19.1 C
Chư Sê
Thứ năm, 28 Tháng mười một, 2024

Tùy hỉ để phá tâm tật đố

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Trong kinh đức Phật nói: Người nào phát tâm tùy hỉ thì công đức vô lượng vô biên. Người làm việc tốt được bao nhiêu công đức, mình tùy hỉ thì công đức cũng bằng với họ không thua chút nào hết.

Muốn tùy hỉ phải làm sao? Thí dụ người mình mến nhất, nghe người đó phát tài mình vui lây. Trái lại mình ghét nhất, nghe họ phát tài mình bực liền. Tại sao?

Tại vì người mình không ưa mà họ được hơn, nên mình sanh tâm đố kỵ. Đó là tật đố.

Dù cho đối với bạn thân cùng nghề với mình mà cấp trên cứ khen họ hoài mình cũng không vui.

Người thù của mình được khen, mình không vui đã đành; còn người thân của mình được khen tốt, mình cũng không vui nữa.

Như vậy người nào được khen tốt thì mình vui?

– Chỉ có mình thôi.

Nhìn thật kỹ, chúng ta thấy khó tìm được cái vui, vì lúc nào mình cũng muốn hơn thiên hạ hết.

“Tùy hỷ công đức” là pháp tu thong thả nhẹ nhàng

117589763_1253808998303244_5184113741729987552_n

Cho nên lòng buồn hận xảy ra luôn luôn, đó là điều khó tránh.

Vì vậy đức Phật dạy chúng ta muốn được vui thì phải phát tâm tùy hỉ. Tùy hỉ là vui theo người, coi người được như mình được.

Người phát tài như mình phát tài, người được khen như mình được khen.

Lúc đó mình mới hết tâm tức tối bực bội.

Như chúng ta thường chịu đố kỵ hơn là chịu tùy hỉ.

Thấy người hơn mình thì tức, không bao giờ chấp nhận, không bao giờ vui với cái vui của người.

Trong kinh đức Phật nói: Người nào phát tâm tùy hỉ thì công đức vô lượng vô biên. Người làm việc tốt được bao nhiêu công đức, mình tùy hỉ thì công đức cũng bằng với họ không thua chút nào hết.

Người làm được việc tốt là đã có lòng tốt, mình tùy hỉ là phá tâm tật đố thì cũng tốt luôn.

Công đức của cả hai như nhau.

Cũng như cây đuốc này mồi qua cây đuốc kia, hai cây đều sáng mà không cây nào mất ánh sáng hết.

Tùy hỉ cũng vậy, ai được cái gì tốt mình phát tâm vui mừng: Huynh được cái đó tốt quá, huynh sung sướng phát tài, tôi mừng tôi sung sướng như tôi phát tài vậy.

Như vậy chắc chắn đời mình không nghèo.

Ai sung sướng mình cũng mừng như mình được, thế nào họ cũng không bỏ mình.

Khổ là, người ta được mình lại ghét, cho nên mình kiếm chuyện châm biếm, mỉa mai làm họ tức, do đó ai cũng không ưa mình hết.

Vì vậy mà khổ suốt đời.

Mầm an vui phát xuất từ lòng tùy hỉ, tức là biết nhìn thấy và nhận cái vui của người làm cái vui của mình.

Cho nên Phật dạy:

Phải phát tâm tùy hỉ, vui theo cái vui của những người chung quanh dù thân hay sơ.

Chư Bồ-tát thấy một chúng sanh đau khổ, coi như mình đau khổ; thấy một chúng sanh an vui, coi như mình an vui.

Chúng ta chưa bằng Bồ-tát, ít ra cũng phải tập theo hạnh đó để mang hạnh phúc đến cho mình.

Lối tu tập này không tốn công bao nhiêu mà được vui vẻ cả làng.

Còn không là tự mình chuốc thêm tai họa có ích lợi gì đâu.

Cho nên chúng ta cần gột bỏ hết những cái gây đau khổ để được an lành vui vẻ.

Phải buông hết, đừng cố chấp thì lòng người mới nhẹ, tức là không sân không hờn và phải tùy hỉ.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo