19.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

Hòa hợp mang lại hạnh phúc

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Tăng già là đoàn thể xuất gia từ bốn người trở lên, sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Đồng thời, chính sự thanh tịnh và hòa hợp đã tác thành bản thể của Tăng già. Do đó, nếu đánh mất sự hòa hợp và thanh tịnh thì đoàn thể tu hành ấy không được gọi là Tăng.

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A la hán nói đến và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ kheo, có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích cho nhiều người, không đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư thiên và loài người. Thế nào là một pháp? Sự hòa hợp chúng tăng.

Này các Tỷ kheo, khi chư tăng được hòa hợp, không có những tranh luận với nhau, không có những mắng nhiếc lẫn nhau, không có những ngăn cách và từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đây, những người không hòa hợp đi đến hòa hợp và những người hòa hợp lại càng hòa hợp hơn nữa.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

(ĐTKVN, Tiểu Bộ I, Kinh Phật thuyết như vậy, chương Một pháp, phẩm 2, Nxb TP.HCM, 1999, tr.308)

Phật dạy: Hội chúng Tỷ kheo thuần tịnh cường mạnh mới đem lại lợi lạc cho số đông

284786977_2358411274301350_2659082585940838592_n

Lời bàn: 

Tăng già là đoàn thể xuất gia từ bốn người trở lên, sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Đồng thời, chính sự thanh tịnh và hòa hợp đã tác thành bản thể của Tăng già. Do đó, nếu đánh mất sự hòa hợp và thanh tịnh thì đoàn thể tu hành ấy không được gọi là Tăng.

Biểu hiện cụ thể sự hòa hợp của chư Tăng trong một trụ xứ là lục hòa. Bởi lục hòa là linh hồn, là sức mạnh của Tăng nên khi sự hòa hợp được thực thi triệt để trong một trú xứ nào thì chư Tăng tại trú xứ ấy có hạnh phúc, an lạc. Không chỉ chư Tăng mà trời và người cũng tăng phần lợi ích và an vui.

Ngày nay, sự tu tập và ứng dụng tinh thần lục hòa trong tăng chúng hiếm có nơi nào được thực thi trọn vẹn. Những biểu hiện như “tranh luận với nhau, mắng nhiếc lẫn nhau, ngăn cách và từ bỏ lẫn nhau” đã hình thành và tồn tại ở không ít các hội chúng xuất gia. Cố nhiên, điều đó đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sức mạnh và chất lượng Tăng già.

Sự hòa hợp hay tinh thần lục hòa không đơn thuần là những phương thức ứng xử mà đó chính là hoa trái của việc thành tựu Giới-Định-Tuệ. Chỉ khi nào những phiền não tham ái vật chất, danh lợi được chuyển hóa; thân tâm an trú chánh niệm và tuệ giác liên tục được thăng hoa thì sự hòa hợp và thanh tịnh tự khắc thành tựu. Còn việc kêu gọi chư Tăng thiết lập sự hòa hợp, sống lục hòa nhưng chỉ trên phương diện ngôn ngữ mà không chú trọng đến thực hành thì khó gặt hái kết quả.

Tăng già hòa hợp để thực thi sứ mạng giữ gìn và tuyên dương Chánh pháp. Do đó, những ai có tâm huyết với sự hưng suy Phật pháp thì hãy quan tâm đến việc xây dựng Tăng để Tăng đoàn trở nên hòa hợp và thanh tịnh đúng nghĩa của Tăng già. Một trong những nỗ lực để xây dựng Tăng là sự tu tập để hoàn thiện tự thân nơi mỗi cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo