Triết lý về đồng tiền

Có tiền trong tay, là lúc khảo nghiệm phẩm hạnh người dùng. Dùng tiền làm việc tốt thì phát triển phước lành, tăng phần hướng thượng; dùng tiền để vui chơi, ít thì giải trí, nhiều thì sa đọa; lấy tiền đi hại người, nhẹ thì thất đức, nặng thì thiệt thân.
Triết lý về đồng tiền

Đồng tiền kiếm được từ công sức lao động, khiến người an tâm thanh thản khi sử dụng

Đồng tiền được thưởng nhờ thành quả cống hiến, khích lệ mình thêm động lực phấn đấu

Đồng tiền tạo ra từ việc làm khuất tất, ai cất giữ cũng lo lắng bất an

Đồng tiền thu về từ tính toán giằn vặt, có đạt được chỉ tăng trưởng lòng tham.

Sống ở đời: Khi có tiền, rất nhiều người sẽ quen biết bạn; lúc hết tiền, bạn nhận ra gương mặt của nhiều người. Có kẻ vì tiền mà tạo lập mối quan hệ, vì tiền mà đánh mất tình nghĩa, vì tiền mà đổi trắng thay đen. Biến mình thành nô lệ của tiền bạc, liệu có giá trị gì?!

Tiền tài vất vả làm ra, có khi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được, cần phải biết tiết kiệm. Tình cảm một dạ chân thành, dùng chân tâm thật ý để trao gửi, cần phải biết trân trọng.

Có tiền chưa chắc sẽ hạnh phúc, nhưng phần nào giúp người ta an tâm hơn. Tiền không khiến mình cao hơn kẻ khác, nhưng hữu ích khi có việc cần giải quyết. Chí ít lúc người thân cần đến, không phải chạy vạy khắp nơi, cầu cạnh thiên hạ.

Đồng tiền quan trọng, nhưng cách tạo ra và sử dụng chúng càng quan trọng hơn. Muốn có tiền tài trong sạch, phải làm những công việc trong sáng. Không vì lợi lộc mà chà đạp người khác; không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm.

Có tiền trong tay, là lúc khảo nghiệm phẩm hạnh người dùng. Dùng tiền làm việc tốt thì phát triển phước lành, tăng phần hướng thượng; dùng tiền để vui chơi, ít thì giải trí, nhiều thì sa đọa; lấy tiền đi hại người, nhẹ thì thất đức, nặng thì thiệt thân.

Cho nên nói: Cố gắng kiếm tiền để người nhà không thiếu thốn, nỗ lực không ngừng để cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến cuối cùng, mọi phương tiện chỉ có giá trị khi phục vụ cho mục tiêu hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram

Bài viết liên quan

Suy ngẫm về bảy điều thịnh suy mà Đức Phật dạy

Suy ngẫm về bảy điều thịnh suy mà Đức Phật dạy

Trong kinh Đại Bát Niết-bàn thuộc tuyển tập Trường Bộ kinh (tương đương kinh Du hành thuộc tuyển tập Trường A-hàm)(1) có ghi lại sự việc vua A-xà-thế (Ajàtasattu) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) phái một đại thần đến thỉnh ý Đức Phật về việc ông muốn cất binh đánh xứ Bạt-kỳ (Vajjì).

Hiểu đúng về bố thí - Từ thiện

Hiểu đúng về bố thí – Từ thiện

Những người không biết Phật pháp, hoặc ít tu tập, còn nhiều sân si thị phi nhân ngã thì khi làm việc thiện với tâm còn tham chấp sẽ dễ gây ra những trường hợp có thái độ hành vi, lời nói thiếu nhẫn nại, thiếu từ bi và gây phản cảm là khó tránh khỏi được.

Có thể bạn quan tâm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đọc tiếp