“Nhiều người mới học đạo sơ sơ mà cầu giác ngộ, chứng đắc đạo quả là điều không thể. Thành công nào cũng cần phải trả một cái giá nào đó. Khi mà chúng ta chưa nỗ lực đủ, chưa trả giá đủ thì thành công sẽ không thể đến với chúng ta.”
Một người cư sĩ phàn nàn với một vị hòa thượng:
Thưa thầy! Vì sao mà con cố gắng thế nào cũng không thành công? Cũng niệm kinh, làm việc thiện rồi mà vẫn không chuyển được nghiệp, số mệnh vẫn không thấy cải biến gì?
Hòa thượng: Vậy, tôi biếu anh 500 trăm có được không?
Người cư sĩ : Tiền của Hòa thượng con không dám lấy ạ!
Hòa thượng: Tôi muốn anh làm giúp tôi một việc.
Người cư sĩ: Thưa thầy, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối làm tốt giúp thầy.
Hòa thượng: Anh hãy giúp tôi mua một chiếc xe ô tô.
Người cư sĩ (giật mình hoảng hốt): Thưa thầy, 500 trăm sao có thể mua xe ô tô được chứ!
Hòa thượng: Anh biết 500 trăm không mua được xe ô tô? Thế nhưng mà trên đời này có rất nhiều người vắt hết óc để suy nghĩ làm sao chỉ phải trả một chút thôi mà lại muốn đạt được rất nhiều thứ đấy!
– Nhiều người mới học đạo sơ sơ mà cầu giác ngộ, chứng đắc đạo quả là điều không thể. Thành công nào cũng cần phải trả một cái giá nào đó. Khi mà chúng ta chưa nỗ lực đủ, chưa trả giá đủ thì thành công sẽ không thể đến với chúng ta.
Tuy nhiên, “cái giá phải trả cho sự thành công, lúc nào cũng xứng đang hơn cái giá phải trả cho sự tầm thường” phải không bạn!
Nỗ lực trong đời sống tục đế khác với nỗ lực trong tu tập không?
Tự ý thức về mình!
Một thanh niên tới tham vấn sư thầy: “Thưa thầy, có người khen con thông thái, có người lại bảo con ngốc nghếch, vậy con nên nghe theo ai?”.
Sư thầy đáp: “Nên nghe theo ai ư, vậy con nghĩ sao về bản thân mình?”
“Một nắm gạo trước mắt bà nội trợ sẽ trở thành bát cơm chín, nhà buôn rượu sẽ nhìn thấy lít rượu ông ấy sắp bán,nhưng thực chất nó vẫn là nắm gạo thôi.
Con là người như thế nào bản thân con nên tự ý thức về mình, sao phải nghe theo ai đó nhận xét làm gì?”.