back to top
31.2 C
Chư Sê
Thứ Tư, 10 Tháng Tư, 2024

Đừng đợi đến khi có thật nhiều rồi mới sẻ chia đôi chút

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Tức là, đừng đợi đến giàu rồi mới bắt đầu bố thí, giúp người. Đây cũng là tâm lý của một số người phải làm việc cực khổ, vất vả để mưu sinh.

Ví dụ, tiền công một ngày làm việc của ta là 70.000 mà phải thấm đẫm mồ hôi ta mới có được số tiền này. Cũng có những người có duyên, có phước một ngày làm ra 500.000 hay 1 triệu đồng, hoặc nhiều hơn nữa. Nhưng ta đặt vấn đề mình đang còn nghèo, một ngày chỉ làm được 50.000 hay 70.000 mà thôi.

Nếu lúc đó có người hàng xóm bị bệnh không có tiền mua thuốc, họ xin mình 70.000 thì mình sẽ đắn đo liền. Bảy mươi ngàn đồng này là cả một ngày vất vả, một ngày đổ mồ hôi sôi nước mắt của mình nên mình dè dặt không muốn cho. Chúng ta dễ bị rơi vào trường trường hợp này nhiều lắm. Vì khi ta cần cân đo sức lao động của mình rồi thì tự nhiên mình không muốn san sẻ bố thí cho người.

Còn những người giàu, ví dụ một ngày họ làm ra một triệu hay gặp dịp may mắn được mấy chục triệu. Nếu như có người xin họ 100.000, họ sẽ dễ dàng cho mà không cần suy nghĩ. Nhưng chính cái cho dễ dàng không cần suy nghĩ, không hao tốn nhiều nên phước không có nhiều. Cho nên, nói người giàu bố thí phước không bằng người nghèo bố thí là như vậy.

Người nghèo bố thí 100.000 là một ngày mồ hôi, nước mắt của họ. Tấm lòng đó, công lao đó thật là lớn nên sau này cái phước và phần thưởng quả báo dành cho họ cũng rất lớn….

…Hãy nhớ rằng “đừng đợi đến khi giàu rồi mới bố thí” bởi giàu mà bố thí thì phước không nhiều, còn chính lúc ta nghèo mà biết cố gắng bố thí thì phước ta rất lớn.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn