Mật mã của sinh mệnh, dựa vào công bố của các nhà khoa học ngày nay, đã được nghiên cứu đó chính là Gen.
Thực ra, danh từ “Nghiệp lực” là cách gọi khác của Gen để chỉ mật mã của sinh mệnh đã được đức Phật đề cập rộng rãi hơn 2500 năm trước. Nếu như Gen là mật mã của sinh mệnh, nó chỉ giống như một tế bào, là một đơn vị, thì gen không đủ để giải thích sinh mệnh, nên dùng “Nghiệp lực” thì phù hợp hơn.
Nghiệp là hành vi của thân, khẩu, ý. Có thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký nghiệp. “Ví dầu trăm ngàn kiếp, nghiệp mình đã tạo không bị mất đi” [1]. Miễn là thiện nghiệp hay ác nghiệp…đã được tạo tác bằng thân, khẩu, ý sẽ được cất giữ trong kho chứa của nghiệp[2], tất cả cũng giống như máy tính vậy. “Khi mà nhân duyên hội đủ, quả báo của nó mình phải tự chịu lấy”[3], tức là đợi đến khi nhân duyên của thiện nghiệphay ác nghiệp chín muồi, tất cả vẫn phải tự làm tự chịu. Đây là định luật bất biến của Nhân, Quả, Nghiệp, Báo.
“Nghiệp Lực”, thật sự là một phát hiện vĩ đại của đức Phật. Sinh mệnh con người kéo dài từ quá khứ đến đời này, từ đời này kéo dài đến đời sau, chủ yếu là do “Nghiệp Lực”, như một sợi dây, nó mang “từng mãnh sanh tử” của đời đời kiếp kiếpxâu lại cùng với nhau, tất cả sẽ không bị mất mát hay bị khuyết thiếu dù chỉ một ít.
“Sự bất tử của sinh mệnh” đó chính là nhân vì có sự kết dính của “Nghiệp”, giống như xuân đi thu đến, giống như sự lãnh lẽo của mùa Thu chuyển thành sự ấm áp của mùa Xuân. “Một dòng sông Xuân, đổ về hướng Đông” [4], tất cả đều là sự tuần hoàn, đều là luân hồi. “Pháp hữu vi” nào cũng đều có thể hoại diệt, chỉ có mật mã của sinh mệnh [Nghiệp lực] thì vĩnh viễntồn tại, vĩnh viễn bất diệt.
Gen, chỉ có thể giải thích nhân tố sinh mệnh của một cá thể, nhưng nghiệp lực trong Phật giáo, không chỉ có nghiệp của cá thể, gọi là “Nghiệp riêng” [Biệt nghiệp/別業] ngoài ra còn có “Nghiệp chung” [Cộng nghiệp/共業]. Ví dụ như, có người nào đó cùng sinh ra tại một gia đình? Cùng sinh ra trong một thôn, cùng sinh ra trong một dòng tộc? Đây đều là “Nghiệp chung”; nhân sĩ các nơi cùng chung trên một con thuyền, hoặc cùng chung trên một chiếc máy bay bị rơi, có người chết, nhưng có người không chết trong cơn đại nạn, đây chính là sự khác nhau của “Nghiệp riêng” bên trong “Nghiệp chung”.
Vì vậy, các nhà khoa học phát hiện ra Gen là mật mã của sinh mệnh, hy vọng [họ] có thể phát triển thêm về mối quan hệ qua lại giữa các Gen của cộng đồng sinh mệnh.
Mật mã của sinh mệnh, là sự khác nhau của Gen, dẫn đến sự phát triển của sinh mệnh cá thể khác nhau. Nghiệp lực của ta sẽ hiện hành [現行; currently in effect; in force], sẽ có quả báo, gồm có “Hiện báo”, “Sanh báo”, “Hậu báo”. “Hiện báo” giống như hạt giống, mùa xuân cày cấy mùa thu gặt, “Sanh báo” nghĩa là năm nay gieo hạt, sang năm gặt, “Hậu báo” nghĩa là năm nay gieo hạt thì nhiều năm sau mới gặt được. Cái gọi là “chẳng phải không có quả báo”, chỉ là “thời khắc chưa đến” mà thôi.
“Nhân, Duyên, Nghiệp, Báo” – chân lý của Phật giáo, đây là chân lý không thể chối cãi được, là chân lý tất nhiên, vĩnh hằng và bình đẳng. Nhà khoa học phát hiện ra “Gen”, chẳng qua qua chỉ là sự giải thích rõ ràng, chắc chắn hơn về nội dung và công dụng của “Nghiệp”, chỉ như vậy mà thôi!
Chú thích:
[1] [3] Nguyên văn: “假使百千劫, 所作業不亡, 因緣會遇時, 業報還自受”, vốn nằm trong bài răn dạy của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu /溈山靈祐禪師 (771—853), thường được gọi là Quy Sơn Cảnh Sách/溈山警策.
[2] Theo chủ trương Phật giáo Đại thừa đó chính là thức A-lại-da (阿賴耶識, S: ālayavijñāna ), chính vì vậy nó còn được gọi với cái tên khác là Tàng thức (藏識).
[4] Nguyên văn: “一江春水向東流”, vốn nằm trong câu cuối trong bài Ngu Mỹ Nhân Kỳ 1 /虞美人其一 của Lý Dục/李煜 (937-978).
Minh Tuệ Hồ Văn Tiến chuyển ngữ