“Tình yêu làm người ta thăng hoa hạnh phúc, nhưng nó cũng mang lại khổ đau nhiều nhất. Tình yêu của người đời luôn đi kèm với sự ích kỷ, mang tính chiếm hữu, luôn lo sợ mất đi những gì mình yêu quý…”
Rất nhiều người không nhận diện được khổ đau, mặc dù họ đang rất đau khổ. Một phần, họ muốn trốn tránh nên không thú nhận, phần khác do họ không nhận diện được chúng. Ngoài 4 cái khổ lón nhất của kiếp ngưòi là “Sanh, Lão, Bệnh, Tử”, còn nhiều cái khổ khác luôn hiện diện mà ta không hề hay biết.
Tình yêu làm ngưòi ta thăng hoa hạnh phúc, nhưng nó cũng mang lại khổ đau nhiều nhất. Thật vậy, hầu hết các nỗi buồn lón nhất đều xuất phát từ những người ta thương yêu. Khi ta yêu thương, ta mong đợi sự hồi đáp, ta mong muốn ngưòi đó là của riêng ta, ta muốn họ mãi mãi không rời xa ta; khi xa, ta mong nhớ; khi vĩnh biệt, ta thấy tột cùng đau khổ. Đó là “Ái biệt ly khổ” (Yêu thương mà phải xa nhau), một trong ‘Bát Khổ’ (Tám nỗi khổ) mà Đức Phật đã từng dạy.
Tình yêu của ngưòi đời luôn đi kèm với sự ích kỷ, mang tính chiếm hữu, luôn lo sợ mất đi những gì mình yêu quý. Càng yêu thương, ta càng muốn cột chặt người thương. Ta yêu thương người đó thật sự không phải vì người đó mà chính vì để thỏa mãn cảm giác được yêu thương của mình. Nếu sự việc không theo ý ta muốn, ta sẽ đau khổ, thù hận, hại mình hoặc hại người. Lòng yêu thương chân thật (Từ Bi) luôn là sự hy sinh để tạo ra tự do cho người mình thương. Nếu ta thật sự yêu thương ‘con chim’ thì hãy để nó tự do bay về lại với núi rừng.