Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy
No Result
View All Result
Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy
No Result
View All Result
Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê
No Result
View All Result
Home Lời Phật Dạy Hướng Dẫn Tu

Ý nghĩa 3 nén hương trong Phật giáo

Thích Nhuận Lộc by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
in Hướng Dẫn Tu
0
Ý nghĩa 3 nén hương trong Phật giáo

Ý nghĩa 3 nén hương trong Phật giáo

5
SHARES
87
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

You might also like

MƯỜI NGHIỆP LÀNH (Thập thiện nghiệp)

Lời Phật dạy cách đối xử với kẻ tiểu nhân

Học Phật tại gia như thế nào?

Làn khói hương trong văn hóa Phật giáo

Danh mục

  1. Làn khói hương trong văn hóa Phật giáo
    1. You might also like
    2. MƯỜI NGHIỆP LÀNH (Thập thiện nghiệp)
    3. Lời Phật dạy cách đối xử với kẻ tiểu nhân
    4. Học Phật tại gia như thế nào?
  2. Ý nghĩa của số 3 khi dâng hương
  3. Ý nghĩa của việc dâng 3 nén hương cúng Phật

Trong văn hóa dân gian, làn khói hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu từ thế giới thực tại đến cõi tâm linh (thần linh, cửu huyền) khi muốn thông báo một sự việc hoặc cầu xin điều gì đó, vì thế mà hương còn được gọi là “hương tín”. Nói cách khác, đó là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình.

Ba nén hương trong Phật Giáo có ý nghĩa rất sâu sắc, uyên áo
Ba nén hương trong Phật Giáo có ý nghĩa rất sâu sắc, uyên áo

Với người Phật tử, nén hương khi dâng trước Phật cũng mang ý nghĩa “hương tín”, hiểu theo nghĩa đang báo tin đến chư Phật, Bồ-tát rằng: “Con đang đứng trước hình tượng của Ngài và nguyện tu học theo hạnh nguyện của Ngài”. Tuy nhiên, trong đạo Phật, ngoài ý niệm truyền tin, hương còn giữ vai trò lớn hơn thế.

Thật vậy, tầm ảnh hưởng của hương được thể hiện khi có mặt trong hầu khắp các nghi thức như: tụng kinh, ngồi thiền, lễ tắm Phật, lễ khai quang, cầu an, phóng sinh… Cũng vì thế, đứng đầu “Lục chủng cúng dường” chư Phật, Bồ Tát phải kể đến hương, gồm: hương, đăng, hoa, đồ, quả, nhạc.

Nhang, hương là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình.

Điều này thật dễ hiểu bởi khi Đức Phật còn tại thế đã có truyền thống dâng hương cúng Phật, tức là thắp (đốt) nén hương khi đảnh lễ. Vậy nên với người Phật tử, dâng hương lên Tam Bảo là cách thể hiện cái tâm thành kính, vì “dâng” là đưa (một cái gì đó) lên theo cách thức cung kính. Chẳng thế mà có bài kệ:

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát,…

Ý nghĩa của số 3 khi dâng hương

Mỗi người dâng hương, người ta thường thắp 3 nén. Tại sao lại phải 3 nén hương chứ không phải con số khác? Người Việt thường chọn số nén lẻ để thắp hương 1, 3, 5, 7, 9. Hoặc có trường hợp sẽ đốt cả nắm chứ người ta không lấy số nén hương chẵn. 

Theo quan niệm của Phật giáo, 3 nén hương mang ý nghĩa đặc biệt. Số 3 tượng trưng cho Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng. Số 3 tượng trưng cho Tam giới là Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới. Số 3 tượng trưng cho Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Đồng thời số 3 cũng tượng trưng cho Tam vô lậu học là Giới – Định – Tuệ. 

Số 3 tượng trưng cho Tam giới là Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới.

Như vậy, thắp 3 nén hương là hàm nghĩa về sự biểu trưng. Nó đại diện cho những vấn đề, quan niệm, tư tưởng, giới luật của con người. Số 3 cũng mang nghĩa về sự phát triển, cầu mong may mắn, tốt lành, an lạc. 

Ngoài ra, nén hương cũng là sự thể hiện cho cái vô thường. Đó không phải là thứ cố định hay vĩnh viễn. Nén hương thơm, tỏa làn khói nghi ngút làm lòng người ấm áp. Đó cũng là sự gợi nhắc con người về giá trị của cuộc sống. 

Ý nghĩa của việc dâng 3 nén hương cúng Phật

Luận theo Phật pháp, ý nghĩa của việc dâng hương cúng Phật được gọi là Ngũ Phần Hương. Tức Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương. 

Khi dâng hương ta cũng cần phải tâm niệm về ý nghĩa của nó
Khi dâng hương ta cũng cần phải tâm niệm về ý nghĩa của nó

Giới hương là sự biểu thị cho tâm thanh tĩnh. Đó là khi con người ngộ được cái từ bi bác ái. Tâm chẳng ác, chẳng quấy, chẳng tham sân, chẳng ganh tị, chẳng cướp hại. 

Dâng hương cúng Phật là niềm thành kín về những hương thơm tốt đẹp. Nguyện cầu giữ gìn giới luật, giữ tâm thiền định. phát triển trí tuệ và tu hạnh giải thoát.

Tuệ hương là cái tự tâm vô ngại. Dùng cái tâm để kính trên nhường dưới, đồng cảm, chia sẻ cho người khó khăn. Lấy trí tuệ để soi sáng tánh lành, không tạo điều gian ác. 

Giải thoát hương là cái tự tại vô ngại. Lòng chẳng nghĩ ác, chẳng nghĩ thiện, chẳng tham – sân – si. 

Giải thoát tri kiến hương là tự tâm không phan duyên thiện ác. Lấy tu tập để nhận tự bản thân, hanh thông Phật pháp. Biết hạ mình để đối với người, vô nhơn vô ngã, không tính sự đổi thay. 

Dâng hương cúng Phật là niềm thành kín về những hương thơm tốt đẹp. Nguyện cầu giữ gìn giới luật, giữ tâm thiền định. phát triển trí tuệ và tu hạnh giải thoát. 

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia

Minh An (Tổng hợp)

Quý vị có thể tìm hiểu thêm: Ngũ Phần Hương & Tổ Vô Ngôn Thông – Thầy Thích Nhất Hạnh

5/5 - (8 bình chọn)
Share2Tweet1PinShare
Thích Nhuận Lộc

Thích Nhuận Lộc

Recommended For You

MƯỜI NGHIỆP LÀNH (Thập thiện nghiệp)

by Thích Nhuận Lộc
25/04/2021
0
Hạnh phúc luôn ở trong ta

Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất.

Read more

Lời Phật dạy cách đối xử với kẻ tiểu nhân

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Lời Phật dạy cách đối xử với kẻ tiểu nhân

Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó cũng là một cách bảo vệ và buông tha cho chính bản thân mình.

Read more

Học Phật tại gia như thế nào?

by Thích Nhuận Lộc
09/02/2022
0
Học Phật tại gia như thế nào?

trên con đường giải thoát, người con Phật, dù tại gia hay xuất gia đều cần hướng tâm dốc lòng Học Phật và tu tập, để có một...

Read more

Sự ra đời và ý nghĩa của Chú Đại Bi

by Thích Nhuận Lộc
30/08/2020
0
Sự ra đời và ý nghĩa của Chú Đại Bi

việc trì tụng chú đại bi đem lại rát nhiều lợi lạc và niềm tin mà người Phật tử vẫn hay tâm niệm, tuy nhiên cũng cần một...

Read more

Hướng dẫn nghi thức trì tụng chú Đại Bi

by Thích Nhuận Lộc
29/08/2020
0
Hướng dẫn nghi thức trì tụng chú Đại Bi

việc trì tụng chú đại bi hằng ngày đem lại rất nhiều lợi lạc cho hành giả, người đệ tử Phật nên nắm rõ phương cách hành trì...

Read more
Next Post
Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related News

Lễ an vị tượng Phật và phát quà từ thiện tại chùa Phước Lộc, xã AlBá, huyện Chư Sê Gia Lai

07/08/2020

Hai sự cúng dường tối thượng

07/03/2020
Đáp đền ân nghĩa sinh thành như thế nào để đúng với tinh thần của Đạo Phật

Đáp đền ân nghĩa sinh thành như thế nào để đúng với tinh thần của Đạo Phật

02/04/2020

Danh Mục

  • Cẩm Nang Sống
  • Đức Phật
  • Hướng Dẫn Tu
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân vật Phật giáo
  • Những Câu Chuyện
  • Tâm tư Người con Phật
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Chính sách
  • Liên hệ
Liên hệ: Bí Thư Ban Truyền thông [email protected]

© 2012 - 2022 Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê.

  • Login
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đức Phật
    • Nhân vật Phật giáo
  • Lời Phật Dạy

© 2012 - 2022 Cổng thông tin Phật Giáo Chư Sê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In