26.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

“Nếu thấy cả thế giới đều có vấn đề, vấn đề đó nằm ở chính bạn”

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Một buổi tối, tôi nhận được cuộc gọi từ người phụ nữ tầm tuổi trung niên, nói có tâm sự cần chia sẻ một chút. Nghe giọng chừng như nghẹn ngào, tôi gác lại việc đang làm, im lặng lắng nghe. Chị mở đầu rất nhỏ nhẹ nhưng cũng rất thương đau: “Đời em khổ lắm cô ạ!”.

Rồi kể về những ưu điểm của mình: hy sinh hết mực cho chồng con, gánh vác hết việc trong nhà và hai bên nội ngoại, sống hết lòng với tất cả mọi người,… Rồi kết luận “Em tốt như thế mà toàn gặp thứ trời ơi!”. “Thứ trời ơi” mà chị đề cập đến không ai khác, chính là người chồng suốt ngày ở ngoài đường của chị, hai đứa con chỉ biết nghe lời ba chúng – tức chồng chị, hai cụ già là ba mẹ chồng chị, và mấy người đồng nghiệp nữa. Phần kể về những tội lỗi của họ được chị thể hiện mới sống động làm sao, nói chung là “Rất ác với em cô ạ!”.

Khi cho đi, ta nhận lại được nhiều hơn thế!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thật tình khi bắt đầu câu chuyện, tôi có chút cảm thương người đang tâm sự với mình, nhưng càng nghe lại càng thấy ái ngại cho những nhân vật mà chị kể tội. Đến gần cuối, lại phần nào cảm thông với những người làm chị thấy khổ. Hẳn những vị đó cũng cảm thấy không may khi trở thành “nạn nhân” trong sự hy sinh, trong hành trình làm người tốt của người phụ nữ này.

Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều khi chúng ta cũng như vậy, tự ý quan tâm lo lắng cho ai đó mà chưa chắc người ta cần, rồi mặc nhiên yêu cầu đối phương phải đáp lại. Khi không hợp ý thì thấy họ sao mà bạc nghĩa vô ơn, còn đời mình thì quá nhiều cay đắng!

Thật ra “cho đi” cũng là một nghệ thuật, và người cho đi cũng cần biết cách, có như vậy người nhận mới vui vẻ mà người cho cũng cảm thấy nhẹ nhàng. Còn sự cảm kích hay lòng biết ơn vốn là tự nguyện. Nếu bạn có tâm, người khác sẽ cảm nhận được mà không cần nhắc nhở. Việc kể lể công lao chẳng những không gợi được lòng cảm thông mà chỉ gây thêm sự ái ngại, nghe lâu ngày khiến người sinh chán ghét mà lánh xa.

Đừng bao giờ để sự hy sinh của mình trở thành gánh nặng cho người nhận. Nếu không, có khi mình mắc nợ ngược lại họ cũng không chừng! Vì xét kĩ thì trên đời này chẳng ai cho không ai điều gì cả. Khi làm một việc tốt, gieo được một duyên lành, người có lợi đầu tiên chẳng phải là chính mình hay sao? Người nhận nó là ai? Người thân hay bạn bè thì cũng là những người mình có tình cảm nhất định, nên việc làm đó xét cho cùng cũng là vì những tình cảm liên quan tới bản thân mình mà thôi. Vậy thì cớ gì đã không thể gắn kết thêm, lại thành phân chia người cho – kẻ nhận để tạo ra khoảng cách?

Còn bình thường, nếu cảm thấy tất cả những người mình từng giúp đỡ đều tỏ ra vô ơn, có lẽ cũng nên xem lại cách cho đi của chính mình!

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo