back to top
20.2 C
Chư Sê
Thứ ba, 3 Tháng mười hai, 2024

Tụng kinh là ở gần Phật

Có thể bạn quan tâm

- Advertisement -spot_img

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền

Cả ba pháp ấy cùng khuyên nhau làm

Có Phật tử ở xa thưa hỏi việc tụng kinh niệm Phật, thầy trả lời:

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Ngược lại nếu không thường xuyên tụng kinh niệm Phật toạ thiền thì dù ở chùa cũng cách xa Phật lắm. 

Tụng kinh chữ Hán 誦經 là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật (sa. Buddhavacana) thông qua các kinh điển (sa. Sutra) do đức Phật truyền dạy.

Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo (Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cang thừa) là học thuộc lòng, quán xét nghĩa lý kinh văn một cách thấu đáo.

Ý nghĩa và công đức của tụng kinh

14976709_1813991872189956_2388004046149013583_o

Tụng kinh Phật là phương pháp tu hành cần thiết của Phật giáo đối với cả người tu hành lẫn cư sĩ Phật tử.

Khi tụng kinh sẽ giúp tịnh tâm nhớ lại những lời dạy của Phật thì được gọi là mình niệm Pháp. Người tụng kinh sẽ một cách đọc một cách thành kính nhất những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển phù hợp với chân lý và căn cơ của những chúng sanh, kết hợp với chuông và mõ. 

Trì chú là thường niệm các câu thần chú Phật dạy, nắm giữ một cách chắc chắn lời bí mật của Chư Phật. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú.

Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo, học theo, làm theo Ngài.

Người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải thường tụng kinh, trì Chú và niệm Phật. Nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý.

Phần sự là phần thực hành tụng kinh niệm Phật trì chú tọa thiền

Phần lý là phần cao siêu khó thấu đáo, mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để cho tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh điển

Người nào quy y Tam Bảo xưng là Phật tử mà hàng ngày không tụng kinh lễ Phật, niệm Phật thì xem như chưa phải Phật tử đúng nghĩa. 

Nơi tụng kinh phải được dọn dẹp sạch sẽ, bàn Phật phải được trang hoàng sao cho trang nghiêm.

Khi tụng kinh tâm phải tịnh, tập trung vào lời kinh Phật mà mình đang tụng, giúp mình có thể hiểu được ý nghĩa của từng câu kinh mà Phật, chư Bồ tát đã chỉ dạy trong Kinh.

Không nói chuyện và để tâm vào những chuyện chung quanh khi đến nơi tụng kinh.

Đúng giọng điệu nhịp nhàng khi tụng kinh. 

Nên quỳ/ ngồi trang nghiêm khi tụng kinh trừ những người đã cao tuổi, bệnh tật thì có thể ngồi ghế. 

Luôn phải giữ cho bản thân khi hành lễ được nghiêm chỉnh, khoan thai và trang trọng.

Có sự phân biệt nhỏ giữa “tụng kinh” và “đọc kinh”. Tụng kinh thường là phương pháp tu tập mà người Phật tử học thuộc lòng kinh điển và xướng tụng có khi không cần xem kinh sách. Đọc kinh là phương pháp tu tập mà người Phật tử khi đọc tụng có xem kinh sách, để suy tư chiêm nghiệm về chân lý rồi thực hành lời Phật dạy.

Kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ, tiêu trừ nghiệp chướng cho nên tụng kinh rất lợi ích, khó có thể nói hết, ở đây chỉ nói một vài lợi ích thiết thực nhất

– Tụng kinh, học kinh giúp ta nâng cao trí tuệ, thông tỏ chân lý, hiểu biết thấu đáo và như thật về thực tướng của vạn vật

– Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn, tập trung tâm vào một dối tượng, làm cho ba nghiệp được thuần tịnh, nâng cao định lực và tăng cường sức mạnh của ý chí

– Tụng kinh giúp ta tăng trưởng phúc đức từ bi, tiêu trừ tai ương chướng nạn.

– Tụng kinh góp phần làm cho quốc thái dân an, xã hội ổn, định gia đình nhờ thế mà được an lạc và hòa thuận.

– Tụng kinh giúp con người nâng cao đạo đức phẩm chất làm người, hạn chế những việc ác đức trong xã hội, dạy dỗ con cái ngoan hiền…

– Góp phần tĩnh thức người chung quanh bằng lời kinh tiếng mõ.

– Tụng kinh là gieo trồng chủng tử Phật, hạt giống Phật trong tâm mình, tương lai sẽ thành Phật

Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chánh pháp.

Gợi ý những bài kinh ngắn cho các Phật tử cư sĩ tại gia nên tụng đọc hàng ngày: Kinh Phước đức, kinh Chuyển pháp luân, kinh sám hối, kinh Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Bát đại nhân giác, kinh Phổ môn, kinh người áo trắng….Mỗi ngày cả nhà tụng một thời kinh sẽ góp phần giúp cho gia đình yên ấm hạnh phúc con cái ngoan hiền…

Người Phật tử

Thường tụng kinh

Lễ Phật, toạ thiền

Tích cực hướng thiện

Sống gần Phật.

Rate this post
- Advertisement -spot_img

Đọc tiếp

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

MessengerZalo