Bố thí ra sao để có được quả phước an lạc thật sự?

Bố thí có phiền não hay không còn tùy theo tác ý của người bố thí. Sự bố thí có hai tác ý khác nhau
Bố thí ra sao để có được quả phước an lạc thật sự?

Bố thí có phiền não hay không còn tùy theo tác ý của người bố thí. Sự bố thí có hai tác ý khác nhau:

1. Người bố thí mà tâm còn mong được giàu sang, được sanh vào cõi Nhân, Thiên để hưởng quả, hoặc tác ý mong người được thọ thí trả ơn, người có tác ý như thế tất nhiên phải luân hồi tái sinh lại để hưởng quả. Ðức Thế Tôn gọi sự bố thí ấy là Vattagàminikusala có nghĩa là Phước hữu lậu, có ý nói phước ấy còn đem con người luân hồi. Chẳng những là bố thí, nếu Trì giới hay Tham thiền mà tác ý còn muốn gặt hái quả lành thì không bao giờ diệt được phiền não vượt qua khỏi luân hồi.

2. Người làm bất cứ phước gì mà tác ý mong cầu giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, và phát nguyện cho mau khỏi được biển Trầm luân. Phước báu ấy Ðức Thế Tôn gọi là Vivattagàmini-kusala nghĩa Phước vô lậu, ý nói phước này không còn dư sót phiền não nên không còn luân hồi nữa.

Người Phật tử nên gieo phước lành theo thể thức thứ nhì, và nên tìm tòi học hỏi cho thông hiểu các loại phiền não, hầu gìn giữ tâm khỏi bị cảnh trần chi phối. Khi tâm không còn bị phiền não nhiễu nhương thì trí tuệ phát sanh thấy rõ: Luân hồi là nơi đáng kinh sợ nhất, cũng như người kinh sợ hầm chứa đầy rắn độc, thì không bao giờ dám mê luyến và trái lại càng cố gắng chạy cho xa mau ra khỏi nơi đầy sự kinh khủng ấy.

Khi đã biết chán chê, ghê sợ phiền não và luân hồi thì con người sẽ thản nhiên trước sự vật được hay mất, vui hay buồn. Khi đã nhận được lý vô thường, khổ não và vô ngã thì cũng đã hiểu rõ thân này là của mượn thì hà tất phải mến tiếc sự vật ngoài thân ta. Ðây là lý thuyết tuyệt đối của Phật giáo.

Nếu muốn đạt được chân lý ấy, người Phật tử chân chính nên thực hành theo ba điều:

1. Nên cố xa lánh tất cả những tội ác (tức là Trì giới).

2. Nên làm cho mình trở nên người toàn thiện toàn mỹ, ý nói là phải làm tất cả các việc lành như bố thí, tham thiền, nhẫn nại, từ bi v. v…

3. Nếu cố gắng dập tắt tất cả phiền não, nghĩa là phải dùng trí tuệ quan sát cho thấy rõ là thân này thật không bền vững, hằng đem đau khổ đến cho ta, và vật nào không thường hằng đem khổ đến, nó không phải là của ta, là vô ngã.

5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram

Bài viết liên quan

Hiểu đúng về bố thí - Từ thiện

Hiểu đúng về bố thí – Từ thiện

Những người không biết Phật pháp, hoặc ít tu tập, còn nhiều sân si thị phi nhân ngã thì khi làm việc thiện với tâm còn tham chấp sẽ dễ gây ra những trường hợp có thái độ hành vi, lời nói thiếu nhẫn nại, thiếu từ bi và gây phản cảm là khó tránh khỏi được.

Như thế nào là bố thí của người trí?

Như thế nào là bố thí của người trí?

Ai cũng có thể bố thí- cho đi, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa hành động đó với chính mình. Coi cho đi như một hành động để giúp người khác, chỉ là góc nhìn chưa đầy đủ, đằng sau sự cho đi nên là sự từ bỏ dính mắc của chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đọc tiếp