19.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

5 đặc điểm của người cư sĩ chân chánh

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Đức Thế Tôn đã dạy rằng: “Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là người cư sĩ châu báu, cư sĩ hồng liên hoa, cư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm?”

Đức Thế Tôn đã dạy rằng:

– “Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là người cư sĩ châu báu, cư sĩ hồng liên hoa, cư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm? Đó là có niềm tin (saddho hoti), có giới hạnh (sīlavā hoti), không tin bói toán đoán điềm (Akotuhalamaṅgaliko hoti), không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam Bảo (na ito bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), phụng sự Tam bảo trước hết (idha ca pubbakāraṃ karoti).

Theo Kinh Tăng Chi Bộ III, trang 2006. 

Người Phật tử lý tưởng, vị cư sĩ sáng chói

365084784_300864555826380_6074275319243923776_n

Năm pháp tánh này là tánh hạnh ưu việt của người cư sĩ, thành người cư sĩ cao quý, người cư sĩ thanh lương trong sáng. Đó là:

1. Có niềm tin chân chánh: Tức là có sự tin tưởng đối với Phật, Pháp, Tăng, không hoài nghi; có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo.

2. Có giới hạnh: Tức là an trú trong ngũ giới hay bát quan trai giới, thọ trì giới một cách nghiêm túc.

3. Không tin bói toán, đoán điềm: Tức là người cư sĩ chân chánh chỉ tin vào luật nhân quả nghiệp báo, không tin vào sự may rủi do sao hạn chiếu mệnh, hay điềm báo tốt xấu.

4. Không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam Bảo: Tức là người cư sĩ đệ tử Phật dù có bố thí đến các ngoại đạo, chỉ vì lòng bi mẫn giúp đỡ họ, chứ không đặt họ ở địa vị bậc đáng cúng dường ngang hàng với Tam Bảo.

5. Phụng sự Tam Bảo trước hết: Tức là luôn luôn ưu tiên cho Tam Bảo từ việc nhỏ đến việc lớn, phục vụ Tam Bảo trước rồi mới thực hiện cho ngoại đạo sau nếu cần làm.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo