back to top
26 C
Chư Sê
Chủ Nhật, 12 Tháng Năm, 2024

Nếu sợ khổ, tránh khổ thì không thể giác ngộ

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Nếu xem mọi chuyện là bài học để thấy ra sự thật thì dù đúng hay sai cũng đều giúp bạn khám phá bản chất thật của chính mình và cuộc sống…

Mục đích tu học Đạo Phật là thấy ra Bốn Sự Thật ngay nơi chính mình và cuộc sống: 

1 – Đâu là khổ (Khổ Đế)

2 – Đâu là nhân của khổ (Tập Đế) 

3 – Đâu là khổ diệt (Diệt Đế) 

4 – Đâu là nhân khổ diệt (Đạo Đế)

Đức Phật đã dạy muốn thoát khỏi điều gì thì phải thực chứng sự thật của nó, tức là thực thấy sự sinh, sự diệt, vị ngọt và sự nguy hại của nó, chứ không phải chỉ nghĩ về nó mà lo sợ. Vậy thì chỉ khi nào thấy, biết, hiện quán và thực chứng bản chất thật của sự Khổ (trong điều gì) thì con mới thoát được Tham ái (trong điều đó). Người ta thường nói chưa thấy quan tài chưa đổ lệ chính là với nghĩa này.

Nhân tu chính là Giác, lấy tánh giác để thấy các pháp như nó đang là gọi là tu.

Nhân tu chính là Giác, lấy tánh giác để thấy các pháp như nó đang là gọi là tu.

Sở dĩ bạn phân vân chọn lựa là vì vẫn còn muốn chọn một giải pháp an toàn, nói trắng ra là bạn sợ khổ và muốn tránh khổ trong khi sự thật là phải thân chứng chân lý này (khổ đế) mới thoát được tham ái…

Người ta thường sợ khổ hơn là thấy ra bản chất thật của khổ nên muốn tránh khổ để tìm lạc, nhưng thực ra tránh cái khổ này thì gặp cái khổ khác mà thôi…

Thầy thấy tất cả chọn lựa đều giống nhau, cụ thể như nếu bạn lấy vợ thì sẽ khổ vì tham ái, mà bạn xuất gia thì cũng đụng phải cái khổ vì tham ái giống nhau mà thôi. 

Trừ phi trong cả hai cái khổ trên bạn đều thấy, biết, hiện quán và thực chứng để thực thấy sự sinh, sự diệt, vị ngọt và sự nguy hại của nó thì khi ấy bạn mới có thể thoát khỏi tham ái. Còn dù có chọn bên nào chỉ vì muốn tránh khổ cho an toàn thì tuyệt đối không thể nào thoát khỏi khổ được. Giống như người nghiện rượu, nếu chưa thấy cái khổ sớm để bỏ thì chừng nào bị xơ gan mới chịu bỏ rượu…

Trong cuộc đời tương đối này bạn tìm đâu ra một sự chu đáo an toàn? Hơn nữa nếu đời mà tuyệt đối hoàn hảo thì sẽ không còn là hành trình khám phá đầy bất ngờ và thú vị nữa? Thấy ra điều này bạn sẽ không còn sợ hãi vì cầu toàn trong thế giới bất toàn này nữa…

Nhân tu chính là Giác, lấy tánh giác để thấy các pháp như nó đang là gọi là tu. Tất cả mọi sự đều có nhân duyên của nó, chuyện được đi tu hay không cũng vậy, tốt nhất là bạn cứ ngay nơi nhân duyên, điều kiện, hoàn cảnh của mình mà mà giác để điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng tốt chính là tu rồi đó.

Sinh ra trong mỗi kiếp, dù nam hay nữ, đều có những bài học để bổ túc sự khiếm khuyết trong nhận thức và hành vi của mình, do đó đừng nóng vội mà bỏ lỡ cơ hội học hỏi ngay trong kiếp sống này, ở đó luôn có những bài học quý giá để trải nghiệm, chiêm nghiệm và học hỏi.

Chân lý chỉ có ở ngay đây và bây giờ nên đừng nghĩ đến điều gì như ý hoặc hoàn hảo ở tương lai, mà chỉ cần trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì mới giác ngộ giải thoát được.

Tỉnh giác ngay đây chớ vọng cầu

Chân nhân vốn sẵn mãi tìm đâu

Ngỡ đợi tương lai tìm diện mục

Nào hay ngay đó thấy đạo mầu

Khởi vọng tìm chân, chân cũng vọng

Hồi đầu thấy bến, bến ngay đầu

Nếu biết vầng trăng luôn sáng tỏ

Tìm chi đom đóm giữa canh thâu!…

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn