19.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

Thành kính tưởng niệm 291 năm ngày Đức tổ khai sáng Tổ đình Liên Phái viên tịch 

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Ngày 23/3/2024 tức ngày 14/2/Giáp Thìn, chùa Liên Phái đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 291 năm ngày viên tịch đức Thánh Tổ Như Trừng Lân Giác (14/2/1733 – 14/2/2024).

z5279207868774_f1ff7c7c3c50f7f87a86762d924dcea1
z5279207855310_f8e50a52dfc21c3d344aa7cbe2ad73c0

Tham dự buổi lễ có HT. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, trụ trì chùa Liên Phái cùng với Chư Tăng và đông đảo Phật tử xa gần của Tổ đình Liên Phái về dự. 

Chư Tăng tổ đình Liên Phái đã thành kính tưởng niệm ngài. Trong giờ phút tưởng niệm, HT. Thích Gia Quang – trụ trì chùa Liên Phái đã kính dâng lời tưởng niệm lên Tổ Như Trừng Lân Giác, tưởng niệm công ơn khai sơ của Tổ. 

Cuối buổi lễ, toàn thể chư tôn đức và hội chúng đã nhất tâm dâng hương tưởng niệm giác linh đức Thánh Tổ.

z5279207850758_fd0cfcd0953e7420723b2dae07f9caaa
z5279207864286_10aac99721d5643b97a7976412777cf4
Empty

Tổ Như Trừng Lân Giác (1696 – 1733), thế danh là Trịnh Thập, ngài là đời thứ 37 tông Lâm Tế. Ngài sinh ra trong gia đình quý tộc họ Trịnh tại kinh thành Thăng Long, triều vua Lê Hy Tông.

Ngay từ thửa nhỏ, ngài đã tỏ ra là người thông minh, học rộng biết nhiều. Khi trưởng thành, lại hội đủ tài, đức. Nếu thời Trần có Sư tổ Trần Nhân Tông là người khai sáng ra thiền phái Trúc Lâm thì vào thời hậu Lê có Thiền sư Như Trừng Lân Giác lập ra phái Liên Tông. Bắt nguồn từ giai thoại về hình tượng hoa sen thanh khiết đã thức tỉnh công tử Trịnh Thập “cải gia vi tự”, phát tâm xuất gia tu học với Thiền sư Chân Nguyên.

Thời gian tu học, tuổi thọ của Ngài không cao nhưng Tổ Như Trừng Lân Giác đã để lại những di sản vật thể và phi vật thể đóng góp cho nền Phật giáo Việt Nam. Thụ nhận và liễu ngộ được phật pháp, Tổ Như Trừng Lân Giác đã nhiệt tình đem chính pháp hoằng truyền khắp nơi, phát triển đạo pháp và lợi lạc hữu tình cho chúng sinh bằng những liệu pháp “cứu sinh” thiết thực, có vai trò an tâm dưỡng đạo, lợi lạc cho cuộc sống của tha nhân.

Ngài đã đến đỉnh lễ Thiền sư Chân Nguyên Chánh Giác – trụ trì chùa Long Động trên núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh xin xuất gia. Từ đó, Đức Thánh Tổ ngày đêm nghiên cứu Tam Tạng cho đến khi được thọ giới cụ túc, Ngài mới trở về trụ trì tại chùa Liên Tông. Tại đây, Ngài đã dày công hoằng hóa cho hàng nghìn môn đồ và lập nên thiền phái Liên Tông. Ngài an nhiên thị tịch năm 1733, thọ 37 tuổi.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo