Có thể nói không quá rằng: An nhàn khỏe thân là một cái bẫy lớn mà không ít người xuất gia tu hành bị sập tự nhiên. Vì hiểu nhầm làm như vậy là đúng với tinh thần của đức Phật dạy.
Tâm thế tu học là luôn luôn nỗ lực tinh tấn
Tu học là không cầu an nhàn khỏe sướng
Hiện nay, một bộ phận người xuất gia tu hành là vì không muốn bon chen với thế gian và cầu thư thả an nhàn bản thân.
Người tu hành không muốn bon chen, hơn thua với thế gian là phù hợp với tinh thần của Phật giáo.
Nhưng người phát tâm tu hành mà là vì muốn cầu an nhàn khỏe sướng cho bản thân thì hãy suy nghĩ kỹ lại.
Có thể nói không quá rằng: an nhàn khỏe thân là một cái bẫy lớn mà không ít người xuất gia tu hành bị sập tự nhiên. Vì hiểu nhầm làm như vậy là đúng với tinh thần của đức Phật dạy.
Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?
Tu hành là phát đại nguyện rộng lớn trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh ( thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh). Tức là cố gắng nỗ lực timh tấn không ngừng nghỉ phát triển giới, định, tuệ; chuyển hoá đoạn trừ tận gốc tập khí phiền não tham sân si…thành tựu giác ngộ giải thoát rồi tận tâm tận lực cứu giúp muôn loại chúng sinh đang khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.
Chúng ta, đa phần là phàm phu, nghiệp chướng nặng nề, phúc trí mỏng manh cho nên hàng ngày cố gắng nỗ lực timh tấn tu tập từng giây, từng phút, từng ngày…kiên trì liên tục còn chưa được đến đâu huống là lười biếng giải đãi, mong cầu an nhàn khỏe sướng.
Đương nhiên khi chúng ta càng nỗ lực tu tập đúng pháp, phát triển giới định tuệ thì tự nhiên thân tâm sẽ được an lạc (nhưng mong cầu an lạc sẽ phản tác dụng).
“Mệnh do mình tạo, phúc tự mình cầu”
Đây là cách nói người xưa số mệnh do chính mình tạo ra, may mắn phúc đức không phải tự nhiên đến mà do chính mình nỗ lực tích lũy lâu ngày mà có.
Người sống trên thế gian này, một cuộc sống may mắn, thuận lợi, tốt đẹp hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, điều này lại tùy thuộc vào nhân duyên phúc báo, nghiệp lực của mỗi người, có người cả đời được ưu ái no đủ, hạnh phúc; có người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn mãi vất vả, long đong; có người những tưởng sống trong giàu sang phú quý, nhưng đến cuối đời lại chịu cảnh tán gia bại sản, nghèo khổ khốn đốn trăm bề.
Trong cuộc sống, may mắn, hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống mà do chính chúng ta nỗ lực tích lũy từ chính những lời nói hành động suy nghĩ của mình.
Người xuất gia tu học biết rõ chúng ta trong trăm kiếp ngàn đời khi chưa biết tu tập đã tạo ra nhiều nghiệp chướng tổn hại Tam Bảo, người, vật và thiên nhiên.
Hàng ngày, hàng giờ nỗ lực hết sức tu học toạ thiền, tụng kinh, học kinh, công phu, chấp tác để điều phục tâm mình, chế ngự tham ái, sân si, cố chấp, gắng sống chánh niệm tỉnh giác từng phút từng giây, tạo lập công đức, hoá giải nghiệp chướng, tăng trưởng định tuệ…
Dù chúng ta nỗ lực hết sức, tranh thủ thời gian dụng công liên tục, tận tâm tận lực phụng sự Tam Bảo, chúng sanh mà còn khó cưỡng lại sức mạnh của nghiệp lực, tập khí, thói quen sâu dày huống chi là cầu an nhàn, khỏe thân qua ngày đoạn tháng.
Nếu vào chùa tu học mà cầu an nhàn khỏe thân qua ngày thì ngay cả nợ cơm áo của đàn na thí chủ còn chưa cân xứng huống nữa là có thể thực hiện tâm nguyện thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ.
Bốn ơn chưa đền, ba đường chưa giúp, thời khắc qua mau, già bịnh liền kề, trí tuệ chưa thông, đạo lực chưa thành, chí nguyện chưa toại làm sao có thể cầu khỏe thân an nhàn. Khi vô thường đến, đường trước mịt mờ, theo nghiệp dẫn đi, như người thế tục càng thêm đáng tiếc.
Trân tích thời gian, nỗ lực tu tập, thông tâm đạt lý, quyết trạch tử sanh, truyền bá chân lý, giúp người bớt khổ, mới là nên làm.
Tu học Phật
Không lưới biếng
Phát triển định tuệ
Cứu giúp chúng sanh
Luôn tinh tấn