19.8 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

Tình nhân và người yêu

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Một buổi sáng hai thầy trò ngồi uống trà, nhìn người người nhộn nhịp đón lễ Tình nhân, học trò bất giác hỏi: Tình nhân là người thế nào?

47395392_2010828528997927_8819521798224740352_n

– Thầy: Tình nhân là người yêu, người có ân oán với mình, cũng là người dưng.

– Trò: Sao thầy lại nói vậy?

– Thầy: Hai người đang yêu ngọt ngào thì gọi là người yêu, giận hờn cãi vã thì kết thành ân oán, đường ai nấy đi lại trở về người dưng.

– Trò: Tại sao lại trở nên như vậy?

– Thầy: Tình yêu hình thành từ tham ái, vì tham ái mà theo đuổi, theo đuổi được thì chiếm hữu, chiếm được rồi lại muốn khống chế đối phương. Khi khống chế không được thì sinh tâm nghi ngờ, ghen tuông, tức giận, dẫn đến không sáng suốt. Từ đó sinh ra tranh chấp, cãi vã, không tin tưởng rồi tổn thương lẫn nhau. Lúc ấy, có thể động tay động chân thô bạo, thậm chí phá hủy danh dự người từng yêu, đáng sợ hơn là muốn đẩy đối phương đến bước đường cùng rồi kết thúc sinh mạng.

– Trò: Tại sao không biết trân trọng? Nếu không thể bên nhau thì để khởi đầu vui vẻ, kết thúc nhẹ nhàng không được sao?

– Thầy: Trên đời này người lý trí vốn ít mà kẻ thiếu hiểu biết lại nhiều. Người vị tha rất ít, kẻ ích kỷ quá nhiều. Người thông cảm ít lắm, kẻ ngang ngược đầy đường. Người khách quan hiếm thấy, kẻ chủ quan thì đầy. Khi một người bị ái tình bao phủ, khởi đầu như mùa xuân, tất cả đều tốt đẹp; tiếp theo là mùa hạ, thường hay nổi nóng và cãi vã; rồi mùa thu đến, mọi thứ trở nên lạnh nhạt; cuối cùng là mùa đông tang tóc, kết thúc một cuộc tình. Dẫu vậy, tình cảm con người vẫn cứ tiếp tục, họ tìm đối tượng mới và lại bắt đầu mùa xuân…Đây chính là dòng sông ái dục của chúng sinh, là ngọn nguồn của sanh tử luân hồi.

Người học trò lại hỏi: Vậy người yêu nên hiểu như thế nào?

– Thầy: Là Bồ tát, là Phật.

– Trò: Sao lại như thế được?

– Thầy: Vì “Chẳng phải một phen sương buốt lạnh, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”. Khi bước vào mối quan hệ yêu đương, bạn sẽ được người đó khảo nghiệm, đào luyện, khiến bạn trải qua đủ thứ ngọt bùi cay đắng để tỉnh táo lại. Giúp bạn đối diện cả cảnh giới thiện và ác mà không thể lấy hay bỏ, chỉ có thể luyện tập cách sống tự tại trong đó.

– Trò: Vậy rốt cuộc người yêu là như thế nào?

– Thầy: Là người chăm sóc bạn, cũng là kẻ thử thách bạn. Là oan gia, cũng là người đồng tu của bạn. Là người hành hạ, cũng là kẻ tác thành cho đời bạn. Tùy theo cách sống và sự lựa chọn của mình mà có các cảnh giới khác nhau.

-Trò: Vậy theo thầy, người ta có nên yêu đương không?

– Thầy: Không thể nói việc đó là “tốt” hay “không tốt”. Làm như thế nào để “tốt nhất” là bản lĩnh và nghệ thuật của mỗi người.

– Trò: Nếu không yêu đương thì không kết hôn, không kết hôn thì không có con cái, không có con cái thì chẳng phải nhân loại sẽ tuyệt chủng sao?

– Thầy: Anh không cần lo vấn đề này. Con người ta khi gặp được người yêu thương thật lòng tự nhiên sẽ kết hôn. Cũng như có người hỏi tôi: “Nếu ai cũng xuất gia thì kinh tế đất nước phải làm sao? Ai cũng tập buông thì làm sao phát triển sự nghiệp? Rồi sự sống của nhân loại sẽ đi về đâu?”.

Tôi bảo với họ rằng: “Giả thiết của anh không thể thành hiện thực, vì bản thân anh đâu có xuất gia, cũng đâu có buông bỏ được thứ gì. Cho nên không cần khéo lo trời sập, tất cả chỉ là để phong phú và cân bằng con người và xã hội. Anh chỉ cần quản tốt bản thân và hoàn thành những trách nhiệm của mình, là được”.

Tình yêu là sự nở hoa từ tĩnh lặng tâm hồn, và nó tồn tại vô điều kiện

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo