24.9 C
Chư Sê
Thứ Ba, 21 Tháng Năm, 2024

Tọa đàm “Đệ Tam tổ Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm”

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Nhân dịp tưởng niệm 690 năm Trúc Lâm Đệ tam Tổ – Thiền sư Huyền Quang viên tịch (1334-2024),  ngày 2/3, tại Ngọa Vân (Đông Triều, Quảng Ninh), Học viện PGVN tại Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đệ Tam tổ Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm”.

Audio
Chủ tọa buổi tọa đàm

Chủ tọa buổi tọa đàm

Tham dự tọa đàm có  Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Học viện PGVN tại  Hà Nội, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Ủy viên Hội đồng Trị sự , Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Học viện PGVN; Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; PGS.TS.Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, cùng các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và Phật học đến từ Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam), Đại học Văn hóa Hà Nội…

Tại buổi tọa đàm đã có 14 bài tham luận về các chủ đề: Tiểu sử và hành trạng của Đức Đệ tam Tổ Huyền Quang, tư tưởng Phật giáo và những đóng góp của Đệ tam Tổ cho Phật giáo Trúc Lâm; Thiền sư Huyền Quang từ đời thực bước vào Thần điện và Phật điện Việt, các nghiên cứu khảo cổ và vị trí của cụm di tích Ngọa Vân trong hệ thống di tích Phật giáo tại Yên Tử.

Theo đó, các ý kiến của các đại biểu, nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học xoay quanh chủ đề của tọa đàm.

Các đại biểu tham dự

Các đại biểu tham dự

Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) tên thật là Lý Đạo Tái, vị Tổ thứ 3 của Phật giáo Trúc Lâm triều Trần, vừa là vị trạng nguyên – tiến sĩ đỗ đạt quan trường, làm quan ở Viện Nội hàn, vừa là người tinh thông Phật pháp, một thi nhân nổi tiếng.

Ở tuổi 51, Huyền Quang từ quan, xuất gia tu hành, sống cuộc đời thanh bạch giản dị, đạo hạnh, một lòng phụng đạo. Huyền Quang cùng với các Thiền sư nổi tiếng thời Trần như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa… đã góp phần làm hưng thịnh Phật giáo Việt Nam thế kỉ XIII-XIV.

Tọa đàm cũng hệ thống lại tư liệu và củng cố thêm những giả thuyết trước đó về cuộc đời, đạo nghiệp của thiền sư Huyền Quang, những uẩn khúc trong cuộc đời của thiền sư, qua đó tri ân công đức của Đệ Tam tổ Huyền Quang trong việc kế thừa, phát triển thiền phái Trúc Lâm – dòng thiền mang đậm bản sắc Việt và có tầm ảnh hưởng sâu rộng cả trong khu vực châu Á và thế giới.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển tham luận cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ tam Tổ Huyền Quang

Thượng tọa Thích Đạo Hiển tham luận cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ tam Tổ Huyền Quang

Đêm thơ Huyền Quang với chủ đề “Ngọa Vân Cư”

Đêm thơ Huyền Quang với chủ đề “Ngọa Vân Cư”

Tối cùng ngày cũng đã diễn ra đêm thơ Huyền Quang với chủ đề “Ngọa Vân Cư” có sự kết hợp hài hòa, cân đối các yếu tố sân khấu hóa trong trình diễn thơ, bình thơ, sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, âm thanh, ánh sáng, trang phục…

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn