhiều thời giảng, không do ai hỏi mà Đức Phật tùy cảm ứng mà thuyết. Cho nên kinh vô vấn tự thuyết Udàna còn gọi là Kinh Cảm Ứng. Theo tự điển Phật học của Cụ Đoàn Trung Còn, thì kinh mà Phật tự nhiên diễn giảng, chẳng có ai khải thỉnh, chẳng có ai thưa hỏi, gọi là Udàna

Thường thì có vị Thanh Văn hay vị Bồ tát khải thỉnh, hoặc hỏi vì ý nghĩ của mình, thì Phật mới thuyết pháp. Nhưng có khi chẳng đợi ai hỏi, Phật tự nhiên giảng giải đó gọi là tự thuyết kinh. Ví dụ như kinh A Di Đà, thuộc về kinh vô vấn tự thuyết.

Thứ sáu Nhân Duyên

Ni Đà Na danh từ nầy, Trung-Hoa dịch là Nhân Duyên. Đây là những kinh nhân có người thỉnh, hay nhân có duyên chi Phật mới nói ra, hoặc nói về nhân duyên gặp Phật nghe pháp, những chỗ có nhân duyên hóa độ, hay nói về duyên khởi của vũ trụ và nhân lọai.

Thứ bảy Thí dụ

A Ba Đà Na, tức là Kinh Thí Dụ. Pháp của Phật nói ra rất mầu nhiệm, người độn căn khó mà hiểu thấu. Vì thế, khi giảng dạy Ðức Như-Lai phải dùng những thí dụ cho thính chúng dễ hiểu. Đại khái như những lời thí dụ trong các Kinh điển

Là những tích xưa có thật (sử), hoặc đặt ra (ngụ ngôn) cùng là một thể so sánh do Đức Phật thuật lại để giúp cho moi người thấu hiểu đạo lý cao siêu, hoặc để cho người mới tu tập tỉnh ngộ.

Thứ tám Bản Sự kinh (Như thị Pháp Hiện)

Là những kinh văn Phật nói chỗ tu nhân của các vị Bồ-Tát, đệ tử về đời quá khứ, hoặc những ngôn giáo, sự nghĩa liên quan với đời trước. Thí dụ như đoạn: “Nầy các Tỷ-kheo! Pháp của ta nói hôm nay gọi là Giới kinh, đời Phật Câu Lưu Tôn gọi là Cam Lồ Cổ, đời Phật Câu Na Hàm Mâu Ni gọi là Pháp Cảnh, đời Phật Ca Diếp gọi là Biệt Không”. Kinh Bản Sự là một thể lọai trong 9 thể lọai kinh của Tiểu Thừa, một trong 12 thể lọai của Đại thừa.

Kinh có 7 quyển do Ngài Huyền Trang dịch vào năm 650 được xếp vào Đại chánh tạng, tập 17.

Kinh Bản Sự có nội dung rất gần giống với những kinh thuộc thể lọai như thị ngữ trong tạng Pali hiện còn. Trong tạng Pali nầy gồm có 4 thiên và 112 kinh thuộc thể lọai như thị ngữ, ít hơn 26 kinh do với kinh Bản Sự. Phần nhiều các học giả hiện đại đều suy đoán Kinh Bản Sự và những kinh thuộc thể lọai như thị ngữ trong tạng Pali đều có cùng một nguồn gốc. Riêng nội dung kinh Bản Sự do Ngài Huyền Trang dịch đều lấy thể lọai như thị ngữ xuyên suốt từ đầu đến cuối mỗi kinh mà không bao gồm một câu truyện Bản Sanh nào (Phật học từ điển Huệ Quang, trang 296-297)

Thứ chín Bản Sanh kinh:

Là phần lớn nhất của Tiểu bộ kinh, gồm 547 bài. Kinh này kể lại sự tích, các tiền kiếp của Phật Thích Ca, nói về các đệ tử và những người chống đối Phật và chỉ rõ các nghiệp đời trước đóng vai trò thế nào trong đời này.

Bản sanh là 1 trong 9 thể lọai kinh (phân theo hệ tiều thừa) và 12 thể lọai kinh (phân theo hệ đại thừa), kinh thứ 10 trong 15 kinh của Tiểu bộ Kinh, thuộc hệ kinh tạng Pali. Trong đó kinh thứ 10 gom chép sự tích bản sanh, thuật lại việc Phật Thích Ca thị hiện thân như Quốc Vương, Thầy Bà La Môn, lái buôn và thân các lòai động vật như: voi, khỉ, nai, gấu.v.v..hoặc để cứu độ chúng sanh, hoặc vì cầu pháp mà tinh tấn làm các công đức thiện nghiệp. Toàn bô viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. Kinh nầy chia làm 22 tập, 547 bài tùy theo độ ngắn dài của các thiên hoặc số kệ nhiều hay ít các bài, trong đó từ tập 1 đến tập 8 có lập tên phẩm riêng.

Trong kinh nầy có nhiều truyện tinh thần hy sinh của thánh hiền, tiền thân Phật. Phải chăng giáo nghĩa lợi tha của Phật giáo đại thừa đã bắt nguồn từ đây và 6 pháp ba la mật cũng do những câu truyện bản sanh nầy phân lọai mà tổ chức thành những hạnh Bồ tát lợi tha.

Kinh Bản sanh bằng tiếng Pali có lẽ được chép thành sách vào khỏang thế kỷ III trước tây lịch, không rõ tên tác giả. Có thuyết cho rằng, người thời ấy lấy những tích đương thời làm nền tảng, rồi dung nhập với màu sắc Phật giáo mà chép thành (trích Phật học từ điển Huệ Quang, trang 294)

Thứ mười Phương Quảng

Tỳ Phật Lược, danh từ nầy, Trung Hoa dịch là Phương Quảng. Đây là những kinh Đại thừa Phương Đẳng, nội dung hàm nghĩa lý cao siêu, hạnh tu bình đẳng, nghĩa lý sâu mầu, rộng rãi như mười phương hư không. Phương là chữ nghĩa, ngôn ngữ chơn chánh, Quảng là nghĩa lý rộng rãi vô biên; như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Tập, Kinh Bảo Tích, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội, Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân (tự điển Phật học Đoàn Trung Còn)

Thứ mười một Hy pháp

A Tỳ Đạt Ma, danh từ nầy, Trung-Hoa dịch là Vị Tằng Hữu hoặc Hy pháp, tức là pháp hiếm có, ít nói ra cho đại chúng nghe. Đây là kinh văn nói về những thần lực, những nghiệp duyên, những công đức tối thắng, lạ lùng, ít có, mà trí phàm phu khó tin hiểu. Như kinh Đại Niết Bàn nói: “Thế nào là pháp Vị Tằng Hữu? Như Bồ Tát khi mới sanh ra, không người nâng đỡ mà tự đi bảy bước, phóng đại quang minh, nhìn khắp mười phương. Như con vượn tay bưng bát mật cúng dường Như Lai. Như con chó cổ trắng theo bên Phật nghe thuyết pháp. Như Thiên ma Ba Tuần biến làm con thanh ngưu đi trên những bát bằng sành, khiến cho các bát va chạm nhau mà không sứt bể. Và cũng như Bồ Tát khi mới sanh được đưa vào miếu thờ thiên thần, các thiên tượng đều đứng lên lễ kỉnh”.

Thứ mười hai Luận nghị

Ưu Bà Đề Xá danh từ nầy có nghĩa Luận nghị. Đây là lối kinh văn có tính cách vấn đáp biện luận, hoặc phân biệt các tướng mạo, các lẽ chánh tà. Luận Du Già nói: “Thế nào là Luận Nghị? Đây là tất cả đối pháp luận, nghiên cứu nghĩa rộng sâu của Tô Đát Lãm, tuyên dương tông yếu của các kinh”. (Kinh điển Đạo Phật của HT Thích Thiền Tâm)

Vì sao kinh chia thành 12 phần giáo?

Mười hai phần giáo như trên gọp chung lại gọi là “Kinh”, trong đó phần giáo thứ 12 còn gọi là luận nghị. Luận là nói, đàm luận lời dạy của Phật, nói với nhau qua những ý nghĩ sâu mầu, uyên bác. Chư vị Tổ sư là những người đắc đạo, là những nhà hoc Phật uyên thâm, thường gặp nhau trong chốn thâm sơn cùng cốc luận đàm kinh Phật cho ra nghĩa lý sâu mầu mà truyền giáo cho chúng sanh học hỏi. Các Ngài cũng thường gặp nhau trên văn đàn, trao đổi những kiến thức những kinh nghiệm trải qua các thời giáo hóa của Phật, các bậc tiên đức và bản thân mà suy luận thành những bài luận đặc sắc sâu mầu vi diệu để giáo hóa chúng sanh cho phù hợp, như Thắng Pháp Yếu Luận, Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận, Thành Thật Luận, Câu Xá Luận…

Trong đời thuyết giáo Đức Phật tại quê hương rộng lớn và huyền bí của Ngài có nhiều thành phần đệ tử quy y: trí thức như Xá Lợi Phất, Phú Lâu Na, giàu có như Da Xá, Cấp Cô Độc, người tôn giáo khác như Ca Diếp, ít học như Ưu Ba Ly, Châu Lợi Bàn Đặc, trẻ như La Hầu La, Nan Đà, nghèo hèn như Ưu Đà Di, người ác như Ương Quật Ma La, nhẫn đến trong giáo đoàn của Ngài còn thu phục nhiều thành phần, ngọai đạo, chúng sanh ở thế giới khác, chúng sanh hai hình, không hình, nhơn phi nhơn… nên trong mỗi thời thuyết giáo lúc nào Ngài cũng đem đến cho chúng sanh một bức thông điệp mới lạ, ý thức mới, luôn có sự vươn lên tầm cao, nhằm để cho các vị để tử dễ dàng tiếp thu, giác ngộ tu hành giải thoát sanh tử luân hồi. Từ đó có nơi Phật nói pháp bằng thi kệ, có nơi Phật nói thành một tản văn lớn thành kinh bộ, có nơi chỉ nói 4 câu kệ, một bài kinh ngắn…đại chúng nghe liền giác ngộ tu hành không thối đạo tâm.

Như trên đã nói, Pháp âm của Phật rất mầu nhiệm, nhưng tam tạng thánh điển mới chỉ được tuyên lưu trong hành tinh địa cầu, trong khi phạm vi giáo hóa của Phật là thế giới ta bà, tức là còn có nhiều chủng lọai chúng sanh trong hằng hà sa số hành tinh khác nữa trong thế giới ta bà. Như vậy tiếng pháp âm luôn luôn được thay đổi thành vô lượng nghĩa để diễn dương vi diệu pháp trong khắp mười phương ba đời.

Mười hai (12) thời giáo Phật khẩu tuyên

Đại thừa phương tiện thuở sanh tiền

Chín (9) giáo đưa người về bến giác

Giữ gìn chơn lý bổn thủy nguyên

Hòa thượng Thích Giác Quang

Phật tử nên làm gì khi cha mẹ thúc giục lập gia đình?

Hỏi:

Năm nay tôi 31 tuổi, là Phật tử, còn gia đình theo đạo ông bà. Tết nào về thăm nhà thì cha mẹ cũng giục tôi lấy vợ. Tôi tự tìm hiểu cũng như được gia đình mai mối vài nơi nhưng đến nay vẫn chưa tìm được ý trung nhân. Tôi không quá kén chọn nhưng cũng có một số tiêu chí cho người phụ nữ của đời mình, như là biết nữ công gia chánh, lý tưởng hơn là Phật tử để chung niềm tin Tam bảo và cùng nhau tu tập. Hiện tại công việc và cuộc sống của tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm. Tôi nguyện sống tốt với những phẩm chất đạo đức của người Phật tử. Cha mẹ thì hay thúc giục tôi lấy vợ theo ý của cha mẹ lựa chọn. Không chỉ cha mẹ mà anh chị, bà con, họ hàng đều thúc giục khiến tôi bị áp lực. Tôi muốn hỏi quý Báo là: Lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu không? Trong kinh Phật có dạy về đạo làm con phải lập gia đình cho cha mẹ hài lòng không? Dưới sức ép phải lập gia đình, người Phật tử nên làm gì để vui lòng cha mẹ?

Đáp:

Cha mẹ nào cũng thương con, khi con trưởng thành thì mong con sớm thành thân để yên bề gia thất. Bạn đã chớm ngoài 30, công việc cũng tạm ổn, nên việc cha mẹ hối thúc bạn lập gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, sự động viên thái quá hay sốt ruột thúc giục của gia đình và người thân sẽ tạo ra áp lực.

Phật tử nên làm gì khi cha mẹ thúc giục lập gia đình?

Bạn đã thiết lập những tiêu chí cơ bản cho người bạn đời tương lai như biết nữ công gia chánh, là Phật tử để cùng nhau tu học thì hãy kiếm tìm. Đây là mong ước giản dị, chính đáng, thiện lành đồng thời là quyền tự do lựa chọn bạn đời của riêng bạn, mọi người cần tôn trọng. Gia đình trợ duyên mai mối mà phù hợp với tiêu chí của bạn thì càng hay, nếu không hợp thì kết duyên bè bạn.

Vợ (chồng) là bạn đời, hợp duyên thì tiến tới hôn nhân, duyên chưa tròn thì chớ gượng ép. Ý của cha mẹ cũng có cái hay riêng nhưng tiên quyết phải hợp ý của mình. Hôn nhân là việc trọng đại của đời người, chấp nhận kết hôn theo ý của người khác không phải là quyết định hay.

Bạn có “hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm” điều ấy cũng khá bất lợi nhưng không phải là điểm yếu, trong khi điểm mạnh là bạn có đạo đức “nguyện sống tốt với những phẩm chất của người Phật tử”. Nồi nào thì vung nấy, nhiều chị em cần tìm bạn đời có những phẩm chất đạo đức của bạn, quan trọng là nỗ lực và chân thành thì chắc chắn bạn sẽ tìm được người phù hợp.

Vấn đề bạn quan tâm là lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu? Mỗi dân tộc, truyền thống có quan niệm về chữ hiếu khác nhau. Hiếu trong đạo Phật gồm các phẩm chất: kính trọng, phụng dưỡng, thuận hòa và khuyến hóa cha mẹ hướng thiện. Lập gia đình muộn là do duyên chưa đủ chứ không liên quan đến tâm hiếu hay hạnh hiếu bị khiếm khuyết. Ngược lại vội vàng lập gia đình, không tìm hiểu chín chắn, rồi hôn nhân trục trặc, đổ vỡ, con cái chia lìa, khiến cha mẹ hai bên lo buồn mới là bất hiếu.

Kinh Phật có dạy về năm bổn phận làm con: “Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: “Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” (Kinh Trường bộ, số 31, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt). Đoạn kinh cho thấy, người Phật tử không có bổn phận hay trách nhiệm phải lấy vợ (chồng) để cha mẹ hài lòng.

Muốn cha mẹ vui thì trước hết phải làm cho cha mẹ hiểu bạn, hiểu được mới cảm thông. Cha mẹ bạn có thể đang lo bạn bị ế, có vấn đề về giới tính hay còn bông lông, lêu lổng. Bạn phải tìm cách tâm sự với cha mẹ, bày tỏ cho cha mẹ biết bạn cũng đang muốn tìm bạn gái để lập gia đình, đang tìm người vợ đảm đang đồng thời là Phật tử, nhất là bạn không có vấn đề về giới tính hay ham chơi lêu lổng. Mặt khác, bạn hãy giải thích cho cha mẹ biết chuyện kết hôn cần phải hội đủ nhân duyên, thúc ép quá sẽ tăng thêm áp lực, miễn cưỡng sẽ không hạnh phúc. Hiểu được nỗi lòng của bạn rồi, cha mẹ sẽ cảm thông hơn.

Thời điểm kết hôn thì tùy duyên nhưng có bạn gái sẽ là liệu pháp tích cực nhằm hóa giải buồn lo của cha mẹ. Hy vọng bạn cũng hiểu được nỗi lòng của cha mẹ mà nỗ lực, mạnh dạn mở lòng ra để tìm được chiếc vung cho nồi của mình.

Lễ Hằng thuận là ‘ngược lại giáo lý của Đức Thế Tôn’

Tuy nhiên, nhiều bạn của con bảo rằng đó chẳng qua là cách bắt chước theo tôn giáo khác. Nhiều bạn còn bảo thật là phản cảm khi các vị tu hành, giải thích đời là vô thường, tu hành để giảm bớt nghiệp duyên lại tổ chức lễ hằng thuận cho Phật tử vì như thế là lại kết duyên làm cho họ phải tiếp tục đọa vào sinh tử luân hồi, tham đắm, nhìn rất phảm cảm. Làm như thế là đi ngược lại với giới luật nhà Phật. Thật sự con cũng muốn tổ chức lễ hằng thuận cho chính mình ở chùa nhưng lại vô cùng phân vân vì sợ phạm giới luật và đi ngược lại với lời Phật dạy. Vậy xin Sư cho con biết Phật Tử như con có nên tổ chức lễ Hằng thuận ở chùa không? Lễ hằng thuận có đi ngược lại với giới luật nhà Phật không? Con xin vô cùng cảm ơn và kính mong nhận được lời giải đáp của Sư ạ.

Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.
Lễ hằng thuận của một đôi bạn trẻ được tổ chức tại chùa. Ảnh minh họa.

Đáp:

Trong Phật giáo không có các tổ chức đám cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử tổ chức làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức nầy gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.

Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tư luân hồi, chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận (đám cưới nhỏ) trong chùa? Đó là nói chuyện chùa có chư Tăng Ni tu hành có nguyên tắc nghiêm túc.

Đại luật, giới thứ 5, trong 13 giới tăng tàn:”…làm mai mối cưới gả, đem ý người nam bảo với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam, hoặc thanh hôn lễ, hoặc tư thông, cho đến trong giây lát, phạm tội hữu dư…”

Còn có một số chùa, Trụ trì đứng ra làm sui gia với hàng xóm, cưới vợ cho con trai (tu sĩ) của mình để nối “thạnh dòng pháp?” làm sao cho tài sản không rơi ra ngoài dòng họ khác. Những nơi nầy làm việc truyền thừa đạo nghiệp bằng cách tổ chức cưới vợ cho con trai (tu sĩ). Phải chăng, quý Thầy thị chứng cho hậu duệ bước vào đường sanh tử luân hồi, khổ đau triền miên nơi bến tục?

Ngày nay một số chùa trong nước cũng như nước ngoài, nhất là các chùa ở các nước phương Tây thường tổ chức lễ hằng thuận theo lời thỉnh cầu của Phật tử muốn cho gia đình 2 bên và các con mình có phước báu, nên xin phép Thầy Bổn sư trích quỹ thời gian của chùa, làm lễ “hằng thuận” cho đôi trai gái, xin Bổn sư chứng minh cho con cháu hai họ được an cư lạc nghiệp trăm năm hạnh phúc. Quý Thầy vì phương tiện lợi tha, sáng kiến tổ chức không bị ảnh hưởng các tôn giáo khác, chỉ vì làm lợi lạc chúng sanh trong thế kỷ 21 nên có chấp thuận, nhưng không thành thể thống tập quán theo nguyên tắc tòng lâm quy chế.

Treo cờ Phật giáo thế nào cho đúng?

Nguồn gốc cờ Phật giáo

Lá cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có ý kiến mang đến cho Phật giáo một lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott. Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28 tháng 4, năm 1885.

Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Treo cờ Phật giáo thế nào cho đúng?
Ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Lá cờ 5 sắc là tượng trưng cho Ngũ căn Ngũ lực. Ngũ căn gồm có: tín, tấn, niệm, định, huệ. Còn Ngũ lực chỉ là tăng sức cho ngũ căn thêm lực dụng mạnh mẽ.

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của mỗi màu sắc có sự phân biệt khác nhau.

Màu xanh đậm tượng trưng cho Ðịnh căn, màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

Màu vàng lợt tượng trưng cho Niệm căn vì có Chính Niệm mới sinh Ðịnh và phát Huệ.

Màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn bởi có Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có nhân duyên với chư Phật và nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành.

Màu da cam tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sinh.

Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.
Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.

Treo ngược cờ

Một vấn đề đi kèm theo nữa đó là cách treo có đúng hay không? Màu xanh đậm phải được treo lên trên vì đó tượng trưng cho sự rộng lớn và sáng suốt của nhà Phật. Vậy mà tại một số nơi có treo những lá cờ “ngược” một cách rất tự nhiên, và một hàng cờ có cái xuôi cái ngược, về mặt thẩm mĩ đã là không được, huống chi đây là hình ảnh đại diện cho một tôn giáo.

Cờ Phật giáo bị treo ngược.
Cờ Phật giáo bị treo ngược.

Cứ có là treo mà không hiểu thế nào là đúng, nếu như không chỉnh lại cho chính xác thì lâu dần lá cờ của Phật giáo Việt Nam sẽ “ngược” so với lá cờ chung của cộng đồng Phật giáo thế giới.

Thiết nghĩ các chùa khi treo cờ phải thật sự nghiêm túc, mong rằng quý thầy cô, Phật tử khắp nơi trên thế giới treo cờ, in ấn, băng rôn biểu ngữ cho đúng màu sắc và quy cách, đây là vấn đề tế nhị, rất tiếc cho những không am hiểu đã làm sai lá cờ và ý nghĩa của lá cờ chung của cộng đồng Phật giáo thế giới.

Cờ ngũ sắc Phật giáo có nguồn gốc từ đâu?

Lá cờ ngũ sắc Phật giáo

Cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có sáng kiến hình thành lá cờ Phật giáo là cựu đại tá quân đội Mỹ: Ông Henry Steel Olcoott.

Ông Olcoott đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vào năm 1879, và ngay sau đó ông trở nên hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích Lan và trình lên ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ sáng tạo của ông, dựa vào sáu vòng hào quang của Đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục Đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích Lan vào dịp Phật Đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích Lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới. (Thư viện Hoa Sen – Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc) 20.05.07)

Cờ ngũ sắc Phật giáo có nguồn gốc từ đâu?

Cờ ngũ sắc được dùng ở Việt Nam hay các nước khác có dùng cờ Phật giáo không?

Lá cờ Phật giáo, gồm có năm màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, có 6 sọc, sọc thứ 6 lập lại năm màu, xếp theo chiều ngang. Màu xanh tượng trưng cho thiền định, màu vàng tượng trưng cho chánh tư duy, màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh tâm linh, màu trắng tượng trưng cho niềm tin, màu vàng cam tượng trưng cho trí tuệ, sọc thứ 6 tượng trưng cho không kỳ thị.

Lá cờ Phật giáo biểu tượng của hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác, đã phất phới tung bay trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 24 tháng 2, năm 1951, Hòa Thượng Tố Liên, đại diện ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ nhất tại thủ đô Colombo (Tích Lan) đã đem lá cờ quý báu này về cho Phật giáo Việt Nam.

Những biến cố liên quan đến lá cờ Phật giáo

Ngày 06/5/1963 (2 ngày trước khi tổ chức đại lễ Phật đản), cờ Phật giáo bị chế độ Ngô Đình Diệm cấm treo trong tổ chức đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2507, chư tôn đức lãnh đạo Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phản ứng và đề nghị cho treo cờ Phật giáo tại các lễ đài Phật Đản. Ông Ngô Đình Cẩn thì kêu gọi “không treo cờ trong ngày lễ, ai treo rồi để cho treo hết ngày lễ.”

Cuộc đấu tranh của Phật giáo, sự hy sinh của những người Phật giáo kêu gọi tự do tín ngưỡng, không kỳ thị tín ngưỡng các tôn giáo được chấm dứt sau khi gia đình trị Ngô Đình Diệm sụp đổ vào ngày 01/11/1963.

Có được treo cờ nước không?

Trong các ngày đại lễ như đại lễ Vésak, ở Việt Nam được treo cờ Phật giáo khắp nơi trên cả nước, tại cổng của các lễ đài chính có treo cờ Phật giáo bên phải từ ngoài nhìn vào, cờ tổ quốc Việt Nam, cờ đỏ sao vàng bên trái từ ngoài nhìn vào nhưng lớn hơn 2 phân (theo quy định của Trung Ương GHPGVN). Ngày nay trong các ngày đại lễ Phật Đản, tại các tự viện cũng được treo cờ Phật giáo, cờ tổ quốc trong chùa, treo trước và ngoài cổng chùa, trên các đường phố lớn. Trong các ngày lễ trọng đại của Phật giáo: Lễ Phật Thích Ca thành đạo, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, lễ kỵ Tổ Sư khai sơn cũng được treo cờ Phật giáo

Theo Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tu chỉnh lần V ngày 24/11/2012, chương I, điều 3 nói: Đạo kỳ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có 5 màu, được chia thành 6 ô dọc, 05 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, ô thứ 6 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: tín, tấn, niệm, định, tuệ.

Năm màu biểu tượng ngũ căn

Lá cờ Phật giáo sọc ngang sáu màu

Nội lực trí tuệ lên cao

Biểu tượng soi sáng nhiệm màu lý chơn

Tình người Phật giáo Linh Sơn

Năm màu kết dính thua hơn không màng

Sáu sọc hiện ánh đạo vàng

Tín, tấn, niệm, định, tác thành tuệ môn

Giữ vững giới định tâm không

Làm tăng mạng mạch giống dòng Thích Ca.